Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hạnh Phạm - BÀ SỐ 7

11 Tháng Chín 20155:04 CH(Xem: 36801)
Hạnh Phạm - BÀ SỐ 7

Bà Số 7

mother daughter 3

Tôi không rõ tên bà là gì. Chỉ biết bà nằm giường số 7, đối diện giường của mẹ tôi nên tôi gọi bà là bà Số 7. Bà khoảng chừng 80 tuổi, người Úc. Mái tóc bạc bà trắng như bông, khuôn mặt đầy đặn, hồng hào phúc hậu. Bà mới nhập viện mấy ngày nay, sau mẹ tôi cả tuần. Tôi không thấy bà có thân nhân đến thăm. Mỗi lần vào nhà thương thăm mẹ là tôi thấy bà nằm một mình, đôi mắt xanh lơ dịu dàng, lặng lẽ quan sát những sinh hoạt trong phòng. Do ảnh hưởng của thuốc giảm đau, Mẹ thường thiếp ngủ vào những buổi chập tối tôi đến thăm. Để giết thì giờ trong khi chờ mẹ tỉnh dậy, tôi hay loay hoay dọn dẹp đồ đạc quanh giường hay ngồi đọc báo. Thỉnh thoảng bất chợt nhìn sang giường bà Số 7 thì lại chạm ngay vào đôi mắt long lanh và hiền dịu của bà. Những lần như thể tôi lại khe khẽ gật đầu chào trong khi bà nhoẻn miệng cười đáp lễ. Những hôm gặp mẹ tỉnh táo thì tôi luyên thuyên kể cho mẹ nghe những  tin tức cập nhật của gia đình mình và của các anh chị em. Nhiều khi hai mẹ con say sưa nói, quên cả giữ yên lặng cho các bịnh nhân khác. Lúc sực nhớ ra nhìn quanh phòng thì chỉ thấy những giường bịnh nhân khác đã được kéo màn kít mít, đèn ngủ vặn lờ mờ, ngoại trừ giường bà Số 7. Bà vẫn còn thức, đôi mắt chúng tôi lại chạm nhau. Tôi bẽn lẽn nói khẽ " Sorry" và bà lại mỉm cười gật đầu, nhìn thông cảm.

Trong thời gian mẹ nằm nhà thương, một số người bạn của tôi cũng quen biết cả với mẹ có làm những bài thơ tặng mẹ. Những bài thơ với lời lẽ chân thành, cầu nguyện và chúc tụng " Bác" chóng khỏi bịnh. Các bạn email cho tôi rồi tôi in ra, đem đến nhà thương cho mẹ đọc. Những bài thơ như thế đã đem đến những niềm vui nho nhỏ, sự động viên tinh thần trong những ngày cuối của cuộc đời bà. Nằm trên giường, mẹ cầm những bài thơ tôi in trên giấy, ngâm nga đọc, thỉnh thoảng ngừng lại phê bình như:
- Hay đáo để đấy chứ.
- Thằng này làm thơ vần ra phết.
Thể là hai mẹ con phá ra cười một chặp cho đến khi tôi giật mình, chợt nhớ là các binh nhân khác đang yên lặng ngủ, ngoại trừ.... bà Số 7.

Một hôm, tôi mon men qua giường bà số 7 để làm quen với bà. Bà Số 7 được 85 tuổi. Bà sống một minh ở một thị trấn nhỏ, cách thành phố Adelaide tôi ở khoảng 4 tiếng lái xe. Bà có một trai duy nhất nhưng  người con trai ấy chẳng may đã qua đời mấy năm rồi. Con trai bà ly dị với vợ nhưng không có con nên chẳng để lại cho bà một đứa cháu nào. Bà Số 7 thật sự là "mồ côi". Rồi buổi sáng hôm đó, trong khi tắm rửa, bà bỗng dưng ngã đột quỵ tại nhà. Vì nơi bà ở không có bịnh viện lớn nên bà đã được máy bay trực thăng của đội cứu cấp chuyển đến đây. Một thân, một mình. Hoàn cảnh cô đơn của bà đã khiến bà thèm khát những cuộc thăm viếng thường xuyên của thân nhân. Bà bảo là mẹ tôi là người rất hạnh phúc, được các con thay nhau đến chăm sóc,  đem đồ ăn nấu ở nhà vào cho mẹ để mẹ không phải ăn đồ nhà thương. Bà thích nhìn cảnh chị em tôi ngồi bóp chân, xoa bóp cho mẹ. Bà vui lây mỗi khi thấy mẹ và tôi nói cười, to nhỏ với nhau. Tuy không hiểu hai mẹ con tôi đang chia sẻ những gì nhưng qua khung cảnh gần gũi đó, lòng bà cũng cảm thấy ấm cúng theo. Bà còn nói thêm là bà rất xúc động khi thấy những buổi tối tôi đến thăm trễ và mẹ đã đi ngủ. Thay vì đi về thì bà thấy tôi ở lại, ngồi cạnh giường, lặng lẽ quan sát mẹ cho đến khuya. Tôi lặng người nghe bà nói. Tiếng bà đều đều, thì thầm bên tai. Biết nói gì đây ? Chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay mềm mại, ấm áp với tình người của bà mà rưng rưng nước mắt.

Từ hôm ấy, tôi trở nên quý mến bà Số 7. Tôi hay chạy sang nói chuyện, thăm hỏi bà mỗi khi ghé nhà thương thăm mẹ. Ngoài nhân viên nhà thương ra có lẽ tôi là người duy nhất ghé thăm nên bà rất vui khi thấy tôi. Nụ cười thân thiện và ánh mắt hiền từ như lúc nào cũng luôn chờ sẵn trên khuôn mặt bà. Tôi cũng thế, rất sung sướng  và hạnh phúc mỗi lần đến nhà thương, gặp được cả hai người đàn bà mà tôi yêu mến. Những  cơn mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, sự lo sợ thường xuyên  mỗi khi phải  lái xe từ nhà đến nhà thương một mình vào đêm tối, trên những con đường thưa thớt xe cộ bỗng dưng chẳng còn là điều đáng quan tâm với tôi nữa.

Một tối, bà Số 7 hân hoan cho tôi biết là sáng ngày sau, bà sẽ được xuất viện. Cô con dâu, vợ cũ của người con trai quá cố sẽ đến nhà thương đón bà về. Bà sung sướng như một trẻ thơ, phần vì đã khỏi bịnh, được về nhà nhưng tôi biết, điều làm bà vui nhất là việc cô con dâu cũ đã liên lạc lại với bà sau bao nhiêu năm không quan hệ. Thì ra bà vẫn còn có một người thân trong đời ! Dù chỉ là duy nhất.

Bà số 7 nói lời chia tay với tôi. Những lời dặn dò thấm thía mà không bao giờ tôi quên được.

Con hãy trân trọng những thời gian ngắn ngủi còn lại của mẹ con. Đây là những giây phút mà con sẽ không bao giờ tìm thấy nữa. Hãy nói lời yêu thương với người thân yêu. Đừng ngần ngại mà giữ lại trong lòng vì biết đâu minh sẽ không còn có cơ hội bày tỏ nữa. Đừng để cuộc sống ám ảnh bởi những nối tiếc, ngậm ngùi con nhé.

Chiều hôm sau tôi đến nhà thương. Bà không còn ở đó nữa. Cái giường số 7 nay đã có bịnh nhân mới. Một cô gái trẻ. Tôi bỗng thấy trống vắng lạ lùng. Lời bà khuyên tối qua vẫn còn văng vẳng bên tai như nhắc nhở, thúc dục. Không chần chờ, tôi chạy đến cái bàn nhỏ ở đầu giường của mẹ, lục lọi. Trong mớ giấy tờ lỉnh kỉnh như báo chí, toa thuốc, thơ từ tôi tìm thấy một bài thơ mà tôi đã làm cho mẹ khi mẹ mới nhập viện, cách đây hai tuần. Lúc đó, thay vì đưa cho mẹ đọc, tôi chỉ lặng lẽ để trên bàn của mẹ rồi ra về, hy vọng mẹ sẽ đọc khi thức dậy vào sáng hôm sau. Cũng chỉ tại vì mắc cở ! Giờ đây nhìn tờ giấy vẫn còn phẳng phiu, trắng tinh,  tôi đoán là mẹ vẫn chưa hề một lần đọc đến. Thế là nhân lúc này mẹ đang bận nói chuyện trên điện thoại với cô em gái, tôi vội vàng lấy bút ra. Với bàn tay còn run rẩy vì xúc động, tôi nguệch ngoạc viết thêm một câu ở dưới bài thơ mà tôi đã làm. Đợi mẹ dứt nói chuyện với cô em, tôi trao cho mẹ bài thơ và khe khẽ nói:

- Mẹ ơi, đây là bài thơ con mới làm cho mẹ. Mẹ đọc đi nhé.
- Thế à! Đưa tao cặp mắt kiếng xem nào.

Thế rồi mẹ nằm trên giường, bình thường  đọc:

"Trời tháng ba xanh lơ màu hy vọng
Nhưng lòng con âm ỉ một nỗi buồn
Nụ cười đầu môi dấu ngàn giọt lệ
Khóc những ngày sắp tới phải biệt ly

Ráng mẹ ơi, con vẫn không chấp nhận
Thực tế phũ phàng, lảng vảng quanh đây
Cố chiến đấu mẹ ơi đừng bỏ cuộc.
Đi với con thêm một quãng cuộc đời...."

Đọc tới đây thì giọng mẹ bắt đầu run run với cảm xúc.

"Bao năm qua mẹ là cây cổ thụ
Tỏa những cành đem bóng mát, bình yên
Khi gió động con chạy về nương náu
Mẹ dang tay che chở núm ruột mình

Mẹ con ta ngoài tình thương mẫu tử
Lại thêm vào tình tri kỷ, tri âm
Chia sẻ vui buồn, văn thơ, nghệ thuật
Rủ rỉ, rù rì nói chuyện đến nửa đêm

Đừng đi vội, hãy cho con cơ hội
Đưa mẹ về thăm lại xóm làng xưa
Hà Nội, Hải Phòng, Hội An, Đà Nẵng
Mẹ con mình đi cho biết quê hương..."

Đến đây thì mẹ oà lên khóc. Tôi không kềm được nữa nên cũng sụt sịt khóc theo. Qua màn nước mắt, bà nghẹn ngào đọc hết đoạn cuối của bài thơ. Đọc cả câu tôi mới nguệch ngoạc thêm vào lúc nãy!

"Khoan đã mẹ, con vẫn chưa đền đáp
Những năm dài mẹ vất vả nuôi con
Tội bất hiếu vì còn nhiều mê mải
Hứa lần này không để đến ngày mai

Dậy đi mẹ, mây bay ngoài khung cửa
Trời vẫn xanh, chim đang hót ngoài vườn
Thiếu bóng mẹ đời con cô quạnh quá
Bao tuổi đời, con vẫn sợ mồ côi."

Hạnh Pham

P.S  I LOVE YOU MUMMY !!!

Ngày chôn mẹ, tôi cho bài thơ đó vào quan tài. Đặt ngay dưới gối của mẹ. Lạ nhỉ, mất mẹ nhưng sao lòng tôi hôm ấy thanh thản lạ lùng. Sau khi thảy những hòn đất còn ướt nước mưa lên trên quan tài, tôi ngửa mặt lên trời. Nhìn những đám mây đang trôi lãng đãng trên cao, tôi mỉm cười, nhớ lại những lời khuyên thấm thía của bà Số 7 ngày nào:

"Hãy nói lời yêu thương với người mình thương yêu. Đừng ngần ngại mà giữ lại trong lòng vì biết đâu mình sẽ không còn có cơ hội để bày tỏ nữa. Đừng để cuộc sống ám ảnh  với những nối tiếc, ngậm ngùi con nhé."

Hạnh Phạm
September 2015.

10 Tháng Năm 2022(Xem: 5437)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6306)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6149)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 9614)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8348)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5325)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 7737)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 11967)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5438)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 5645)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 8511)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8011)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6174)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6031)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6205)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 9404)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 9384)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 10227)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 11068)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9508)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10326)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9558)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 9554)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 9985)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 9626)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9029)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 8959)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?