Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ X)

14 Tháng Sáu 20142:36 SA(Xem: 16406)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ X)


Sach_moi_NXH-2-large

Kỳ X


Khi mới quen Quỳnh, tôi không mấy rõ về gia đình cô. Tôi lấy Quỳnh chớ tôi đâu lấy gia đình của Quỳnh. Tôi chỉ biết Quỳnh có ông anh là Tuấn. Hắn là bạn học cũ của tôi. Khôn vặt. Láu cá. Ranh mãnh. Tuấn là đứa ưa gây mâu thuẫn giữa bạn bè, rồi làm ra vẻ người tốt đứng ra dàn xếp hòa giải đôi bên.

Tôi chưa bao giờ gặp ba Quỳnh, ngay cả khi chúng tôi đã chung sống với nhau. Tuy vậy, tôi biết rõ trong gia đình của Quỳnh, không một người nào muốn cô lấy tôi. Nhưng mọi người đều biết là không ai có thể ngăn cản được Quỳnh một khi cô đã quyết định, nên đành để mặc cô chọn con đường cô muốn đi. Chúng tôi sống với nhau, dọn vào ở chung với nhau, vì thấy không còn con đường nào khác.

Hãng hàng không Trung Hoa CAL cho Quỳnh nghỉ có lương vì lúc đó chờ ngày sinh, không ngờ Tháng Tư đổ ập xuống, CAL cũng đóng cửa luôn và Quỳnh thất nghiệp. Nhưng làn sóng đỏ trước khi tràn ngập Saigon vào Tháng Tư, nó đã cuốn qua miền Trung từ Tháng Ba. Gia đình Quỳnh có một tiệm bán thuốc tây và trong cơn hỗn loạn, bọn hôi của đã dọn sạch thuốc men không còn để lại một thứ gì ngoài căn nhà trống. Ba Quỳnh sau đó bị bắt đi học tập cải tạo vì thuộc thành phần tư sản. Hơn nữa việc ông quen biết lớn trước Bảy Lăm cũng làm ông mang thêm cái tội giao du “toàn bọn đầu sỏ phản động.”

Mười Tân ngồi im lặng khá lâu, bập bập điếu thuốc trên môi. Tôi thấy ông hết nhìn Quỳnh lại nhìn Tuấn. Khi Quỳnh nói xong, mắt ông ngó xuống mặt bàn, những ngón tay ông gõ nhịp đều đặn trên thành gỗ. Tôi có dịp nhìn kỹ ông. Một mái tóc gần như đã bạc trắng. Một khuôn mặt nhô xương. Hai con mắt vẫn còn sáng. Một vết sẹo lớn trên trán kéo xuống tận mắt trái chẻ ngang đường chân mày.

“Về trường hợp của chú,” ông Mười Tân ngừng lại một lúc, “Anh muốn nói ba của mấy đứa, việc học tập cải tạo là rất cần thiết. Đồng chí bí thư Tỉnh Ủy Phú Khánh là bạn của anh, nhưng anh không muốn can thiệp vụ này. Muốn làm việc lớn người ta phải biết đặt tình cảm cá nhân qua một bên. Vả lại đối với cách mạng chú còn nhiều lợn cợn cần phải làm cho sạch. Chánh sách nhà nước là luôn luôn khoan hồng đối với những ai biết nhận ra lẽ phải...” Tiếng nói ông Mười Tân dịu mà mạnh. Tôi thấy rõ mắt ông tiếp tục chiếu thẳng về phía Quỳnh.

“Vậy theo anh Mười thì điều anh Tuấn nói là đúng hay sao? Buôn bán là một tội lỗi à? Cả cái thế giới này đều là tội lỗi hết trơn hết trọi sao? Còn mấy người trong sạch sống với ai?” Quỳnh nói trong tiếng khóc. Tôi nghe tiếng cô gọi rất nhỏ. Đầu Quỳnh tựa lên vai tôi.

“Tất nhiên buôn bán không phải là cái tội. Nhưng vấn đề là buôn bán như thế nào, buôn bán cái gì, ai buôn bán, buôn bán với ai, thì mới có thể nói là có tội hay không có tội. Dù sao tư sản đã là có tội. Nhưng thôi...” Ông Mười Tân ngập ngừng, “Chẳng lẽ anh phải nói là chính các em cũng nên đi học tập cho thông suốt đường lối chính sách của nhà nước.”

“Em đã vào sinh hoạt trong Hội Trí Thức Yêu Nước. Em tin là em hiểu rõ đường lối chính sách của đảng và nhà nước.” Tuấn nói chen vào giọng kể lể, “Còn mày, Thăng, tại sao tao không thấy mày xuống hội sinh hoạt với anh em?”

“Tôi à?” Tôi cố nhướng to mắt nhìn xem Tuấn nói với một vẻ mặt như thế nào, nhưng bóng tối đã cho hắn chiếc mặt nạ quá tốt. “Bộ anh nghĩ tôi xứng đáng là một người trí thức sao?”


“Đây không phải là lúc để cãi nhau.” Ông Mười Tân ngừng gõ tay lên mặt bàn, lấy điếu thuốc ra khỏi môi.

“Anh nghĩ là Tuấn chưa biết gì về chính sách đảng và nhà nước ta đâu. Chính mấy ông chủ tịch và phó chủ tịch của hội cũng cần phải sinh hoạt nhiều mới nắm được đường lối chính sách của đảng ta. Nhưng thôi...,” đột nhiên ông Mười Tân đổi giọng, “Hôm nay anh đến đây cốt để thăm Quỳnh, để xem mấy đứa bây sinh sống ra sao. Anh mừng vì thấy Quỳnh không dính líu gì với chế độ ngụy, không phản động, không có nợ máu với nhân dân...”

Ngừng một đỗi lâu, Mười Tân tiếp, “nhưng trường hợp Thăng tôi muốn nói một điều...” ông đổi giọng, bất ngờ xưng là tôi, tôi nhận rõ điều đó, “đời sống của Thăng là không tốt. Tôi biết rõ tên Lý, cha vợ trước của Thăng là một tay tư sản mại bản có cỡ. Tôi cũng có trong tay báo cáo đầy đủ về những liên hệ gia đình tên Phan, một trong mấy tay phản động gộc của ngụy quyền. Tôi không nghi ngờ hành vi của Thăng. Một người như cậu Thăng đây không làm được cái tích sự gì ngoài cái thẩm mỹ học của cậu đâu...”

Tôi không hiểu ông Mười Tân ám chỉ điều gì khi nói đến chữ thẩm mỹ học, “Tuấn có nói với tôi về đám bạn bè văn nghệ của Thăng. Thật tình, tôi không hiểu tại sao Thăng đi dạy học mà chỉ chơi với đám văn nghệ là thế nào? Toàn một bọn phản động đồi trụy. Dù sao tôi muốn nói với Thăng một điều: xã hội mới này không dung nạp cách sống phóng đãng đó đâu. Cải tạo lại nếp sống cũ là điều rất tốt!” Ông Mười Tân bất ngờ đứng dậy ngay khi vừa dứt câu, “Có lẽ tôi phải đi. Tôi có một buổi nói chuyện ở Thành đoàn.”

Tuấn cũng đứng dậy đi theo ông Mười Tân. Tôi thấy Tuấn mặc sơ mi trắng bỏ ngoài quần, cái “mốt” khá thịnh hành sau ngày Ba Mươi Tháng Tư. Tôi nhắm mắt cũng biết thêm là Tuấn đi dép râu.

“Tao phải theo anh Mười.” Tuấn nói tự nhiên.

“Anh không cần nói tôi cũng biết mà!” Quỳnh mỉa mai. Cô đứng dậy kéo tay tôi, tiễn ông Mười Tân ra cửa.

Cả khu Mã Lạng vẫn còn chìm trong đêm Saigon thiếu điện.

Khi đặt chân xuống con hẻm, ông Mười Tân quay lại phía chúng tôi.

“Rất tiếc! Rất tiếc!”

Và ông quày quả bỏ đi. Tuất lọt tọt theo sau. Ngay lúc đó, tôi thấy có hai bóng đen ở cuối ngõ hẻm đi nhanh tới, một người lách ra trước ông Mười Tân, và một người đi sau lưng ông. Như một yếu nhân của một chế độ, Mười Tân được bảo vệ quá cẩn mật. Và bỗng nhiên chữ “rất tiếc!” của Mười Tân vọng lại làm tôi nổi da gà. Tôi mơ hồ hiểu những gì sẽ chờ đợi tôi.

“Thôi mình vào đi em!” Tôi ôm vai Quỳnh.

Tóc Quỳnh đã dài, khá dài. Tôi nghe mùi bồ kết tỏa ra từ mái tóc quen thuộc của người đàn bà đã chia sẻ cùng tôi da thịt. Hai tay Quỳnh vòng qua lưng tôi. Chúng tôi ôm lấy nhau quấn quít như ngày mới quen nhau. Tôi nghe tiếng âm nhạc bay trong gió. Có lẽ rạp Quốc Thanh đã có điện riêng và vở diễn lại tiếp tục. Chúng tôi hôn nhau dưới một bầu trời đêm của Saigon đổi đời. Nhìn sâu vào mắt Quỳnh tôi như thấy lại tất cả cái khu phố nghèo nàn này. Bên tay trái tôi, sâu trong hẻm Mã Lạng này, trước kia chui rúc một số con người nghèo khổ, lợp nhà trên những nấm mồ vô chủ, giờ đây những con người còn cùng cực hơn chen chúc nhau trong những căn nhà che bằng những tấm tôn lỗ chỗ những đầu đinh tựa lên những tấm ván ép nát, cất tạm bợ trên những mồ mả không người thừa nhận. Mấy đứa bé con anh chị Sáu sửa xe đạp đầu hẻm, bụng ỏng ở trần chạy dưới mưa, lội bì bõm trong nước đục bẩn thỉu, thứ nước vọt lên từ những ống cống thành phố.

(Còn tiếp)





13 Tháng Ba 2021(Xem: 14464)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 11026)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 13423)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 8588)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 11428)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 9275)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 13123)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11017)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 10381)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 8374)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 7740)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 9783)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 9183)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 11548)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 9346)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10874)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 12286)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 9593)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 9764)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 12823)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 12226)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13638)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 9902)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 11644)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 14223)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9051)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 10199)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11232)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……