Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - MỘT GÓC BIÊN HÒA TRÊN NƯỚC MỸ

14 Tháng Bảy 20176:26 CH(Xem: 15285)
Nguyễn Thị Thêm - MỘT GÓC BIÊN HÒA TRÊN NƯỚC MỸ
Một góc Biên Hòa trên nước Mỹ

                                                              MỘT GÓC BIÊN HÒA TRÊN NƯỚC MỸ


Đã hẹn trước, chị Tuyết đón tôi ở khu vực chợ Thuận Phát. Tôi chia tay hai vợ chồng thằng em và các cháu ngoại, xách túi đồ đi theo chị Tuyết.  Hai đứa rũ nhau đi ăn món Huế. Thế là chạy tới quán Liên Huế để ăn bánh bèo.


Ăn xong, còn sớm quá, hai bạn già rũ nhau vô Phước Lộc Thọ để giết thì giờ. Tới lui xem mãi cũng chán, hai đứa ghé vô quán cà phê. Chị Tuyết kêu ly cà phê đá nhận. Còn tôi thì ngồi nhìn ông đi qua bà đi lại cho đở ghiền. Bỏ những lúc cứ lúc thúc trong nhà buồn như chí cắn.
Hai đứa đi xem hoa lan, ngắm áo dài, nhưng không dám vô tiệm kim hoàn vì tiền già ít ỏi. Canh đồng hồ tay, chị Tuyết nói:

-Tiệc mời 5 giờ, bây giờ 4 giờ mình tới sớm phụ chị Chung một tay.

Lần này chắc chắn không bị lạc đường như năm ngoái, chị Tuyết chở tôi đi một mạch tới nhà chị Chung.

Xe ngừng bên lề, chị Tuyết de tới de lui để chừa chỗ cho xe khác tới đậu, mà mình cũng còn chỗ để lái ra về sớm. Bước xuống xe... Wow! Wow! Mấy cây hoa xứ trước nhà chị Chung quá đẹp. Hoa màu đỏ, vươn thẳng lên cao , bên dưới là những đóa hồng rực rỡ.

hoa sứ

 

Hai đứa ngắm tới ngắm lui, chụp hình lách cách như hai phó nhòm thứ thiệt. Tụi tôi cũng biết tay nghề và máy móc mình dỡ hơi lắm. Nhưng màu sắc quá đẹp quyến rũ hai bạn già. Tụi này đã nói với nhau, trăm sự nhờ vào tài chụp hình độc đáo của anh Thịnh post vào Web nhà là lượm liền. Chị Tuyết làm Youtube, còn tôi thì lẩm cẩm viết bài cho bà con đọc chơi.

 

Cổng sau khép hờ, hai đứa đột nhập vào sân sau như vào chỗ không người. Mà không người thiệt bà con ơi!. Một khoảng không gian vắng lặng, Hồ nước lấp lánh ánh nắng chiều. Bàn, ghế chất gọn một góc vườn. Hình như chưa ai tới hết.

Hai đứa tự nhiên như người Hà Nội kéo cửa kiếng vào nhà. Một cô bé xinh như thiên thần đang ngồi chơi :

-Chào con! Hello.

......

-Có ai không? Chị Chung ơi chị Chung!

Chị Tuyết kêu to và anh Kiệt xuất hiện. Thấy có ông, con bé mới chịu bước ra nói chuyện. Bây giờ cháu nói huyên thuyện, dễ thương và lanh hết biết. Trên bàn dài trong bếp, một số thức ăn đã có. Những rỗ rau ghém đã được sắp sẳn, nhìn ngon ơi là ngon. Tôi nghĩ thầm "Rau ngon như vầy không phải ăn bún riêu thì cũng phải bún bò Huế.".

Chị Chung hiện ra với thau nước hột "chia "mới ngâm, cần được đánh cho tan ra để đổ vào thùng chè táo đỏ.

Tụi tôi hỏi có cần giúp gì không? và tôi tình nguyện xin làm "Thợ quậy" Bởi vì đây là nghề của tôi, một người phụ nữ không giỏi về nấu nướng.

Tôi đã có job ngon, còn chị Tuyết thất nghiệp. Thế là chị men theo chị Chung để làm thợ vịn. rửa rau, rửa trái cây và tán gẫu ...

 

Phải thật lòng mà nói. Tôi phục lăn hai vợ chồng chị Chung. Anh Kiệt thì vừa hiền, vừa giỏi, xốc xáo  tươi cười lo toan mọi việc. Chị Chung hiền hậu rất giỏi nấu ăn. Nhìn giàn bếp lộ thiên của gia đình này, tui cũng phát mê và phục lăn anh Kiệt. Anh đã làm một nơi nấu nướng tiện nghi, khó ai có được.

Bếp cao, với hai lò nấu  lớn, lại che gió thật kín. Lửa cứ cháy phừng phừng, mặc cho gió lộng tứ phương. Sàn rửa thì vừa to vừa rộng. Nồi niêu cái nào cái nấy to đùng lại chùi rửa trắng bóng. Vệ sinh hết biết.


Cả một khu vực nấu ăn như vậy lại được che mát bởi  tàng cây cam xanh um. Dọc theo bờ tường dây gấc đang leo giàn che mát, những gốc thanh long mập mạp đang trổ bông leo vượt qua tường. Nhiều loại cây ăn trái được trồng sát tường  rào tạo bóng mát êm ả cho khách viếng thăm. Những gốc mía thật to cho tôi nhớ khu vườn nhà tôi quá. Chị Tuyết hỏi chị Chung, mía có bán không? Chị Chung cho biết mía chỉ dùng nấu ăn, tạo vị ngọt cho những nồi soup chay nấu cho chùa. Mùa này trời nóng mía chắc là ngọt lắm.

-Với một nơi  giá nhà, giá đất mắc như vàng, khu vườn và ngôi nhà này không phải rẻ.- Tôi nghĩ thầm trong bụng.

 

Chị Chung nấu ăn dễ dàng, thảnh thơi như một chef cook. Nhìn chị nấu ăn, tôi lại liên tưởng đến bàn tay phù thủy của người nhạc trưởng điều khiển dàn  nhạc.  Chị không có gì là vội vàng, khoan thai làm xong món nầy rồi qua món khác. Nồi bún riêu sôi sùng sục, nêm nếm vừa xong,  chị lại nấu xôi. Nồi xôi lá cẩm hấp dẫn bay mùi thơm lừng, màu sắc tuyệt đẹp vừa chín tới. Chị nấu tiếp nồi xôi đậu phụng.... Công việc bận rộn cứ như chơi. Chị vừa cười nói với chị em vừa làm việc. Chị đã quen nấu ăn cho tập thể nhiều người ở chùa hàng tuần nên việc này đối với chị dễ dàng như không có gì mới lạ.

FullSizeRender

Khoảng 7 giờ, các bạn lần lượt đến. Ngoài sân anh Kiệt, Liệu, anh Ngãi đang sắp xếp bàn ghế, trải khăn bàn và lo nước uống. Trong bếp mấy chị em xinh đẹp nói cười và loay hoay với mấy món ăn. Hôm nay Ngọc Huệ cũng có một nồi cà ri gà thơm phưng phức. Mấy rỗ rau của chị Chung chăm chút bào cả mấy tiếng đồng hồ làm tô bún riêu đúng điệu và thêm ngon.

 

Như một gia đình... Đúng rồi, đây là gia đình Ngô Quyền, mỗi năm gặp mặt một lần, nên mọi người tự nhiên và quen biết nhau gần hết. ( Anh chị Kiệt đúng ra là đang ở VN, phải dời ngày thăm viếng lại để ở nhà cùng tổ chức tiền hội ngộ NQ) Chúng ta phải vỗ tay cho anh chị một phát. Đã vì Ngô Quyền , thầy cô và bạn hữu mà ở lại cho buổi tiệc hôm nay.Các chị nhào vô mỗi người một tay bày dọn thức ăn, xẻ dưa hấu, rửa cherry, chiên cơm và nói chuyện nổ giòn như pháo.

nhà chị Chung

Thức ăn được bày ra thứ tự trên bàn để mọi người tự lấy. Bây giờ quả thật rất nhiều món hấp dẫn. Nào là nghêu xào xúc bánh tráng, gỏi, cơm chiên, cà ri  bánh mì, bún riêu chay, xôi lá cẩm, bánh mì thịt  và nhiều món hấp dẫn khác.

Phần tráng miệng và nước uống cũng dồi dào . Có dưa hấu, nho, cherry, chè... có bia cho các anh và nước chai ướp đá uống thật đã khát trong mùa hè Cali

Ngo Quyen Tiền hội ngộ

 

Tôi và chị Tuyết theo chân chị Chung ra vườn cắt rau thơm để bổ sung thêm trong phần rau ghém.

Và tôi đã bắt gặp một khoảng trời Biên Hòa quê hương thu nhỏ ở nơi này.

Tôi đã đi tới đi lui hai lần và chụp cho được những bức hình để tôi giới thiệu với các bạn hôm nay.

Nếu chúng ta đi dọc theo bên ngoài hàng rào nhà chị Chung, sẽ thấy mấy giàn thanh long leo  qua bức tường phân ranh. Thanh long trồng trong vườn nhưng nó đã lên cao và nằm vắt mình dài theo thành tường trông rất đẹp mắt. Những trái thanh long còn xanh khoe mình dưới nắng chiều.


Thanh Long

.Tôi  thích nhất cây cam già thật sai sát bên khu nhà bếp. Anh Kiệt đã ghép vào đó một nhánh bưởi. Ôi! những trái bưởi to tròn, xanh mướt và trổ từng chùm.


Bưởi

Bưởi, cam, quít là cùng một họ. Nên những tay làm vườn có thể ghép chúng với nhau. Thường người ta trồng bưởi và ghép trên thân cây nhiều loại bưởi để ra trái khác giống nhau.

Người ta cũng mượn gốc bưởi to để ghép cam hay quít. Như vậy trái sẽ mạnh và to hơn.

Có lẽ cây cam này anh Kiệt trồng từ lâu, gốc to nên có sức. Anh đã ghép một nhánh bưởi vào và bưởi trái thật là nhiều. Nhìn thôi đã phát mê.

 
Bước qua ngõ để vào vườn sau , đập vào mắt mọi người là một lưới nhỏ, bên trong là một chậu to trồng ngò om.

IMG_1005
Canh chua mà không có ngò om thì kể như lạc điệu. Ngò om rất khó trồng. Vậy mà anh chị đã có cách. Chị đã bao lại bằng một hàng rào ny long . Và thế ngò om cứ việc đâm nhánh xum xuê cho đọt non quanh năm.

Lúc đi xem vườn, một anh bạn đã hí hứng nói:

-Tui đã có cách để lấy điểm với bà xã rồi. Lâu nay bả trồng ngò om không được. Phen này tui về làm giống như vầy , bả phải chịu thua. ha ha

 Qua khỏi cánh cổng dẫn vào vườn sau, dài theo đường đi là nơi để những chậu lan. Mùa này lan không ra hoa, nhưng đủ loại hoa nhìn mát mắt.
Hoa gì đây

 

 Có một chậu hoa rất lạ và dễ thương. Tôi không biết hoa gì anh Kiệt ơi!

Tôi chụp hình ghép một bên đó. Thật dễ thương, lá quắn lại. Tôi có cảm tưởng đây là một cây rau, củ gì đó, anh cắt ngang để ăn và trồng lại. Phải không?

 

Bước tới vuờn sau, tôi thích quá. Trên sân cỏ xanh anh chị đã trồng nhiều loại cây ăn trái dọc theo khuôn viên của sân sau.

Giới thiệu với các bạn nghe:

Đây là phía sau, sát hông nhà với màu sắc đẹp mắt.

Ngồi ở phòng khách nhìn ra cũng giảm đi áp lực sau một ngày mệt mõi.

IMG_1009

                                                         Cây xoài nằm kế đó. Trái quá chừng. Mặc dù còn nhỏ.

cây xoài.

Tôi lại nhớ vườn xoài của nhà tôi ngày xưa. Khi đất mới khai khẩn xong, ba tôi dành nguyên một khu đất vườn trên để trồng xoài. Ông chi tiền mua loại xoài cát và xoài tượng cây giống tốt nhất về trồng. Những năm đầu, đất mới khai phá còn mầu mỡ. Xoài gốc tháp sẳn, lớn nhanh mau có trái. Mỗi lần thu hoạch má tôi hái trái gần chín, quẹt tí vôi rồi dú trong lu. Vài ngày sau, xoài đem ra ửng vàng thật đẹp. Chúng tôi muốn ăn, cứ ra cây tìm xoài chín tới mà hái. Trái to và ngọt lịm, hai đứa mới ăn hết một trái.

Xoài tượng thì khỏi nói, trái thật lớn, hái vô chấm nước mắm đường thì ngon hết biết.

Thời gian qua, đất giảm chất màu, thiếu phân bón, xoài cũng chết dần.

Phong trào trồng cà phê lan mạnh. Ba tôi phá vườn xoài, ông phóng nọc trồng cà phê. Thế là vườn trên của nhà tôi mỗi sáng hoa cà phê nở trắng đẹp tuyệt vời. Bướm ong về hút nhụy và hương cà phê làm tôi say mê ngây ngất. Đẹp lắm các bạn ơi! Hình ảnh đó vẫn còn trong tôi dù bao nhiêu năm đã qua rồi.

 

Bây giờ sau bao nhiêu biến đổi, nơi đó chị dâu tôi đã trồng bạch đàn để giữ đất. Những hàng bạch đàn cao lêu khêu che kín cả tầm nhìn. Cứ trồng vài năm , cây lớn chị lại bán cho người ta cưa làm giấy, rồi lại mướn người trồng tiếp đợt khác. Nguồn thu lợi không cao, nhưng đó cũng là cách để chị tôi giữ lại khu đất hương hỏa của gia đình, khi chị ở xa, không có khả năng chăm sóc.

 

 Còn đây là  một trong những cây cam còn tơ trong vườn anh chị  Chung  Kiệt. Trái cũng thật nhiều, nhưng chưa chín còn non lắm.

cam

Việt Nam mình có giống cam sành, trái xanh và vỏ hơi sần sùi. Mỗi khi đi thăm  người bệnh, mình biếu chục cam sành và chục trứng gà là đã rất sang.

Tôi không biết anh chị trồng giống cam gì? Nhưng nơi đây  là ORANGE COUNTY  thì cam là đặc sản. Nhà nào cũng có trồng một hay vài cây trong vườn cho vui.

 

                                                    Đây là hình chụp cây cherry sau vườn anh chị Kiệt Chung.

Cây cherry

Tôi cũng không biết nên dùng từ Sơ Ri hay Cherry cho đúng. Vì có thể từ sơ ri là do chữ cherry mà ra.

Hình dạng trái sơ ri thì nhỏ và mọng nước hơn trái cherry của Mỹ. Trái sơ ri  cũng có chùm nhưng cuống ngắn hơn trái cherry.

Cây cherry khá lớn, trái nhỏ xíu lại lẩn khuất trong lá nên khó thấy. Hơn nữa hình như anh chị cũng mới hái một đợt trái chín mùi, nên trên cây các trái nằm rải rác  và chưa chín lắm. Khi còn non trái có màu vàng rồi màu hồng, màu đỏ. Khi chín mùi màu đỏ thẩm rất đẹp. Chị Chung dặn hái trái thật đỏ mới ngon.

Theo như chị Chung cho biết, đây là giống  cherry đặc biệt của Brazil. Trái nó có mùi vị thơm như xoài của Thái Lan.

Tôi và chị Tuyết mỗi người hái vài trái ăn thử. Quả thiệt mùi vị nó khá lạ, chua chua và phảng phất mùi xoài.

 

Táo nè! Hình như anh chị trồng là giống táo Fuji.  Những trái táo còn xanh, nhìn dễ thương hết sức.

IMG_1018
Táo là giống khá dễ trồng. Nhất là ở xứ Mỹ này, nhà nào có đất cũng trồng một cây táo cho vui.

"Mỗi ngày ăn một trái táo thì khỏi đi thăm Bác Sĩ " vì táo rất tốt cho sức khỏe. Nhất là táo nhà tự mình trồng không bón phân hóa học.

Tuy nhiên tới mùa cũng vất vả với mấy chú chim. Các chú chim trời ở Mỹ rất dạn,  táo chưa chín là nó đã dẫn cả bầy tới mổ. Nếu nó ăn hẳn một trái nào đó thì đở tức. Đàng này trái nào bóng bẩy, ngon lành là anh chị mổ rồi qua trái khác.

Tôi vốn tiếc của, hái vô cắt bỏ chỗ chim mổ rồi ăn. Chim thiệt khôn, trái nào nó ăn y như rằng trái đó rất ngọt.

                                                                               Và đây là cây táo tàu.

Táo tàu

Giống táo này có gai và trái thật nhiều. Táo tàu phơi khô nấu nước uống hay nấu thuốc bắc là bài thuốc an thần, ngủ ngon.

Tuy nhiên rễ của cây táo tàu lan rất xa. Rễ bò đi tới đâu nó mọc mầm lên cây tới đó.

Vườn nhà tôi là thí dụ điển hình. Tôi trồng một cây táo tàu sát hàng rào cuối vườn. Nhưng theo thời gian rễ nó bò vào tận sân nhà. Những mầm táo lên cây, gai góc lởm chởm. Cứ một tuần là đào chặt bỏ, tuần sau chỗ đó mọc lại. Nó là chướng ngại vật lớn nhất và khó trị nhất ở vườn sau của tôi.

 

Cây táo đó trái thật to và ngọt nhưng cũng cho gia đình tôi một kỷ niệm nhớ đời. Em trai tôi rất thích ăn táo này. Một hôm em trèo lên thang để hái trái. Bất ngờ thang ngã, em té xuống đi cấp cứu gảy mấy xương sườn. Nằm bệnh viện cả tuần và về nhà trong đau đớn. Bây giờ tuy vết thương đã lành, nhưng mỗi khi trở trời vẫn rêm mình đau nhức.

                                              Cây mận đang ra hoa. Hứa hẹn những trái thật ngon.

mận

Mận có nhiều loại và nhiều màu khác nhau. Nó có bà con, họ hàng  với cây lý nên người ta có thể ghép mận với lý chung một gốc.

Ở vườn nhà tôi ngày xưa có cây mận trắng . Tôi rắn mắt ghép vào đó thêm mấy giống mận nữa . Cho nên chỉ một gốc cây mà có mận đỏ, mận trắng, mận hồng, nhìn cũng vui mắt lắm.

Buổi trưa trời nắng, mắc võng  dưới những tàng cây. Bẻ khế ngọt, mận, ổi xá lỵ chấm với muối ớt thiệt đã làm sao.

Nhắc tới là chảy nước miếng.

 

Đây là cây mảng cầu dai với nụ quá chừng. Tôi chỉ chụp một góc để làm cảnh.

IMG_1017
Tôi nhớ vườn mảng cầu ngày xưa ba tôi trồng.

Cây không to lắm đâu, nhưng trái chi chít. Mỗi sáng tôi bưng cái rỗ ra vườn hái trái. Lựa những trái nở gai là bẻ . Đem vô lấy bao bố ủ hai ngày là chín. Có khi quên hái, trái chín cây, chim hay tìm đến để ăn.

Mấy trái chim mổ ăn dở dang, nhẹ tay lẫy một cái là nó rụng. Lột vỏ, bỏ phần chim mổ là ăn. Ngọt lim và dai dai ngon lắm.

Mảng cầu xiêm tôi cũng rất mê.  Hái vô dú chín làm sinh tố mãng cầu thì ngon hết biết.  Hay bỏ hột, cho vào ly, thêm đường, sữa bò, nước đá Wow! Wow! đã thiệt.

Để cho gốc mảng cầu sống lâu, mạnh và sai trái. Người ta ghép mảng cầu vào gốc cây bình bát. Tuy nhiên nhiều khi gốc bình bát quá mạnh, ra loại mảng cầu xiêm bở thịt không ngon như mảng cầu xiêm chính gốc.

Ui chao! Ly sinh tố mảng cầu thật ngon và lạnh, giữa trời Biên Hòa mùa Xuân nhiệt đới.

 

                                                            Đây là cây cóc  nè bà con.

IMG_1021

Ngày xưa mình chỉ có một loại cóc trái lớn, hột to đùng. Ngày nay người ta thường trồng giống cóc Thái Lan. Giống cóc này trái nhỏ nhưng sai lắm. Trái từng chùm chi chít. Nó giòn và ngọt hơn cóc mình. Có người rửa sạch ăn luôn cả vỏ.

Tôi nhớ có lần tôi đi thăm chị  Lình, một người bạn dạy chung trường ngày xưa. Sau 75 nhiều lần vượt biên bất thành, chị xuống tóc đi tu, trụ trì một ngôi chùa nhỏ hiu quạnh, nghèo nàn. Bên cạnh chị là một chú tiểu nhỏ, chị nhận làm đệ tử và cũng là con nuôi. Chú tiểu rất dễ thương, đặc biệt có 12 ngón tay. Khi tôi đến, chị sai chú ra hái cóc cho cô Chín dùng. Trái cóc sai oằn sà xuống đất, cứ ngồi mà lặt. Đó là giống cóc Thái Lan lần đầu tôi thấy.

Cóc ổi, xoài là mấy món hồi nhỏ mình mê hết biết. Cóc tẻ ra đẹp như một cái hoa. Ổi và xoài chẻ từng lát rồi ngâm chua chua ngọt ngọt. Giờ ra chơi hay tới trường sớm, mua một bịt ăn với muối ớt.

Trời ơi! chảy nước miếng luôn.

 
                                                          Còn đây là cây khế trong vườn nhà chị Chung.

khế

"Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, để dành mà đựng."

Cây khế đang sức lớn. Hứa hẹn vài năm sau những trái khế chi chít sẽ quyến rũ người Biên Hòa thăm viếng.

Ngày xưa nhà tôi có hai cây khế, một cây ngọt, một cây chua. Cây nào cũng sai trái. Khế ngọt chỉ để ăn chơi thôi. Nhưng khế chua mới là món ăn nhà quê tiện dụng.

Cá mòi hay cá trích là loại nhiều xương. Nhưng kho với khế chua thì xương mềm rục ăn cơm thêm mấy chén.

Khế nấu canh chua cá cũng là một món nhà quê thật ngon. 
Khế, chuối chát, rau sống ăn với thịt luộc, mắm nêm hay mắm tôm chua thì mấy ông làm mấy xị là đà.

 

 "Quê hương là chùm khế ngọt" Anh chị Kiệt đã đem cả một vùng trời quê hương về nơi này.  Bụi chuối quê nhà cũng ở đây rồi. Một cây palm bị cụt ngọn. Thế là biến thành một trụ thanh long vững chắc. Tiện lợi và rất có sáng kiến. Những nụ thanh long đang ra trái, mai kia khi nó chín chắc là đẹp lắm.

 

Tôi đã thấy một trời Biên Hòa thu nhỏ trong khu vườn của anh chị Kiệt & Chung. Các bạn thì sao không biết, chứ riêng tôi, mỗi một gốc cây lại gợi cho tôi hình ảnh quê nhà. Ba má tôi phá rừng lập rẫy thành vườn. Ba tôi trồng đủ loại cây trái. Cây nào cây nấy ngay hàng thẳng  lối như cao su. Má tôi chăm chút vườn trầu, bụi chuối, cây chùm ruột, khế ..., rau trái và các loại hoa.

Chúng tôi lớn lên từ lúc ba mới phóng nọc trồng cây, cho đến khi các cây già lão. Từ lúc má gánh em út một đầu, đầu kia cơm gạo cho buổi trưa. Tôi lúc thúc chạy theo má xuống rẫy, cho đến khi đi dạy học và có chồng con.

Khi đất nước sang trang, tôi tan gia bại sản phải về náo nương cha mẹ ruột. Bốn giờ sáng thức dậy đi làm, nghe sầu riêng rụng bịch bịch ngoài vườn. Chiều cuốc đất trồng khoai ăn độn.

 

Bây giờ ngay trên nước Mỹ, giữa một thành phố đất đai giá mắc như vàng. Khu vườn nhà anh chị Kiệt Chung làm tôi thích quá. Một địa thế thuận lợi cho hội họp hằng năm. Một khu vườn rợp bóng mát với hai trái tim nhân hậu của người Biên Hòa làm tôi xúc động.

Cám ơn anh chị Kiệt & Chung đã cho chúng tôi có một nơi họp mặt đông vui. Nụ cười đôn hậu của hai anh chị đã làm cho buổi tiệc thêm đậm đà tình nghĩa.

 

Biên Hòa tôi đây trên xứ Mỹ

Đủ loại cây trồng hương vị Việt Nam

Thầy trò sum vầy, trò chuyện râm ran

Ngô Quyền ngày ấy bây giờ tái hợp.

 

Ngày xưa bảng đen thầy cô đứng lớp.

Bây giờ chị Chung đứng để nấu ăn.

Các món thật ngon, các chị lăng xăng.

Mời thầy, mời bạn, một năm tái ngộ.

 

Tôi gửi lên đây chút lòng ái mộ.

Một góc Biên Hòa để nhớ quê hương

Dù sống cách xa trên vạn nẽo đường.

Nhớ ngày hội ngộ về trường gặp nhau.

 

                                                                                   Nguyễn thị Thêm

 

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 81793)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37718)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73440)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77302)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36010)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40278)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75245)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39043)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 33904)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36728)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 68907)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39163)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80267)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73771)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65465)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33739)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42766)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38497)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46242)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71539)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34418)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78202)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68448)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66593)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 75894)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38558)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81173)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76576)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?