Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cỏ Non - NGƯỜI BỎ CUỘC

03 Tháng Chín 20154:31 CH(Xem: 25403)
Cỏ Non - NGƯỜI BỎ CUỘC


NGƯỜI BỎ CUỘC

me hien
    “Công Cha Như Núi Thái-Sơn,
      Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra ...”
 
               “Cha Mẹ nuôi Con như Biển Hồ lai láng,
     Con nuôi Cha Mẹ thì tính tháng, tính ngày”
                                               
 -*-

                “Tôi ước gì Tôi có được phép lạ nhiệm-mầu
                       để biến Mẹ Tôi trở thành “một người trường sanh bất-tử”…  
                     Tôi ước rằng Tôi được là “Thời-gian” để Tôi có thể dừng Thời-Gian lại."  
                                                                                                                                                               
 CỏNon
 
                -*-             
                                       
          Mùa Lễ Phật-Đản lại sắp sửa đến. Cũng giống như ngày Tết Giao-Thừa đã qua, Tôi cảm thấy lòng Tôi lâng lâng buồn. Những ngày nhiều vui và nhiều Hạnh-Phúc đã đi qua rồi, Tôi bây giờ không làm sao tìm lại được cho dù Tôi có mơ ước đến mấy. 
          Thời-gian đi qua mỗi ngày, Tôi sống với những tình-cảm nhấp nhô, lên xuống.  Tôi lo âu. Tôi buồn bã. Tôi mừng vui và ... mỗi ngày... Tôi đều biết là Tôi đang sống trong sự tưởng tượng rất nhiều. 
          Mỗi ngày Tôi sống trong cái cảm giác buồn, vui lẫn lộn.  Có những ngày Tôi lo sợ, hồi hộp. Có những ngày Tôi cảm thấy buồn khôn tả, nhưng lại có những ngày Tôi vui mừng quá đổi và hớn hở ra mặt vì những gì Tôi lo sợ đã không xảy ra như Tôi đã nghĩ. Tôi vẫn còn được Hạnh-Phúc.  Thêm một ngày Hạnh-Phúc lại trôi qua.

          …Thường thì đi đâu Tôi cũng hay hỏi Mẹ Tôi là Mẹ có muốn đi theo chơi với Tôi không? và Mẹ Tôi thì lúc nào cũng: “Đi” “Đi chứ” và kèm theo đó là một nụ cười hiền hòa chứa đựng biết bao nhiêu là tình thương yêu của Mẹ đối với Tôi trong đó.  Mẹ nghĩ là lúc nào Mẹ cũng ở bên cạnh Tôi để cho Tôi được vui.  Mẹ đi với Tôi vì Mẹ nghĩ là, nếu cần, để bảo vệ và che chở cho Tôi, san sẻ niềm may mắn từ trong Mẹ sang qua cho chúng Tôi.  Mẹ Tôi luôn nghĩ rằng Mẹ là người có rất nhiều may mắn.  Làm gì, đi đâu có Mẹ theo là mấy Anh em tụi Tôi, nhóm Con của Mẹ đều được may mắn hết.  Và quả thực như vậy Mẹ đúng là điềm may mắn cho chúng Tôi.  Lúc nào Anh, em của chúng Tôi cũng muốn có Mẹ chúng Tôi đi với chúng Tôi vì đó là Hạnh-Phúc của chúng Tôi. 
          Mẹ là Hạnh-Phúc của chúng Tôi, là Hạnh-Phúc nhất trần đời của Anh, em chúng Tôi. 
          Mặc dù đã trải qua nhiều năm sung sướng với Hạnh-Phúc bên Mẹ Tôi như vậy, Tôi vẫn muốn Tôi cứ được mãi mãi là vậy.  Đôi lúc Tôi muốn thời-gian ngừng trôi lại và cứ dậm chân tại chỗ như vậy và hoài hoài để Tôi mãi mãi có được Hạnh-Phúc vĩnh cửu trong vòng tay của Mẹ Tôi. Thời-gian vẫn cứ trôi, chẳng thèm màng đến lời nguyện cầu và ước muốn tha thiết nhất của Tôi và ... tuổi già ngày càng chồng chất.
          Cho đến một ngày Tôi biết rằng bất chấp như thế nào thì Tôi cũng phải chấp nhận cái “Qui-Luật Tuần Hoàn” của Trời và Đất “Sanh, Lão, Bệnh, ...”

...”Mẹ Tôi đã được Sanh ra,  Mẹ Tôi đang trong thời kỳ của Lão.  May mắn Mẹ Tôi không bị một bệnh tật nào khác hơn là bệnh Già.  Bệnh Già đã làm Mẹ Tôi mất đi phong độ của một người rất tháo vát khi xưa.  Bệnh Già đã làm giảm bớt đi sự năng động lanh lợi và sự thông minh tài trí của Mẹ Tôi.  Khả-năng nhanh nhẹn của Mẹ Tôi đã bị chùn bước lại.  Những giác-quan của Mẹ Tôi bắt đầu chậm lại.  Những hệ-thống, chức-năng làm việc trong người Mẹ Tôi dường như chậm lại hơn.  Tôi rất thích dùng chính bàn tay Tôi và chính Tôi là người chăm sóc Mẹ Tôi hằng ngày, trong bất cứ lúc nào, nhất là ở giai-đoạn nầy.  Tôi luôn tìm thấy niềm vui rất lớn lao khi Tôi có được cơ-hội lo lại cho Mẹ Tôi trong lúc tuổi Mẹ già, sức Mẹ yếu.  Những giai-đoạn đầu tiên, Tôi không hiểu nên đôi lúc Tôi tỏ vẻ bực mình vì trong lúc chăm sóc Mẹ Tôi, Tôi nói mà Mẹ Tôi lại không làm, không đáp ứng kịp thời điều Tôi muốn và đôi lúc còn làm ngược lại.  Dần dà Tôi biết và nhận thức được rằng Tôi đã vô lý quá, Tôi đã không hiểu đúng được Mẹ Tôi vì Mẹ Tôi đã không còn nhanh nhẹn bắt kịp ý Tôi như khi xưa nữa.  Tôi bỗng hối hận và buồn thêm nhiều hơn.  

          Nhớ lại những lúc khi xưa Anh, Em chúng Tôi còn bé nhỏ, Mẹ Tôi đã từng tần tảo, thức khuya, dậy sớm, bất chấp đường xa, chẳng màng cực-khổ, gian-truân để kiếm tiền nuôi chúng Tôi lớn khôn, được đi học và thành tài, đỗ đạt mà không hề than vãn. Mỗi lần nghịch ngợm bị Ba rầy la, đánh mắng là Mẹ bênh chúng Tôi mà cằn nhằn Ba chúng Tôi cả ngày làm chúng Tôi hối-hận thấy thương Ba và vô cùng quí mến lòng yêu thương vô bờ bến của Mẹ chúng Tôi đã cho chúng Tôi. Nhớ những lần Anh, Em chúng Tôi có đứa nào mà lỡ ho hay nhảy mũi là đứa khác phải lo che đứa kia, bịt miệng, đẩy chạy ra ngoài, hay lấy mền mà trùm đứa ho hen, nhảy mũi lại để Mẹ không nghe được mà bắt thoa dầu, trùm đầu, trùm cổ hay lấy khăn quấn cổ để gió không lọt vào.  “Rồi ... Thấy chưa ! Ho đó thấy chưa !”.  Mẹ chúng Tôi rất thính tai ! Rồi Mẹ bắt uống thuốc cảm.  Mẹ đem thuốc ra, cầm ly nước đến ngay trước mặt chúng tôi mà bắt chúng Tôi uống thuốc.  Mẹ là Bác-Sĩ của chúng Tôi.  Mẹ là “Lương-Y Từ-Mẫu” của chúng Tôi.  Những lần bệnh hoạn hay nghịch-nghợm bị té gãy tay băng bột, Mẹ không giúp được chúng Tôi ban ngày vì chúng Tôi không cho, hay cãi  lại, hay vì bất cứ lý do gì mà Mẹ không giúp được thì Mẹ Tôi cũng tìm mọi cách thức trắng đêm đó để “len lén” đấp nước nóng hay chầm chậm đấp nước muối và xoa nắn lên cánh tay bị gãy xương của Tôi, hay lên con mắt bầm, trán sưng của buổi chiều nghịch nghợm... và Mẹ tiếp tục kiên-nhẫn trong nhiều ngày, tháng liên tục mà không mệt mỏi hay không một lời than vãn  ... cho đến khi vết thương phải khuất phục trước sự kiên-nhẫn và lòng thương yêu vô bờ bến của Mẹ Tôi đối với Anh, em chúng Tôi.  Khi bắt gặp chúng Tôi giật mình mở mắt giữa đêm khuya nhìn thấy Mẹ ngồi cạnh bên với ánh đèn dầu leo lét tối, sáng, để chăm sóc cho những vết thương của chúng Tôi, thì Mẹ Tôi mở miệng nhoẻn một nụ cười hiền hòa chan chứa biết bao nhiêu tình-yêu cao cả và Biển Trời bao la của Mẹ.  Tôi vẫn luôn và còn thấy mãi nụ cười đó trong suốt cả cuộc đời Tôi.

          Hạnh-Phúc và may mắn còn được Mẹ, Tôi vẫn còn nhưng Tôi bắt đầu lo sợ, hồi hộp cho mỗi ngày trôi qua, Tôi theo dõi và nhìn Mẹ Tôi mỗi ngày.  Tôi không dám đối diện thực tế và nghĩ về những điều Tôi phải làm trong tương lai, nhưng Tôi không thể chối từ sự thực tế. Tôi phải chấp nhận nó đang diễn ra trước mắt Tôi. Tôi không biết Tôi phải làm được gì hơn. Tôi ước gì Tôi có được phép lạ nhiệm mầu để biến Mẹ Tôi trở thành “một người trường sanh bất tử” để Tôi không còn có những đêm dài nằm trằn trọc, suy tư, lo âu và buồn khôn tả khi nghĩ về Mẹ Tôi. 

          ...  Nhớ lại đêm Giao-Thừa đã qua, Tôi đến Hội chợ Tết vì công việc. Tôi đã thiếu cái Hạnh-Phúc được chở Mẹ đi theo như những năm Giao-Thừa của những năm trước.  Tôi đã xót xa và buồn không tả được khi nhớ lại về sự hãnh diện và cái Hạnh-Phúc có Mẹ ở cạnh bên của Tôi của những năm đã qua. Ai cũng nhìn Mẹ Tôi và ... “Thấy Bác, con nhớ Mẹ con quá”... “Thấy Bà, Con nhớ Bà Nội, ... Bà Ngoại Con quá ...”.  Họ đã tỏ vẻ xúc động, ước muốn biết bao ... đến sờ, ôm lấy cánh tay Mẹ Tôi  hay choàng vai ôm lấy Mẹ Tôi để được đỡ nhớ ... Có người kìm không được xúc động đã rớt nước mắt ...  Tôi thật Hạnh-Phúc xiết bao khi nghĩ lại về những ngày xa xưa đó ....  Bây giờ chính Tôi lại là những người trong cuộc đó của ngày xa xưa.  Tôi ước muốn có Mẹ Tôi ở đây và lúc nầy ... thì quả thật là “Hạnh-Phúc biết bao !”.  Chợ Tết không còn có một ý-nghĩa nào đối với Tôi ở đây và lúc nầy.  Tôi không còn màng đến công-việc Tôi phải làm khi đến đây. Tôi thấy Tôi lạc-lõng, bơ-vơ  quá ... Tôi không còn muốn gì hơn.  Tôi nóng ruột muốn trở về nhà ngay xem Mẹ Tôi, đang nằm ở nhà chỉ có một mình.  Tôi thương Mẹ Tôi quá !  Tôi cũng chẳng màng mua một món ăn nào kể cả bánh chưng, bánh tét, mứt, ...để đem về nhà cho những ngày Tết đến.  Tôi chay xe thật nhanh về nhà vội vàng, vội vàng trong lo sợ và hồi hộp ...Về đến nhà, vào ngay phòng Mẹ Tôi, nhìn thấy Mẹ Tôi mỉm cười nhìn Tôi với nụ cười ''hiền hòa''. Tôi thật là mừng rỡ và ôm lấy Mẹ Tôi.  Tôi vẫn còn được Hạnh-Phúc! Ngày của Mẹ cũng đã trôi qua ! Tôi được mừng thêm một ngày.  Tôi vẫn còn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo Tôi.  Thời gian ơi xin dừng lại!

          Ngày Lễ Phật-Đản lại sắp đến, ngày mà Mẹ Tôi thường lệ hay đến Chùa thành tâm Lễ Phật và cầu nguyện cho gia-đình được bình an, khương thới, cho những đứa Con của Mẹ (là Chúng Tôi) luôn được nhiều may mắn, thành công và được nhiều người giúp đỡ ... nhưng bây giờ Mẹ Tôi đã trở thành “Người Bỏ Cuộc”. 

          Tuy Tôi vẫn biết rằng là Mẹ Tôi không thể đi đến Chùa để lạy Phật và cầu nguyện … Mẹ Tôi vẫn không “Bỏ Cuộc” thương yêu chúng Tôi và Mẹ vẫn cầu nguyện cho gia đình và cho Anh, em chúng Tôi mặc dù Mẹ Tôi đang nằm trên giường.
       
          Tôi ước rằng Tôi được là “Thời-gian” để Tôi có thể dừng Thời Gian lại.
 
                                                           Cỏ Non, 2015
                             (Vu Lan Cuối Cùng còn Mẹ - HaiKhôngKhôngBảy)

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72376)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72566)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72011)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69622)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71953)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71928)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71754)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71312)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32594)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80005)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72503)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35228)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81237)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76289)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76225)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75922)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76157)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24191)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37801)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90637)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39149)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87733)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35273)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75038)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39539)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40748)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83316)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47005)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.