Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ X)

14 Tháng Sáu 20142:36 SA(Xem: 16771)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ X)


Sach_moi_NXH-2-large

Kỳ X


Khi mới quen Quỳnh, tôi không mấy rõ về gia đình cô. Tôi lấy Quỳnh chớ tôi đâu lấy gia đình của Quỳnh. Tôi chỉ biết Quỳnh có ông anh là Tuấn. Hắn là bạn học cũ của tôi. Khôn vặt. Láu cá. Ranh mãnh. Tuấn là đứa ưa gây mâu thuẫn giữa bạn bè, rồi làm ra vẻ người tốt đứng ra dàn xếp hòa giải đôi bên.

Tôi chưa bao giờ gặp ba Quỳnh, ngay cả khi chúng tôi đã chung sống với nhau. Tuy vậy, tôi biết rõ trong gia đình của Quỳnh, không một người nào muốn cô lấy tôi. Nhưng mọi người đều biết là không ai có thể ngăn cản được Quỳnh một khi cô đã quyết định, nên đành để mặc cô chọn con đường cô muốn đi. Chúng tôi sống với nhau, dọn vào ở chung với nhau, vì thấy không còn con đường nào khác.

Hãng hàng không Trung Hoa CAL cho Quỳnh nghỉ có lương vì lúc đó chờ ngày sinh, không ngờ Tháng Tư đổ ập xuống, CAL cũng đóng cửa luôn và Quỳnh thất nghiệp. Nhưng làn sóng đỏ trước khi tràn ngập Saigon vào Tháng Tư, nó đã cuốn qua miền Trung từ Tháng Ba. Gia đình Quỳnh có một tiệm bán thuốc tây và trong cơn hỗn loạn, bọn hôi của đã dọn sạch thuốc men không còn để lại một thứ gì ngoài căn nhà trống. Ba Quỳnh sau đó bị bắt đi học tập cải tạo vì thuộc thành phần tư sản. Hơn nữa việc ông quen biết lớn trước Bảy Lăm cũng làm ông mang thêm cái tội giao du “toàn bọn đầu sỏ phản động.”

Mười Tân ngồi im lặng khá lâu, bập bập điếu thuốc trên môi. Tôi thấy ông hết nhìn Quỳnh lại nhìn Tuấn. Khi Quỳnh nói xong, mắt ông ngó xuống mặt bàn, những ngón tay ông gõ nhịp đều đặn trên thành gỗ. Tôi có dịp nhìn kỹ ông. Một mái tóc gần như đã bạc trắng. Một khuôn mặt nhô xương. Hai con mắt vẫn còn sáng. Một vết sẹo lớn trên trán kéo xuống tận mắt trái chẻ ngang đường chân mày.

“Về trường hợp của chú,” ông Mười Tân ngừng lại một lúc, “Anh muốn nói ba của mấy đứa, việc học tập cải tạo là rất cần thiết. Đồng chí bí thư Tỉnh Ủy Phú Khánh là bạn của anh, nhưng anh không muốn can thiệp vụ này. Muốn làm việc lớn người ta phải biết đặt tình cảm cá nhân qua một bên. Vả lại đối với cách mạng chú còn nhiều lợn cợn cần phải làm cho sạch. Chánh sách nhà nước là luôn luôn khoan hồng đối với những ai biết nhận ra lẽ phải...” Tiếng nói ông Mười Tân dịu mà mạnh. Tôi thấy rõ mắt ông tiếp tục chiếu thẳng về phía Quỳnh.

“Vậy theo anh Mười thì điều anh Tuấn nói là đúng hay sao? Buôn bán là một tội lỗi à? Cả cái thế giới này đều là tội lỗi hết trơn hết trọi sao? Còn mấy người trong sạch sống với ai?” Quỳnh nói trong tiếng khóc. Tôi nghe tiếng cô gọi rất nhỏ. Đầu Quỳnh tựa lên vai tôi.

“Tất nhiên buôn bán không phải là cái tội. Nhưng vấn đề là buôn bán như thế nào, buôn bán cái gì, ai buôn bán, buôn bán với ai, thì mới có thể nói là có tội hay không có tội. Dù sao tư sản đã là có tội. Nhưng thôi...” Ông Mười Tân ngập ngừng, “Chẳng lẽ anh phải nói là chính các em cũng nên đi học tập cho thông suốt đường lối chính sách của nhà nước.”

“Em đã vào sinh hoạt trong Hội Trí Thức Yêu Nước. Em tin là em hiểu rõ đường lối chính sách của đảng và nhà nước.” Tuấn nói chen vào giọng kể lể, “Còn mày, Thăng, tại sao tao không thấy mày xuống hội sinh hoạt với anh em?”

“Tôi à?” Tôi cố nhướng to mắt nhìn xem Tuấn nói với một vẻ mặt như thế nào, nhưng bóng tối đã cho hắn chiếc mặt nạ quá tốt. “Bộ anh nghĩ tôi xứng đáng là một người trí thức sao?”


“Đây không phải là lúc để cãi nhau.” Ông Mười Tân ngừng gõ tay lên mặt bàn, lấy điếu thuốc ra khỏi môi.

“Anh nghĩ là Tuấn chưa biết gì về chính sách đảng và nhà nước ta đâu. Chính mấy ông chủ tịch và phó chủ tịch của hội cũng cần phải sinh hoạt nhiều mới nắm được đường lối chính sách của đảng ta. Nhưng thôi...,” đột nhiên ông Mười Tân đổi giọng, “Hôm nay anh đến đây cốt để thăm Quỳnh, để xem mấy đứa bây sinh sống ra sao. Anh mừng vì thấy Quỳnh không dính líu gì với chế độ ngụy, không phản động, không có nợ máu với nhân dân...”

Ngừng một đỗi lâu, Mười Tân tiếp, “nhưng trường hợp Thăng tôi muốn nói một điều...” ông đổi giọng, bất ngờ xưng là tôi, tôi nhận rõ điều đó, “đời sống của Thăng là không tốt. Tôi biết rõ tên Lý, cha vợ trước của Thăng là một tay tư sản mại bản có cỡ. Tôi cũng có trong tay báo cáo đầy đủ về những liên hệ gia đình tên Phan, một trong mấy tay phản động gộc của ngụy quyền. Tôi không nghi ngờ hành vi của Thăng. Một người như cậu Thăng đây không làm được cái tích sự gì ngoài cái thẩm mỹ học của cậu đâu...”

Tôi không hiểu ông Mười Tân ám chỉ điều gì khi nói đến chữ thẩm mỹ học, “Tuấn có nói với tôi về đám bạn bè văn nghệ của Thăng. Thật tình, tôi không hiểu tại sao Thăng đi dạy học mà chỉ chơi với đám văn nghệ là thế nào? Toàn một bọn phản động đồi trụy. Dù sao tôi muốn nói với Thăng một điều: xã hội mới này không dung nạp cách sống phóng đãng đó đâu. Cải tạo lại nếp sống cũ là điều rất tốt!” Ông Mười Tân bất ngờ đứng dậy ngay khi vừa dứt câu, “Có lẽ tôi phải đi. Tôi có một buổi nói chuyện ở Thành đoàn.”

Tuấn cũng đứng dậy đi theo ông Mười Tân. Tôi thấy Tuấn mặc sơ mi trắng bỏ ngoài quần, cái “mốt” khá thịnh hành sau ngày Ba Mươi Tháng Tư. Tôi nhắm mắt cũng biết thêm là Tuấn đi dép râu.

“Tao phải theo anh Mười.” Tuấn nói tự nhiên.

“Anh không cần nói tôi cũng biết mà!” Quỳnh mỉa mai. Cô đứng dậy kéo tay tôi, tiễn ông Mười Tân ra cửa.

Cả khu Mã Lạng vẫn còn chìm trong đêm Saigon thiếu điện.

Khi đặt chân xuống con hẻm, ông Mười Tân quay lại phía chúng tôi.

“Rất tiếc! Rất tiếc!”

Và ông quày quả bỏ đi. Tuất lọt tọt theo sau. Ngay lúc đó, tôi thấy có hai bóng đen ở cuối ngõ hẻm đi nhanh tới, một người lách ra trước ông Mười Tân, và một người đi sau lưng ông. Như một yếu nhân của một chế độ, Mười Tân được bảo vệ quá cẩn mật. Và bỗng nhiên chữ “rất tiếc!” của Mười Tân vọng lại làm tôi nổi da gà. Tôi mơ hồ hiểu những gì sẽ chờ đợi tôi.

“Thôi mình vào đi em!” Tôi ôm vai Quỳnh.

Tóc Quỳnh đã dài, khá dài. Tôi nghe mùi bồ kết tỏa ra từ mái tóc quen thuộc của người đàn bà đã chia sẻ cùng tôi da thịt. Hai tay Quỳnh vòng qua lưng tôi. Chúng tôi ôm lấy nhau quấn quít như ngày mới quen nhau. Tôi nghe tiếng âm nhạc bay trong gió. Có lẽ rạp Quốc Thanh đã có điện riêng và vở diễn lại tiếp tục. Chúng tôi hôn nhau dưới một bầu trời đêm của Saigon đổi đời. Nhìn sâu vào mắt Quỳnh tôi như thấy lại tất cả cái khu phố nghèo nàn này. Bên tay trái tôi, sâu trong hẻm Mã Lạng này, trước kia chui rúc một số con người nghèo khổ, lợp nhà trên những nấm mồ vô chủ, giờ đây những con người còn cùng cực hơn chen chúc nhau trong những căn nhà che bằng những tấm tôn lỗ chỗ những đầu đinh tựa lên những tấm ván ép nát, cất tạm bợ trên những mồ mả không người thừa nhận. Mấy đứa bé con anh chị Sáu sửa xe đạp đầu hẻm, bụng ỏng ở trần chạy dưới mưa, lội bì bõm trong nước đục bẩn thỉu, thứ nước vọt lên từ những ống cống thành phố.

(Còn tiếp)





04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54644)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105510)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125611)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125403)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124884)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112003)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62705)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43375)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121312)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47566)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124338)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124692)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122634)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119906)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124591)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64180)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134808)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48655)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116823)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118398)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 115883)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124222)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281072)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112205)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57723)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi
22 Tháng Mười 2010(Xem: 112251)
Có phải chiều nay mưa hắt hiu Sương mù tỏa kín khắp buổi chiều Gió mơn man tung làn tóc rối Mắt nhạt nhòa giọt lệ buồn thiu