Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CUỘC ĐỜI VẪN ĐẸP

19 Tháng Năm 201810:15 CH(Xem: 19660)
Nguyễn Thị Thêm - CUỘC ĐỜI VẪN ĐẸP
Cuộc đời vẫn đẹp

 

1- CÁM ƠN MẸ.

Sáng sớm, tôi còn cuộn mình trong chăn.

Nghe tiếng cửa phòng mở. Một đầu người ló vào phòng tôi, dán một cái gì lên cửa phòng rồi nhẹ nhàng khép cửa lại.

Cơn ngây ngủ vẫn còn, tôi lại lơ mơ ngủ tiếp.

Văng vẳng tôi nghe tiếng động dưới nhà bếp. Tiếng lịch kịch của nồi, của chén bát. Tiếng nước chảy, tiếng va chạm làm tôi choàng tỉnh. Tôi đoán trong đầu: Có thể mấy đứa cháu ngoại dậy sớm làm bữa điểm tâm mừng ngày Mother's Day.

Bước xuống giường, tôi ra cửa xem tờ giấy viết cái gì. Cầm Iphone, tôi chụp tấm hình.

 Tôi mỉm cười một mình, mở cửa vào restroom để đi vệ sinh. Xong lại vào phòng đóng cửa lại. Thường theo thông lệ, mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy tôi đi xuống nhà, pha một ly nước ấm uống rồi mới đánh răng, rửa mặt. Lần này có mảnh giấy, tôi trở vào phòng. Lười biếng, tôi mở iphone và check mail bạn bè.

 

Có tiếng gỏ cửa và cháu Mindy ló đầu vào:

- Happy Mother's  Day bà ngoại. Điểm tâm sáng đã xong. Con mời ngoại xuống ăn.
Rồi cháu qua phòng cha mẹ để mời tiếp. Tôi vào phòng vệ sinh rửa mặt, đánh răng, chải lại đầu tóc và xuống lầu.

Đi  ngang phòng khách, nơi bước xuống phòng ăn, hai con bé đã treo những chữ mừng ngày của mẹ.

Trên bàn ăn hai cháu đã chuẩn bị bữa ăn sáng đơn giản do tự tay hai đứa làm. Có hoa và có cả nước trái cây mới xay .

Dưới chân TV cháu trang trí hai quả bóng, dán giấy thành hình trái tim và chữ M tượng trưng cho chữ MOM và một tấm thiệp do hai chị em cùng viết vào chúc mẹ.

shannie

 

Cảm động nhất là tấm thiệp cháu viết.

Đọc xong tôi rất xúc động lẫn vui mừng vì những gì cháu nghĩ và cháu đã làm. Hai cháu được phân công lau nhà, rửa chén hàng ngày. Tiền công mẹ cho cháu cất riêng. Những ngày Lễ Mẹ, Cha  hay sinh nhật, cháu mua quà tặng hay làm những việc rất dễ thương như ngày hôm nay. Nhìn những gì cháu làm, ai dám nói xã hội tây phương tha hóa, chỉ nghĩ đến cá nhân, không giáo dục con cái biết lễ nghi, ơn nghĩa sinh thành.

Tôi cũng có một người mẹ. Mẹ của tôi quanh năm vất vả vì đàn con. Những ngày còn nhỏ, tôi chỉ biết vâng lời mẹ. Nhưng không làm cho mẹ tôi được vui như cháu tôi làm. Tôi chưa hề nói hai tiếng cám ơn với mẹ của tôi. Tôi cũng chưa làm một bữa điểm tâm đàng hoàng để mời mẹ tôi ăn. Chỉ có mẹ dậy thật sớm làm bữa sáng cho con ăn để đến trường. Chỉ có mẹ chăm chút cho con những bộ đồ sạch sẽ, lành lặn để con đi học.

Tôi chưa từng để tâm nhìn ngắm xem mẹ tôi có đẹp hay không, đừng nói chi như cháu tôi hàng tuần làm facial cho mẹ. Tôi cũng chưa từng ngồi tỉ mỉ nhổ tóc sâu cho mẹ như cháu hiện nay. Tôi chỉ nhổ tóc trắng cho ba tôi mỗi lần nghỉ trưa mà quên đi tóc mẹ cũng đã đến lúc đổi màu. Tôi cũng chưa từng ngâm nước ấm xoa bóp bàn chân cho mẹ như tôi đã làm cho chồng. Tôi quả thật là một đứa con gái hời hợt, bất hiếu.

Tôi ứa nước mắt nghĩ lại là tôi cũng chưa thấy mẹ tôi lịch sự mặc một cái quần trắng bao giờ. Có lẽ chiếc quần trắng đầu tiên mà tôi thấy, là chiếc quần đích tay tôi mặc vào cho mẹ. Ngày đó buồn nhất trong cuộc đời tôi. Ngày tôi thành đứa con mồ côi mẹ. Chính tay tôi đã pha nước ấm với rượu lau cùng khắp người bà. Thân thể mẹ tôi gầy nhom, tay chân chỉ còn da bọc xương tội nghiệp. Tôi xoa bóp và lau tỉ mỉ bàn tay, bàn chân của mẹ tôi. Tôi cố gắng để nước mắt mình không rơi xuống. Tôi thương mẹ tôi trong từng nhịp tim thật chậm, yếu dần rồi ngừng hẳn. Mẹ tôi đã ra đi trong bàn tay nắm thương yêu của tôi. Hai mắt mẹ khép lại, bình yên. Môi khô héo như mỉm cười. Mẹ tôi đang ngủ nghìn thu.

 

Mẹ giờ ngủ giấc thiên thu
Bình yên trả lại lời ru ngày nào
À ơi! Tiếng hát bay cao.
Võng đưa con trẻ lạc vào tuổi thơ.
Cây ngọc lan đứng bơ vơ
Quày cau cũng khóc ngẩn ngơ nhớ người.
Dây trầu lá chẳng xanh tươi.
Sân nhà trống vắng tiếng cười bặt tăm
 

Ngày mẹ mất, không hiểu sao tôi không khóc. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Trong tôi có một sự trống vắng tận cùng mà tôi không thể nào diễn tả được. Tôi nhớ từng lời nói, từng cử chỉ của mẹ. Tôi hối hận đã không lo lắng, săn sóc mẹ thường hơn. Không dành cho mẹ nhiều thời gian hơn. Tôi hụt hẫng vì đã mất mẹ.  Mẹ tôi đã đi mãi không về.

Mẹ tôi dứt nghiệp lên trời.
Trả thân dương thế, thảnh thơi non bồng
Nụ hoa tâm, cả tấm lòng.
Thơ con nặng trĩu tình thâm mẫu từ.

 

Cám ơn cháu ngoại đã cho tôi một hình ảnh đẹp trong ngày hiền mẫu.

Ngày này, con trai tôi sau ca trực đã lái xe đem vợ con về chúc mừng Mẹ.  Cũng hoa thật đẹp, những cái hôn thắm thiết. Con nhấc bổng mẹ lên quay một vòng yêu thương. Cũng mời mẹ đi ăn và các cháu quấn quít với bà. Nhưng con tôi đã lớn, nó đã làm cha, nó hiểu hơn ai hết sự vất vả khi chăm sóc và nuôi con.

IMG_2624

Tôi vẫn thích mảnh giấy dán trên cửa, sự chăm chút trong từng món ăn đơn giản mà chất chứa biết bao tình của cháu tôi. Tôi mong cháu tôi giữ mãi lòng yêu thương đó để  học thật giỏi và sống thật tốt. Chỉ có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc của con cái mới là món quà quý giá nhất mà bất cứ người cha, người mẹ nào cũng mong mỏi, ước ao.

 

2- HÃY LẤY BA TỜ.

Tôi thích bài viết này từ trong nước mà bạn tôi đã gửi email cho tôi.

Bài viết về tình người Sài Gòn trong thời buổi hỗn loạn và nhiều điều chướng tai gai mắt.

Thùng tiền "Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ" đặt ở vị trí 202 Tô Hiến Thành, Q.10, TPHCM đang gây xúc động cho những người chứng kiến và trở thành minh chứng cho nghĩa cử, sự san sẻ ấm lòng của người Sài Gòn.

 

Nhiều ngày qua, nhiều người đi qua đường Tô Hiến Thành, Q.10 sẽ nhìn thấy một thùng đựng tiền rất đặc biệt đặt ở số nhà 202. Thùng tiền đặt ở vỉa hè của một tòa nhà, gần đường qua lại, trên thùng có in dòng chữ: "Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ". Trong thùng toàn là tờ 5.000 đồng.

 

Những người khó khăn đi qua có thể dừng lại, mở thùng lấy đủ tiền 3 tờ. Bên cạnh đó, những người qua đường khác có điều kiện cũng sẽ dừng lại để bỏ tiền vào. Chính sự góp sức này giúp thùng tiền luôn có tiền để san sẻ với mọi người nghèo khó.

Thùng tiền đặt ngay giữa đường phố mà không một ai phải đứng ra quản lý, kiểm soát. Những người dân quanh đó gọi đó là thùng tiền yêu thương.

lay ba tờ

          "Nếu bạn gặp khó khăn hãy lấy 3 tờ"

 
3 tờ giấy 5.000$ tổng cộng là 15.000$. Đủ một bữa ăn bình dân, hay một bữa ăn từ thiện. Tấm lòng người Sài Gòn là vậy. Cho ra không cần hồi báo. Một nghĩa cử rất Sài Gòn mà người miền Bắc XHCN hiện nay không thể nào có được.

 

Người Sài Gòn cũng như hầu hết người dân miền Nam thường không coi cái ăn là cái lớn. Họ sẳn sàng chia sẻ và rất hào phóng đối với những người xung quanh. Họ không môi miếng hay nói năng trau chuốt lấy lòng. Họ trực tánh, có gì nói thẳng ra không dấu diếm, không vòng vo quanh co rắc rối. Giận nói to, la lớn rồi quên đi như những cơn mưa rào miền Nam đến nhanh rồi tạnh cũng mau.

 

Tấm lòng của họ mở ra giúp đỡ chia sớt cho những ai khó khăn hơn họ. Bởi vì họ cũng là những người từ phương xa về đây lập nghiệp. Những ngày đầu khốn khó, những người đến trước đã tận tình giúp, khi họ có điều kiện họ ra tay giúp lại. Ý nghĩ đơn giản của họ khi giúp người là việc có trước có sau. Làm ơn không cần hồi đáp.

 

Sài Gòn bây giờ không còn giống như xưa. Chính thể mới đã cố ý xóa đi nhiều thứ. Địa danh, cuộc sống, văn hóa, xã hội, tình người. Nhưng những người Sài Gòn vẫn còn giữ được bản chất tốt đẹp của mình thật đáng tôn trọng và đáng quý.

"Thùng tiền yêu thương" vẫn để đó. Kẻ cần tới lấy 3 tờ. Người không khó khăn, dừng lại suy nghĩ rồi bỏ vào một tờ, hai tờ. Người khá giả hơn bỏ vào 5, 7 tờ gọi là chung tay giúp sức.

Ở một vài nơi khác thỉnh thoảng người ta bắt gặp một thùng đựng bánh mì. Ghi hàng chữ "Từ thiện- Miễn Phí một người 1 ổ "Ai đi ngang đang đói,  gặp khó khăn cứ tới rút một ổ để đỡ lòng.''

banh mì từ thiện

"Một miếng khi đói bằng một gói khi no.  Thùng tiền "Hãy lấy 3 tờ" và " Bánh mì hãy lấy một ổ" làm tôi nghĩ đến lu nước trước nhà và cái gáo dừa của ngoại tôi ngày xưa. Ai đi đường có khát cứ lấy nước uống. Nước mưa mát lạnh.

Ổ bánh mì tình thương đó lại khiến tôi quay ngược về cái thời trẻ con đi học. Mỗi sáng sắp đến giờ ra chơi là học trò được uống một ly sữa pha sẵn và một ổ bánh mì miễn phí. Những thứ đó là sữa bột của Mỹ viện trợ. Hồi đó có biết Mỹ là gì và sao phải viện trợ nhân đạo.  Đã vậy lại còn được chích ngừa đậu mùa bằng một dụng cụ giống như cây súng, bắn vô bắp tay kêu "tạch... tạch " làm đứa nào cũng sợ xanh lè cái mặt. Nhờ vậy bệnh đậu mùa , bệnh dịch tả đã được đẩy lùi.

Đây là một hình ảnh còn lưu giữ được. Một người quân nhân Mỹ chích ngừa cho một thôn nữ VN.

chich ngua

                   

Tình người và sự nhân đạo đã được nuôi nấng và vun đắp để người miền Nam, người Sài Gòn lúc nào cũng tốt bụng và muốn chia sớt những khó khăn của đồng bào, bà con mình.

Sài Gòn không bao giờ bị mất tên dù người ta cố dùng mọi biện pháp để hũy diệt. Nó vẫn sống trong bao nhiêu thế hệ tiếp nối. Bằng những hành động, những việc làm nhân đạo như thế này. Những việc làm đúng bản chất " Người Sài Gòn" ngày xưa.

 

3- BIẾT ƠN.

Người VN ta có câu: "Ơn đền, nghĩa trả"  Người miền Nam không chỉ tốt bụng giúp người mà còn biết nhớ ơn người khác.

Tuần trước tôi vào Face Book, một người em Long Thành đã gửi vào hình ảnh rất cảm động. Đó là cùng nhau đến tưởng niệm và tri ân một ân nhân đã cứu vớt họ trong những ngày vượt biên kinh hoàng, đối diện với cái chết.

Tiến Sĩ Rupert Neudeck , ân nhân của thuyền nhân VN đã qua đời tại Đức. Đã được dựng tượng để kỷ niệm và tri ân.

 Dr. Rupert Neudeck

Tôi vào Google và tìm ra những tài liệu và tóm lược như sau:

Thống kê cho biết khoảng 200.000 người Việt Nam đã đi tìm tự do đã chết giữa biển. Nếu không có con tàu Cap Anamur thì chắc chắn số người chết giữa biển vì hải tặc, bị sóng cuốn, bị thiếu lương thực ... sẽ là rất nhiều. Cap Amamur là con tàu tình thương đã vớt tổng cộng 11.300 người tất cả. Và 11.300 người người này sau đó còn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang nữa để có cuộc sống tự do.

Vì được tài trợ bởi chính phủ và người dân Tây Đức lúc bấy giờ, 4  chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur được trang bị như một bệnh xá di động, hoàn tất ngoạn mục sứ mạng vớt người trên biển cho đến khi chấm dứt năm 1987:

Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt một lần 4 chiếc. Tàu Cap Anamur số 1 từ 1979 đến 1982 chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 là tàu Cap Anamur số 4.

Sau khi các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á loan báo đóng cửa và không nhận thuyền nhân vào nữa, những con tàu Cap Anamur 5 và Cap Anamur 6 đã không vớt người mà chỉ dẫn dắt và cứu hộ những chiếc ghe vượt biển, tìm cách đưa họ an toàn vào trại tị nạn mà thôi

Trái với vẻ bình lặng đơn sơ của tang lễ ở Troisdorf, lễ tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, cha đẻ những con tàu tình thương Cap Anamur, hàng ngàn người Việt đã đổ về thành phố Koln để chào kính vị ân nhân, vị anh hùng không cùng máu mủ ruột thịt với mình:

Buổi tưởng niệm ngày 14 tháng Sáu vừa qua là Tòa Tổng Giám Mục ở Giáo phận Koln( Cologne)  tổ chức và Đức Hồng Y đúng chủ lễ. Trong ngày đó chỉ có một bức hình thật lớn để trên Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ.

Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.

Đó là một buổi lễ tưởng niệm long trọng, cảm động, ngập tràn nước mắt của thuyền nhân. Chủ lễ buổi tưởng niệm  là Đức Hồng Y Giáo Phân Koln cùng 12 linh mục người Đức gốc Việt:

Mười hai linh mục Việt Nam là những người được tàu Cao Anamur cứu vớt hồi trước, được phép làm lễ đồng tế chung với Đức Hồng Y trên bàn thờ.

Trong khi đó thì người Việt Nam kéo đến, theo báo chí là đến khoảng hơn một ngàn rưỡi người đến nỗi không còn chỗ ngồi. Ngày đó người Việt Nam sụt sùi khóc. Thậm chí trong khi làm lễ và sau khi làm lễ người Việt Nam mình kéo nhau đến tạ ơn ông Neudeck, cứ xếp hàng mà quì lạy trước chân dung ông Neudeck. Người ta cứ hỏi muốn viếng mộ ông, muốn thắp nhang ở đó. Nhiều người theo kiểu Việt Nam mình là muốn đưa phong bì cho tang gia nhưng bà Neudeck không nhận, nói là xin chuyển vô hai hội thiện nguyện đi giúp người của ông Neudeck.

 

Đã suốt 40 năm trôi qua, những người Việt Nam vẫn không bao giờ quên người ân nhân của mình. Họ đã được cứu vớt, được sống còn và được đi định cư ở nhiều nơi trên khắp thế giới.

Họ đã về tập trung tại Đức để cúi đầu tưởng niệm, lạy tạ vị ân nhân đã cứu mạng mình. Nghĩa cử của người chết, sự tôn kính của người sống đã biểu hiện tình nhân loại, lòng nhân đạo và tri ân của con người. Thật là đáng quý.

 

Cuộc sống vẫn rất đẹp nếu ta biết mở rộng tâm hồn để nhìn về mọi phía với sự lạc quan.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

31 Tháng Ba 2010(Xem: 94449)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84347)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
29 Tháng Ba 2010(Xem: 41637)
Tiêu đề: Dù muốn dù không Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 4:52 minutes (4.46 MB)
16 Tháng Ba 2010(Xem: 71783)
Cái thời nghe Lòng Mẹ của Y Vân Chị với em khóc chung nỗi niềm không ai dỗ Đời học trò nghèo muôn vàn khốn khó Chị nhường em tập vở mới, bút chì màu
13 Tháng Ba 2010(Xem: 59060)
Sẽ hát tặng cho trăng Một bài ca của biển Giữa trời đêm thinh lặng Tiếng sóng vỗ thật hiền
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56479)
Mỗi lần Xuân đến hoa khoe sắc Ray rức lòng con nỗi nhớ quê Nhớ dáng Mẹ hiền lần gậy trúc Ngóng đợi con về tận cuối đê...
07 Tháng Ba 2010(Xem: 55526)
Em đâu biết cũng vì hương trên tóc Cuốn hồn tôi bay mất tự bao giờ Tôi ngắm hoài cho hương tóc lạc vào thơ Và thầm đếm vu vơ từng sợi rối
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56898)
MISSOURI sóng bạc đầu Nhưng ĐỒNG NAI vẫn xanh màu trong tôi Chiều buồn đứng ngắm sông người Ngỡ mình đang đứng giữa trời Quê Hương!
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56998)
Bên ngoài khung cửa sổ Là gió thổi lay lay Cùng lá cây thổ lộ Về những vầng mây bay.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43279)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27406)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77589)
Tháng ba gi ó về đong đưa nỗi nhớ Giàn hoa vàng có kịp nở chiều nay? Để con về thấy vườn nhà rực rỡ Nhờ mẹ yêu thương chăm tưới mỗi ngày.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 78370)
Có bao giờ anh mơ? Một ngày tràn nắng ấm Gom lại tình đã vơi Chất chở đầy tim nóng Nồng nàn bước chân qua?…
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77120)
Tuyết trắng đùa vui suốt đêm qua Phủ lên cây cỏ, phủ mái nhà Rung rinh, lóng lánh như hạt ngọc Như ánh mắt buồn, giọt lệ sa
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32431)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
26 Tháng Hai 2010(Xem: 76450)
Gặp lại tình cờ tiếng nói đã quen Trong khốn khó quê người còn lời gọi Con sông quê cho tôi vay tiếng nói Bên nầy bán cầu tôi nợ đến kiếp sau .
26 Tháng Hai 2010(Xem: 73931)
Quanh hiu nỗi nhớ, phương trời nhớ Em tiếc làm sao một mối tình Đẹp quá anh ơi! Trời diễm lệ… Tình mình đẹp mãi phải không anh?
25 Tháng Hai 2010(Xem: 63260)
Ừ nhỉ! Thì thôi mình chia tay. Dẫu biết không anh, chân bước lạc loài. Nước mắt tràn mi lấp đầy khoảng tối Nhưng - khi còn anh, tôi cũng vậy thôi!...
24 Tháng Hai 2010(Xem: 88685)
Một buổi họp mặt tân niên Canh Dần của tuổi Cọp đã được tổ chức vào chiều chủ nhựt 21/2/2010 tại nhà chị Nguyễn thị Mỹ thuộc thành phố Westminter.
24 Tháng Hai 2010(Xem: 50126)
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi Giọt nắng bâng khuâng Giọt nắng rơi rơi bên thềm
23 Tháng Hai 2010(Xem: 55252)
Cả trời sao tưng bừng Mừng lễ hội tháng Giêng Trăng tỏ nỗi niềm riêng Trào tuôn dòng sáng bạc
18 Tháng Hai 2010(Xem: 57923)
Xuân về lại nhớ Xuân xưa, Những chiều tan học đón đưa Em về. Tóc cài Hoa " Bưởi " đê mê, Không ngờ xa cách sơn khê mịt mùng.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87334)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79903)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
13 Tháng Hai 2010(Xem: 52040)
Nhìn Mai chợt nhớ xuân về, Đồng Nai xứ Bưởi, tóc thề, trường xưa. Những chiều ta đứng NÚP mưa, Tình xuân chớm nở, đón đưa mặn nồng.
12 Tháng Hai 2010(Xem: 52939)
Bao chàng cây si trẻ Như cánh bướm vờn quanh Chị tôi cười e ấp Hẳn như còn phân vân
12 Tháng Hai 2010(Xem: 94732)
Trang WEB Nhà Ngô Quyền, trong niềm hân hoan đón mừng Năm mới Canh Dần 2010, xin trân trọng giới thiệu những vần thơ Xuân của những cây bút thân quen của Trang Nhà qua những đề tài không xa lạ có liên quan mật thiết đến mọi người. Rất mong, trong những lời thơ, câu thơ hay cả bài thơ, những người viết mang đến cho Thầy Cô và Anh Chị Em quý mến những đóa hoa Xuân đầy hương sắc. Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức: