Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

02 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 65321)
Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

Những năm tháng đầu tiên của trường Trung Học Ngô Quyền.

 

                Lời người viết: Nhiều anh em cựu học sinh đề nghị tôi tập hợp danh sách các vị giáo sư đã từng giảng dạy tại trường Ngô Quyền trong suốt quá trình hoạt động của trường, tôi đã trả lời với các anh em đó rằng: Đây không phải là một việc dễ, ngay cả trong thời gian theo học tại trường (1959-1966), tôi cũng không thể nhớ hết được tất cả giáo sư giảng dạy vào thời ấy, nhứt là những vị mà tôi đã không có được hân hạnh theo học". Do đó, tôi đã đề nghị cùng anh em rằng: Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.

                Riêng về những năm tháng đầu tiên này, tất cả hoàn toàn thuộc về ký ức, tôi hoàn toàn không có một tư liệu nào trong tay, do đó, kính mong các bậc đàn anh, đàn chị của các niên khóa:1956-1957; 1957-1958; 1958-1959 vui lòng bổ sung và hiệu chỉnh cho những điều sai sót. Xin cám ơn tất cả các bạn.

 

                                                                                      Hồ Văn Quân

 

 

            Tính cho đến nay, niên khóa 2005-2006 là niên khóa thứ 50 của trường Trung Học Ngô Quyền (Biên Hòa).Đã 50 năm trôi qua, ngôi trường thân yêu của chúng ta đã đào tạo biết bao người cho cộng đồng xã hội. Lẽ tất nhiên, số người may mắn được thành đạt có địa vị cao trong xã hội cũng có, số người kém may hơn đành về cùng ruộng vườn hay tất bật sinh nhai trong các nhà máy, công trường cũng có. Kẻ còn, người mất. Nhưng nói chung, rất có ít người biết được ngôi trường của chúng ta đã được thai nghén và sinh ra như thế nào vào 50 năm trước. Có lẽ tất cả anh chị các khóa l , 2 và 3 đều biết rõ hoàn cảnh ăn tạm ở nhờ của trường vào thuở mới khai sinh, nhưng lý do tại sao lại phải ăn nhờ ở tạm như vậy thì các anh chị không nắm rõ được. Tôi tuy học sau các bạn, tới niên khóa thứ 4 tôi mới được hân hạnh bước vào trường, nhưng hồ sơ vận động thành lập trường, tôi đã được thấy từ lúc ban đầu, do đó tôi xin mạn phép được kể lại.

                   

            Năm 1956, do sự vận động của ông Hồ Văn Tam,Thanh Tra Tiểu Học thời bấy giờ, Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho phép tỉnh Biên Hòa được thành lập trường Trung Học công lập đầu tiên cho tỉnh nhà với điều kiện là cơ sở vật chất do địa phương tự lo liệu. Ngân sách của tỉnh chưa trù liệu chương trình xây cất trường, mà đợi đến lúc có được cơ sở thì biết phải đợi đến bao giờ? Sự chờ đợi trễ nãi này gây ra biết bao thiệt hại cho lớp trẻ thời đó? Số học sinh cần tiếp nối theo bậc trung học ngày càng đông và số thi rớt vào các trường Gia Long, Pétrus Ký ở Sài Gòn ngày một nhiều. Chần chờ một niên học là hàng trăm người không có chỗ học, do đó, với quyền hạn của một giới chức trông coi ngành giáo dục tỉnh nhà, thầy Hồ Văn Tam liền khai sinh cho trường tên Ngô Quyền và ngay lập tức mượn 3 phòng học của trường tiểu học Nguyễn Du để kịp khai giảng khóa đầu tiên.

            Vấn đề cơ sở coi như tạm thời được giải quyết,nhưng không phải khó khăn chỉ có như vậy.

            Tiếp đến là vấn đề nhân sự. Đã có trường thì tất nhiên phải có người điều hành, người giảng dạy và khâu quan trọng nhứt là lấy đâu ra kinh phí để trả lương cho bộ máy nhân sự đó? Thế là một lần nữa, thầy Tam phải cất công chạy vạy nơi Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ thời bấy giờ. May mắn thay, Giám Đốc Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ lúc đó là ông Trần Bá Chức (bạn học của thầy Tam ở trường Sư Phạm Sài Gòn và cũng có một thời làm Thanh Tra Liên Tỉnh ở Biên hòa) sẵn sàng giúp đỡ, nên thầy Tam mới có đủ điều kiện khai giảng cho trường.

            Việc đầu tiên trong vấn đề nhân sự là đề nghị cùng Nha Trung Học và Tỉnh Trưởng Biên Hòa bổ nhiệm thầy Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học Biên Hòa kiêm nhiệm chức danh Hiệu Trưởng trường Trung Học Ngô Quyền.Thế là giữa thầy Nga và thầy Tam có một sự bàn bạc phân công cụ thể: Thầy Nga đảm nhiệm chức vụ Hiệu Trưởng trên danh nghĩa và trực tiếp điều hành khối Tiểu Học, thầy Tam cũng vẫn cùng thầy Nga trông coi khối Tiểu Học, nhưng nhẹ hơn trước và dành nhiều thì giờ hơn cho việc điều hành trường Trung Học Ngô Quyền.

            Niên khóa đầu tiên 1956-1957 được khai giảng tại sân trường Tiểu Học Nguyễn Du vào một buổi sáng sau ngày khai giảng của khối Tiểu Học khoảng nửa tháng.

            Ba giáo viên của trường Nguyễn Du thuộc ngạch thượng hạng ngoại hạng được chính thức chuyển sang làm giáo sư chính cho trường. Đó là các thầy:

                                              Phạm Văn Tiếng

                                              Bùi Quang Huệ

                                              Đinh Văn Sái

            Chưa đủ, với ba thầy trên cộng theo qui chế dạy ở cấp bậc Trung Học, mỗi thầy chỉ có 18 tiếng cơ bản, lại thêm, có những bộ môn không thuộc vào sở trường của quí thầy, thầy Tam phải điều động thêm một vài giáo viên của trường Nguyễn Du tăng cường như các thầy:

                                              Trần Văn Lộc         phụ trách môn Âm Nhạc

                                              Hồ Văn Vinh          phụ trách môn Sử Địa

                                              Phạm Văn Mẫn       phụ trách môn Vẽ

            Thiếu người dạy bộ môn Anh Văn, thầy Tam liền mời thầy Trần Minh Đức (em chú bác với bà Trần lệ Xuân,vợ của ông Ngô Đình Nhu, lúc đó vừa lấy xong bằng Cử Nhân Văn Khoa) đảm nhiệm bộ môn này. Thầy Đức sau này sang Mỹ và trở thành nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đảm trách mục xã luận của đài VOA dưới bút hiệu Trần Quân.

            Riêng về bộ máy văn phòng,điều động các thầy từ Ty Tiểu Học:

                                             Phạm Văn Chẩn

                                             Lê Hồng Sanh

            Tất cả chỉ có như vậy, tính từ thầy Nga, thầy Tam cho đến những người thừa hành chỉ vỏn vẹn có 10 người. Cũng tạm xong cho năm đầu tiên của trường.

             Sang niên khóa thứ hai (1957-1958), số phòng học phải gấp đôi (trường Nguyễn Du không đủ sức cung ứng, thầy Tam lại phải một lần nữa trổ tài lãnh đạo của mình: Mượn thêm 3 phòng tại trường Nữ Tiểu Học).

            Cũng với thành phần giảng dạy cùng bộ máy điều hành như vậy, niên học thứ hai trôi qua êm ả.

            Sang niên học thứ ba, cũng là thời cơ, quân đội hoàn trả lại cho ngành Giáo Dục trường Nữ Công Gia Chánh, thầy Tam lại chuyển trường về đây. Cùng lúc, một vài giáo sư chính thức được bổ nhiệm như các thầy: Phan Thanh Hoài, Dương Hòa Huân, Thân Trọng Hưng.

             Lúc này, bộ môn Pháp Văn hình như không còn đất dụng võ, vì sau niên khóa thứ hai (l957-l958) chương trình do Bộ Giáo Dục đề ra không đòi hỏi cấp Trung Học không phải học hai sinh ngữ song hành như trước, mà chỉ có một Anh hoặc Pháp, thế là bộ môn Pháp Văn không còn nữa, vì rất ít người học, không đủ túc số để thành lập một lờp Pháp Văn riêng biệt.

            Sang niên khóa thứ ba (l958-1959), Nha Trung Học bắt đầu chi viện cho Ngô Quyền nhiều giáo sư giảng dạy cấp Cử Nhân cũng như một số lớn giáo học cấp bổ túc do trường Sư Phạm Sài Gòn đào tạo:

            Các thầy,các cô:

                            Võ Thu Thủy

                             Nguyễn Thị Luông

                             Đinh Thị Hòa

                             Huỳnh Thị Tâm

                             Khương Thị Bàn

                             Huỳnh Hữu Hội

                             Đặng Thị Trí

                             Nguyễn Thị Xuân Hồng

                             Phan Thông Hảo

                             Hoàng Phùng Võ

                             Đào Mạnh Đạt

            Đến niên khóa thứ tư (1959-1966), thầy Huỳnh Quốc Tuấn, giáo sư Cử Nhân tại trường Pétrus Ký được bổ nhiệm chính thức làm Hiệu Trưởng đầu tiên cho trường. Chính ông là người lập lại các lớp Pháp Văn cho trường.

            Niên học thứ 5 (l960-l961) trường đã được yên vị tại địa chỉ hiện nay và cũng chính từ đó vai trò kiêm nhiệm điều hành của Ty Giáo Dục Biên Hòa kể như chấm dứt, để nhường lại quyền điều hành cho một bộ phận thực quyền, thực lực, trực thuộc Nha Trung Học.

            Năm mươi năm đã trôi qua, tôi chỉ nhớ lại ngần ấy sự kiện, có lẽ là thiếu sót rất nhiều, bởi vì tuổi đời đã bước vào tuổi 60 cho nên có việc mình quên, mà cũng có thể có việc mình lẫn lộn ở thời điểm, trước sau, sau trước. Có sai sót gì đó kính mong các bạn hữu, với tư cách là bạn học cùng một trường mà vui lòng chỉ giáo cho.

            Rất hân hạnh đươc đón tiếp ý kiến chỉ giáo của các bạn và xin vô cùng cám ơn.

 

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 1858)
Sau bao năm thăng trầm trong cuộc đời có nhiều mất mát có nhiều thay đổi nhưng tình yêu âm nhạc trong anh vẫn sống mãi. Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn ...
08 Tháng Ba 2024(Xem: 2438)
Xuân từ “Lục bát “bước ra? Ngắm Anh Đào nở sắc Hoa trắng ngần! Xuân đi Xuân đến bao lần? Mời tới Lễ Hội ân cần thiết tha!
24 Tháng Hai 2024(Xem: 3265)
Mùa trăng đầu năm tháng giêng Trông như ánh mắt mẹ hiền yêu thương Dù cho xa cách hai phương Sáng soi vằng vặc độ lường nguyên tiêu.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 952)
Hãy viết thêm lời nguyền trên là - Lá vẫn xanh xanh mùa thủy chung - Cho trăm năm chỉ là chút tình - Hãy nâng niu giọt nắng mong mamh
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2748)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
21 Tháng Bảy 2023(Xem: 3738)
Rủ nhau về lại "NGÔ QUYỀN" Gặp thầy, gặp bạn huyên thuyên nói cười "TRƯỜNG XƯA" in dấu trong tôi DIAMOND SEAFOOD đón mời thân thương
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5422)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 6128)
Bầu trời tháng Bảy đẹp như mơ Sinh Nhật 6 nàng tặng rổ…thơ HOÀI NIỆM, NGUYÊN NHUNG tài khó đoán TƯỞNG DUNG, PHƯƠNG THUÝ giỏi không ngờ!
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 5160)
Ai có quay về chốn cố hương Xa xôi cách trở mấy cung đường Hỏi giùm: "Người cũ còn nhung nhớ?" Đất khách bôn ba đời lữ thứ Quê người lận đận kiếp phong sương Nhắn hộ: "Tình xưa vẫn vấn vương"
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5618)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 6134)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 6215)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 6638)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 6091)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
22 Tháng Giêng 2023(Xem: 10439)
vẽ trái tim tôi mầu đỏ nhạt, hay hồng… đã từ lâu, tôi nghĩ tim. chỉ để yêu thôi thỉnh thoảng. để giận hờn… nay. sao tim bối rối?*
11 Tháng Giêng 2023(Xem: 7720)
Đang vào những ngày đầu năm Dương lịch và tiếp đến sẽ là một cái Tết cổ truyền thiêng liêng rộn rã... . Xin có vài dòng ghi lại buổi họp mặt “ Cựu học sinh Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa “
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6188)
World Cup 2022 khép lại với trận chung kết có nước mắt nhiều hơn nụ cười, chỉ có 45 triệu người (Argentina) vui, mà có đến 65 triệu người (Pháp) buồn.
17 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 7398)
Suốt cả cuộc đời Voi hoạt bát chỉ chuyên tâm tu học, hết lòng phụng sự Thiên Chúa và luôn Giúp ích cho đời. Tưởng chừng gieo nhiều hạt tốt sẽ gặt lắm quả lành,
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6194)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
01 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 7124)
Một cuốn sách, đọc, sẽ làm phấn khởi một số rất lớn người trong chúng ta, vì qua những gì đọc được. Cuối cùng cái chiến thắng trông chờ lâu nay, sẽ chắc chắn hiện hình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 7020)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
01 Tháng Chín 2022(Xem: 16742)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 2022(Xem: 7859)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
29 Tháng Bảy 2022(Xem: 7919)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
28 Tháng Sáu 2022(Xem: 10353)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!