Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - CÀ PHÊ VÀ MÁ TUI-

02 Tháng Hai 201810:33 CH(Xem: 22466)
Nguyễn thị Thêm - CÀ PHÊ VÀ MÁ TUI-
Cà Phê và Má tui

 

           Mấy hôm nay lang thang ở quán Cà phê cầu Mát, tui bị nhỏ Vĩnh Xuân gọi tui là "Bà Chị Cà Phê". Đừng tưởng tui là dân ghiền cà phê nghen. Tui thỉnh thoảng cũng có uống nhưng không thuộc thành phần dân ghiền cà phê và thích ngồi đồng ở mấy quán vĩa hè.

 

           Sở dĩ em nó gọi tui như vậy là vì tôi một thời yêu "Hoa cà phê". Các bạn có bao giờ đến vườn cà phê vào mùa hoa cà phê nở chưa? Thật tuyệt. Nhà tui, nguyên một khu đất vườn trên ba tôi trồng cà phê .

 

Vào mùa hoa cà phê trổ bông, mảnh vườn trên của nhà tui như trải một màn tuyết trắng. Những hoa cà phê trắng muốt điểm dài theo nhánh cây. Những hoa ấy sẽ tàn phai để trái cà phê phát triển. Hoa cà phê bát ngát mùi hương, mùi hương đó ngất ngây thơm không thể diễn tả. Lạc vào vườn cà phê buổi sáng ta có cảm tưởng như ta đang vui đùa với những nàng tiên áo trắng thấp thoáng  bên những vạt áo màu xanh.

images (7)

 

Tui nhớ mấy câu thơ tui viết trong một bài ở bích báo Xuân ở trường hồi nẫm

 

Đóa hoa sen  tôi dâng lên Phật ngự.

Hoa Cà phê tôi dâng tặng mẹ hiền.

Hoa Pensé cho giấc mộng thần tiên.

Hoa Phượng Vĩ gói trọn thời áo trắng.

 

       Má tui không lãng mạn như tui, má tui chỉ chờ trái cà phê chín. Vì là vườn nhà nên tui không đeo gùi lên nương hái trái như mấy cô sơn nữ. Tui xách cái thúng và đi từng cây tước trái bỏ vào trong. Hái cà phê thì cũng gian nan lắm vì kiến đen nằm phục sẳn ở nhánh cây bởi trái cà phê rất ngọt. Trái đem về rửa cho sạch những vết đen của kiến rồi mới tính chuyện lấy hột.

 

Mấy năm đầu má tui cứ để nguyên trái vậy mà phơi. Phơi thật khô mới giã để sàng hột ra. Sau rút kinh nghiệm vì trái tròn khó giã, cứ trợt ra hoài. Má tui giã tươi cho dập vỏ trước khi phơi. Phải phơi khô, giã cho hột cà phê ra khỏi vỏ mới sàng lại lấy hột. Mỗi khi làm, bụi từ vỏ cà phê bay ra bám vào người rất dơ và ngứa.

images (6)

Sàng lọc nhiều lần mới lấy được hột cà phê sạch sẽ. Sau đó đem ra phơi lại cho thật khô.

 

Đến đây mới là giai đoạn ăn tiền. Phải rang thế nào cho cà phê thiệt tới, thiệt thơm. Ba tui hàn một cái thùng dài, có nắp để đổ cà phê vào và lấy ra. Một đầu thùng hàn dính vào cây sắt được gát lên một trụ. Một đầu là cây sắt có tay quay. ba tui đốt than và bỏ cà phê vào rang. Khi cà phê đã thơm, ông đổ bơ (butter) vào cho ngậy mùi. Cà phê vườn nhà pha lên không đen như cà phê tiệm vì mình rang vừa cháy tới. Mỗi lần rang, ba tôi làm ra vẽ bài bản lắm (Mà nói thiệt tình nghen, cả đời ba tui không vô bếp. Cho nên đụng tới củi lửa, ba tôi và cả nhà coi đó là chuyện trọng đại nhất trong đời. Có tính cách biểu diễn nhiều hơn thực hành.)

 

Má tui nói: "Ba mày làm thiệt là rườm rà, bắt cả nhà nhào dô phục dịch". Mấy câu này má nói nhỏ nhỏ sợ ba tui nghe. Bởi vì má vừa quạt than, vừa lăng xăng để phụ.

 

Cà phê rang đúng kiểu dùng rồi cũng hết. Ba tui hết hứng làm hoài. Má tui rang cà phê mình ên theo kiểu của bả. Má bắt chảo cho nóng và rang từng mẻ nhỏ. Đứng đão cho thật đều tay. Khi cà phê trở màu và tới má tui cho bơ vào và quậy liên tục. Cà phê thơm lừng bốc mùi lên tới nhà trên chỗ ghế dựa ba tui nằm. Ổng hít hít và khen:"Cà phê thơm quá".

 

Cà phê rang xong, má tui đem xay nhờ ở tiệm cà phê của chị Ba tui rồi đem về cất vào hũ đậy thật kín để giữ mùi thơm. 

 

Má tui tuyệt đối không uống cà phê. Bà cũng không gọi là cà phê, mà gọi "cà phe" đôi khi dùng từ "Cà phe cà pháo" ám chỉ cái tội uống cà phê nhâm nhi tốn thì giờ của ba tui. Má tui dùng kẽm to cọng, uốn một cái vòng tròn, có quai nắm. Xong bà lấy một miếng vải thô trắng may dính làm cái phểu. Cứ thế mà bà lọc "Cà phe".

images (4)

 

       Cái điều kỳ lạ là bà không bao giờ nếm thử mà ba tui lại bảo "Chỉ có má mầy là pha cà phê ngon vừa ý tao". Không biết lượng đường, lượng sữa là bao nhiêu. Hỏi má, má chỉ nói :"Tao đổ bừa, có đo lường gì đâu, ai biết sao ổng lại chịu". Thiệt là kỳ, không ai hiểu nổi.

 

Sau này khi đã có bình lọc," Cái nồi ngồi lên cái cốc". Má trịnh trọng làm một tô nước sôi, ly có sữa để vào trước và bình lọc cà phê có nước sôi để lên trên. Làm xong bà để trên bàn, bên cạnh bình trà có hình trái dừa khô. Má tui gọi lớn:" Ông ơi! ra uống cà phe"

 

 

       Khi cơn bão nổi tháng 4 về , nhà không tiền mua thuốc lá thơm từng gói cho ba tui. Má mua nguyên bánh thuốc đem về vấn cho ba tui để dành hút. Có lần theo má đi chợ, thấy má thử thuốc rê cho Ba, tui thương má vô cùng. Má hút cả mấy loại mới chọn một cây vừa ý ba tui. Má mua cả cuộn giấy quyến, đem về xếp, rồi rọc, rồi ngồi vấn từng điếu thuốc cho ba tui.

 

Thuốc má vấn rất khéo, nhanh và đều đặn. Má xếp vào một cái hộp. Đi đâu ba bỏ vào túi quần, thế là cũng sang như ai. Cứ sáng sớm là má lại mở hộp và chất cho đầy. Thuốc má tui vấn không dán bằng hồ, bằng nước mà bà dán bằng le lưỡi liếm. Có lẽ nhờ vậy mà thuốc ngon đối với ba tui. Tui nghĩ chắc bởi có hương vị tình yêu bằng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

 

Cả cuộc đời má tui gắn liền với bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Mà bổn phận nào má tui cũng làm một cách xuất sắc. Làm dâu ngoài lo phục vụ ăn uống chăm sóc mẹ chồng, má tui còn phải lo cái mục trầu cau thuốc xỉa. Mà thuốc xỉa của nội tui phải khác thuốc hút của ba. Tui không hiểu khác ở nặng nhẹ ra sao. Chỉ thấy thuốc xỉa nội để riêng, thuốc ba tui hút để riêng. Lộn là hai người biết liền.

 

Chiến tranh đến hồi khốc liệt. Khu vườn trên trồng cà phê của nhà tui bị Việt Cộng pháo kích, rồi bị hỏa châu của lính Mỹ rơi xuống cháy rất nhiều.Từng lỗ pháo đào sâu ở vườn nhà. Những cây cà phê cháy xém ngọn. Gia đình tui phải bỏ nơi đó đi tạm cư nơi khác. Cà phê thiếu người chăm sóc khô cằn, trái thưa thớt và chết dần. Má tui không còn rang cà phê chảo cho ba tui nữa. Má mua cà phê tiệm về pha cho ba tui uống. Ban đầu ông cũng chê, nhưng riết rồi quen. "Cà phê uống cũng được, nhưng không ngon bằng cà phe má mầy rang" Đó là lời ba tui nói. Lời khen khiến má tui đỏ mặt, tủm tỉm cười sung sướng. Bởi cả đời phục vụ, nấu ăn lo lắng cho ba tui, có đời nào ổng khen lấy má tui một câu nào đâu. Chỉ có cà phê chảo là ổng chịu đèn và khen. Cũng lạ.

 

Quần áo má tui chỉ giặt sạch sẽ rồi xếp để một nơi. Nhưng quần áo của ba tui má ủi đàng hoàng, treo lên móc hay đặt cẩn thận trong tủ. Mỗi lần ba tui tắm má pha nước ấm, khăn mặt và quần áo sẳn sàng. Mỗi bữa cơm cho ba tui là lên mâm lên bát nghiêm chỉnh. Chỉ ba tui ngồi ăn còn má tui vẫn còn lúi húi trong bếp.  Mỗi lời ba tui nói là hiệu lệnh, má tui không bao giờ cãi hay lớn tiếng trước mặt con cái. Má thương yêu chăm sóc tất cả các con của ba bằng trái tim người mẹ.

220px-Bà_Cả_giã_trầu-27012009677

 

 Ngày má tui mất, ba tui không khóc nhưng ông buồn rất nhiều. Ông trầm tư và gầy hẳn đi. Trong ông có một cái gì ân hận sâu thẳm không thể nói với ai. Cả cuộc đời má tui là cái bóng đi theo ba tui và tận tụy với chồng. Bà đã cho ông cả tuổi thanh xuân, tuổi già, cho đến ngày chết. Bà phục vụ ông như một con sen với ông chủ quyền uy. Những ngày cuối đời vẫn dặn con cái nấu cho ông từng bữa ăn ngon, từng ly cà phê nóng.

download (3)

 

Tình yêu bà hiến dâng không hề đòi bù đắp hay hơn thua. Vắng má tui căn nhà như lạnh thêm ra. Mất nguồn sống, mất sinh khí. Dù bà chỉ là một cái bóng nhỏ bé, gầy nhom ít nói, nhưng sự hiện hữu của bà là điểm sáng để khơi ngọn lửa gia đình ấm nồng.

 

Tình yêu không thể đem lên bàn để cân, đong, đo đếm. Tình yêu không là vật thể để mình trông thấy và sờ mó. Tình yêu bàng bạc trong từng hành động tuy rất nhỏ nhặt nhưng là tất cả tâm tư. Tình yêu không phải là câu nói văn hoa bóng bẩy hay những món quà đắt tiền. Tình yêu là sự cho ra không tính toán, đòi hỏi hay phân biệt. Má tui đã có một tình yêu như thế với ba tui. Và đến giờ phút này, tuy đã 70 nhưng tui vẫn thấy thua má tui nhiều lắm.

 

Sáng nay con gái pha cho mẹ một ly cà phê. Tôi lại nhớ má tui quá chừng chừng.

Bởi vì tui. Đứa con gái độc nhất của má, chưa bao giờ pha cho má được một ly trà hay ly cà phê nóng. Bởi vì bà vốn không thích cà phê và uống trà. Dù nhà tôi có cả một vườn cà phê và vườn trà.

Bà hái trà, phơi trà, đạp trà, ướp trà với hoa lài, hoa sói. Bà pha trà với nước thật sôi, ly trà thât thơm.

Bà hái cà phê, rang cà phê và pha cà phê thật ngon.

Tất cả chỉ để phục vụ cho một người. Đó là ba tui. Mà oái oăm thay, ba tui ngoài má tui lại có thêm hai bà vợ nhỏ và một bầy con riêng.


Người ta không tin vào tình yêu. Nhưng theo tui. Quả có một tình yêu hiến dâng, tha thứ và hy sinh như vậy.

 

 

Nguyễn thị Thêm.

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72735)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72908)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72337)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69946)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72254)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72279)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72105)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71835)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32791)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80344)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72851)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35419)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81549)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76744)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76695)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76216)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76502)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24389)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38006)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90870)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39340)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87930)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35465)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75307)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39757)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40938)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83560)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47200)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.