Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm- NGÀY TẾT MẬU TUẤT-

23 Tháng Hai 201810:56 CH(Xem: 22407)
Nguyễn thị Thêm- NGÀY TẾT MẬU TUẤT-
ngay Tet Mau Tuat

 

Đã 28 Tết.

Mùa Xuân đang đến thật gần. Gần đến độ với tay là thấy Tết.

Trên bàn thờ gia tiên nhà tôi đã rực rỡ hoa và trái cây. Vì hôm nay là giỗ cha chồng.

 

Tôi đã đi chợ làm một mâm cơm để rước ông về nhà. Mặc dù tôi không biết ông như thế nào. Không chỉ là ông mất sớm. Mà ông mất khi tôi chưa sinh ra đời hay chỉ vài tháng tuổi. Ông cũng chẳng có một tấm hình để tôi biết chồng tôi giống ông ở điểm nào. Chỉ nghe mẹ chồng kể lại. Ông mất vì bệnh thương hàn, khi chồng tôi được đâu vài tuổi. Ngày tang lễ, cu cậu khoái chí đi cùng khắp khoe áo tang trắng, có đai cột và đội mấn tang rất lạ. Nhìn đứa con mất cha vui mừng hí hửng, bà con nội ngoại ai cũng khóc vì thương cảm.

 

Tôi cúng đất đai xin phép ông được vào nhà theo phong tục má tôi đã truyền lại. Tôi cũng không biết đất đai ở đây có hiểu tôi nói gì không? Vì đây là nước Mỹ. Ông thần giữ đất nhất định không biết tiếng Việt Nam.

 

Nhưng thôi! Có tin thì có linh. Tôi đứng xin lầm bầm, xá xá, cúi đầu. Cha chồng tôi có lẽ đứng chờ trước cửa. Đương nhiên thần đất đai linh ứng sẽ hiểu tôi muốn nói gì. Ngài sẽ đưa tay Welcome cho cha chồng tôi vào nhà ăn tiệc.

 

Tôi lại tham lam xin thêm để ông được ở lại với gia đình tôi luôn ba ngày Tết. Tôi đoán cha chồng tôi vui lắm, còn ông thần đất đai có lẽ cũng chẳng hẹp hòi gì. Ngày 30 Tết là giỗ mẹ chồng tôi. Tôi sẽ cúng kỵ và rước bà về ăn Tết luôn. Thoắt một cái má chồng tôi đã mất 13 năm rồi.

 

Thú thiệt, tôi cũng không tin giờ này cha chồng tôi còn lang thang chờ bữa cơm kỵ giỗ cuối năm. Ông đã mất từ 70 năm về trước, cho nên ông có thể là một người nào đó gần bên tôi mà tôi không hề hay biết. Dù sao cúng kỵ cũng biểu lộ lòng tưởng nhớ và thành tâm nghĩ đến tổ tiên.

 

Năm nay nhà tôi còn thêm một tang mới. Tôi đứng trước bàn thờ nhìn di ảnh chồng mà xúc động. Năm ngoái anh còn cố gắng để lạy cúng cha. Tôi phải dìu cho anh quỳ xuống và đứng lên theo ý muốn của anh. Năm nay anh ngồi trên đó với tổ tiên mà nhận lễ bái của con cháu.

Đời người thật vô thường. Người còn lại cũng không biết khi nào sẽ tới lượt mình.

 

Có người nói :"Cúng làm gì? Có thấy ai ăn đâu? Hay "Cho ăn khi sống, còn chết rồi thì là xong" Thú thiệt, mình đâu có ở cõi âm mà biết người chết có về ăn hay không? Nhưng theo suy nghĩ của tôi. Người Việt Nam mình luôn luôn uống nước nhớ nguồn. Phong tục "Cúng bái tổ tiên" lưu lại từ ngàn xưa.  Cúng để nhớ mình có ông bà tổ tiên. Để con cái trong gia đình có dịp họp mặt, bà con có cơ hội về quây quần thắt chặt thêm tình gia tộc. Cũng như sống như thế nào để không làm nhục giòng họ.

 

Tôi lại nghĩ miên man đến những phong tục về ngày Tết Việt Nam.

Bây giờ mình đang sống tại nước người. Một nước văn minh, tiến bộ. Một nước dám đả phá và làm mới. Một nước mà đôi khi những tư tưởng ngông cuồng, những hành động phá cách đột nhiên được hưởng ứng và biến thành trào lưu mới, được mọi người bắt chước. 

 

Ở những nước tiên tiến này, ngày Tết người ta không nghĩ đến người chết mà làm sao cho người sống thật vui. Họ cùng nhau đón Tết, coundown và tìm mọi cách để được bên nhau. Họ hôn nhau trong giờ phút thiêng liêng mở đầu năm mới. Chỉ một ngày đầu năm vui chơi thỏa thích và ngày thứ nhì là bắt tay làm việc bình thường.

 

Người Việt Nam mình sang hơn. Ăn Tết tây cũng không thua người Mỹ. Còn Tết ta nói thật Mỹ phải đầu hàng chịu thua. Những siêu thị VN đầy nghẹt người mua với những xe thức ăn đầy ắp. Những chợ hoa sặc sỡ. Những gian hàng chợ Tết lộng lẫy và người Việt Nam mình chi tiêu không hề dè sẻn trong ba ngày Tết.

 

Ngày Tết của người Mỹ là vui chơi, ăn uống, còn ngày Tết của ta là quay về nguồn cội, nhớ đến tổ tiên. Ta không những vui Xuân mà còn mời tổ tiên ông bà chung vui, mừng Xuân đến. Những ngày trước Tết con cháu lo đi giẫy mả, thăm mộ, dọn dẹp sạch sẽ. Chiều 30 Tết cúng rước ông bà. Rước về thì bàn thờ hương không cho tàn, có nhà còn cúng cơm 3 bữa mời ông bà ăn như người sống.

 

Mồng Ba Tết thì cơm canh tiễn đưa. Mồng bốn, mồng 6 hay mồng 8 cúng đầu năm hay gọi là hạ nêu. Vào ngày mồng một, mồng hai về quê giỗ tổ hay đi thăm bà con để đốt hương trên bàn thờ gia tiên họ hàng nội ngoại. Đi đến chúc Tết một gia đình nào, thì trước tiên phải xin thắp hương mừng tuổi ông bà trên bàn thờ, sau đó mới chúc Tết gia chủ.

 

Phong tục này ra tới nước ngoài dần dần được giảm bớt. Có thể vì không nhiều lắm gia đình VN còn giữ phong tục lập bàn thờ gia tiên và thờ cúng ông bà. Một phần người Việt mình ảnh hưởng nếp sống người Mỹ. Họ không thích để một bàn thờ ngoài phòng khách, nơi trang trọng nhất. Vì họ nghĩ mất đẹp, thiếu thẩm mỹ và khó ăn nói khi có bạn Mỹ tới nhà.

 

Có gia đình đem lên lầu để thờ cho kín đáo. Có đôi gia đình chủ nhà là con cái, cha mẹ phải lập bàn thờ ngay trong phòng ngủ của mình để không cảm thấy có lỗi với tổ tiên.

 

Việc cúng bái hàng ngày, đốt nhang liên tục cũng xí xóa đi nhiều. Vì ảnh hưởng khói nhang không tốt cho sức khỏe.

 

Tôi lại nghĩ đến vai trò người phụ nữ ngày xưa trong gia đình vào những ngày Tết.

Vì trách nhiệm, người đàn bà bận bịu trong suốt nửa tháng chạp. Mọi việc lo lắng làm sao cho nhà cửa đều được mới mẻ, sạch sẽ để đón Tết.

Thức ăn, gạo, nước phải đầy để sang năm lúc nào cũng dư giả. Rồi lo nấu nướng cúng bái, lo thức ăn, bánh mứt khi khách tới thăm nhà. Phải nói là mệt bở hơi tai.

 

Cho nên đôi khi ngày Tết người phụ nữ không bước ra khỏi cửa. Có thể sợ đầu năm người khác bị xui vì "Ra ngõ gặp đàn bà". Cũng có thể tại vì trên bàn thờ không được để hương tàn, khói lạnh khi rước ông bà về. Nên phải "thủ trại" để đốt nhang.

 

Ngoài ra khách khứa tới nhà thì phải có người tiếp. "Tết tới nhà không trà, thì rượu" Mà uống trà thì phải có mứt, bánh. Uống rượu thì phải có mồi. Thế là có khi vui Xuân quá trớn, ông chồng nhậu nhẹt, đánh bài suốt ngày. Người vợ như con thoi phục vụ mà không dám hé môi.  Vì "Ngày Tết phải kiêng cữ, giữ mồm, giữ miệng.".

 

Cho nên nếu nói mình làm gì ngày đầu năm thì cả năm sẽ bị rông như vậy. Thì người phụ nữ truyền thống cả đời vất vả quanh quẩn bên góc bếp, xó nhà  quả thật không sai.

 

Ở VN ngày Tết được nghỉ cả tuần hay nửa tháng. Cho nên những người đi làm ăn xa lục đục về quê để đoàn tụ gia đình. 

 

Tại thành phố những lễ hội xa hoa được phô trương đến mức tối đa.Tiền tỷ được chi ra để làm nổi bật một VN tiến bộ, văn minh và hào nhoáng. Những con đường, những hội hoa Xuân, những nơi giải trí đươc tổ chức cho người dân vui chơi. Những cây cảnh đắt giá, hiếm quý được mang ra để phục vụ người giàu. Số tiền mua vui đó, người nghèo có thể sống cả năm..

 

Có năm chiều 30 Tết những nhà vườn ngồi khóc thảm thương vì hoa không bán hết. Một năm cật lực lao động, chăm bón và đổ bao nhiêu tâm trí đành đổ sông đổ biển. Thì ra sự chênh lệch giàu nghèo nổi bật, rõ ràng nhất trong những ngày Tết dân tộc.

 

Năm nay mùa Xuân năm Mậu Tuất, nhà vườn VN thất bại thảm thương. Những hoa cuối năm bán không hết đổ đống cao như núi. Còn các cây cảnh không thể chở về. Người ta chặt bỏ vất ngổn ngang. Một phần bị bắt buộc, một phần nhà vườn không muốn bị phá giá. Vì có nhiều người dân không mua hoa về chưng, mà đợi tới sát giờ giao thừa không ai còn mua, ra lấy hoa về chưng,  hay trả với giá trên trời dưới đất để ép nhà vườn phải bán nếu không muốn trắng tay.

Thật tình nhìn lối vui Tết, mua cây cảnh, chơi hoa ngày Tết của đại gia VN tôi không thể tưởng tượng được. Tiền đâu mà họ giàu đến thế.

 

 Tôi đang ở Mỹ nên ngày Tết Nguyên Đán không được đưa vào lịch nghỉ của người dân. Có năm con tôi lấy được phép để ở nhà vào ngày mồng Một. Có năm thì phải đi làm. Nếu Tết rơi vào cuối tuần thì ai cũng vui. Còn không thì con đi làm, cháu đi học. Chiều về mới có chút không khí vui Tết ngày Xuân.

 

Tuy nhiên, không vì vậy mà người VN mình thờ ơ với Tết. Đầu năm ngoài việc gia đình tập trung chúc Tết Ông Bà, Cha Mẹ còn cùng nhau đi chùa Lễ Phật. 
IMG_2104
IMG_2122

Những lễ hội, chợ hoa, những chùa, nhà thờ rộn ràng chào Tết trong không khí thật trang nghiêm. Những tà áo dài được dịp bay trong gió sớm để tô điểm thêm nét văn hóa của người Việt.

Những đứa bé nôn nao để được nhận lì xì và các cháu tập nói những câu chúc Tết thật dễ thương.

IMG_1466

 

Tôi nghĩ giữ gìn truyền thống tưởng nhớ tổ tiên thì rất tốt. Nhưng những gì có thể đơn giản được cũng nên thay đổi, để ngày Tết là một ngày vui thật sự, nghỉ ngơi thực sự của cả chồng lẫn vợ.

 

Trong đại gia đình cũng chơi Bầu Cua Cá Cọp hay Lô Tô cho vui nhà vui cửa, cho có tiếng cười reo rộn rã ngày Xuân. Nhưng sa đà vào bài bạc thì đừng nên. Vì làm ra đồng tiền cũng khó khăn lắm. Ngày Tết là ngày vui đừng để biến thành ngày khóc vì nợ nần cờ bạc.

 

Năm nay trong không khí rộn ràng mừng Xuân của người Việt trên đất Mỹ. Rất nhiều tiểu bang, nhiều hội đoàn đã tổ chức Hội Chợ Vui Xuân. Có lân, có pháo, có văn nghệ, có thi trẻ em mặc quốc phục., thi hoa hậu áo dài...tất cả những điều đó tạo nên một không khí đoàn kết lành mạnh trong cộng đồng người Việt.

 

Đặc biệt tại Nam Cali còn có diễn hành xe hoa  rất long trọng và khí thế.

dien hanh

Nhất là để kỷ niệm trận chiến Hoàng Sa. Ban tổ chức đã tái dựng lại chiếc Nhật Tảo HQ 10 rất uy nghi và thật giống. Hình ảnh chiến đấu oai hùng ngày nào và sự hy sinh của các chiến sĩ Hải Quân VNCH  khiến mọi người rưng rưng xúc động và tưởng nhớ.

IMG_2228

IMG_2229
nhat tao

.

Đài SBTN đã có cuộc diễn hành "Nhớ Sài Gòn Xưa" thật là đẹp và gây nhiều hồi ức cho người thưởng ngoạn.


sai gon xua
dien hanh 2

 

Xuân đến rồi Xuân tàn. Tết đến rồi đi. Cuộc vui nào cũng có ngày kết thúc. Con người thêm một tuổi đời, thêm nhiều lo lâu và trách nhiệm. Nhưng đó là định luật của đất trời.

 

Dù Xuân có đi nhưng tuổi Xuân vẫn nằm trong trái tim mỗi người. Nếu chúng ta biết giữ lấy cho mình và mang đến cho những người xung quanh  thì hạnh phúc biết mấy.

 

Chúc các bạn một năm Mậu Tuất thật nhiều Sức Khỏe và Vạn Sự Như Ý.

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI.

 

Nguyễn thị Thêm

 

 

07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71336)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75894)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73986)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75130)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32495)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76819)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74340)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 59712)
Ngày hay tin bạn mất Mây tím buồn rưng rưng Hai phương trời cách biệt Ôi tiếc nhớ vô cùng
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74212)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 77162)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83371)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84446)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82661)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 86341)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 92217)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88540)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82542)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82564)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63129)
Em về, bỏ lại vầng trăng Cho tôi ngồi ngắm mỗi lần thu sang Bến tình lững chiếc đò ngang Bến đời tôi ngập lá vàng... chờ em!
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63720)
Ta vẫn trải sầu theo tiếng thơ Em đi mắt lạnh mấy thu chờ Đường tình em bước thênh thang quá Nhớ giữ dùm ta ánh mắt xưa!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81044)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82352)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83585)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84666)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100150)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93851)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
16 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63575)
                       Đông về lá rụng sương rơi Nhớ anh em thấy bồi hồi ngày qua......
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79749)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi