Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bội Trân - Trường Ngô Quyền Của Tôi Và Sách.

03 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 36389)
Bội Trân - Trường Ngô Quyền Của Tôi Và Sách.

 

    Trường Ngô Quyền của tôi và Sách.

                            Bội Trân

(Lớp 10B1 niên khoá 1972-73, lớp 11B2 niên khoá 73-74 và lớp 12 A niên khoá 74-75).

 

   

 

    Mỗi người Việt Nam, nhất là những người miền Nam bây giờ hai thứ tóc dường như có một cuộc đời chẻ hai: trước 1975 và sau 1975.

    Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoải.

    Tôi thích đi học. Bởi vì đi học, tôi có bạn bè và mỗi môn học có một niềm lý thú riêng. Môn Hình Học khai triển những góc nhìn mới và đưa ra những kết luận chặt chẽ; môn Văn thú vị bởi vì tôi thích văn chương, tuy nhiên, không phải là Cổ văn; môn Vạn Vật vui vì vẽ nhiều hình, và nói chuyện hoa đực tiếp xúc với hoa cái. Tôi ngồi ở ghế học sinh, nhìn thầy cô giáo của mình bằng đôi mắt học trò đầy ngưỡng mộ và học hỏi, nhưng cũng rất hay quan sát. Cô giáo dạy Văn năm lớp 7 hay lớp 8 có một cái eo rất nhỏ, Cô giáo dạy Hoá Học năm 12 tên là Lý đẹp như một minh tinh màn ảnh, nhưng tôi mãi mê nhìn cô mà không hiểu Cô giảng gì hết! Thầy giáo dạy môn Vật Lý là Thầy Mai Kiến  Phúc giống như một kịch sĩ đại tài xoãi chân hết bục giảng, thao thao với những kiến thức về cơ, véc-tơ. Mấy lần tôi thấy Thầy cưỡi ngựa đi trong thành phố Biên Hoà.

    Tôi nhớ hồi cuối năm lớp 10, khi con gái và con trai bắt đầu học chung, tôi lãnh phần thưởng hạng nhất, qua mặt “địch thủ” con trai. Thật ra, con gái có nhiều cơ hội để “học giỏi”, nghĩa là đạt điểm cao, hơn con trai với kiểu tính thang điểm thời đó. Tôi không giỏi Toán bằng Phước, anh chàng đứng thứ hai năm đó, tôi cũng không đứng nhứt môn Hoá Học. Nhưng bù lại, tôi luôn đứng nhứt môn Việt Văn, hai môn sinh ngữ là Pháp Văn và Anh Văn và hầu như mọi môn “gạo” như Vạn Vật, Công Dân, Sử Ký đối với tôi như những câu chuyện kỳ thú. Thật không khó khăn gì mà kể mấy chuyện đó lại trên giấy làm bài. Đứng hạng nhất cuối lớp 10, nghĩa là qua mặt bọn con trai, bà nội tôi là người khoái chí nhất; bà mua tặng cho tôi chiếc xe đạp mini màu tím để làm quà. Trời đất chứng giám, đây là người phụ nữ có tinh thần nữ quyền (feminist) đầu tiên mà tôi biết và ngưỡng mộ trong đời.

    Nhưng con gái học giỏi trong một lớp có con trai là điều khó lòng chấp nhận. Một buổi học gần cuối năm, trong hộc bàn của tôi là tên tôi bị khắc vào bằng thuốc súng và đốt cháy! Trời đất, sao mà khủng bố quá vậy. Đầu năm lớp 11 tôi xin chuyển sang lớp khác, một lớp toàn con trai. Tôi  là nữ sinh duy nhất trong lớp, và tôi chuyển cả sinh ngữ chính của mình từ tiếng Pháp sang tiếng Anh. Tôi ngồi cạnh Phạm Kim Luân, được Luân nhường cho ngồi đầu bàn, với một lời đe doạ : “Chỗ ngồi thì nhường, nhưng chuyện học hành thì không nhường đâu!”. Luân sau này vượt biên và định cư ở Hoà Lan, trở thành một Kiến Trúc Sư.

 

    Những ngày còn đi học ở Ngô Quyền là những ngày thơ mộng, nhất là những buổi chiều tan học về, nữ sinh túa ra khỏi cổng trường như một đàn bướm trắng, hai cô đi từng cặp, phần lớn ôm cặp trước ngực khép nép, tà áo dài bay nhè nhẹ theo gió và theo bước chân đi. Hình ảnh đó khiến cho người ta cảm thấy một cảm giác yên bình, nhịp nhàng và đẹp. Sau 1975, tôi không thấy cảnh đó nữa, nữ sinh thời kỳ sau này hình như năng động hơn nhiều, các cô đi hàng ba hàng tư và phần lớn đi xe đạp, xe gắn máy. Những con bướm trắng hình như không còn nhẹ nhàng nữa.

    Một buổi tan học về, một bạn nam sinh học cùng lớp chạy theo tôi, hổn hển: “Cho tui gởi cái này”. Tim tôi đập mạnh, một lá thư! Tay tôi ôm chiếc cặp vào trong ngực, nhìn cái phong thư, ngần ngừ. Người bạn nói tiếp: “Nhờ đưa dùm cho Vân Anh nghen”. Vân Anh là em gái kế của tôi.

 

    Tôi yêu quí căn nhà của tôi, mỗi ngày đi học về tôi bước vô nhà với niềm hảnh diện vì những cuốn sách. Tiệm sách  dài hơn 30 mét, hun hút hai hàng kệ  gỗ đầy ắp sách và những chiếc kệ sắt quay. Tôi mê say nhìn những tủ sách, giá sách, những hàng ngay thẳng tắp. Những chiếc bìa sách đầy màu sắc. Mỗi buổi sáng, cô tôi và hai người giúp việc quét dọn sạch sẽ những ngăn kệ tủ kiếng và sàn nhà. Buổi tối, căn nhà sáng rực lên với ánh đèn néon, ánh sáng phản chiếu từ những bìa sách bóng láng. Và tối nào, cô tôi cũng bật nhạc lên, phát ra từ cái loa của một dàn Akai, tôi vẫn còn nhớ bản nhạc “Em đẹp nhất đêm nay” do ca sĩ Thanh Lan hát, có lẽ là bản nhạc ưa thích của cô tôi, còn tôi, tôi mê giọng ca Thái Thanh với bài “Giòng sông xanh” và bài “Cánh hồng Trung Quốc”, ai là ca sĩ, tôi không nhớ. Cho tới bây giờ, trái tim tôi vẫn có thể thổn thức khi nghe lại hai bản nhạc này. Vì sự liên kết với cái nhà sách, vì chính âm nhạc? Chịu, tôi không biết.

 

    Tôi bước vô nhà mình, mà cứ tưởng như mình bước vô một tòa lâu đài! Màu sắc và âm nhạc đưa tôi vào một thế giới đầy mơ mộng, tôi không biết rằng, ngoài kia, thế giới là một chốn nhiều trắc trở và nguy nan.

    Nhà sách của gia đình tôi trong nhiều năm trở thành chỗ hẹn hò của những cặp tình nhân học trò. Những đôi tình nhân đứng sau những chiếc kệ sắt này, quay lưng với bên ngoài, một hai quyển sách trên tay họ; nhưng họ không để ý mấy đến sách, họ nói chuyện rầm rì với nhau và thường chọn những góc trong cùng, nơi ánh sáng tự nhiên của vùng nhiệt đới không với tới. Tôi, cô gái mới lớn chưa có bạn trai, mở hết những ngọn đèn néon để xua đuổi những người không phải là khách hàng mua sách mà chỉ đến đây như một chỗ hẹn hò.

    Ngoài những giờ học, tôi có nhiệm vụ phải “coi nhà”, nghĩa là, đứng trong tiệm sách, thu tiền bán sách, gói hàng và coi chừng những kẻ xấu thói cầm sách đi ra khỏi tiệm mà quên trả tiền. Tôi không thích nhiệm vụ này, bởi vì những cuốn sách hấp dẫn tôi hơn. Mỗi bìa sách là một cánh cửa mở ra một chân trời mới, một câu chuyện mới, một thế giới mới mà tôi khao khát bước vào. Tôi chúi mũi vào cuốn sách, và rất thường xuyên, nhận một cái cú đầu vì tội “coi nhà cái kiểu này hả ? Thiên hạ có khiêng hết tiệm đi, mày cũng không biết!”  Tôi bị bao nhiêu cái cú đầu, tôi không nhớ. Tôi tự hẹn mình là hễ thi xong tú tài thì dành ra đúng một tháng để đọc sách cho đã. Tôi không làm được điều đó!

 

    Tháng 3 năm 1975, tôi được trường báo cho đi thi giải văn chương phụ nữ toàn quốc kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng. Tôi đoạt giải 3. Lúc đó, tôi học buổi sáng. Một người bạn kể lại rằng học sinh, phần lớn là nam sinh học buổi chiều, tung nón lên trời khi nghe thầy Thành báo tin trường Ngô Quyền đoạt một giải thưởng. Mấy bà hàng xóm nói với má tôi, “ Nhà chị một nhà sách mà làm sao con chị không giỏi được!” Tôi chỉ muốn cải lại rằng tôi chưa đọc hết. Và chuyện đoạt giải thưởng đó không có gì liên hệ với cái nhà sách hết. Một bà hàng xóm khác hỏi: “Nó là con nhỏ lùn nhất trong đám mà, phải không?” Ý bà muốn nói, tôi thấp nhất trong những cô nữ sinh nhận giải thưởng văn chương Hai Bà Trưng. Ngoài một cái mề đai bằng vàng chạm hình Hai Bà Trưng cởi voi (Má tôi sau 1975 đã gở ra và nấu chảy đi, để tránh “hoạn nạn”), còn có một điều khoản nữa là những nữ sinh đoạt giải sẽ nhận được học bổng để du học nếu điểm thi tú tài vượt lên bình thứ.

    Tôi viết bài luận văn dài gần 10 trang giấy chỉ kể lại niềm kính phục của tôi đối với cô giáo dạy lớp 5 của mình, cô Đoàn Trung Dung ở trường Nữ Tiểu Học. Cô nói “Dầu ngày mai mà chiến tranh có làm chết hết mọi người thì hôm nay các em vẫn phải học!” Cô nói điều đó năm 1968, khi mà chiến sự Mậu Thân làm hoang mang mọi người Việt Nam phía nam vĩ tuyến 17. Những đứa học trò nhỏ của cô, trong số đó chắc là tôi là kẻ thành tín nhất, đã nghe theo lời của cô. Năm đó, lớp của cô đậu vô trường Ngô Quyền với tỉ lệ cao và điểm cao nữa.

   

    Ngoài cái thú đọc sách, tôi rất ham học. Đinh ninh rằng mình là đứa con gái được sinh ra mà bà mụ quên tặng cho một chút sắc đẹp làm của hồi môn, tôi tin rằng mình phải sắm sửa cái bộ óc của mình kỹ lưỡng để hòng nhận được sự trìu mến và  chú ý của gia đình. Mộng ước lớn nhất của tôi là đi du học, chuyện này “sinh sự” khi tôi nghe câu chuyện về một học sinh trường Ngô Quyền, Huỳnh Quan Danh, nhận phần thưởng mà phải đón xích lô chở về trong thập niên 1960s, chắc là lúc mà chính quyền Ngô Đình Diệm muốn dùng giáo dục làm đòn bẩy cho những cải cách xã hội. Tiếc thay, những dự án tốt đẹp của chính quyền này không đi đến cùng. Anh Danh sau đó đã nhận học bổng Colombo và du học ở Sydney. Sydney ở đâu? Tôi không biết.

   

    Một buổi học, tôi vào trường và thấy bàn ghế ngổn ngang.  Ở cuối lớp mấy bạn nam sinh ngồi tư lự, một bạn khác đập tay xuống bàn và làm nứt cái mặt bàn, tôi nhăn mặt cảm giác như cái bàn biết đau. Các bạn nam sinh nghe tin về lệnh tổng động viên, và có thể, họ sẽ không kịp thi Tú Tài vì phải đi quân dịch!

    Tháng Tư, tôi vẫn vùi đầu học thi Tú Tài, học thi mà không biết là miền Nam sắp sửa xụp đổ, không biết cả chuyện ông tổng thống của mình đọc diễn văn từ chức. Tôi cứng đầu, học miệt mài, nhất định phải thi đậu cao cho cái bằng Tú Tài để còn đi du học! Tôi vào trường, ngơ ngẩn thấy Thầy giáo không lên lớp dạy, còn bạn bè thì tụ năm, tụ ba bàn tán về chuyện thời sự.

    Những ngày cuối tháng Tư của năm 1975, cả thành phố Biên Hòa có một bầu không khí khác lạ, mọi người vội vã, đầy lo âu. Cuối tháng Tư, hầu như không ai quan tâm tới sách vở, nhà sách vắng vẻ. Tôi ngó ra đường, xe cứu thương và những chuyến xe camion chở xác chết rầm rập đi về phía nhà thương. Một buổi sang, tôi nhìn thấy những xác chết nẩy lên khi chiếc xe tải dằn trên một ổ gà. Những xác chết có biết đau?

   

    Sau đó, nhà sách của ba tôi bị “niêm phong”, nghĩa là không được đụng đậy gì hết, từ những quyển tiểu thuyết Việt Nam và nước ngoài, những sách giáo khoa, những cuốn tự điển cho tới cục gôm, cây thước. Những cuốn sách, đối với tôi, trở thành một thế giới băng tảng đóng kín. Hình như những bìa sách cũng ỉu màu đi, úa tàn. Khi những quyển sách được đưa đi trên xe tải, tim tôi thắt lại, chia tay với những người bạn thân thiết, chia tay với thế giới mà tôi chưa được phép bước vào, tuy rằng nó chỉ ở ngưỡng cửa nhà tôi!

 

 

 

09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55136)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54263)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105198)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125226)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125005)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124470)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 111577)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62431)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43021)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120867)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47209)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 123955)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124144)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122189)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119329)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124162)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 63894)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134275)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48418)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116348)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 117787)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 115291)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 123609)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 280286)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 111606)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57358)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi