Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hát Bình Phương - CHỊ TÔI

29 Tháng Giêng 20155:15 CH(Xem: 28285)
Hát Bình Phương - CHỊ TÔI

Ch Tôi

 

ao am me dan


 

Bây giờ đã quá tuổi “thất thập cổ lai hy'', chị tôi luôn cảm thấy vui và hạnh phúc khi sống trong nhà từ đường của gia đình. Đó là một ngôi nhà xưa, tuy đã được sửa sang lại mấy lần nhưng vẫn giữ nét cổ kính vì là nơi thờ phượng tổ tiên.

Trong nhà, những vật dụng bằng gỗ đều do ông Nội của tôi làm ra, vì ông vốn là thợ mộc. Từ cái tủ thờ, bộ ván gõ, cái bàn cùng sáu cái ghế trước tủ thờ cho đến tủ đựng chén dĩa, tủ đựng quần áo... như vẫn còn lãng đãng dấu tay của ông Nội tôi ngày trước.

Cù Lao Phố là nơi đại gia đình của tôi trải qua các thế hệ cả trăm năm nay. Không biết tự bao giờ mà ông bà Cố của tôi đến lập nghiệp nơi đây. Rồi đến ông bà Nội và

 

thế hệ cô, bác, ba tôi cũng được sinh ra và lớn lên ở nơi nầy.

Các anh chị em tôi cũng đã trải qua thời niên thiếu trong ngôi nhà cạnh dòng sông Đồng Nai, luôn có những cụm lục bình trôi lờ lững. Nước ngọt của dòng sông đã tưới mát ruộng đồng thành một vùng đất trù phú với cây ngọt trái lành.

Chiến tranh đã đẩy đưa một số thanh niên rời quê cha đất tổ, đi đến chốn thị thành để tìm sự bình yên rồi lập nghiệp nơi định cư mới. Bác tôi và ba tôi ở trong trường hợp đó. Rốt cuộc thì người ở lại thờ phượng ông bà là cô của tôi.

Chị Ba của tôi lại nối tiếp con đường của cô tôi, khi những đứa em phải sống xa quê và có vài đứa em họ phải rời cố quốc, xa quê hương hơn nửa vòng trái đất - trong đó có tôi - ra đi mà lòng ngậm ngùi nhớ thương quê cha đất tổ...

Má của chị là cô Hai của tôi. Nghe kể lại rằng, vào thập niên 30, có một người thanh niên từ đất Nha Trang vào Saigon làm việc. Rồi do duyên tiền định, ông gặp cô tôi có vài lần và đem lòng cảm mến.

Cô tôi thuở ấy rất xinh đẹp, được nhiều người trong làng để ý, nhưng lại phải lòng người khách phương xa, đã nhận lời cầu hôn với điều kiện là vẫn sống cùng cha mẹ ở Biên Hòa vì cô là con gái lớn, các em đã lập nghiệp xa quê.

Thế rồi chị Hai ra đời, khi được năm tuổi thì bị bệnh và mất. Chị Ba là đứa con gái kế, mang những nét đẹp của cả cha lẫn mẹ, đôi mắt to và làn da trắng hồng. Cô dượng đặt tên là Hồng, đúng là một đóa hồng nhung, càng lớn càng xinh đẹp.

Khi học xong lớp Ba ở trường làng, chị phải lên Biên Hòa học tiếp trường Nguyễn Du. Sau đó, chị học trường Nữ Công Gia Chánh vì không có điều kiện về Saigon học tiếp trung học. Thuở đó, trường trung học Ngô Quyền chưa được thành lập.

Sau đó chị nghỉ học, ở nhà phụ giúp cô tôi chăm sóc bà Ngoại, đứa em gái và thêm một đám em họ là năm anh em chúng tôi, được ba má tôi gửi về bà Nội nuôi dưỡng. Tuy là em họ nhưng chị xem như các em ruột vì chúng tôi sống chung với chị từ lúc còn rất nhỏ.

Khi các em đã lớn, chị phải đi làm để giúp đỡ gia đình. Chị chấp nhận học ít, mà lại muốn các em có cơ hội học cao hơn, để tương lai thêm phần sáng lạng. Chị tôi quả là một người chị tuyệt vời, hy sinh cho gia đình.

Dạo đó, cùng lúc với quân đội Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu cho tự do của miền Nam, thì cũng có những hội truyền giáo người Mỹ đến VN để truyền đạo Tin Lành. Chị làm việc cho Hội Thánh Tin Lành ở Saigon.

Hội nầy chủ yếu là truyền đạo Tin Lành cho đồng bào thiểu số ở vùng Tây Nguyên, nên chị có nhiều lần đi Kontum, Pleiku... Các dân tộc thiểu số ở đây khi đã trở thành tín hữu Tin Lành thì có đức tin rất cao. Kinh Thánh được in bằng chữ của các dân tộc Tây Nguyên.

Chị đi làm ở Saigon, mỗi tuần về nhà một lần. Những chuyến xe đò Liên Hiệp, xe lô đã in bước chân của người con gái Biên Hòa nặng gánh gia đình. Biết bao nhiêu năm tháng chị đã hy sinh tuổi trẻ của mình.

Các em lớn lên đều yên bề gia thất, có một mái ấm gia đình riêng. Duy có chị vẫn còn độc thân để chăm sóc bà Ngoại và mẹ tuổi đã già. Chị lập gia đình rất muộn và có một đứa con gái duy nhất. Chồng chị cũng đã qua đời mấy năm nay.

Những ngày cuối của tháng 4/75, Hội Thánh Tin Lành rút về Mỹ, họ muốn đưa chị di tản theo nhưng chị đã từ chối vì không muốn xa gia đình. Thế là chị ở lại và cũng đã gặp nhiều khó khăn sau ngày mất nước, vì chị đi làm cho Mỹ dù chỉ là hội truyền giáo.

Cả một quãng đời của chị, từ hồi niên thiếu cho đến lúc tuổi già, chị vẫn sống ở Cù Lao Phố và lo việc cúng kiếng tổ tiên, thay cho những đứa em trai ở xa. Chị đã chứng kiến những thăng trầm của Biên Hòa trước và sau năm 75, mà chị cảm thấy vui ít buồn nhiều.

Cù Lao Phố gắn liền với cầu Gành và cầu Rạch Cát, hai chiếc cầu mang tính lịch sử hơn 100 năm, từ thời Pháp thuộc. Người dân Cù Lao muốn đi Chợ Đồn hay Biên Hòa phải sử dụng hai chiếc cầu đó.

Gần đây, hai chiếc cầu Hiệp Hòa và Bửu Hòa lần lượt được xây dựng, mới hơn, đẹp hơn và rộng rãi hơn. Cầu Gành và cầu Rạch Cát vẫn còn đó nhưng chỉ cho xe lửa và người bộ hành được sử dụng. Hai chiếc cầu vẫn còn ngạo nghễ trên dòng Đồng Nai nhưng đã vắng bóng xe cộ qua lại.

Chị nói với tôi, “Hai cây cầu mới tuy kiên cố và đẹp hơn hai chiếc cầu cũ, nhưng với chị, cầu Gành và cầu Rạch Cát vẫn còn là cái hồn của Cù Lao Phố.” Nó chứa đầy kỷ niệm mà người dân Cù Lao vẫn giữ trong lòng, của một thuở xa xưa.

Chị đang ở quê nhà mà còn nuối tiếc kỷ niệm, huống chi tôi đang sống bên kia bờ đại dương, đã xa quê hương suốt hai mươi năm. Với tôi, ký ức về Biên Hòa - Cù Lao Phố, đã ăn sâu vào tâm tưởng và bất biến theo thời gian.

Nghe chị tôi nói đã có dự án làm con đường mới dọc theo bờ sông và người ta đã đo đạc để giải tỏa bờ sông. Thế là trong tương lai, cái bến sông mà ngày xưa còn bé, anh chị em chúng tôi ngụp lặn trong dòng nước mát sẽ không còn nữa, ký ức của một thời tuổi trẻ như vụt bay xa...

Ngày ấy, những buổi chiều hè, tôi hay ngồi ở bến sông, nhìn ra cầu Rạch Cát, xem những dòng xe chạy trên cầu, thấp thoáng bóng dáng của người bộ hành trên lối đi gập ghềnh hai bên thành cầu. Những chiếc ghe chài lưới ẩn hiện trên sông đang bủa lưới. Từ xa ánh mặt trời rắc những tia nắng cuối cùng trước khi biến mất phía chân trời xa bên kia cầu.

Thỉnh thoảng chị vẫn nhắc đến ông Ngoại, người mà chị luôn kính trọng vì ông đã thay cha mẹ đã mất sớm mà lo cho hai người em gái, nuôi nấng tới tuổi lớn khôn, yên bề gia thất rồi ông mới cưới vợ. Còn má của chị cũng theo gương cha, suốt một đời lo cho các em và con cháu. Rồi đến đời chị cũng vậy, noi theo tấm gương hy sinh của những thế hệ đi trước. Ôi những tình cảm gia đình sao mà thiêng liêng quá!

Tôi còn nhớ khoảng thập niên 60, khi chị làm việc ở Hội Thánh Tin Lành của Mỹ, biết tôi thích sưu tầm tem thơ, chị vẫn dành thời gian rỗi rảnh để thu nhặt những bao thơ có những con tem từ Mỹ gửi qua Việt Nam cho nhân viên của Hội, để làm quà cho tôi. Mỗi lần nhận được những con tem Mỹ là tôi rất vui mừng, cám ơn chị và thấy thương chị vô cùng.

Tôi vẫn còn giữ quyển sưu tầm tem thơ của tôi ngày ấy, những con tem với hình phi thuyền Apolo 11, hình các vị tổng thống Mỹ, hình Giáng Sinh, hình bông hoa đủ màu sắc... tuy nay đã úa màu nhưng tôi vẫn cảm thấy như còn dấu tay của chị trên đó, dù đã hơn 40 năm qua. Biết làm sao nói hết được tình cảm của người chị dành cho đứa em gái nhỏ ngày ấy!

Tôi quên làm sao được những lần cúng Kỳ Yên ở Đình Bình Tự, cứ ba năm một lần, có gánh hát bội về làng là mấy chị em dẫn nhau đi xem hát đến tận nửa đêm mới lội ruộng về nhà. Những lần hát Hồ Quảng bằng tiếng Hoa ở Chùa Ông cũng không thiếu vắng chị em chúng tôi đi xem. Kỷ niệm của thời thơ ấu sao mà đáng yêu và đầm ấm quá!

Ngày tháng năm trôi qua, tất cả đều thay đổi theo dòng thời gian, cảnh vật và con người cũng đổi thay. Trong ký ức của kẻ xa quê, những gì của ngày xưa vẫn còn in trong trí. Cho đến một ngày trở lại chốn quê nhà, phải ngỡ ngàng trước cảnh vật đổi thay, tưởng chừng như không phải là chốn cũ của mình...

Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, những người mà cả một đời gắn liền với vùng đất Cù Lao, nơi quê cha đất tổ.

Tôi ước mong chị có sức khỏe tốt để sống lâu dài trong ngôi nhà thân yêu của một đại gia đình. Nơi đó đã một thời là tổ ấm năm thế hệ của một gia đình con dân Biên Hòa. Vận nước nổi trôi đã phân tán các thành viên của gia đình chúng tôi, kẻ nơi góc biển - người ngoài chân mây...

Hát Bình Phương

 

 

13 Tháng Ba 2021(Xem: 15832)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 11914)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 14550)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 9510)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 12683)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 10312)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 14363)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 12291)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11710)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 9309)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 8362)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 10848)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10227)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12703)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10437)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12070)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 13447)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10664)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10748)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 13942)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 13293)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 14228)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 10917)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 12801)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 15487)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9853)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11185)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 12462)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……