Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

04 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 40521)
GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

 

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN VÀO NĂM 1956.

 

 

thaytranminhduc-content

 

 L.S. GS Trần Minh Đức

 (Luật Sư Đoàn Thủ Đô Washington D.C).

 

 

Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ. Điều này hơi mỉa mai, vì tỉnh Biên Hòa đã được thành lập vào những ngày đầu mà Chúa Nguyễn đã đưa dân vào lập nghiệp tại Miền Nam Việt Nam, và là một trong 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm lấy và đặt cơ sở hành chánh vào năm 1861.

 

Vào thời đó người Pháp chú trọng đến việc tạo những trường học cho số giáo dân Thiên Chúa Giáo nhiều hơn.

 

Ngay vào năm 1861, Đô Đốc Charner cho lập Collège d'Adran, tặng học bổng cho 30 học sinh, để khuyến khích người Việt Nam đi học. Và vào năm sau, 1862, trường Nữ bậc Tiểu học do các Sơ Saint-Paul de Chartres trông nom, được thành lập và tồn tại cho đến năm 1975. Trường này thường được gọi là Trường Nhà Trắng, đặt tại Boulevard Luro (Đại lộ Cường Để). Trường Đạo Tabert khai giảng vào năm 1874, lúc đầu là để dạy những trẻ con lai Pháp.

 

Trường Chasseloup Laubat nhận các học sinh Pháp hay người Việt có quốc tịch Pháp, và sau này thu nhận cả học sinh Việt, không phân biệt quốc tịch.

 

Trường Pétrus Ký được khởi công xây cất vào năm 1926 và khánh thành năm 1927, với tên là Collège de Cochinchine. Vào học khóa năm 1928, trường được đổi tên là Lycée Pétrus Ky. Các nữ sinh đậu bằng Certificat (Cơ thủy) cấp Tiểu học, sau khi thi tuyển, được nhận vào Collège des Jeunes Filles Indigènes à Saigon, cũng thường được gọi là Trường Áo Tím, vì các nữ sinh mặc đồng phục áo dài tím. Trường này sau đổi tên là trường Gia Long.

 

Như thế, trong ba tỉnh Miền Đông Việt Nam, là Gia Định (gồm cả Sàigòn), Định Tường (Mỹ Tho), và Biên Hòa, thì cả hai tỉnh đầu đều có trường Trung học rất sớm, phần lớn là ở Sàigòn, và Mỹ Tho cũng có trường Le Myre de Vilers (sau này thành trường Nguyễn Đình Chiểu). Chỉ có Biên Hòa là chịu thua thiệt, dù Biên Hòa đã là nơi đầu tiên Chúa Nguyễn đưa dân vào lập nghiệp trong Nam, với một số đông người Hoa chạy nạn Mãn Thanh vào định cư tại Cù Lao Phố, với Đức Ông Trần Thượng Xuyên.

 

Lý do vì đâu? Câu trả lời đơn giản nhất, là vì Biên Hòa quá gần Sàigòn. Người Pháp không thấy nhu cầu lập trường Trung học tại Biên Hoà, vì cho rằng các học sinh Trung học có thể đến Sàigòn học được.

Trên lý thuyết thì như vậy. Nhưng trên thực tế, thì quả là Biên Hòa phải chịu thiệt thòi. Vì học sinh Biên Hòa mà đến Sàigòn để học, thì cũng gặp nhiều khó khăn.

 

Thứ nhất là nơi ăn chốn ở. Lên Sàigòn học, là phải ở đậu, tiền ăn ở tốn kém, gia đình những người dân bình thường cũng khó lo toan cho được. Mà gia đình các con em học sinh cũng ngại cảnh ở đậu đi học, nhất là đối với các nữ sinh.

 

Thứ hai, các học sinh có thể vào nội trú trong các trường Pétrus Ký và Gia Long. Nhưng vào được hai trường này không phải là chuyện dễ dàng, vì mỗi năm số học sinh được thu nhận phải qua một kỳ thi tuyển rất gắt gao.

 

Để lấy một thí dụ, năm 1942, là năm mà tỉnh Biên Hòa đạt được thành tích vẻ vang nhất, có 2 học sinh tỉnh nhà đậu Thủ Khoa và Á Khoa của cuộc thi tuyển gồm các sĩ tử của 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Đó là anh Trần Minh Cảnh, đậu Thủ Khoa, sau viết báo cho tờ báo Pháp Le Combat ở Paris, và anh Trần Thượng Thủ, hậu duệ của Đức Ông Trần Thượng Xuyên, đậu Á Khoa. Anh Thủ hiện vẫn còn đầy đủ sức khỏe ở Houston, và có lúc là Giáo sư cũng tại Trường Pétrus Ký.

 

Người thầy dạy 2 anh này, đúng là ông Hồ Văn Tam, sau này làm Phó Hiệu trưởng của Trường Ngô Quyền. Qua thành tích dạy dỗ đáng khen này, ông Hồ Văn Tam được Chánh Chủ Tỉnh Biên Hòa người Pháp trao bằng ban khen.

 

Năm tôi thi vào Pétrus Ký, trường nhận lối 200 học sinh, vào Première Année, trong lúc số sĩ tử dự thi lên đến gần 6 ngàn em, tỉ số được chọn chỉ lối 5%. Như vậy, mỗi năm, chỉ có vài trăm học sinh được đậu vào hai trường Pétrus Ký và Gia Long, trong số hàng năm, bảy ngàn học sinh từ 21 tỉnh ở Nam Kỳ dự tuyển. Số còn lại, nếu có phương tiện, thì đến Sàigòn học các trường Trung học tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Chấn Thanh .....

 

Như thế, trường Ngô Quyền được thành lập năm 1956, là một điều đáng lý phải được thực hiện từ trước, vì nhu cầu của học sinh ở tỉnh nhà, ngay trong gia đình của mình, mà đi học Trung học khỏi tốn kém.

 

Lúc ấy ở Biên Hòa chỉ có 2 tư thục nhỏ, một là trường Phan Chu Trinh, ở đường Đấp Mới (nay là Quốc lộ I) do các Giáo sư người Bắc di cư 54 phụ trách, và trường Khiết Tâm, trường Công giáo nơi gần Nhà Thờ Biên Hòa. Trường Ngô Quyền mở một kỷ nguyên mới cho nền Trung học Biên Hòa.

 

VÀ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ TỈNH NHỎ.

 

Dù chỉ dạy ở Ngô quyền có 2 năm đầu, thời gian này đã để lại nơi tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Quên sao được những học trò chân thật, hiền hậu, và trong nhiều trường hợp, thuộc những gia đình có lợi tức khiêm nhường. Quên sao được cảnh các học sinh đi học mà phần đông đi chân đất, một số nhỏ mang dép, và các nữ sinh mặc áo bà ba, thay vì mặc áo dài trắng như sau này.

 

Qua cảnh của mấy em, tôi nhớ lại thời thơ ấu của tôi ở trường Tiểu học Biên Hòa (sau được gọi là trường Nguyễn Du) lúc ấy còn dạy tiếng Pháp, theo chương trình Pháp. Trường Tiểu học Biên Hòa lúc ấy rất nhỏ bé, trong sân trường còn trồng 2 dãy cây cao su, mà giờ ra chơi, bọn học trò chúng tôi lấy miểng chai cạo lấy mủ, bọc chung quanh giấy nhựt trình quấn tròn để làm banh đá chơi.

 

Vì tôi chỉ hơn các học sinh lối 5 tuổi, nên tôi thấy gần mấy em hơn và rất thương hoàn cảnh học hành thiếu thốn của các em, khi so với những năm tôi học tại Pétrus Ký và Yersin, Đà Lạt.

 

Ngay tháng đầu, tôi nhận thấy một học sinh (tôi tạm dấu tên) bị tật ở chân mà phải đi bộ xa lắm mới tới trường. Tôi hẹn em ra chợ Biên Hòa, mua tặng cho em một chiếc xe đạp để em đi học. Sự thân thương này kéo dài mãi cho đến ngày tôi qua Sàigòn dạy Đệ Nhị Cấp, rồi đi Pháp học lấy bằng Tiến Sĩ, và sau đó là đi lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Tôi vẫn giữ liên lạc với các em, được biết một số đã đậu Tú Tài, một số khác được động viên, và sau đó là đi tù cải tạo. Các nữ sinh thì đi học Sư Phạm, nhưng sau 75 cũng đều nghỉ dạy, vì đồng lương quá ít.

 

Từ ngoại quốc, tôi theo dõi thăm hỏi điều kiện sinh sống của các em, trong lúc có chiến tranh, cho đến thời kỳ đổi đời.

 

Học sinh đầu tiên gặp tôi tại Hoa Kỳ là em Lý Thanh Phong, viết báo dưới bút hiệu Sông Phố. Em theo học Đại học tại Hoa Kỳ, và hiện đang làm cho chính phủ Liên Bang Mỹ. Lúc nào em cũng đối xử với tôi rất lễ phép, nhất là nhỏ nhẹ, ít ồn ào.

 

Sau 75, lần lượt tôi gặp laịï một số học trò cũ, như em Lý Khánh Hồng, ở San José, có một lúc chủ trương báo Nhân Văn, cùng với Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng. Đồng thời, tôi cũng bắt liên lạc được với em Trầm Hữu Tình, cùng người vợ (nay vừa qua đời) sở hữu một tiệm ăn ở San Francisco. Lúc dạy học ở Biên Hòa, tôi hay hẹn gặp em Trầm Hữu Tình và em Phạm Phú Vĩnh ra bến xe lô Biên Hòa, dẫn 2 em đi Sàigòn ăn nhà hàng Mê Kông, Đại Nam, ngồi tiệm kem Thiên Thai, Mai Hương, xem chớp bong…

 

Phía bên Nữ Học Sinh, thì tôi có 2 học trò giỏi là em Huỳnh Thị Xuân Hoa và Trần Thị Đức. Tôi chỉ dám mua sách tặng trong dịp phát thưởng của nhà trường, sau khi đã xin phép ông Hồ Văn Tam. Em Trần Thị Đức vừa mới qua đời cách đây vài tháng, trong hoàn cảnh rất đau buồn. Em Huỳnh Thị Xuân Hoa thì học Sư Phạm, lấy chồng là Giáo sư Lý, dạy Triết, nay cũng đã có cháu nội, cháu ngoại rồi. Ngoài ra em Phan Ngọc Thể, con của ông bà Phan Thành, chủ tiệm đóng bàn ghế tại Biên Hòa, và chồng là em Đông Văn Quân, hiện ở Virginia. Cũng ở tiểu bang Virginia, là em Lê Ngọc Anh, cựu nữ quân nhân, cũng từng đi tù cải tạo.

 

Một học sinh giỏi giang, nhặm lẹ, là Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cửu, ở bang Washington, sau khi đi cải tạo về được đi diện H.O. Em rất vui vẻ, bặt thiệp và rất chuộng bạn bè. Mỗi lần về Việt Nam, tôi thường nhờ em Trương Minh Sang, hiện làm Luật Sư tại Biên Hòa, liên lạc với các em học sinh cũ còn ở lại Việt Nam, đến chung vui với tôi, chừng vài mươi người, tại các tiệm ăn ở Biên Hòa. Tình Thầy trò vẫn thắm thiết như ngày nào, với các em Trọng, Diệp… và nhiều Em khác nữa. Năm nay, sau Đại Hội Trùng Phùng, vào trung tuần tháng Bảy, tôi cũng sẽ về lại Việt Nam, và có dịp gặp lại các học trò cũ, đã chiếm mất một phần lớn trong cuộc sống tình cảm của tôi.

 

 

 

 

05 Tháng Bảy 2010(Xem: 95144)
(Cảm xúc nhân ngày Hội Ngộ Ngô Quyền, Hè 2010) Thầy Nguyễn Xuân Kính
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96818)
NGÔ QUYỀN TRƯỜNG CŨ GẶP NHAU ĐÂY THÁNG 7, MỒNG BA, HỌP MỘT NGÀY BÈ BẠN KHẮP NƠI VỀ HỘI TỤ CÔ THẦY MUÔN NẺO ĐẾN SUM VẦY
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96107)
Áo trắng niềm vô tư Nét bút dệt mộng dài Trời xuân lòng phơi phới Chưa nghĩ chuyện tương lai
04 Tháng Bảy 2010(Xem: 79708)
Lật trang lưu bút bồi hồi Hè sang gợi nhớ quãng đời học sinh Phượng hồng nhuộm nắng lung linh Lòng em thầm lặng một mình nhớ ai…
02 Tháng Bảy 2010(Xem: 81230)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
30 Tháng Sáu 2010(Xem: 91669)
Không Ai biết Ai và Ai rất trẻ Nhìn ngực nhau thấy phù hiệu Ngô Quyền Ai muốn trao Ai nụ đời vừa hé Đâu biết mình đang độ tuổi thần tiên
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 88496)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 96551)
Vẫn là anh, làn gió mát xôn xao Thổi êm ái lời tình đầu thuở trước Em xin mãi là mưa ngày bão rớt Rơi xuống anh nghìn giọt nhớ quê nhà.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 80277)
Xưa em tóc xỏa vai gầy Áo dài vải trắng thơ ngây đến trường Tôi theo sau bước ngập ngừng... Sợ con bướm trắng lạc đường bay xa
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72029)
Biển có nỗi niềm riêng Trải ra cùng với sóng Sóng chính là tim biển Thiên thu vẫn trào lòng.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72249)
Đã qua rồi, ngày xưa bé nhỏ Anh và em, đôi ngả đôi đường Chuyện học trò, còn mãi vấn vương Ta đã mất: Con đường phượng tím
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 68588)
Tâm Kinh Bát Nhã tiễn anh đi Tan nát lòng em - chẳng nói gì Em nguyện hồn anh về cõi Phật Giữa trời thanh tịnh khói mây bay.
26 Tháng Sáu 2010(Xem: 68533)
Yên giấc ngàn thu biệt bạn vàng Đau lòng em lắm… quấn vành tang Còn đâu năm tháng cùng anh bước Qua khúc gian truân, nỗi đoạn trường
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 91516)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 32948)
Tiêu đề : Trăng Bên Kia Sông Artist : Thanh Duyên Composer: Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist: Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 31669)
Tiêu đề : Quê Nhà Artist : Thanh Hoa Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist: Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 67040)
Sáng bố thức dậy sớm Làm bữa sáng thật ngon Hai quả trứng gà tròn Thành ốp la thơm phức.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 73476)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 151782)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 90992)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 76434)
Một mình đêm dài, một khúc nhạc êm Nhớ vầng trán Ba với năm dòng kẽ Những chấm đen như nốt nhạc buồn không lệ Nhìn vào trán Người thấy những âm giai
10 Tháng Sáu 2010(Xem: 64688)
Dáng anh buồn thật buồn... Áo bụi đường còn vương Với đàn ghi ta cũ Mênh mang sầu tha hương.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 100307)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 77247)
Những nỗi niềm xếp theo sóng nằm nghiêng Cho cái nhớ rơi theo chiều thẳng đứng Biên Hoà ơi! Làm ơn giữ trường tôi ngàn năm đứng vững Chờ kim đồng hồ quay lui về mái ấm Ngô Quyền.
04 Tháng Sáu 2010(Xem: 63372)
Vài năm nữa bằng lăng rồi sẽ lớn Hoa tím đầy cành gợi nhớ cho ai? Trong tất bật vội vàng người thành phố Có ánh nhìn nào âu yếm cho hoa?
25 Tháng Năm 2010(Xem: 74853)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng, vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63479)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.