Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

04 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 40760)
GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

 

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN VÀO NĂM 1956.

 

 

thaytranminhduc-content

 

 L.S. GS Trần Minh Đức

 (Luật Sư Đoàn Thủ Đô Washington D.C).

 

 

Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ. Điều này hơi mỉa mai, vì tỉnh Biên Hòa đã được thành lập vào những ngày đầu mà Chúa Nguyễn đã đưa dân vào lập nghiệp tại Miền Nam Việt Nam, và là một trong 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm lấy và đặt cơ sở hành chánh vào năm 1861.

 

Vào thời đó người Pháp chú trọng đến việc tạo những trường học cho số giáo dân Thiên Chúa Giáo nhiều hơn.

 

Ngay vào năm 1861, Đô Đốc Charner cho lập Collège d'Adran, tặng học bổng cho 30 học sinh, để khuyến khích người Việt Nam đi học. Và vào năm sau, 1862, trường Nữ bậc Tiểu học do các Sơ Saint-Paul de Chartres trông nom, được thành lập và tồn tại cho đến năm 1975. Trường này thường được gọi là Trường Nhà Trắng, đặt tại Boulevard Luro (Đại lộ Cường Để). Trường Đạo Tabert khai giảng vào năm 1874, lúc đầu là để dạy những trẻ con lai Pháp.

 

Trường Chasseloup Laubat nhận các học sinh Pháp hay người Việt có quốc tịch Pháp, và sau này thu nhận cả học sinh Việt, không phân biệt quốc tịch.

 

Trường Pétrus Ký được khởi công xây cất vào năm 1926 và khánh thành năm 1927, với tên là Collège de Cochinchine. Vào học khóa năm 1928, trường được đổi tên là Lycée Pétrus Ky. Các nữ sinh đậu bằng Certificat (Cơ thủy) cấp Tiểu học, sau khi thi tuyển, được nhận vào Collège des Jeunes Filles Indigènes à Saigon, cũng thường được gọi là Trường Áo Tím, vì các nữ sinh mặc đồng phục áo dài tím. Trường này sau đổi tên là trường Gia Long.

 

Như thế, trong ba tỉnh Miền Đông Việt Nam, là Gia Định (gồm cả Sàigòn), Định Tường (Mỹ Tho), và Biên Hòa, thì cả hai tỉnh đầu đều có trường Trung học rất sớm, phần lớn là ở Sàigòn, và Mỹ Tho cũng có trường Le Myre de Vilers (sau này thành trường Nguyễn Đình Chiểu). Chỉ có Biên Hòa là chịu thua thiệt, dù Biên Hòa đã là nơi đầu tiên Chúa Nguyễn đưa dân vào lập nghiệp trong Nam, với một số đông người Hoa chạy nạn Mãn Thanh vào định cư tại Cù Lao Phố, với Đức Ông Trần Thượng Xuyên.

 

Lý do vì đâu? Câu trả lời đơn giản nhất, là vì Biên Hòa quá gần Sàigòn. Người Pháp không thấy nhu cầu lập trường Trung học tại Biên Hoà, vì cho rằng các học sinh Trung học có thể đến Sàigòn học được.

Trên lý thuyết thì như vậy. Nhưng trên thực tế, thì quả là Biên Hòa phải chịu thiệt thòi. Vì học sinh Biên Hòa mà đến Sàigòn để học, thì cũng gặp nhiều khó khăn.

 

Thứ nhất là nơi ăn chốn ở. Lên Sàigòn học, là phải ở đậu, tiền ăn ở tốn kém, gia đình những người dân bình thường cũng khó lo toan cho được. Mà gia đình các con em học sinh cũng ngại cảnh ở đậu đi học, nhất là đối với các nữ sinh.

 

Thứ hai, các học sinh có thể vào nội trú trong các trường Pétrus Ký và Gia Long. Nhưng vào được hai trường này không phải là chuyện dễ dàng, vì mỗi năm số học sinh được thu nhận phải qua một kỳ thi tuyển rất gắt gao.

 

Để lấy một thí dụ, năm 1942, là năm mà tỉnh Biên Hòa đạt được thành tích vẻ vang nhất, có 2 học sinh tỉnh nhà đậu Thủ Khoa và Á Khoa của cuộc thi tuyển gồm các sĩ tử của 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Đó là anh Trần Minh Cảnh, đậu Thủ Khoa, sau viết báo cho tờ báo Pháp Le Combat ở Paris, và anh Trần Thượng Thủ, hậu duệ của Đức Ông Trần Thượng Xuyên, đậu Á Khoa. Anh Thủ hiện vẫn còn đầy đủ sức khỏe ở Houston, và có lúc là Giáo sư cũng tại Trường Pétrus Ký.

 

Người thầy dạy 2 anh này, đúng là ông Hồ Văn Tam, sau này làm Phó Hiệu trưởng của Trường Ngô Quyền. Qua thành tích dạy dỗ đáng khen này, ông Hồ Văn Tam được Chánh Chủ Tỉnh Biên Hòa người Pháp trao bằng ban khen.

 

Năm tôi thi vào Pétrus Ký, trường nhận lối 200 học sinh, vào Première Année, trong lúc số sĩ tử dự thi lên đến gần 6 ngàn em, tỉ số được chọn chỉ lối 5%. Như vậy, mỗi năm, chỉ có vài trăm học sinh được đậu vào hai trường Pétrus Ký và Gia Long, trong số hàng năm, bảy ngàn học sinh từ 21 tỉnh ở Nam Kỳ dự tuyển. Số còn lại, nếu có phương tiện, thì đến Sàigòn học các trường Trung học tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Chấn Thanh .....

 

Như thế, trường Ngô Quyền được thành lập năm 1956, là một điều đáng lý phải được thực hiện từ trước, vì nhu cầu của học sinh ở tỉnh nhà, ngay trong gia đình của mình, mà đi học Trung học khỏi tốn kém.

 

Lúc ấy ở Biên Hòa chỉ có 2 tư thục nhỏ, một là trường Phan Chu Trinh, ở đường Đấp Mới (nay là Quốc lộ I) do các Giáo sư người Bắc di cư 54 phụ trách, và trường Khiết Tâm, trường Công giáo nơi gần Nhà Thờ Biên Hòa. Trường Ngô Quyền mở một kỷ nguyên mới cho nền Trung học Biên Hòa.

 

VÀ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ TỈNH NHỎ.

 

Dù chỉ dạy ở Ngô quyền có 2 năm đầu, thời gian này đã để lại nơi tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Quên sao được những học trò chân thật, hiền hậu, và trong nhiều trường hợp, thuộc những gia đình có lợi tức khiêm nhường. Quên sao được cảnh các học sinh đi học mà phần đông đi chân đất, một số nhỏ mang dép, và các nữ sinh mặc áo bà ba, thay vì mặc áo dài trắng như sau này.

 

Qua cảnh của mấy em, tôi nhớ lại thời thơ ấu của tôi ở trường Tiểu học Biên Hòa (sau được gọi là trường Nguyễn Du) lúc ấy còn dạy tiếng Pháp, theo chương trình Pháp. Trường Tiểu học Biên Hòa lúc ấy rất nhỏ bé, trong sân trường còn trồng 2 dãy cây cao su, mà giờ ra chơi, bọn học trò chúng tôi lấy miểng chai cạo lấy mủ, bọc chung quanh giấy nhựt trình quấn tròn để làm banh đá chơi.

 

Vì tôi chỉ hơn các học sinh lối 5 tuổi, nên tôi thấy gần mấy em hơn và rất thương hoàn cảnh học hành thiếu thốn của các em, khi so với những năm tôi học tại Pétrus Ký và Yersin, Đà Lạt.

 

Ngay tháng đầu, tôi nhận thấy một học sinh (tôi tạm dấu tên) bị tật ở chân mà phải đi bộ xa lắm mới tới trường. Tôi hẹn em ra chợ Biên Hòa, mua tặng cho em một chiếc xe đạp để em đi học. Sự thân thương này kéo dài mãi cho đến ngày tôi qua Sàigòn dạy Đệ Nhị Cấp, rồi đi Pháp học lấy bằng Tiến Sĩ, và sau đó là đi lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Tôi vẫn giữ liên lạc với các em, được biết một số đã đậu Tú Tài, một số khác được động viên, và sau đó là đi tù cải tạo. Các nữ sinh thì đi học Sư Phạm, nhưng sau 75 cũng đều nghỉ dạy, vì đồng lương quá ít.

 

Từ ngoại quốc, tôi theo dõi thăm hỏi điều kiện sinh sống của các em, trong lúc có chiến tranh, cho đến thời kỳ đổi đời.

 

Học sinh đầu tiên gặp tôi tại Hoa Kỳ là em Lý Thanh Phong, viết báo dưới bút hiệu Sông Phố. Em theo học Đại học tại Hoa Kỳ, và hiện đang làm cho chính phủ Liên Bang Mỹ. Lúc nào em cũng đối xử với tôi rất lễ phép, nhất là nhỏ nhẹ, ít ồn ào.

 

Sau 75, lần lượt tôi gặp laịï một số học trò cũ, như em Lý Khánh Hồng, ở San José, có một lúc chủ trương báo Nhân Văn, cùng với Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng. Đồng thời, tôi cũng bắt liên lạc được với em Trầm Hữu Tình, cùng người vợ (nay vừa qua đời) sở hữu một tiệm ăn ở San Francisco. Lúc dạy học ở Biên Hòa, tôi hay hẹn gặp em Trầm Hữu Tình và em Phạm Phú Vĩnh ra bến xe lô Biên Hòa, dẫn 2 em đi Sàigòn ăn nhà hàng Mê Kông, Đại Nam, ngồi tiệm kem Thiên Thai, Mai Hương, xem chớp bong…

 

Phía bên Nữ Học Sinh, thì tôi có 2 học trò giỏi là em Huỳnh Thị Xuân Hoa và Trần Thị Đức. Tôi chỉ dám mua sách tặng trong dịp phát thưởng của nhà trường, sau khi đã xin phép ông Hồ Văn Tam. Em Trần Thị Đức vừa mới qua đời cách đây vài tháng, trong hoàn cảnh rất đau buồn. Em Huỳnh Thị Xuân Hoa thì học Sư Phạm, lấy chồng là Giáo sư Lý, dạy Triết, nay cũng đã có cháu nội, cháu ngoại rồi. Ngoài ra em Phan Ngọc Thể, con của ông bà Phan Thành, chủ tiệm đóng bàn ghế tại Biên Hòa, và chồng là em Đông Văn Quân, hiện ở Virginia. Cũng ở tiểu bang Virginia, là em Lê Ngọc Anh, cựu nữ quân nhân, cũng từng đi tù cải tạo.

 

Một học sinh giỏi giang, nhặm lẹ, là Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cửu, ở bang Washington, sau khi đi cải tạo về được đi diện H.O. Em rất vui vẻ, bặt thiệp và rất chuộng bạn bè. Mỗi lần về Việt Nam, tôi thường nhờ em Trương Minh Sang, hiện làm Luật Sư tại Biên Hòa, liên lạc với các em học sinh cũ còn ở lại Việt Nam, đến chung vui với tôi, chừng vài mươi người, tại các tiệm ăn ở Biên Hòa. Tình Thầy trò vẫn thắm thiết như ngày nào, với các em Trọng, Diệp… và nhiều Em khác nữa. Năm nay, sau Đại Hội Trùng Phùng, vào trung tuần tháng Bảy, tôi cũng sẽ về lại Việt Nam, và có dịp gặp lại các học trò cũ, đã chiếm mất một phần lớn trong cuộc sống tình cảm của tôi.

 

 

 

 

10 Tháng Năm 2022(Xem: 5887)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6761)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6390)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 10584)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8855)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5725)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 8115)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 12862)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5950)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 6105)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 9167)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8819)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6706)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6541)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6697)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 10143)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 10193)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 11238)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 12074)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10491)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 11293)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10493)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 10499)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 11224)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 10767)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9682)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 9666)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?