Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - PHONG BAO LÌ XÌ

10 Tháng Giêng 20151:25 SA(Xem: 31664)
Nguyễn Thị Thêm - PHONG BAO LÌ XÌ

PHONG BAO LÌ XÌ

bao li xi

 

Con dâu tui dìa thăm nhà. Trước khi đi nó hỏi tui:

- Má ơi! mua bao lì xì ở đâu?

Tui nói với nó ở trên khu Little Saigon hay Westminster bán thiếu gì.

- Thế con mua để làm gì?

Thằng con trai giải thích:

- Con về đợt này thì hết phép rồi. Tết mình, con không về được.

- Tụi con năm nào cũng ăn Tết như má làm ở nhà. Cũng trang hoàng nhà cửa, cũng trái cây, cúng Giao Thừa, mừng tuổi sáng Mồng Một và lì xì.

Tui cười:

- Nhà có hai vợ chồng hổng lẽ hai đứa lì xì cho nhau?

Nó nói:

- Không! Con lì xì cho hai nhóc nhà con và các cháu hàng xóm.

 

Tới đây, tui ngạc nhiên khi nghĩ không biết nó ăn Tết VN như thế nào trong đời sống binh ngũ. Nhất là cùng chia sẻ niềm vui dân tộc đến người bản xứ.

 

Tui xin nói một chút về con tui và ông hàng xóm.

Con tui là một sĩ quan trong quân đội Hoa kỳ.

Cháu là nha sĩ, phục vụ tại một bệnh viện tại căn cứ Aviano Không Quân Hoa Kỳ tại Ý. Căn cứ quân sự này khá lớn. Bệnh viện mở ra hầu điều trị cho các binh sĩ Mỹ phục vụ các nước Âu Châu có những ca nghiêm trọng.

 

Cháu đã có gia đình và vì công tác lâu dài nên vợ con cùng đi theo. Trong Base cũng có khu gia binh. Nhưng cháu không xin nhà ở trong đó. Cháu nói đã đi tới Ý mình phải sống gần gủi với người Ý mình mới học tập và hiểu biết phong tục họ. Cháu mướn một căn nhà nhỏ cũng tương đối gần nơi làm việc. Căn nhà xinh xắn, có bãi cỏ xanh, hướng nhìn ra một ngọn núi rất đẹp. Chủ nhà là một gia đình người Ý sống lâu đời ở đây. Nhà ông ta liền chung dãy với nhà cháu mướn. Chỉ cách một khoảng sân rộng và một hàng rào nhỏ phân ranh.

 

Từ khi đến đây, hai gia đình trở thành bè bạn, láng giềng rất tốt. Thỉnh thoảng ông mời gia đình con tui đến nhà ăn cơm hay dự những bửa tiệc gia đình. Thằng con khi nào nhà có tổ chức gì đều có sự tham dự của gia đình ông ta. Đúng như câu" Bà con xa không bằng láng giềng gần" Sân sau biến thành sân chung, cháu tui và con ông ta chơi với nhau rất thân thiện. Con tui đi về thăm nhà. Con mèo Shimpa ông ta đem về chăm sóc.

Tui hỏi con tui:

- Làm sao mà lì xì. Làm sao họ hiểu phong tục VN?

Con tui nói cho biết, thì ra nó đã thực hiện trong năm vừa rồi. Nó cũng muốn duy trì phong tục ngày Tết dân tộc ngay trên quê hương không phải của mình. Ngày Tết nó cũng cố gắng nấu những món ăn VN (Đương nhiên là không đủ ngon và không đúng như sao y bản chánh của Mẹ). Nó cũng trang trí đón Xuân và mời bạn bè, ông chủ nhà hàng xóm đến chung vui. Nó giải thích về phong tục VN và lì xì cho các con ông, cũng như chúc mừng năm mới sức khỏe, may mắn đến gia đình ông ta.

 

Trong căn cứ này đa phần là người Mỹ với nhiều gốc gác khác nhau. Vài tháng về trước con tui bắt gặp và quen biết một gia đình người Mỹ gốc Việt cũng phục vụ tại đây. Thế là người cùng quê hương gặp nhau trên xứ người. Các cháu biến thành bạn bè thân thiết.. Hai gia đình qua lại mời nhau những  món ăn quê hương để trao đổi và học hỏi. Chúng cũng nấu phở, nấu bún riêu, chả giò, nấu canh chua v.v...

 

Cuộc sống lính tráng xa nhà nhưng không hề tẻ nhạt. Trong quân đội lập ra nhiều tổ chức để người lính quen biết, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. (Tui sẽ viết ở một dịp khác.)

 

Mỗi khi con trai tui mời khách mà nấu món ăn VN thì y rằng nó gọi tui qua Face time để hỏi. Giờ thì thằng con tui giỏi lắm. Không phải một đứa mà cả hai thằng đều được vợ huấn luyện rất chu đáo. Tui hay nói đùa như vậy khi thấy con vào bếp, dọn dẹp hay chăm sóc con cái. Vợ nó không phải lười nhưng cùng nhau gánh vác việc nhà là một điều rất tốt. Cuộc sống ấm cúng và yêu thương hơn. Khi đi làm thì vợ nấu cơm để chiều về cùng ăn. Cuối tuần đưa ra món ăn mới và vợ chồng vào bếp hay mời các bạn đến cùng thưởng thức. Trong mấy năm quân ngũ con tui đã có nhiều bạn rất thân thiết. Mỗi tuần hay vài tuần là một buổi họp mặt trong nhà hay ngoài trời để con cái chúng gần nhau và chúng cũng có thời gian vui chơi tâm sự. Các bà mẹ học hỏi nhau về cách nấu ăn, nuôi con hay thêu, đan. Các ông lính thì vui đùa với con cái về các môn thể thao hay thể lực.

 

Vì vậy con tui vào bếp nấu ăn ra vẽ rất thiện nghệ. Khi nấu những món ăn VN hay món mới, vợ chỉ là phụ tá và nếm thử. (Nói vậy không phải tui trách con dâu mà tui khen con dâu tui thiệt tình. Sách nó học ở đâu tui không biết. Nếu biết ngày xưa tui đã tìm để thực hiện cho chính bản thân mình. Hi hi...)

 

Có hôm thằng Út nấu canh chua cá, đúng lúc tui gọi sang nói chuyện. (Thằng Út tui cũng là lính Hải Quân trong quân đội Hoa Kỳ. Cháu đang ở Illinois) Con dâu hỏi tui cách nấu. Tui chỉ nó bỏ me vô cho vị chua thanh đạm. Thằng con la lên:

- Má ơi! Má làm bể độ hết trơn. Con đang show up cho vợ con tay nghề nấu canh chua số một của con mà.

Tui hỏi:

- Vậy nấu canh chua con show up bỏ cái gì?

- Con nặn chanh vô là chua thôi.

Ha ha!!! Thằng Út tui đúng là biểu diễn canh chua cho vợ phục. Cũng may con vợ nó nấu ăn kém chứ không thôi món canh chua nặn chanh sẽ không bao giờ đi vào thực phổ gia đình nó.

 

Trở lại chuyện Tết nhất. 

Tui cùng các con đi lên khu Phước Lộc Thọ để nó thăm lại phố xá mình. Chúng đi chợ mua những gia vị, bánh tráng, bún, lạp xưởng... những thứ hiếm hoi nơi xứ  lạ ít có người VN và xa chợ VN. Hai thằng con xông xáo, chọn lựa. Vợ đi theo để cùng tham khảo và đẩy xe. Nhìn hai thằng lính thế hệ thứ hai của nhà tui, tui phải cám ơn Trời Phật cho con tui biết chia sẻ và giúp đỡ với vợ. Chứ ông chồng tui thì hỡi ơi. Chỉ lo chuyện đại sự. Mà chuyện đại sự sau khi cởi áo lính tráng thì chỉ là lo ở bàn tròn mà thôi. Còn nhà bếp và chuyện lặt vặt trong nhà thì là chuyện tiểu sự tui phải lo.Hu hu.

 

Khi chọn mua những bao lì xì con tui hỏi một câu khiến tui suy nghĩ và muốn viết điều này để chia sẻ cùng các bạn:

Cháu hỏi:

- Tại sao bao lì xì đa số là chữ Tàu. Cách trang trí cũng của Tàu. Mình không có thể làm riêng cho người Việt một loại bao lì xì kiểu VN mình sao hả Mẹ?

 

Tui nghĩ điều con tui hỏi đúng quá. Nước Tàu đã để lại cho mình bao nhiêu năm ảnh hưởng quá đủ rồi. Mình đã có tiếng Quốc Ngữ. Mình đã có một thành phố mang tên Thủ Đô Tị Nạn Việt Nam. Mình đang cổ động nhau không xài đồ Trung Cộng đầy hóa chất độc hại. Mình đang nén căm hờn nhìn về tổ quốc bị Hán hóa mà đau khổ nhưng không biết phải làm sao.

Thế mà ngay nơi này , ngày thiêng liêng dân tộc. Ngày Tết cổ truyền VN mình vẫn rập khuôn theo cách Tàu thì buồn thật.

 

Tôi cầm xấp bao lì xì trên tay, những bao lì xì đỏ, hình rồng, hình cá và những chữ Tàu in thật to mà buồn. Có những loại bao lì xì khác, nhiều kiểu, nhiều hoa văn nhưng vẫn không thể hiện được là một bao lì xì dành cho người VN, cho trẻ em VN.

 

Các cháu học Việt Ngữ tại các Trung Tâm. Ngày Tết tặng cháu bao lì xì lấy hên để khuyến khích cháu học giỏi, ngoan ngoãn. Cầm bao lì xì bảo cháu đọc lên để hiểu về lời chúc thì chỉ là tiếng Tàu. Bà nội, ông nội, cha mẹ chúng  cũng không đọc được thì phong bao đó đâu có ý nghĩa gì, đâu có nói lên được điều gì trong ba ngày Tết dân tộc.

 

Từ hôm con tui lên máy bay đi tới nay, hình ảnh xấp phong bao lì xì và câu hỏi của con cứ ám ảnh tui.

Có ai không? có ai thấy như tui không? Có ai có thể vận động cùng nhau thay đổi hay không? Các nhà in trong vùng Westminster, Little Sài Gòn có suy nghĩ đặt vấn đề in bao lì xì mới phong cách VN cho cái Tết này không?

 

Không cần rườm rà. Không cần đỏ chét. Ta chỉ cần một phong bao lì xì có nền vàng hoa mai rực rỡ, hay hình ảnh Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Hoặc Trưng Nữ Vương trên mình voi uy nghi. Một phong pháo đang nổ, hay hình ảnh bánh chưng xanh bên bà mẹ quê. Bánh tét bên dĩa trái cây ngũ quả. Cũng có thể là lá cờ vàng đang phất phới bay trong ngày xuân bên hàng chữ CHÚC MỪNG NĂM MỚI in thật đẹp là giá trị lắm rồi.

Tui tin chắc mọi người sẽ vui vẻ đón nhận phong bao lì xì mới với tất cả hãnh diện và tự hào về niềm vui dân tộc.

 

Chỉ còn hơn tháng nữa thôi là Tết năm Ất Mùi sẽ đến. Người người đang lên chương trình chuẩn bị mọi thứ để đón Xuân.

Ước mong sao trong những Hội Hoa Xuân, bên cạnh những chậu hoa đủ màu khoe sắc tôi bắt gặp những phong bao lì xì mới đúng bản sắc VN. Tôi sẽ mua và giới thiệu bạn bè cùng mua để mừng năm mới. Tui sẽ gửi qua cho con tui và nói với nó:

- Nè con! Đây là những phong bao lì xì của người Việt Nam mình.

 

Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.

 Chúng ta hãnh diện là một người Việt Nam.

 

Nguyễn thị Thêm

09/01/15

 




 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 71733)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71849)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71450)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 68903)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71427)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71199)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70975)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 70662)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32251)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 79642)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 71638)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35036)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 80882)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75858)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75780)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75565)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 75311)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 23895)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37506)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90064)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38898)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87190)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 34867)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 74540)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39168)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40506)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82486)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46740)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.