Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - NGÀY XUÂN, THẦY CŨ, TRƯỜNG XƯA

12 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 21179)
Nguyễn Anh Tuấn - NGÀY XUÂN, THẦY CŨ, TRƯỜNG XƯA

 

 

NGÀY XUÂN, THẦY CŨ, TRƯỜNG XƯA

 


truongxua_03

Viết về những người thầy không phải là dễ, nhưng không phải là không thể làm được. Người xưa có nói "Quân Sư Phụ". Thầy còn trên cha nữa. Nên viết về thầy, khó là như vậy. Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian. Thôi, thì viết lên những kỷ niệm của ngày xưa và ngày nay, mình có được với thầy, với cô.

nxh_may_12_2012-contentTrong những ngày cuối năm âm lịch, nhà của thầy Nguyễn Xuân Hoàng nhộn nhịp với học trò Ngô Quyền Biên Hòa và Petrus Ký. Họ đến để phụ giúp thầy dọn nhà. Người chủ nhà lấy lại nhà thầy đang mướn, vì người chủ nhà đi... lấy chồng và cần một tổ uyên ương. Nhà mới thầy mướn chỉ cách nhà cũ khoảng ba blocks, có vẻ sáng sủa và khang trang hơn. Có lẽ thầy thích ở vùng Milpitas, vì nó là một thành phố nhỏ, nhỏ đủ để chỉ có một zip code cho cả thành phố. Nó chỉ cách San Jose khoảng 20-30 phút lái xe, và cũng vừa phải, để thầy cô đi thăm bạn bè hay ghé qua một tiệm phở trong ngày weekend.

So với tháng 8 năm ngoái, kỳ nầy tôi thấy thầy có vẽ khoẻ hơn, không thấy thầy có những cơn đau và mệt mỏi, mà hiện rõ trên nét mặt như lần trước. Thầy có vẽ đi đứng trong vòng giới hạn. Nhưng không vì thế mà thầy giảm sút làm việc. Bàn thầy đầy sách vở, tiếng Việt có, tiếng Anh có. Thầy bảo các trò có thể dọn cái gì cũng được, nhưng đừng đụng tới sách vở, computer mà thầy đang làm.

Tôi nghe tên thầy trong những ngày mài đỉnh quần ở Ngô Quyền, nhưng không có cái may mắn được thầy dạy. Thầy nói thầy dạy ở Ngô Quyền một năm, và sau đó thầy về Petrus Ký. Ngày nay, dù tóc đã đổi màu muối tiêu, và những nét phong sương trên khuôn mặt, tôi nghĩ ngày xưa có lẽ thầy đẹp trai lắm. Tôi được nghe tên thầy nhiều hơn khi thầy về làm Tổng Thơ Ký cho "Việt Mercury News" (của tờ báo anh ngữ "San Jose Mercury News"). Tôi thích những bài đăng trên "Việt Mercury News" mà thầy viết và thầy lựa chọn những bài viết hay từ những nhà văn như Nguyễn Ngọc Bích, Trần Mộng Tú , Vũ Thụỵ Hoàng, etc. Tôi nghe cô nói "Cái gì vụt bỏ thì được, nhưng đụng tới sách vở của ảnh, là mặt mày ảnh nhăn nhó lên". Thế mới biết, phòng nào ở nhà thầy cũng có kệ sách, từ family room, living room, phòng ngũ của thầy, garage, đâu cũng thấy sách và sách. Hình như thầy được sinh ra để làm bạn với sách. Có cơ duyên đến phụ giúp thầy để mới biết thầy "nghèo mà gặp cái eo" khi nghe cô nói "ở nhà cũ hình như không hợp, hết tui bị bịnh thận, rồi tới ảnh. Ảnh dành dụm được hai ngàn để mua vé máy bay qua Pháp thăm bà con, bạn bè. Ai dè, ăn trộm vô nhà "dọn dùm" computer, lấy đỡ "hai ngàn" của ảnh. Hết đi "Tây" luôn ". Cũng trong dịp dọn nhà, tôi mới biết thêm, anh Bùi Đức Lương, ngày xưa cũng là một nhà giáo, một ông thầy, vì sau khi Phẩm phải về sớm, để đưa cô con gái ra phi trường, anh nhảy qua xe tôi và khiêng thùng với tôi. Ngồi trên xe, chạy lên, chạy xuống, giữa nhà mới và nhà cũ của thầy, qua những câu chuyện, tôi mới biết anh nhiều hơn. Anh hơn tôi ba tuổi, vẫn còn đi cày và là học trò của thầy Hoàng, và sau đó anh có đi dạy học ở Ngô Quyền (theo Diệu Hương, anh là thầy của khoá 8 Ngô Quyền). Anh rất dễ thương và cởi mở. Khi dọn dẹp garage xong, anh ra đứng hút thuốc. Nhìn anh rít thuốc, thấy có vẽ ngon quá, tôi có cảm tưởng, anh coi đó như là một phần thưởng. Lúc đó khoảng 3 giờ, tôi rủ anh đi ăn, nhưng anh bận phải về.

thay_nguyenthathiep-contentNgười thầy thứ hai là thầy Nguyễn Thất Hiệp. Ngày xưa đi học, có hai "ông thầy" mà tôi ngán nhất, là thầy Hiệp và thầy Thân Trọng Hưng. Thầy Hiệp lúc nào cũng nghiêm trang, và hay kêu lên bảng trả bài. Ngày xưa học đệ tam, tôi ghét toán lắm, nên giờ thầy là tôi đánh "bò cạp". Nhưng không hiểu sao, khi lên đại học, tôi lại thích toán, nhất là Vật Lý, vì hai môn nầy đi đôi với nhau, tôi thích thú với "Vi Phân", "Tích Phân", rồi "Phương Trình Vi Phân". Sao ngày xưa mình ngán toán quá vậy?

Ngày nay, tôi đâu có thấy thầy nghiêm khắc như ngày xưa đâu. Có gần thầy, mới thấy thầy rất điềm đạm, vui vẻ. Tôi không thấy thầy già ra. Cái nét năm xưa vẫn còn trong thầy. Bây giờ thầy sống ở miền Bắc Cali, và là biểu tượng cho một tinh thần "Ngô Quyền" ở thung lũng Hoa Vàng.

Mấy năm trước, trong lần Hội Ngộ Ngô Quyền, trùng phùng lần thứ hai, (không biết vì lý do gì tôi bỏ lỡ cơ hội kỳ I), gặp lại thầy Mai Kiến Phúc. Thầy là người đã biến đổi tôi từ sợ toán, đến thaymkphuc_0-contentthích toán, vì những ứng dụng trong Vật Lý, đều phải cần toán để diễn giải về những hiện tượng vật lý. Thầy dạy Vật Lý hay quá, tôi thích thú khi đến giờ thầy dạy. Nghe thầy giảng, như thấy một bầu trời khoa học mở rộng.

Gặp lại thầy năm đó, sau ba mươi mấy năm xa cách, tôi không dấu được những xúc cảm hiện hình trong lòng. Nhớ đến ngày đó năm xưa , tôi bồng bềnh trên sông nước Đồng Nai ở Cù Lao Phố, như đám lục bình trôi nổi dưới cầu Rạch Cát. Tôi thả ngửa để nhìn thấy bầu trời trong xanh, để nghe thấy một bình an bên cạnh thầy, bên cạnh những người bạn cùng trang lứa, Huỳnh Văn Nho, Nguyễn Minh Mẫn, Đỗ Cao Thông, Đặng Văn Toản, Nguyễn Văn Nhỏ. Một bình an nhỏ bé và tạm bợ trong cái không khí ngột ngạt của chiến tranh đang về trên thành phố, mà đêm đêm những "đóm mắt hoả châu" sáng rực bên kia sông. Tôi đến hỏi thầy, (một câu hỏi và là bài viết của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh), "Thầy còn nhớ tôi không". Dĩ nhiên, làm sao thầy nhớ được, có biết bao nhiêu học sinh mà thầy dạy trong mấy chục năm qua, và bây giờ cậu học trò ngày xưa của 17 tuổi, đã trở thành một "ông" trên 60 tuổi. Làm sao biết và nhớ được! Nhưng nhắc đến những ngày ở Cù Lao Phố năm xưa thì thầy nhớ ra. Hình như chỉ có năm đó là thầy gần học trò nhất, và chỉ có năm đó là thầy đi "tắm sông" với học trò , vì thầy mới ra trường Sư Phạm, mà quê thầy thì xa lắc xa lơ ở Long Xuyên. Thầy không có gia đình ở Biên Hoà. Học trò thầy là gia đình thầy. Tôi cám ơn thầy, "vì nhờ những giờ Vật Lý của thầy năm đệ nhị và đệ nhất, đã cho em có cơ hội thích toán và Vật Lý những năm về sau ở đại học ". Tôi hỏi đùa thầy, còn "vật tốc đều" của thầy bây giờ ra sao rồi. Thầy cười và trả lời "vận tốc đều" năm xưa bây giờ tôi bỏ lại sau lưng hết rồi !"

thay_ky-contentNhắc đến thầy Mai Kiến Phúc của Vật Lý, mà không nói đến thầy Nguyễn Văn Kỷ của Toán là không được, vì cả hai thầy đã là nguyên động lực cho tôi trong hai môn học nầy. Thầy Kỷ dạy tôi môn "Lượng Giác Học" ở năm đệ nhất. Hình như thầy có vẽ trẻ nhất trong các thầy. Thầy coi tôi như đứa em trong gia đình. Tánh tình và giọng nói thầy đặt sệt người miệt vườn của miền nam thân yêu. Thầy thích kêu tôi lên bảng làm toán với cô bạn Liên (em cô Tốt). Thầy chia bảng đen làm đôi, rồi thầy viết bài toán mỗi bên để giải. Lần nào tôi cũng làm sau Liên. Thầy mới nói "Tuấn, mầy giải đúng , nhưng mầy làm chậm hơn con Liên. Về ráng học thêm nghe". Cũng nhờ thầy, tôi về ráng học, học nhiều hơn thầy bảo. Những kỷ niệm đó để nhớ hoài về một người thầy. Cám ơn thầy, "Thầy Còn Nhớ Tôi Không "

Nói về thầy, mà không nói về cô, thì thiếu sót quá. Tôi muốn nói về một cô. Cũng như thầy Phúc và thầy Kỷ, cô vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm xong, được bổ về dạy ở Ngô co_hong_oanh-1-contentQuyền. Cô có giọng nói dễ thương và tao nhã của Hà Nội năm xưa, của Hà Nội 36 phố phường. Không những tôi thích giọng nói của cô, mà các nữ sinh Ngô Quyền cũng "mê" cô nói. Cô dạy Sử Địa. Đó là cô Đinh Thị Hồng Oanh. Có lẽ cô hấp thụ từ Đại Học Sư Phạm những điều mới mẻ, nên trong giờ Sử Địa của cô, tôi đã thích thú học được những điều mới lạ, mà tôi chưa bao giờ nghe. Tiếng Bắc của cô và của thầy Lưu Ngọc Bích, có lẽ là hai giọng nói dễ thương nhất của Ngô Quyền năm xưa. Trong lần họp mặt Ngô Quyền năm ngoái, tôi thấy cô, nhưng cô quá bận rộn, nên tôi không có dịp đến chào cô.

Năm 1999, tôi có về thăm lại Biên Hòa, đến thăm trường cũ. Nhưng bây giờ người ta đóng một cái cổng lớn và che kín, không thấy sân trường như ngày xưa nữa. Tôi hồi tưởng hình ảnh trường xưa, năm 1968, lần cuối tôi thấy sân trường, có bóng dáng bạn bè, có những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi của miền nam, của sông nước Đồng Nai.

Tôi cũng bắt chước câu nói của General Douglas MacArthur, để nhớ về "Thầy cũ, trường xưa": "The old memories never die they just fade away".

Nguyễn Anh Tuấn

Thung Lũng Hoa Vàng

14 Tháng Chín 2010(Xem: 107785)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42304)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43622)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100073)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 44589)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 43671)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 117737)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102390)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 101506)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96150)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97569)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 43674)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 38806)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107711)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86995)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 85101)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21230)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95734)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93449)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35069)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95056)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35212)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 94742)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96744)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95369)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 94837)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 44864)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự