Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Uninex - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

01 Tháng Giêng 20151:57 CH(Xem: 28131)
Uninex - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG



KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

            Có lẽ UnineX tiếp tục mượn tựa đề “Kết Nối Yêu Thương” của người đẹp Châu Mỹ Quế để viết đôi dòng về cuộc hội ngộ bỏ túi của UnineX với chị Sáu Bích, Tám Mỹ Quế và Lê Dung hôm 28 tháng 11 nhân khi có mặt tại  Việt Nam trong chuyến về thăm gia đình ngắn ngủi.

                           yeuthuong1

           
UnineX về đến quê nhà vài hôm mới cho chị Sáu và chị Tám biết và xin hai chị thu xếp để có một cuộc họp mặt nhỏ giữa ba chị em và người đẹp Lê Dung. Nhờ cô em gái là Hảo liên lạc với chị Tám (Hảo cũng là nhà giáo thường gặp gỡ và đi chơi với chị Tám) để cùng hẹn nhau đi Biên Hòa đến nhà Lê Dung, đồng thời chị Sáu từ Sài Gòn cũng sẽ có mặt tại nhà Lê Dung vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 như đã hẹn. Đường đi nước bước đến nhà Lê Dung do chị Tám Mỹ Quế hướng dẫn. Đúng 10 giờ, Mỹ Quế đã có mặt tại điểm hẹn là nhà của UnineX. Ngoài UnineX và Mỹ Quế còn có em gái là Hảo và em trai Phúc (cũng nhà giáo) cùng đi cho đông vui. Ngoài ra còn có một người “ăn theo” là chàng Châu, có nhiệm vụ xách máy ảnh theo để làm phó nhòm. Xe khởi hành chạy về hướng thành phố Biên Hòa, nơi mà UnineX đã có hai năm theo học trung học (đệ tam và đệ nhị) trước khi về Sài Gòn học lớp đệ nhất tại trường nữ trung học Gia Long (năm đó trường Ngô Quyền chưa có lớp đệ nhất). Nhìn phố xá hai bên đường rất lạ lẫm, đông đúc, ồn ào. Khi xe vào thành phố thì cảnh vật lại càng lạ lẫm thêm vì có nhiều con đường mới đề tên mấy ông “kách mệnh” cùng với nhà cửa lố nhố, các bảng hiệu buôn bán đủ màu sắc, các khẩu hiệu đỏ lóe chen chúc nhau càng tạo thêm bầu không khí “nóng” làm khó chịu đôi mắt của kẻ mang tâm trạng “xa lạ” ngay trên quê hương của mình. Mỹ Quế hướng dẫn cho bác tài vào đúng con đường đến nhà Lê Dung. Nhưng “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núimà khó vì Mỹ Quế quên ngõ vào nhà Dung…” (xin lỗi Cụ Nguyễn Bá Học). Chuyện đi tìm nhà bắt đầu khi nắng trưa cũng đã đổ xuống gay gắt. Số là Mỹ Quế đã nhiều lần ghé thăm Lê Dung nên tỏ ra rất rành khi hướng dẫn cho bác tài chạy vào đúng đường trên đó có ngôi chợ mang tên “Cây Gáo”. Con hẽm vào nhà Lê Dung nằm ngay phía trước ngôi ngôi chợ này – theo lời Mỹ Quế. Một mình Mỹ Quế xuống xe đi vào hẽm trong khi mọi người vẫn ngồi trên xe để chờ đợi cho Mỹ Quế trở ra dắt mọi người vào. Sau khoảng 20 phút, Mỹ Quế trở ra báo tin không phải hẽm này, rồi đi đến một con hẽm khác. Cũng khoảng 20 phút sau Mỹ Quế trở ra và báo tin không vui… nghĩa là chưa tìm ra nhà của Lê Dung. Tội nghiệp! Trời nắng chang chang, đội nắng mà đi với mồ hôi chảy ướt cả mặt. Mỹ Quế lộ vẻ âu lo và tiếp tục bước vào con hẽm thứ ba. Đến đây thì chàng Châu nhảy xuống xe để yểm trợ Mỹ Quế bằng cách cũng đi vào hẽm kiếm phụ nhưng Mỹ Quế đã mất hút trong các lối quanh co bên trong. Chàng Châu trở ra và đưa đề nghị cho UnineX hãy gọi điện thoại cho phu quân của chị Sáu Bích để nhờ anh ấy gọi cho chị Sáu Bích báo tin là cả đám không tìm ra nhà Lê Dung (lúc này chị Sáu Bích đã rời khỏi nhà từ lâu, con trai chở bằng xe hai bánh). Lần này Mỹ Quế đi lâu hơn hai lần trước và trở ra bằng một con đường khác rồi mới trở lại chỗ xe đang chờ. Lúc này UnineX đã liên lạc được với chị Sáu Bích và khi chàng Châu và Mỹ Quế trở ra từ một con hẽm khác thì mẹ con chị Sáu đã đứng bên cạnh xe cùng mọi người. UnineX rất mừng khi gặp chị Sáu trong dáng người xinh xắn khỏe mạnh. Thế là chị Sáu hướng dẫn cả đám đi vào nhà Lê Dung. Xin nói thêm là lúc Mỹ Quế vào con hẽm đầu tiên là con hẽm “có văn hóa” (khu phố văn hóa) nhưng khi vào hai con hẽm khác đều là hẽm “vô văn hóa” (không có bảng khu phố văn hóa…). Cuối cùng thì cũng nhận ra rằng khu phố Lê Dung ở là khu phố “có văn hóa!!!”. Mỹ Quế thực ra đã vào đúng hẽm nhà Lê Dung ngay lần đầu tiên nhưng gặp phải mấy đống gạch cát nằm chình ình trước một ngôi nhà đang xây cất làm chắn lối vào nhà Lê Dung nên Mỹ Quế không nhận ra lối vào. Thôi thì có bỏ công lao nhiều để tìm bạn thì cuộc gặp gỡ mới càng thêm vui và có chuyện “linh tinh” cho UnineX viết cho các anh chị (và em) đọc cho vui.


                    yeuthuong2

                Đường vào nhà Lê Dung (Con chị 6 phía sau)         Bốn cụ bà, cựu nữ sinh trung học Ngô Quyền

               yeuthuong3

              Chuyện trò thỏa thích khi gặp lại…             Phúc, Hảo (em của UnineX) và tứ mỹ nhân Ngô Quyền


Lê Dung đón các bạn trong niềm vui gặp lại bạn bè xưa và chúng tôi ôm chằm lấy nhau tíu tít nói những lời mừng vui. Lê Dung ở trong ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt có một tủ sách lớn đặt sát tường như một kho báu chữ nghĩa gồm hầu hết những sách đã xuất bản trước tháng tư 1975 với những tên sách rất quen thuộc của một thời chữ nghĩa thênh thang trong sáng. Bốn chị em thăm hỏi nhau và nói hết chuyện này đến chuyện khác quên cả giờ giấc. UnineX nhận thấy Lê Dung vẫn còn nét sáng đẹp của một Lê Dung ngày nào, thuở mà bọn con gái quê mùa như UnineX vẫn e ấp trong những chiếc áo dài thì Lê Dung đã mặc những chiếc “blue jean” bó sát khiến cho nhiều chàng trai phải ngỡ ngàng nhìn theo mái tóc đen dài óng mượt của nàng với bao nhiêu thầm mơ trộm ước… Chị Sáu Bích thì hoạt bát, chuyện trò duyên dáng vui vẻ, chị Tám Mỹ Quế cũng xinh đẹp nhiệt tình. Cả một trời kỷ niệm lại hiện về trong tâm trí của UnineX… những ngày xuân xanh của gần nửa thế kỷ trước. Những mẫu chuyện rôm rả, những lời tâm sự cũng tạm ngưng để cả đám kéo nhau bách bộ đi ăn trưa tại Quán Năm Ri, nơi mà anh Tư Tâm có lần ghé vào cùng chị Sáu chị Tám và Lê Dung trong một lần về thăm Biên Hòa. Đây là một quán được gọi như người địa phương là “đặc sản” chuyên về tôm. Thời tiết nóng nực cũng đã góp thêm phần “ấm cúng” cho bữa ăn hội ngộ thân tình với những câu chuyện buồn vui như không bao giờ dứt. Sau đó chúng tôi trở lại nhà Lê Dung để tiếp tục chuyện trò cho mãi đến hơn ba giờ chiều thì con trai chị Sáu phải chở mẹ về để đón cháu giờ tan trường. Chúng tôi chia tay quyến luyến và cùng nhau hẹn ngày tái ngộ…

Cháu Minh đưa chị Sáu về lại Sài Gòn, còn chúng tôi lên xe về lại Long Thành. Trên đường về, UnineX nhờ bác tài lái xe ngang qua trường Ngô Quyền để được nhìn lại ngôi trường xưa. Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học. Ước gì được sống lại thời thanh xuân của tuổi học trò… Gần năm mươi năm rồi sao…?     

yeuthuong4yeuthuơng5       

     yeuthuong6                                      

                                                                                                                  
UnineX
Houston 21 tháng 12 - 2014



23 Tháng Ba 2009(Xem: 72509)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72702)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72139)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69730)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72043)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72018)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71836)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71416)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32632)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80098)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72583)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35235)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81306)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76359)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76329)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76028)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76289)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24272)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37871)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90718)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39231)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87816)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35358)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75162)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39625)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40817)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83424)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47071)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.