Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI ẤU THƠ

28 Tháng Bảy 20171:14 CH(Xem: 14247)
Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI ẤU THƠ
Trở về tuổi ấu thơ


Sáng nay khi giật mình thức dậy, nắng đã lên cao.

Cái nắng oi nồng của mùa hè Cali vùng  Riverside sa mạc.

Đêm qua trong mơ tôi lại thấy mình quay về thời học trò ngây thơ. Ngôi trường làng của Sở Bình Sơn nghèo nàn. Ngôi trường chỉ có 4 lớp học với ông thầy Giáo Lượm thật già mà đẹp lão.

Tôi thấy tôi bước ra khỏi nhà với cái cặp lãnh thưởng hồi hè năm trước.

 Tôi không còn mang cái túi bằng vải bố của bao gạo mà má đã may tay. Tôi nhớ cái túi chỉ có một ngăn thôi, có sợi dây quàng cho tôi mang trên vai và một cái nắp đậy qua. Một bình mực tím lặt lè bên hông trong cái túi nhỏ má may dính vào.

Má cho tôi hai cái bánh chuối chiên má cắt làm bốn phần là để cho tôi, con Tám, con Thanh và con Tuyết. Con Thơ đã nghỉ học về bán mía ghim, kẹo bánh  với bà nội nó mấy tháng nay. Nếu không chắc má sẽ cho tụi tôi 3 cái. Như vậy tôi sẽ được nguyên cái bánh chuối chiên ngọt lừ ngon quá là ngon.

Tóc tôi lúc đó  đã cắt bum bê, không còn  húi cua con trai như hồi học lớp cô Ba Bột hay chị Duyên, chị Ngẩu. Tôi mặc quần dài đen áo bông cổ lá sen đàng hoàng chứ không còn mặc quần sọt áo sơ mi của anh Tám tôi để lại như mấy năm về trước.

Má tôi đã đi bán từ sáng sớm. Lúc ấy dưới con mắt của tôi, má thức khuya, dậy sớm, nấu nướng và đi bán vậy là thường.  Đôi quang gánh kẻo kẹt nặng oằn và cái dáng ốm yếu của má thoăn thoắt trên đường chẳng làm tôi xúc động. Bởi vì tôi còn quá nhỏ, chưa hiểu những nhọc nhằn của người lớn.Tôi mãi nghĩ đến nhóm bạn vui đùa và những trò chơi thật hứng thú.

Bây giờ mỗi khi nhìn thấy một người phụ nữ vất vả với đôi quang gánh ,  lòng tôi lại rưng rưng nhớ má quá đi. Tôi nhớ câu ca dao:

Nuôi con mới biết đêm dài

Có con mới biết công dày mẹ cha.

Thì ra khi đã trở thành cha mẹ, mình mới thấm thía công khó nhọc của hai đấng sinh thành.

 

Tờ mờ đất, sau tiếng kẻng báo thức vang lên trong làng, Khi những công nhân cao su dậy nấu cơm sớm đem đi ra lô. Má tôi lui cui với nồi xôi, nồi bắp thì tôi cũng bận bên những bài học thuộc lòng, ngữ vựng bằng tiếng Tây của thầy giáo Lượm. Tôi mãi xí xô xí xào đọc cho nhiều , cho lớn. Vì thầy kêu lên trả bài không thuộc thì có mà ăn roi mây bầm đít.

 

Ông thầy giáo già nỗi danh với ba bửu bối. Cây roi mây dài . Cái gốc dùng để cốc đầu mấy đứa ngồi trong lớp nói chuyện. Cái roi dùng đánh đít học trò khi không thuộc bài hay làm toán sai., Củ mây ngắn mà cái gốc to đùng để khẻ lên đầu ngón tay chúm lại của học trò, khi thầy bắt gặp tay hay sách vở bị dơ. mép tập bị cuốn lại. Một cái sơ mít dùng phạt quỳ gối vì không thuộc bài, đánh lộn hay bất cứ tội danh nào. Cho nên học trò trường làng học rất chăm vì  sợ uy lực của thầy

 

Tôi tung tăng đến trường như con chim sáo nhảy nhót trên cành cây ổi mỗi sáng trong vườn. Nắng trong veo như tuổi thơ của tôi đầy ắp trong lành và thơ ngây. Nhà con Thanh sát bên nhà tôi. Tôi ngang qua ngõ hú nó:

-Thanh ơi! Đi học.

Con Thanh ới một tiếng thật to rồi hiện ra trước cửa. Con Thanh đẹp nhứt xóm tôi đó nha. Nó có nước da ngâm ngâm, nhưng đôi mắt đen và đẹp hút hồn. Đôi mắt có quần đen quyến rũ. Đôi mắt đó khi lên lớp Nhứt học cô Ba Xuân, tôi thấy đôi mắt cô và con Thanh giống nhau quá đổi.

Qua khỏi nhà con Thanh là bước qua khoảng sân nhà con Tám.

_Ê! Tám ơi! Tám, đi học, đi học.

Con Tám hiện ra ở bậc thềm. Ờ! Mà sao thềm nhà con Tám Tây nó xây cao thiệt là cao. Nó có tới ba bậc thềm chứ ít sao, trong khi nhà con Thanh  chỉ hai bậc thềm và nhà tôi sân với thềm nhà chỉ ngăn cách nhau cái ngạch cửa.  Ba tôi hay ai đó tráng thêm một khoảng xi măng rộng trước nhà. Chiều chiều ba tôi với mấy bác trong xóm ngồi đó uống nước hay nghe vọng cổ từ cái máy hát dĩa to đùng ba tôi mua từ Sài gòn về.

Tôi lại nhớ quá tiếng ca của Hữu Phước hay Út Trà Ôn ngọt như mật khi xuống câu vọng cổ "Mùi muốn rụng rún luôn." Câu này là câu nói của dì Hai má con Thanh mỗi khi nhắc đến bài "Tình Anh Bán Chiếu " của nghệ sĩ Út Trà Ôn, hay "Nhớ Mẹ" của nghệ sĩ Hữu Phước.

Thời đó chỉ có máy hát dĩa nhựa quay dây thiều. Cho nên  chốc chốc là ba tôi lại trở vào nhà quay thêm mấy vòng. Nếu không  giọng ca đang mùi tận mạng tự dưng chảy dài nhảo nhoét rất tiếu lâm.

 

Con Tám con Thanh là dân Bắc Kỳ 54 thứ thiệt.  Sân nhà con Thanh có hai cây xoài to, trái sai và ngọt lắm. Nhà tôi không có trồng xoài vì ba tôi đã dùng cả khoảng sân trước để làm sân tập võ cho chú tôi. Tới mùa hột, nơi đó là sân má tôi thu mua hột cao su để bán cho thầu ở tận Sài Gòn.

 

Ông còn xây một hòn non bộ rất quy mô . Có ông Phật ở trên, có mấy bác tiều phu đi đốn củi. Có mấy mục đồng bên mấu con trâu cái sừng nhọn cong lên rất ngộ. Dưới hồ ba nuôi mấy con cá tai tượng. Ba nói cá này nuôi lâu trong đầu nó có ngọc. Không biết có thiệt không?  Nhưng tôi không thích ngắm mấy con cá đen thui xấu xí đó. Tôi chỉ say mê với cây, cảnh ba tôi trang trí bên trên. Nó đã vẽ ra cho tôi một khoảng trời thanh bình, yên ấm như trên tiên cảnh.

 

Tôi lại nhớ tới thằng Châu. Nó là em bạn dì nhà ở sát bên vách nhà tôi . Ba tôi đặt người xây hòn non bộ. Họ mua cát vớt từ suối lên để pha xi măng. Thằng Châu và một nhóm bạn đi xúc cát bán cho thầu. Hôm đó  sau khi hết giờ tụi nó rũ nhau đi tắm và giở lộp bắt cá đã gài sẳn nơi những hốc cây. Loay hoay thế nào cả bọn lên bờ không thấy thằng Châu. Khi tìm được nó đã chết đuối ở một nơi không sâu mà nó đặt lộp. Người ta nói nó bị ma da kéo cẵng nên người nhơn nhớt. Dì Bảy không đem nó vô nhà vì kiêng sao đó. Ba tôi cho gỗ đóng một cái hòm và ngày hôm sau đem nó đi chôn. Tôi đã khóc một buổi trời vì tội nghiệp nó.

 

Nó là thằng em họ lớn tuổi hơn tôi, chơi thân với tôi từ nhỏ và cũng tặng cho tôi một cái thẹo ngay môi còn dấu tới bây giờ. Nó chơi súng gỗ. kê sát mặt tôi và lẫy cò. Miếng gỗ được thả ra bật mạnh ngay môi trên của tôi. Máu chảy xối xả và tôi khóc rú lên. Nó bị một trận đòn, còn tôi thì mang thẹo.

 

Tôi, con Tám, con Thanh kéo nhau tới nhà con Tuyết để rũ đi học chung.

Con Tuyết ở khu nhà mấy thầy (vì ba nó làm thư ký trong văn phòng của sở) cũng cách nhà chúng tôi không xa mấy. Con Tuyết da nó ngâm ngâm, nhưng bác Sáu lại đặt tên nó là Bạch Tuyết. Tụi tôi gọi nó là Tuyết Đen.

 

Chúng tôi là những đứa bé con nhà nghèo quê mùa nên có những trò chơi trẻ con thật vui.  Tôi nhớ nhất những chiều mấy đứa tụ trước nhà con Tám, vì đó là trung tâm giữa những nhà chúng tôi. Má con Tám rất dễ, ba nó làm đội cai quản dân phu. Ông hiền ít nói nhưng rất thích trẻ con.

Mấy anh chị con Tám rất thương mấy đứa tụi tôi, thường bày trò chơi và dạy chúng tôi tập hát. Mấy đứa tôi cứ hát ca vang trời không hề biếtt mắc cở chút nào. Có lần má tôi gọi về la cho một trận. Vì má nói con gái mà hát hò như vậy vô duyên lắm.

Trong các trò chơi. Tôi hay dẫn đầu về đánh đủa, ô quan và nhảy dây. Con Thơ to con nên mấy trò chơi kéo co hay giựt lon là nó về đầu. Con Thành nhảy cao khá giỏi, chồng tay cở nào nó cũng qua vì nó cao hơn tụi tôi. Con Tuyết cũng rất tài về trò chơi trốn tìm và búng dây thun.  Những ngày hè, các anh tôi ở nhà còn bày ra trò chơi cắm trại ngay bờ ranh nhà tôi với con Thành. Mấy cây dừa che bóng mát, những nhánh cây khế, cây mận , cây ổi là nơi cột võng cho em bé ngủ. Mấy đứa làm mẹ làm con đi chợ nấu ăn, ru con vui lắm.

Trong mấy đứa, tôi và con Tám kết nhau nhất.
Tôi thân với con Tám kể từ lúc hai đứa còn học lớp bét tức lớp một bây giờ. Gia đình  nó là dân đi cư theo tàu há mồm vào Nam nên được hưởng những quyền lợi đặc biệt. Nó có những món ngon thật ngon của Mỹ mà chúng tôi không tìm đâu ra. Nhất là món sữa bột cứu trợ. Sữa đó dùng để uống mỗi buổi sáng nhưng con Tám lén gói mang đến trường cho tôi ăn ké.

Nó bảo tôi ngữa mặt lên, há miệng ra. Nó múc một muỗng đổ vào. Tôi ngậm miệng lại. Một mùi thơm ngọt ngào quyện vào đầu lưỡi. Thế là tôi không thể nói chuyện được, vì mở miệng ra sẽ bị sặc , sữa văng hết ra ngoài. Sữa sẽ thấm  nước miếng và đóng cục lại ở nóc họng. Cứ thế mùi thơm vị ngọt cứ từ từ tan dần theo nước miếng.

Ôi! cái hương vị ngọt ngào thuở ấu thơ cho tới chết tôi cũng không quên.

 

Gia đình con Tám là dân đạo gốc. Những người đạo hữu hay tập trung ở nhà nó đọc kinh. Hồi nhỏ, nhìn gia đình nó ăn mặc đẹp,  chị Gấm áo dài tha thướt đi lễ nhà thờ tôi hay hỏi má tôi:

-Sao mình không theo Đạo Thiên Chúa hả má?  Má tôi nói

-Tại gia đình mình theo đạo Phật và thờ Ông Bà.

-Đạo Phật không vui gì hết, Đi Chùa mặc áo vàng khè, xấu thấy mồ. Con muốn mặc áo đẹp như con Tám.

Má tôi vuốt đầu tôi và cười:

-Cái con nhỏ này chỉ thích điệu.

Con Tám thường dẫn tôi vào nhà thờ đọc kinh, học giáo lý và tập hát. theo sự hướng dẫn và đánh đàn của Cha và thầy Sáu.

Vào Lễ Giáng Sinh tôi với nó được ông trùm cho giả làm Thiên Thần.

Chúng tôi quỳ bên máng cỏ bên cạnh Chúa Hài Đồng. Tôi thích lắm vì được mặc áo đầm trắng có gắn hai cái cánh rất đẹp. Cốm được bỏ xung quanh tượng Chúa, và đương nhiên chúng tôi được ăn cốm thỏa thích

 

Bây giờ tôi cũng không biết con Tám còn sống hay đã chết. Nó đang ở đâu. Chiến tranh đã đẫy chúng tôi đi xa hơn là mình nghĩ.

Riêng con Tuyết sau khi học hết trường làng, nó về Biên Hòa học hết Tiểu học và học trường bán công Trần Thượng Xuyên. Tôi học hết Đệ nhất cấp ở Long Thành lên Ngô Quyền học đệ nhị cấp và đã ở trọ nhà nó.  Hai đứa tôi thương nhau như ruột thịt. Nó giúp đở tôi rất nhiều, và tôi coi đó như một gia đình thứ hai.

Rồi tôi ra trường ra đời và mất đi tung tích nó. Mấy chục năm sau, nhờ trang Web Ngô Quyền chúng tôi đã tìm ra nhau. Bây giờ hai đứa tôi cũng đã già, thỉnh thoảng nói chuyện xưa và cười quên cả thời gian.

 

Quê hương là hình ảnh không bao giờ phai nhạt. Dù nó đẹp hay xấu cũng là những ký ức đi theo con người. Những người bạn của tôi dù theo bên này hay bên kia cũng vẫn là những người bạn nối khố thân yêu.

 

Lâu lắm rồi tôi không trở về quê cũ. Nhưng tôi biết tất cả đã không còn như trong ký ức của tôi. Có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay trên quê hương mình. Ngay nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhưng dù gì chăng nữa khi nhìn các cháu nội ngoại ngây thơ đùa giỡn tôi lại thấy hình bóng mình trong đó.

Thật đáng yêu và vô cùng thánh thiện hồn nhiên.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 71930)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72966)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73016)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71925)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 79849)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71233)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72621)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74080)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74816)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 73299)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 79943)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73222)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75047)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68495)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68206)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 72851)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 70507)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68559)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 65666)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 35485)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 71193)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34270)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 69053)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73496)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 72362)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 41766)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 64582)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 72771)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.