Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - LỚP “MƯỜI HAI BÊ BỐN” CỦA ANH ĐÂU?...

07 Tháng Năm 20154:57 CH(Xem: 18020)
Diệp Hoàng Mai - LỚP “MƯỜI HAI BÊ BỐN” CỦA ANH ĐÂU?...


LỚP “MƯỜI HAI BÊ BỐN” CỦA ANH ĐÂU?...

 HINH 1- B4

 

 

Cầm trên tay danh sách cựu học sinh Ngô Quyền khóa 11, anh Ngô Tấn Lộc “truy vấn” tôi như vậy. Tôi khựng lại, chưa kịp nghĩ ra tại sao:

-         Làm gì có lớp 12B4 hả anh?

-         Em coi nè, lớp 12B4 của tụi anh không có trong danh sách này...

Thì ra anh Lộc quên béng, sĩ số học sinh lớp Pháp Văn thường hao dần khi chuyển sang đệ nhị cấp, chưa kể việc chia ban chọn lớp hay … quân trường. Năm lớp 12 NK 1972 – 1973, nhà trường phải “trộn” học trò nam – nữ lớp Pháp Văn, chỉ còn lớp 12A1 và 12B1 mà thôi. Biết rõ lớp 11B4 chuyển thành 12B1 rồi, nhưng xem chừng anh Lộc vẫn … ấm ức:

-         Anh chỉ khoái lớp anh là “Bê Bốn” hà!...

 

HINH 2-B4


Lớp mười của tôi cũng là Bê Bốn, sau các anh hai khóa. Khác với truyền thống –  Bê Bốn toàn nam sinh, sinh ngữ chính Pháp Văn  – thì mười Bê Bốn lớp tôi … rặt nữ sinh, mà Anh Văn là sinh ngữ chính. Nhưng cả hai lớp đều có điểm chung là: Bê Bốn nào cũng học và … “quậy” giỏi đều nhau, nên hồi đi học lớp “Bê Bốn – Anh” và “Bê Bốn – Em” đã đồng lòng kết nghĩa. Riêng tôi thân thiết với các anh lớp Bê Bốn vì lẽ khác, bởi có nhiều anh là dân Hướng Đạo chung đơn vị với tôi. Đó là các anh: Bùi Hoàng Tuấn, Phạm Hùng (kha Sông Cả), Trương Đức Hoàng (kha Biên Giang), Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Văn Hoài (Vàng), Nguyễn Văn Tất (thiếu Ba Đình) … Do vậy mỗi bận lớp Bê Bốn – Anh có “sự kiện” gì hay hay, anh Đào Tấn Ngọc – trưởng ban liên lạc lớp Bê Bốn – đều thông tin cho tôi biết.

 

HINH 3-B4

Tháng tư năm nay, lần đầu tiên anh Vũ Đại Thành mời thầy cô và bạn học Bê Bốn họp mặt tại Cù Lao Mỹ Quới. Vẫn là huyện Tân Uyên như xưa, nhưng bây giờ đã thuộc tỉnh Bình Dương, chứ không còn là tỉnh Biên Hòa như trước nữa. Rời trường sư phạm cuối năm 1974, anh Thành theo nghề giáo và “cắm rễ” luôn tại vùng đất này. Bao quanh “tư dinh” gia đình anh Thành, là vườn bưởi đường lá cam ngót nghét vài ngàn mét vuông, tàng lá xanh um trông thích mắt. Anh em tôi ai cũng tiếc vì buổi họp mặt đã qua mùa bưởi chín, nếu không thì vườn bưởi nhà anh Vũ Đại Thành, chắc chắn không yên thân với anh em nhà Bê Bốn “ già mà vẫn quậy” như xưa...


HINH 4-B4

 

Trên quãng đường đến nhà anh Thành, thầy Nguyễn Viết Long cho tôi biết:

-  Sau ngày cô và cô Dung ghé thăm, tôi ốm nặng phải vào bệnh viện đấy!...

Ngày Nhà Giáo, tôi và Dung đến thăm và tặng quà cho thầy giáo cũ. Thầy không được khỏe, nên tôi và Dung kiếu sớm để thầy nghỉ ngơi. Tôi và Dung nào hay, ngày hôm sau thầy trở bệnh nặng phải nhập viện điều trị.

 

HINH 5-B4

 

Vẫn như mọi năm, anh Nguyễn Văn Tất nhận trọng trách đưa rước thầy cô ở Sài Gòn. Chân cô Hòa càng lúc càng yếu, đi lại chậm chạp khó khăn. Nhưng trong ánh mắt của cô, vẫn ngập tràn hạnh phúc khi gặp lại đám “học trò nhỏ” ngày nào:

- Mỗi lần họp mặt thế này, cô lại nhớ thời cô còn đứng trên bục giảng. Được gặp lại các em, cô cảm thấy vui lắm, hạnh phúc lắm!...

 HINH 6-B4

 

Thầy Lâm Tấn Văn cũng vậy, mặc dù phải nhờ vã cây  “ba – toong” đỡ đần việc đi lại, nhưng thầy luôn trân trọng tình cảm của đám học trò xưa. Thầy Văn cũng là một trong những “nguồn tư liệu” phong phú về ngôi trường xưa yêu dấu của anh em tôi. Tôi thường mời thầy Văn café cuối tuần, cùng với nhóm bạn cũ ở Sài Gòn là vì vậy. Những câu chuyện kể của thầy, tôi ráp nối dành làm tư liệu trường xưa.

 

 HINH 7-B4


Đến với buổi họp mặt cựu học sinh 11B4 lần này, thầy Đinh Hữu Quyến mang theo món quà quí tặng học trò xưa. Đó là tài liệu “3000 từ tiếng Anh thông dụng & 1760 từ thường dùng khác” do thầy đích thân biên soạn. Số lượng không nhiều, nên thầy để cho anh em nhà Bê Bốn … rút thăm may mắn. Riêng hai cựu huynh trưởng Hướng Đạo Nguyễn Văn Tất và Diệp Hoàng Mai, thì được thầy Quyến ký tặng riêng “mỗi em một bản”… Thật cảm động bởi hơn bốn mươi năm xa trường, mà thầy Đinh Hữu Quyến vẫn chắt chiu từng con chữ mang tặng cho trò.


HINH 8-B4

 

Tổng kết năm nay, lớp Bê Bốn của các anh có đến 11 anh mang danh tử sĩ. Có 6 anh Bê Bốn định cư ở nước ngoài, trong đó anh Trương Đức Hoàng là người gắn kết với lớp của anh nhiều nhất. Anh Hoàng thường giành phần, mua quà biếu thầy cô giáo cũ lớp mình. Trước Tết, anh chị Trương Đức Hoàng về thăm quê, tôi đã đưa anh đến thăm bạn cũ Nguyễn Văn Thanh đang điều trị bệnh. Anh Thanh rủ thêm vài người bạn nữa, chiêu đãi anh Hoàng và tôi chầu … Dê Dốc Núi. Dê lưng lửng bụng, anh em tôi lại kéo nhau qua bến đò An Hảo, trực chỉ nhà trưởng lớp Bê Bốn Nguyễn Văn Sấm ở Bình Đa. Một buổi họp mặt Bê Bốn rất tình cờ, không hẹn trước nhưng vui hết biết. Mồi nhậu “bắt nhất” là món gỏi xoài trộn tôm khô, do chính tay bà xã của anh Sấm chế biến bằng nguyên liệu hái tại vườn nhà. Nhâm nhi gỏi xoài, dưới tàng cây xoài râm mát, chiêu thêm vài ngụm rượu chuối hột …Ố là la, cả nhà anh em Bê Bốn tưng bừng sức sống…

HINH 9-B4HINH 10-B4
HINH 11-B4
HINH 12-B4

Trước khi anh chị Trương Đức Hoàng trở về nước Úc, tôi đã đưa anh chị đi thăm thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo, thăm cô Đinh Thị Hòa. Điểm hội ngộ cuối cùng của anh em Bê Bốn chúng tôi, là quán “Ruốc” của nhà văn Mường Mán, theo lời mời của anh Nguyễn Văn Tất. Lần gặp này anh chị em tôi miệt mài chuyện trò, quên bẵng chụp hình lưu niệm…

 

HINH 13-B4

 HINH 14-B4
HINH 15-B4
HINH 16-B4














Lần gặp gỡ năm nay, anh Lê Văn Thanh và anh Hồ Văn Hòa Bình đã cung cấp cho tôi mấy tấm hình tư liệu quí của lớp các anh:

- Hình trại du khảo cho các lớp đệ Tứ, chụp trước gốc đa già (chùa Đại Giác – Cù Lao Phố) ngoài lớp Tứ 4, có thêm các anh Dương Văn Công (01), Nguyễn Văn Tư (02), Trần Ngọc Sơn, Cao Tấn Xứ, Cao Tấn Trí … của các lớp đệ Tứ cùng khối.


HINH 17-B4

 

- Ngày lớp 11B4 tiễn anh Hồ Văn Hòa Bình vào lính, khá đông bạn bè cùng dự liên hoan. Trong tấm hình xưa này, có cả thầy Vũ Khánh Thành (01), thầy Trần Văn Kế (02) và bạn Nguyễn Văn Lịnh nổi tiếng của lớp 13B3 (21) nữa.

 

HINH 18-B4 HINH 19-B4


- Anh Tất dùng cả kính lúp để soi, vẫn không thể nhận diện đầy đủ những khuôn mặt “ngáo quốc tế ” lớp Ngũ 4. Hỏi thêm anh Đào Tấn Ngọc, Lê Văn Thanh, Hồ Văn Hòa Bình mới thêm được chừng này cái tên của lớp các anh.

HINH 20-B4


Thôi thì gửi kèm hình xưa theo bài viết này, hy vọng trí nhớ siêu phàm của anh Trương Đức Hoàng (Australia) và anh Nguyễn Văn Hoài (Vàng) ở Mỹ sẽ bổ túc thêm…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 04/2015

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 71963)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72987)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73043)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71957)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 79897)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71268)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72764)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74208)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74842)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 73333)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 79972)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73456)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75278)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68604)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68329)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 72976)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 70563)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68594)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 65707)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 35502)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 71224)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34283)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 69087)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73521)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 72389)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 41784)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 64645)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 72847)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.