Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Ánh Nguyệt - RẰM THÁNG GIÊNG, TẾT NGUYÊN TIÊU (Tết Thượng Nguyên)

11 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 28180)
Hoàng Ánh Nguyệt - RẰM THÁNG GIÊNG, TẾT NGUYÊN TIÊU (Tết Thượng Nguyên)


 

Rằm Tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu


(Tết Thượng Nguyên)

 

Hoàng Quỳnh Hương

(Hoàng Ánh Nguyệt)

tet-nguyen-tieu-large-content

 

 

 Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm.

 Cùng với mùa Xuân, tháng Giêng cũng là tháng của mùa Xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết, tim người ta cũng dường như trẻ hơn ra và đập mạnh hơn so những ngày mùa Đông lạnh giá.

 Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Dòng lịch sử cho thấy đất nước chúng ta đã có những thời gian cực thịnh. Quê hương đã cất lời ca tiếng hát hoà cùng với thiên nhiên.

 Tiếng hát, lời ca đó là con sông hiền hoà, tươi mát, êm ả chảy xuôi theo dòng thời gian làm nẩy sinh những lễ hội mùa Xuân; những điệu hò câu hát, tạo nên một nền văn hoá phong phú mà chúng ta vẫn hằng hãnh diện là bốn ngàn năm văn hiến.

 Chúng ta được biết rằng, những nhà nghiên cứu về văn hoá trên thế giới đã vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi tìm hiểu, biết đến những điệu hò câu hát khác nhau của dân ta, từ địa đầu ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Ở đâu, chúng ta cũng có những lối ru em khác nhau, một lối hát vô cùng phong phú, đặc biệt không nơi nào giống nơi nào. Nhất là những lời đối đáp rất văn chương cũng không kém phần lãng mạn và tình tứ, đôi khi đi đến sổ sàng trong những hội mùa Xuân.

…………………….

 Trăng tháng Giêng non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác. Cái đẹp của trăng Rằm tháng Giêng giống như nét đẹp của nàng tiên nữ kiêu sa huyền diệu…

 Nét văn hoá chung gặp nhau của 3 miền: Bắc, Trung, Nam trong Lễ Hội Rằm tháng Giêng:

Lễ Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng…

 Theo Phật Giáo, ngày Mồng Một và ngày Rằm hằng tháng được coi là ngày Rằm của Phật, mà nhất là ngày Rằm tháng Giêng, các tín đồ đến ngày ấy đi chùa lễ Phật. Cũng là ngày Rằm đầu tiên nên nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng cho lòng thành của Phật Tử. Thêm vào đó, cái không khí vui Xuân vẫn còn đậm đà, cho nên chính là dòng người từ già đến trẻ, đi lễ đầu Xuân đông hơn, mong cầu Phật gia hộ độ trì cho quanh năm bình yên và cũng tin rằng lời thành tâm khẩn nguyện ấy sẽ được chứng giám. Đây còn là ngày Vía Thiên Quan, người ta đến chùa cúng sao để giải trừ tai ách, ước nguyện điềm lành, được xem là phong tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hoá tín ngưởng của người Việt Nam.

 Không biết những lời thỉnh cầu có đến được cữu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi đi lễ đầu năm, hay đi trẫy hội về, tâm hồn của họ như được thắp sáng lên và hy vọng ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn…

 Trong dân gian, đa số theo phong tục thờ cúng ông bà, thì Rằm tháng Giêng trước hết được hiểu là ngày Rằm lớn. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

 Tuỳ theo lòng thành cũng như ngành nghề, có gia đình cúng lễ Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng âm hồn…nhưng đặc biệt không ai có thể quên bày mâm cỗ để cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cám ơn trời đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả…Tuy nhiên mâm cúng gia tiên có khác nhau tuỳ phong tục của từng vùng, từng miền.

 Theo truyền thống văn hoá cư dân nông nghiệp lúa nước, vụ mùa gieo trồng thường được bắt đầu vào khoảng 15 tháng Giêng, sau một thời gian dài nghỉ Tết Nguyên Đán. Người nông dân bắt đầu công việc đồng áng và bắt đầu một vụ mùa, cho nên họ đốt rạ, khai hoang và hạ điền. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, nét văn hoá này thể hiện rất rõ với 3 vụ mùa trong năm:

Rằm tháng Giêng ai siêng thì quảy

Rằm tháng Bảy kẻ quảy người không

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy

Hay câu:

Lễ Phật quanh năm

Không bằng ngày Rằm tháng Giêng

 Đã thấy tầm quan trọng của ngày lễ này đối với người dân Việt Nam, có thể nói những ngày lễ này đã hoà quyện giữa văn hoá truyền thống và tín ngưởng.

 Vì sao có lễ hội Rằm tháng Giêng?

 Trong 12 ngày Rằm, Rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như Tết Nguyên Tiêu, Nguyên Tịch, Nguyên Dạ, Thượng Nguyên…

 Cách gọi này bắt nguồn từ giao lưu văn hoá Trung Hoa và có sự kết hợp hài hoà với văn hoá bản địa. Người dân ai cũng mong mỏi có một vụ mùa tốt tươi, thay vì đốt rạ khai hoang thì người Trung Hoa có một lễ hội cúng “Hoa Đăng” hay còn gọi là “Tết Nguyên Tiêu”.

 Lễ hội Rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam theo phong tục Tết Nguyên Tiêu của người Hoa. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười) .

 Và đêm 15 tháng Giêng sẽ là Đêm Nguyên Tiêu, người xưa và cả ngày nay đều cho rằng đêm đẹp nhất của ánh trăng trong năm. Dù bao biến đổi của đất trời đã và đang diễn ra, nhưng xưa và nay, vầng trăng tháng Giêng vẫn vẹn nguyên như thế, tròn và trong sáng giữa đêm Xuân. Thế thôi cũng đủ để lòng người ta cảm tạ trời đất ban cho mặt trời còn tặng cả vầng trăng, trăng già còn trăng non, trăng tròn rồi trăng khuyết. Trăng mùa Đông tàn thì còn trăng Xuân đón đợi. Đó chính là vầng trăng toả sáng cái Tết trăng tròn khỏi sự cho đêm rằm đầu tiên của năm mới: Rằm tháng Giêng!

 Theo nho học, xưa kia ngày này là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng hoạ, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại cho muôn dân an lạc, thái bình, thịnh trị.

 Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm Rằm tháng Giêng được các văn nhân, thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi, mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng hoạ, đối đáp phong phú và sinh động hơn.

Tết Nguyên Tiêu hình thành là một sinh hoạt tao đàn trang nhã. Văn nhân, thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thì thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ không phải gặp nhau để chén tạc, chén thù, mà chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc. Đúng như cái cảnh tuyệt vời thơ mộng của Đêm Nguyên Tiêu.

 

Hoàng Quỳnh Hương

(Hoàng Ánh Nguyệt)

(Tài liệu sưu tầm)

 

 

14 Tháng Chín 2010(Xem: 108673)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42783)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44041)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100793)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 45014)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 44267)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 118544)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 103539)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102237)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96805)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 98315)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 44042)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39421)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108662)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 88074)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86208)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21736)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96629)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 94172)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35494)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 96250)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35752)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95824)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97315)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96223)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95448)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 45429)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự