Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Hữu Phúc - Một Cái Nhìn Mới Về Sử Việt Và Vua Ngô Quyền.

04 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 39186)
Trần Hữu Phúc - Một Cái Nhìn Mới Về Sử Việt Và Vua Ngô Quyền.

 

 

Một cái nhìn mới về sử Việt và vua Ngô Quyền

 

tranhuuphuc-large-content

  

Khóa 8 Ngô Quyền (1963 - 1970)

 

 

Thuở nhỏ còn đi học dưới mái trường trung học Ngô Quyền / Biên Hòa, chúng tôi được Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn dạy học môn sử địa liên tiếp trong 3 năm cuối (1967 - 1970). May là Thầy Ẩn thuộc thế hệ trẻ, có những ý tưởng lạ, giảng thêm ra ngoài sách giáo khoa, cho nên giờ Sử Địa không đến nổi bị buồn tẻ. Chẳng hạn khi giảng về tài quân sự của vua Quang Trung (1753 - 1792), Thầy Ẩn so sánh với vua Napoleon (1769 - 1821) cùng thời ở bên Âu Châu và cho rằng vua Quang Trung hơn hẳn vì suốt đời bách chiến bách thắng, còn vua Napoleon cuối cùng bị thất trận, rồi bị chết trong tù đày. Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn. Ngoài ra Thầy Ẩn có quan điểm về sử học mà sau này chúng tôi qua Âu Châu du học có dịp so sánh thấy tân tiến không thua gì. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường Ngô Quyền, chúng tôi mạo muội mang chút sở học để lạm bàn sơ lược về sử học có liên quan đến vua Ngô Quyền

 

I . Nhìn lại thực trạng về sử học Việt Nam.


1 . Nhận định của sử gia Trần Trọng Kim
Trước đây trên nửa thế kỷ, sử gia Trần Trọng Kim đã đưa ra nhận xét:
" Xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên chế. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua. Cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích lợi cho sự học vấn là mấy. Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hể ai cắp sách đi học thì chỉ học sử Tàu, chứ không học sử nước nhà. "

 

2 . Nguyên nhân sâu xa
Nhưng xét cho thực kỹ sẽ thấy còn thêm vài nguyên nhân sâu xa khác đóng vai trò chính yếu nữa.

 
a) Tài liệu sử học Việt bị Tàu huỷ bỏ hoặc bị thất lạc
Việt Nam bị Tàu đô hộ lần đầu 1146 năm. Trong thời kỳ này Trung Hoa thi hành chính sách đồng hóa nên tất cả liên hệ đến tinh thần dân tộc đều bị triệt hạ. Trong đó các tác phẩm sử học bị chiếu cố đến trước nhứt . Cho nên chúng ta mất hết những dữ kiện sử học chính xác về thời kỳ trước khi vua Ngô Quyền lấy lại được độc lập. Trong lần bị đô hộ lần thứ nhì 20 năm, tuy ngắn ngủi hơn, nhưng tầm tai hại không thua kém gì, vì lần này Tàu thực hiện chính sách đồng hóa tinh vi hơn. Trong đó - ngoài việc thiêu hủy sách vở - còn thêm màn bắt những thành phần ưu tú của VN qua Tàu với mục đích vừa vét cạn nhân tài Việt khỏi sợ nổi dậy vừa có nhân lực xuất sắc phục vụ cho dân Tàu. Đó là trường hợp Nguyễn Phi Khanh ( thân phụ của Nguyễn Trải ), Hồ Nguyên Trừng (chế tạo được súng thần công) cũng như kiến trúc sư và thợ giỏi của VN đã xây dựng kinh thành Bắc Kinh cho nhà Minh (xem Tạp Chí Viên Giác / Âu Châu).
Ngoài ra, các cuộc tranh chấp đẩm máu kéo dài từ thời Lê, Mạc, Trịnh, Nquyễn, Tây Sơn, Pháp thuộc, Quốc Cộng đã làm thất lạc nhiều tài liệu quý báu. Điển hình, một mất mát rất lớn cho nền sử học VN, vào năm 1946 bị đốt nhà nên sử gia Trần Trọng Kim mất hết tài liệu để xuất bản nối tiếp cho quyển Việt Nam Sử Lược. Dĩ nhiên trong hoàn cảnh như vậy khó tìm ra được điều kiện thuận lợi và nhân lực cho việc viết sử.

 
b) Lệ thuộc vào tài liệu và tư tưởng của Tàu
Mất hết tài liệu Việt, các sử gia ta phải trông cậy & lệ thuộc vào nguồn cung cấp tài liệu của Tàu và bị ảnh hưởng không ít khi đưa ra phán đoán liên hệ. Sử gia Tàu dĩ nhiên phải binh vực cho dân tộc họ và sẳn sàng bẻ cong ngòi bút chà đạp tinh thần ái quốc của các quốc gia láng giềng bị trị - trong đó có Việt Nam - . Điển hình họ đã xuyên tạc danh tánh gọi Bà Triệu Thị Trinh thành Triệu Ẩu (con mụ già họ Triệu), Trưng Chắc thành Trưng Trắc (có ý nghĩa xấu kiểu phản trắc) , Trưng Nhì thành Trưng Nhị (có ý nghĩa xấu kiểu nhị tâm - hai lòng -). Từ ngàn năm trước, các sử gia Việt lầm lẩn chép lại nguyên văn cho tới mãi quyển Việt Nam Sử Lược vẫn còn lổi lầm sơ đẳng này.

 
c) Tệ trạng giáo điều
Rút kinh nghiệm sụp đổ của các triều đại trước, nhà Tống (960 - 1279) bên Tàu đã xử dụng một số trí thức đưa tư tưởng Tống nho có tính cách giáo điều (dogma) với mục đích bảo vệ ngai vàng. Từ đó phát sinh ra chủ trương mù quáng mà lại được coi là khuôn vàng thước ngọc như: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung ". Các triều đại Trung Hoa sau này (kể cả Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch) vẫn tiếp tục theo chính sách này để bảo vệ quyền lực. Các vua đầu tiên của nhà Hậu Lê thấy có lợi cho triều đại, nên đã bắt chước theo. Trong hoàn cảnh đó, bộ luật Hồng Đức (từng được Đại học Harvard chọn cho chuyển dịch vào năm 1984) được biên soạn với tính cách giáo điều và được áp dụng lâu nhất & có ảnh hưởng lớn nhứt đối với dân tộc Việt cho đến mãi ngày nay. Thực vậy, trước thời Hậu Lê thấy còn rất nhiều tình nghĩa giữa vua tôi và ngay trong hoàng tộc ít có những tranh chấp giết nhau tàn bạo . Chính nhờ vậy dân tộc Việt đã đoàn kết và xây dựng đất nước hùng mạnh với những chiến công lẩy lừng " phá Tống bình Chiêm, đại phá quân Mông Cổ, 10 năm kháng chiến đuổi quân Minh ". Nhưng bắt đầu từ thời Hậu Lê tới nay, rất thường xảy ra những tranh quyền đẩm máu và từ đó phát sinh ra nạn bè phái gây ra nội chiến liên tiếp làm chia rẻ dân tộc Việt đưa đến hận thù triền miên. Chính tinh thần giáo điều đưa tới chia rẻ & hận thù đã xô đẩy VN từng có trang sử oai hùng dần dần thoái hóa trở thành một trong những quốc gia lạc hậu nhứt thế giới. Trong hoàn cảnh được hun đúc giáo dục như thế, một số lớn các sử gia Việt đã viết thiên vị cho phe phái mà mình đang phục vụ.

 

3 . Một vài sai lầm tiêu biểu 
Tất nhiên như thế đưa đến nhiều sai lầm trong sử Việt, mà trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, chúng tôi xin đơn cử tiêu biểu.


a) Thói quen phóng đại 
Điển hình, nhằm mục đích đề cao chiến thắng của tiền nhân, các sử gia đã phóng đại quân số tham chiến. Chẳng hạn sử gia Lê Văn Hưu trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết rằng vua Ngô Quyền năm 938 phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo. Thực sự con số trăm vạn (1 triệu !) không thể nào có được , vì ngay toàn thể quân đội Nam Hán cũng chưa chắc tới 1 triệu. Tương tự đã phóng đại chuyện vua Quang Trung năm 1789 phá tan 20 vạn (2 trăm ngàn !) quân Thanh. Nên nhớ rằng dân số VN cứ 30 năm tăng gấp đôi theo toán học cấp số nhân. Năm 1945 với 20 triệu dân, năm 1975 với 40 triệu dân và năm 2005 với 80 triệu dân. Như vậy dân số VN trước đây 1000 năm hoặc 200 năm chắc chắn rất ít, cho nên làm sao có đủ quân số tương đương để đánh thắng địch quân đông đảo như vậy được.


b) Quan điểm phê bình lổi thời.
Phê bình về Hồ Quý Ly, sử gia Trần Trọng Kim chỉ trích vì có hành động bất trung tiếm đoạt ngôi vua trái với đạo lý, trong khi đó sử gia Phạm Văn Sơn lại ca ngợi vì ngưỡng mộ cải cách mới .
Xét trong lịch sử, mưu đoạt quyền lực là thực tế đương nhiên, nên không thể dựa vào quan điểm đạo lý để phê bình, bởi lẻ chính nhà Trần cũng đoạt ngôi vua của nhà Lý. Tương tự, cũng không thể ca ngợi Hồ Quý Ly được, vì trong vai trò chỉ huy Hồ Quý Ly phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đã đưa ra chính sách lãnh đạo sai lầm cuối cùng dẩn đến chiến tranh làm mất nước. Cho nên một nhân vật lãnh đạo xứng đáng được vinh danh chỉ khi nào bản thân làm cho đất nước được hùng mạnh và trường tồn . Đó cũng là quan điểm của các sử gia Đức, khi họ kết án Hitler đã mù quáng phiêu lưu quân sự đưa đến hậu quả khiến dân chúng tổn thất nhân mạng nặng nề và đất nước bị xâu xé chia đôi, mặc dù Hitler cũng có nhiều điểm xuất sắc trong lúc nắm quyền. Trong chiều hướng đó, chúng ta thử nhìn lại kỹ càng về công nghiệp của vua Ngô Quyền.

 

II . Nhìn lại công nghiệp của vua Ngô Quyền.

 
1) Cuộc đời vua Ngô Quyền.
Sinh năm 897, là con trai của quan thứ sử Ngô Mân, Ngô Quyền tỏ ra có chí lớn và bản lãnh hơn người. Năm 920, Ngô Quyền vào Thanh Hóa ( Ái Châu ) đầu quân đi theo tướng Dương Diên Nghệ và đánh đuổi được giặc Nam Hán lần thứ nhứt vào năm 931. Dương Diên Nghệ lên nắm quyền tự xưng Tiết Độ Sứ, gả con gái và giao Ái Châu cho Ngô Quyền. Nắm quyền cai trị, Ngô Quyền tỏ ra là người lãnh đạo tài giỏi , được lòng dân và xây dựng được một lực lượng hùng mạnh. Năm 937 Dương Diên Nghệ bị thuộc tướng Kiều Công Tiển sát hại. Hay tin dữ, Ngô Quyền kéo quân từ Thanh Hóa vượt đèo Ba Dội tiến vào thành Đại La chém đầu kẻ nội thù Kiều Công Tiển. Vua Nam Hán nhân cơ hội nước ta nội loạn bèn phái con trai Lưu Hoằng Tháo mang thủy quân đi trước mưu lập lại nền đô hộ mới. Để phá quân địch, Ngô Quyền đã bố trí trận địa cọc (đầu cọc bịt sắt đóng ngầm dưới nước) ở cửa sông Bạch Đằng. Đoàn binh thuyền Nam Hán dựa vào lúc thủy triều lên từ biển vào cửa sông Bạch Đằng đã bị dẩn dụ vào thế trận bày sẳn. Chờ khi thủy triều xuống, Ngô Quyền cho phản công với sự hổ trợ của quân mai phục ở phía trong bãi cọc và ở bên bờ. Chiến thuyền Nam Hán bị mắc cọc chìm gần hết và Lưu Hoằng Tháo bị bắt giết tại trận. Trận chiến Bạch Đằng xảy ra quá nhanh khiến cho vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới trở tay không kịp để cứu con và đành thương khóc rút quân về bỏ lại tham vọng muốn chiếm nước ta.
Sau khi đuổi được quân Nam Hán ra khỏi bờ cỏi, Ngô Quyền xưng vương. Nhà vua tổ chức lại cơ cấu khởi đầu nền độc lập sau 1146 năm Bắc thuộc.

 

nq_tuong-content

 

2) Công nghiệp đặc biệt của vua Ngô Quyền.

 
a) Một thiên tài quân sự.
Trong chiến dịch đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền biểu lộ một thiên tài quân sự hiếm có:
- Ông đưa ra kế sách " trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm ", cho hành quân chớp nhoáng " tốc chiến tốc thắng " từ Thanh Hóa vượt đèo Ba Dội tiến vào Hà Nội khiến Kiều Công Tiển trở tay không kịp đành chịu bêu đầu. Quân Nam Hán mất đi nội ứng nên đã hoang mang mất tinh thần trước khi lâm trận.
Kế sách " trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm " sau này còn được dùng nhiều lần trong lịch sử Việt . Riêng vua Quang Trung học hỏi áp dụng chiến thuật hành quân chớp nhoáng đã bách chiến bách thắng ghi lại chiến công đại phá quân Xiêm (1782) và quân Thanh (1789).
- Sau đó ông đã đoán trúng con đường tiến quân của địch và chọn chiến trường để dẩn dụ địch lọt vào bẩy. Mặc dù Bạch Đằng Giang là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử Việt, nhưng Ngô Quyền đã biết nghiên cứu khoa học nhìn thấy hiện tượng thủy triều lên xuống để phối hợp địa thế của sông Bạch Đằng và nảy sáng kiến ra được trận địa cọc rất đặc biệt trong lịch sử chiến tranh. Chỉ một trận duy nhứt này , toàn bộ thủy quân Nam Hán với lương thảo bị tiêu diệt khiến vua tôi nhà Nam Hán kinh sợ không còn dám tính chuyện xâm lăng nữa.
Sáng kiến với trận địa cọc sau này được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn học hỏi bắt chước dùng để đại phá quân Nguyên cũng tại Bạch Đằng Giang (1288) và bắt trọn ổ tướng lảnh địch với Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp..... Trận thủy chiến này đã khiến vua tôi nhà Nguyên - từng lẩy lừng bách chiến bách thắng nhiều nơi trên thế giới - phải đâm ra nể sợ biệt tài quân sự của dân tộc Việt nên không còn dám mang quân xâm lược lần nữa.

 
b) Một nhà lãnh đạo tài ba
Ngô Quyền được thiên phú có tài chỉ huy lãnh đạo. Nắm trong tay đất Ái Châu, ông đã thu phục nhân tâm xây dựng thành bàn đạp cho sự nghiệp đế vương sau này.
Sau khi đánh đuổi xong quân Nam Hán, ông đã đi nước cờ cao là không thèm xưng làm Tiết Độ Sứ như những nhà lãnh đạo VN trước đây, mà chính thức xưng Vương. Hành động đầy khôn ngoan này muốn biểu dương chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1146 năm. Vua Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô và xây dựng hệ thống cầm quyền mới.
Khác hẳn các anh hùng liệt nữ nổi dậy thời trước, vua Ngô Quyền và nhà Ngô đã biết chọn đường lối ngoại giao uyển chuyển bằng cách hòa hoản chịu thần phục để không khiêu khích gây chiến tranh vô ích với phương Bắc. Chính sách ngoại giao thực tế này là tấm gương sáng được các triều đại VN sau này noi theo để đất nước được trường tồn.


c) Luận về công nghiệp của vua Ngô Quyền
 - Công nghiệp lẩy lừng nhứt của vua Ngô Quyền là dành lại độc lập cho dân tộc Việt sau 1146 năm bị Bắc thuộc. Nên nhớ rằng Hán tộc bắt đầu chỉ ở khu vực sông Hoàng Hà, có chủ trương xâm lược các nước láng giềng và đã đồng hóa được hàng trăm sắc tộc khác để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Chỉ có dân tộc Việt thoát được đại nạn đồng hóa khủng khiếp đó và phần lớn nhờ vua Ngô Quyền kịp thời dành được độc lập.
Tại sao vậy ?
Bởi lẻ lúc đó Trung Hoa bị yếu đi vì tranh chấp kịch liệt trong thời Ngũ Đại. Cơ hội ngàn năm một thuở hiếm có này đã được vua Ngô Quyền sáng suốt biết khai thác để tái lập được độc lập cho nước ta. Nếu như chậm trể chỉ cần 2 thập niên sau, khi Triệu Khuông Dẩn tái thống nhứt Trung Hoa thiết lập nhà Tống hùng mạnh thì chúng ta khó lòng thoát khỏi vòng đô hộ Tàu và bị đồng hóa như hàng trăm sắc tộc khác.
- Công nghiệp thứ nhì thực sự còn có tầm quan trọng hơn nữa của vua Ngô Quyền là để lại di sản quân sự & ngoại giao tuyệt vời (như phần trên đã đề cập đến) cho đời sau noi theo và nhờ đó đã giử cho nước Việt được trường tồn.

 

III . Kết luận


Như vậy, khách quan phải nhìn thấy rằng công nghiệp của vua Ngô Quyền xứng đáng đứng hàng đầu trong lịch sử. Nhưng có lẽ vì cầm quyền chỉ 6 năm quá ngắn, trên thực tế không có sử gia nào chịu ảnh hưởng trực tiếp, nên công nghiệp hiếm có đó của vua Ngô Quyền ít được đề cập & vinh danh trong sử sách một cách xứng đáng. Vã lại phần lớn các nhà cầm quyền chỉ chú ý ca ngợi những bậc anh hùng cầm quân đoạt được chiến công lớn. Điển hình, danh tiếng của vua Quang Trung và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết tới nhiều hơn vua Ngô Quyền, mặc dù hai vị này chỉ đáng hàng đệ tử, vì đã từng học hỏi bắt chước những sáng kiến quân sự của vua Ngô Quyền.
So sánh trường hợp tương tự xảy ra với Thủ tướng Bismarck (1815 - 1898) cũng có công nghiệp tái lập quốc gia Đức vào năm 1871 được sử sách Đức vinh danh đứng hàng đầu, mà cụ thể nhứt hầu như thành phố nào ở Đức cũng có đường xá, trường học, công trường ... mang tên Bismarck. Trong chiều hướng đó, mong rằng vua Ngô Quyền (có công cứu nước thoát khỏi ách đô hộ Tàu 1146 năm) được khách quan vinh danh đứng hàng đầu bên cạnh vua Hùng Vương thứ nhất (có công dựng nước) và vua Lê Lợi (có công cứu nước thoát khỏi ách đô hộ àu 20 năm). Cũng như hy vọng nhờ đó rồi sẽ có thêm nhiều trường trung học khác được mang tên Ngô Quyền trên quê hương Việt Nam yêu dấu.

 

 

 

04 Tháng Năm 2021(Xem: 10426)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
03 Tháng Năm 2021(Xem: 6694)
Dạ phải, thưa quí vị, tôi yêu Canada, cái tủ lạnh khổng lồ... nhưng ước chi mùa đông ngắn đi một nửa và cái lạnh bớt đi một phần ba nhỉ.
02 Tháng Năm 2021(Xem: 9982)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 2021(Xem: 10659)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 2021(Xem: 10594)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
29 Tháng Tư 2021(Xem: 11686)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
20 Tháng Tư 2021(Xem: 12524)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
18 Tháng Tư 2021(Xem: 9455)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 2021(Xem: 10917)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
13 Tháng Tư 2021(Xem: 10813)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 8489)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 10198)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 2021(Xem: 9541)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 2021(Xem: 11472)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 2021(Xem: 8123)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 2021(Xem: 11135)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 2021(Xem: 10637)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10079)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10701)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10744)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 8362)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 10265)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 2021(Xem: 10775)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
31 Tháng Ba 2021(Xem: 11612)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 2021(Xem: 8472)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
20 Tháng Ba 2021(Xem: 11175)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 13031)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 13098)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.