Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 38 - THẦY PHẠM GIA HƯNG

19 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 25472)
MGTT 38 - THẦY PHẠM GIA HƯNG


MGTT 38 - THẦY PHẠM GIA HƯNG

thay_pghung-1-content

Cũng như hầu hết các Thầy Cô dạy ở Ngô Quyềnthời mới thành lập, đội ngủ giáo sư chưa đầy đủ, ngoài môn chính là Vạn vật,Thầy Phạm Gia Hưng phải dạy thêm hai môn Công dân và Hiệu đoàn cho các lớp Đệnhị cấp.

Thầy hiền và rất có lòng với đồng nghiệp cũngnhư học trò.

Là cựu GS Vạn vật ở NQ xưa, ở tuổi ngoài 70,Thầy sáng tác nhiều bài thơ với tình bạn ấm áp và tình thầy trò ngọt ngào nhưnhững cái bánh kem Thầy vẫn tặng thầy trò NQ mỗi kỳ họp mặt.

Học trò của Thầy, các chs NQ K1 đến K6, mắtkhông còn sáng, môi không còn tươi như thời trung học, lưu lạc khắp nơi, nhưngluôn nhớ đến Thầy dạy Vạn vật năm xưa.

Các anh chị (từ bạn học chuyển thành bạnđời): Đào Văn Công & Trần Kim Lan, Trịnh Văn Kiều & Lê Kim Oanh; cùngchị Phạm Thị Hữu Hạnh đã ghi lại những kỷ niệm với Thầy Phạm Gia Hưng từ BiênHòa, qua Virginia, đến Washington. Xin được gởi MGTT 38 như một món quà Giángsinh đến Thầy Phạm Gia Hưng.


thaypgh-contentthaypghung-content

Sau nửa thế kỷ, tháng 4/2013, chúng tôi gặp lại người bạn học cũ (Phạm Phú Hòa) đến từ “ miệt dưới “xứKangaroo.

Gia đình chúng tôi không thuận đường cho mộtchương trình du lịch khám phá và thăm viếng nếu không muốn nói là đơn giản chỉ“gặp lại“. Từ Úc đến Los Angeles, trạm đầu tiên cũng là nơi có nhiều bạn bè vàlà “thủ phủ“ người Việt, đáng được dừng chân, bay qua Virginia để đếnWashington xem hoa đào, đi Toronto để có dịp thăm thác Niagara, đến San Josethăm lại trường Hải Quân của một thời du học, nhưng quành lại “ xóm ngựa “, xứ“gà chiên “ thì thật trái hành trình. Chỉ có “ thân tình “ lắm mới đến thămtrong hoàn cảnh như vậy.

Nhờ vậy chúng tôi liên lạc được Thầy Phạm GiaHưng.

Trường hợp Phạm Phú Hòa liên lạcđược với Thầy Phạm Gia Hưng cũng là một sư tình cờ. Theo chương trình địnhtrước, khi đến Virginia, một người bạn cũ sinh sống nhiều năm tại đây sẽ đóntiếp, hướng dẫn thăm thủ đô Washington DC và xem hội hoa đào. Lộ trình sắp xếptrước nhưng bất ngờ lại xảy ra, đến Virginia đúng vào lúc thân phụ anh bạn nầyqua đời. Điện thoại nhà bạn reo trong lúc bạn đi vắng lo việc nhà, bắt lên nghethì là Thầy Phạm Gia Hưng, gọi đến chia buồn, Vậy là Phạm Phú Hòa được Thầy Hưng đưa đi thăm Thủ đô cùng hoa đào… chưanở.

Thầy Phạm Gia Hưng là một trong sốquí vị giáo-sư dạy chúng tôi chỉ vài giờ mỗi tuần. Thầy dạy môn Công dân và Vạnvật ở lớp Đệ Tam năm học 1960-1961, mỗi tuần chúng tôi học Thầy hai giờ, vì làlớp Toán ban B. Năm sau, lớp Đệ Nhị, mỗi tuần một giờ Vạn vật, tuy cũng là mônthi Tú tài 1 nhưng chỉ thi trong phần vấn đáp nên thực tế các học snh ban Toánvẫn cứ lơ là. Đến năm sau nữa, lớp Đệ Nhất, Thầy Phạm Gia Hưng phụ trách mônCông dân và Hiệu đoàn, mỗi tuần chúng tôi học Thầy hai giờ đồng hồ .

Với một số giờ ( Công dân ) thật ítoi vậy mà kết quả vô cùng lớn lao. 99% học trò của Thầy đều là những công dân tốt khi vào đời. Có nhiều học tròtình nguyện nhập ngũ rất sớm, duy nhất một trường hợp đứng về phía bên kia.

Được số điện thoại, chúng tôi liên lạc vớiThầy, dĩ nhiên thầy Phạm Gia Hưng biết chúng tôi là học trò khi chúng tôi sơlược quá trình ngày xưa. Thầy nhiệt tình thăm hỏi tình trạng gia đình chúngtôi, chúng tôi cũng có cơ hội để “ kể lể sự tình “ của bao năm tháng biến cốdập dồn.

Thầy cũng không ngại chia sẻ một sốchuyện, qua đó chúng tôi được biết Thầy đã đi du học tại Mỹ trước ngày 30 tháng04 năm 1975. Để đem được gia đình sang Mỹ, Thầy đã trở thành “ chúa chổm “ màmón nợ rất lớn phải nhiều năm sau mới trả hết !

Bây giờ Thầy đã nghỉ hưu, có cuộc sống bìnhyên, đi đây đi đó,quay phim, chụp ảnh làm DVD tặng người quen, nhất là rất ưu ái với học trò cũ, Thầy luôn nhắc nhở cóđi Washington DC nhớ liên lạc với Thầy .

Thầy không ngờ là từ nửa thế kỷtrước Thầy đã để lại đứa học trò nầy một kỷ niệm rất đặc biệt : Đó là lời phêtrong Thông tín bạ năm lớp Đệ Nhất ( 1962-1963 ) , trang đệ nhị bán niên khảohạch như sau : “ không thi, đi Thủ Đức “ . Đi Thủ Đức là nhập ngủ vào Trường Sĩquan trừ bị Thủ Đức trong khi hầu hết quí vị giáo sư khác chỉ đơn giản phê vàothành tích biểu: “không thi”.

Đôi khi một dòng chữ ngắn cũng làmột kỷ niệm không quên.


cong_-_lan-1-content

Đào Văn Công &Trần Kim Lan – chs NQ K1

(Xóm ngựa tháng 12/ 2013 )

Tản Mạn Thầy Trò:

Thầy Phạm Gia Hưng

Nhà thầy, ởcách nhà tôi không xa, cùng thành phố Springfield, Virginia… khoảng 10 phút láixe. Thế mà mãi đến cách đây hai năm, nhân dịp đi dự đám cưới con trai của anhchị Lý Thanh Phi, chúng tôi được may mắn xếp ngồi chung bàn, thì thầy trò mớinhận ra nhau.

Thật ra, chínhchúng tôi (Trịnh Văn Kiều & Lê Kim Oanh) nhận ra thầy. Riêng thầy, có thểvì học trò nhiều quá, cứ từ lớp này đến lớp khác, nên thầy chưa nhớ được.Thường thì phải là những học trò giỏi, hoặc có những cá tính đặc biệt như pháphách hay nhu mì nhất trong lớp thì mới gây được sự chú ý của thầy, cô. Riêngchúng tôi, chả có gì đặc biệt mà cũng không được hiền lành cho lắm, vì thế, khinghe chúng tôi nhận đã là học trò trong giờ công dân của thầy, có lẽ thầy chỉbiết là CHS Ngô Quyền mà cũng chưa hình dung ra hình ảnh của chúng tôi ngày xưanhư thế nào. Vả lại, gần 50 năm rồi, các học trò ngày xưa bây giờ đầu hai thứtóc, hình hài cũng thay đổi rất khó nhận diện? Riêng thầy thì vẫn nụ cười hiềnhòa luôn nở trên môi với mái tóc bạc, nhìn thầy thật phúc hậu. Giọng nói chậmchạp của thầy làm tôi nhớ lại ngày xưa. Thầy dạy công dân lớp tôi mỗi tuần haigiờ. Ngày đó, đa số các thầy đều ở Sài Gòn về dạy Ngô Quyền, có thầy ở nhà trọ,có thầy sáng đi chiều về, riêng thầy Hưng thì tự lái chiếc xe hơi nho nhỏ, đivề từ Saigon-BH, và trên xe thường có vài thầy cùng đi chung, lâu quá nên tôicũng không nhớ rõ thầy nào ngồi chung xe với thầy Hưng, và hình như có thầyQuýnh.

Thầy rất hiền, giảng dạy rõ ràng, giọngBắc của thầy nghe nhẹ nhàng và êm tai lắm. Thầy chưa hề phạt em nào, dù tronggiờ thầy dạy, các em hay lợi dụng sự dễ dãi của thầy mà đùa vui, nói chuyện.Tôi nhớ có một lần, thầy đang thao thao giảng trên bục gỗ, thừa lúc thầy quaylưng viết lên bảng, tôi vội vàng lục trong ngăn bàn ra gói me ngào vừa được chịNăm của Mỹ Quế làm gửi cho tôi, múc một miếng me, chấm vào tí muối ớt, bỏ tótvào miệng nhấm nháp, đang suýt soa thì bất chợt thầy quay lại. Không biết thầycó thấy cái miệng còn nhem nhép của tôi không mà thầy nhìn qua phía khác và tiếptục giảng tiếp. Hú hồn, hú vía. Từ đó, tôi tởn không dám ăn vụng trong lớp nữa.Em xin lỗi thầy, mãi đến hôm nay em mới dám “xưng tội”.

Tháng sáu nămngoái, anh Lý Thanh Phi rủ chúng tôi đến nhà thầy vào một buổi trưa Chủ Nhật,nhân dịp thầy Phạm Ngọc Quýnh từ Canada sang thăm và có cả thầy Hoàng Quý Namtừ Maryland nữa.

Đây là lần đầu tiên chúng tôi có dịpđến tư gia của thầy. Nhà thầy rất dễ tìm, tọa lạc trên một khu đất rộng có cổngrào sắt, sân đậu xe rộng rãi, vườn cây thênh thang, thầy trồng đủ loại hoatrái, nhìn khu vườn linh động đầy hoa, thật mát mắt. Thời tiết đang vào Xuânnên cây cỏ, hoa lá xanh tươi, tỏa đủ sắc màu tuyệt đẹp, những chậu kiểng, cànhlan uốn khúc, hoa thuỷ tiên, hoa mai, hoa hồng, thược dược nở đầy vườn, nhìnđẹp và quyến rũ vô cùng. Thầy dắt cả bọn đi tham quan khu vườn tươi mát, thầytrò cùng dạo xem hoa, vừa ngắm cảnh ,vừa trầm trồ khen thầy khéo tay cắt tỉathật đẹp, rồi cùng chụp hình chung quanh vườn, trước khi vào bữa trưa.

Mỗi người một món. Tuy là lần đầuhọp mặt mà cũng khá đông, ngoài các thầy Phạm Ngọc Quýnh, thầy Hoàng Quý Nam,thầy PhạmGia Hưng , chúng tôi gồm có:Kiều &Oanh, các anh Lý Thanh Phi, Đỗ Như Thạch, anh Huệ, vợ chồng chị Ánh (Khóa 1NQ), vợ chồng cô em gái của tôi Thoại Dư, Chú Lai Kim (chủ Tiệm bánh Song Quê ởEden), cô Sâm, và một vài người nữa tôi không nhớ tên. Anh Phi đem đến một rổnghêu, xả ớt, thế là tôi bắc chảo lên làm món nghêu xào xả ớt, chị Ánh nấu canhchua chay, tôi làm gỏi đu đủ khô bò, cô em tôi nấu một nồi chè xôi nước, thầy HoàngQuý Nam đem đến 1 khay bánh cuốn. Hôm đó, cô bận coi tiệm, Thầy giao cả cái bếpnhà thầy cho chúng tôi lục lọi, nấu nướng. Thầy còn hầm một nồi xương nai vớicác vị thuốc Bắc, mỗi người múc một chén húp xùm xụp. Nghe thầy bảo, nhà thầythường hầm xương nai với các vị thuốc để uống cho bổ.

Một bữa cơm thật thân mật thấm tình thầy trò.Nhờ thế mà chúng tôi mới được biết, sở dĩ thầy vắng mặt những năm sau này là vì1975 thầy được sang Mỹ du học, rồi biến cố 30 tháng Tư đến thầy ở lại Mỹ, cô vàcác em còn kẹt lại, phải vất vả, chờ đến ngày Thầy bảo lãnh cả gia đình theodiện đoàn tụ.

Cứ thế mà bao nhiêu kỷ niệm hiện về.Thầy trò hàn huyên cả một buổi. Thầy rất vui, tâm tình thoải mái với học trò,bình dị như bạn bè. Ngồi nhìn thầy Hưng, Thầy Nam và Thầy Quýnh nói chuyện vớinhau, mà tôi ngậm ngùi nhớ lại mấy chục năm qua, lúc đó các thầy còn trẻ, vócdáng thư sinh. Nếu nhìn lại những bức hình ngày xưa, khi các thầy đứng chụpchung với học trò thì rất khó nhận diện. Mấy chục năm sau, các thầy đều lớntuổi, học trò cũng chồng chất tuổi đời, nhưng các thầy vẫn không khác xưa baonhiêu, nhìn lại chúng tôi ngày trước với bây giờ thì chán lắm !

Xong buổi họp mặt chúng tôi ra về,thầy còn luyến tiếc, đưa tiễn ra tận cổng và dặn là nếu có dịp nên ghé đến nhàcủa thầy ở West Virginia nghỉ mát, nơi đây phong cảnh thật đẹp, có bờ hồ,sidewalk, có đồi núi, có chỗ câu cá, đạp xe, v.v. Thầy có một cơ ngơi thật vữngchắc, ngoài căn nhà khang trang nơi thầy cô đang cư ngụ, thầy còn có một khunhà nghỉ mát ở West Virginia và một căn khác ở Hawaii mà gia đình thầy thườngsang nghỉ mát vào mỗi mùa Hè..

Tháng 9 / 2013, chúng tôi lại có dịp đến họpmặt tại nhà thầy lần nữa. Hôm nay chỉ có một mình thầy Hưng. Thầy Nam vì bậnkhông đến được, chúng tôi gồm anh Lý Thanh Phi, anh chị Đỗ Như Thạch, vợ chồngThoại-Dư, vợ chồng chị Ánh, Kiều Oanh và một anh nữa (tôi không nhớ tên).

Ngoài các món ăn do mọi người đemđến, thầy còn có thịt nai, anh Kiều lãnh chức đầu bếp nấu món nai xào lăn. Côvẫn bận phải trông tiệm, chúng tôi lại tiếp tục làm chủ căn bếp nhà thầy. Mộtđiều rất lạ, là thầy đều nhớ tất cả những món gia vị trong nhà, mà tôi tưởngchỉ có cô mới biết để ở đâu. Thời tiết vào đầu tháng chín hơi lạnh, cho nênchúng tôi không ra sân chụp hình được. Chỉ chụp vài tấm ảnh trong bàn ăn, vàthầy thì vẫn với cái máy camcord trong tay, thầy quay hết tất cả mọi người...Bữa ăn hôm đó thật nhiều món rất ngon, nhưng món nai xào lăn thì đắt hàng nhất.

Lại thêm một ngày họp mặt vui vẻ vàđầm ấm, quý hoá vô cùng. Nơi đất khách quê người mà tìm lại được tình cảm thầytrò thắm thiết như thế này không phải là chuyện dễ. Tiệc tàn, chúng tôi chiatay ra về. Thầy dẫn ra tận cửa và chỉ cho chúng tôi xem một số cây cảnh thầymới ươm. Thầy còn trồng được cả lá gai, loại lá dùng để làm bánh gai của ngườiBắc, bánh màu đen là do lá gai đâm nhuyễn chắt lấy nước hòa vào bột nếp nên khibánh hấp chín thì có màu đen, bên trong có nhân đậu xanh và dừa, mùi va ni thơmphưng phức, mà ngày còn ở Việt Nam, mỗi lần Mẹ tôi có dịp ghé khu chợ Thái Bình,Tân Mai hay Hố Nai đều xách về cho chị em chúng tôi một vài xâu. Nghe tôi nhắcđến bánh gai, Thầy bảo hôm nào tôi muốn làm bánh thì cứ việc sang nhà Thầy háilá gai về làm, thầy trồng một vài chậu cho vui….Thú thật, tôi chỉ biết ăn thôi,chứ tôi chưa làm thử món bánh này bao giờ. Cách đây không lâu, thầy có gọiphone và bảo là thầy vừa hái vào một mớ lá gai, nếu tôi cần thì thầy sẽ đem đếncho, để tôi trổ tài làm món bánh mà tôi ưa thích …tôi đành thú thật với thầy làdù rất thích ăn, nhưng tôi lại không biết cách làm. Vô cùng cảm động trướcnhiệt tình và sự quan tâm của thầy. Thầy thật đáng kính.

Sau buổi họp mặt đó, thầy cô sửasoạn đi Hawaii--nơi gia đình thầy đang có một căn nhà nghỉ mát ở đấy. Mặc dùThầy Cô đang vui chơi ở Hawaii mà thầy vẫn còn nhớ gửi về cho chúng tôi xemnhững hình ảnh thầy đang đứng bên bờ biển nước trong xanh, và cũng không quêndặn dò các em có rảnh nên làm một chuyến Hawaii với thầy cô, nơi đây, cả mộtvùng biển xanh, tình xanh, khí hậu êm ả của miền thùy dương nắng ấm.

Thưathầy

Hômnay, em xin mạo muội viết vài dòng cảm tưởng về thầy, để góp vào trang MGTT củawebsite NQ. Chúng em hy vọng sẽ có nhiều dịp họp mặt cùng các thầy, cô để thầytrò cùng ngồi kể lại những chuyện ngày xưa, ôn lại kỷ niệm cũ, dù đã hơn 40 nămqua, biết bao nhiêu chuyện bể dâu. Nơi xứ lạ quê người, chúng em rất may mắn làcòn có dịp được gặp lại một số thầy cô nơi hải ngoại.

Lại một mùa Noel nữa đến nồi, Virginia đangvật lộn với những cơn bão tuyết, đóng băng của mùa Đông tới. Thiên hạ vẫn rộnràng sắm sửa, treo đèn kết hoa, mừng đón mùa Giáng Sinh 2013, quên cả tuyếtrơi, gió bấc thổi. Gia đình thầy cô và chúng em đều đang ở miền Đông Bắc HoaKỳ, và cũng đang chịu đựng những cơn lạnh buốt da của mùa giá lạnh. Năm DươngLịch 2013 sắp qua. Chúng em xin gửi lời chúc phúc đến thầy cô, kính mong thầycô luôn luôn được dồi dào sức khỏe, vui hưởng những ngày mùa Đông trong tìnhyêu thương, ấm cúng của gia đình.

Và cũng nhân mùa Giáng Sinh, gia đình Trịnhvăn Kiều & Lê Kim Oanh xin gửi lời kính chúc đến tất cả thầy cô và các bạnđồng môn khắp nơi, một mùa Giáng Sinh vui tươi hạnh phúc, một đêm Noel sum họp,vạn sự cát tường, an lành trong mùa lễ.


chi_oanh_trinh-1-content

Trịnh Văn Kiều& Lê Kim Oanh- chs NQ K5

Giáng Sinh 2013 - Virginia


Tôi tốt nghiệp và từ giã trường NgôQuyền để về Saigon học tiếp trường Sư Phạm Saigon năm 1971. Từ dạo đó, tôikhông có dịp liên lạc với quý Thầy Cô Ngô Quyền. Cho đến 40 năm sau, tôi mới cócơ hội tham dự Đại Hội Ngô Quyền Toàn Thế Giới lần 2 năm 2011 và gặp lại quý Thầy Cô trong nhữngngày Đại Hội.

Dòng thời gian đã nhuộm bạc mái tóccủa những Thầy Cô trẻ năm xưa, nhưng tôi vẫn nhận ra một vài Thầy Cô đã từnggiảng dạy trong lớp học của tôi những ngày xa xưa ấy. Những Thầy Cô khác tuytôi không được học nhưng nghe tên rất quen thuộc, trong đó có Thầy Phạm GiaHưng.

Chính trang nhà Ngô Quyền là gạchnối liên lạc để quý Thầy Cô gặp lại đồng nghiệp cũ và các cựu học sinh gặp lạibạn bè xưa qua những hình ảnh và bài viết được đăng tải. Đại gia đình Ngô Quyềnở hải ngoại và quốc nội trở nên gần gũi nhau hơn qua những thông tin liên lạc,như những cánh chim lạc đàn nay đã tìm về tổ ấm.

Mùa hè năm 2012, nhờ liên lạc quatrang nhà, tôi mới biết Thầy sẽ đến Seattle để thăm con trai út là em Phạm GiaHảo, trước khi về San Jose dự họp mặt Ngô Quyền. Thế là tôi liên lạc với Thầyđể đến thăm Thầy ở nhà em Hảo, đồng thời đưa Thầy đi xem đập khóa nướcChittenden Locks ở Seattle và xem thác Snoqualmie vào những ngày cuối tuần.

Trước khi chia tay Thầy, tôi cùngvới vài anh chị cựu học sinh Ngô Quyền ở Seattle, mời Thầy dự một buổi họp mặtthân mật để thầy trò gặp nhau hàn huyên tâm sự. Thời gian họp mặt chỉ có vàigiờ ngắn ngủi, không đủ để thầy trò nhắc lại những kỷ niệm xưa và những thăngtrầm trong cuộc sống. Được gặp các học sinh Ngô Quyền năm xưa, Thầy vui lắm vàcảm động trước sự ưu ái và mến thương của những học trò cũ.

hh___thay_hung-1-large-contentnhom_nq_seattle-content

seattle_h___i_ng___-large


Sau khi dự họp mặt Ngô Quyền ở SanJose thì Thầy trở về Virginia, cũng là lúc tôi đi thăm con gái đang làm việc ởWashington DC. Thầy trò lại có dịp gặp nhau lần nữa bên miền Đông nước Mỹ. Tiếcrằng thời gian tôi ở lại DC ngắn ngủi, nên không có dịp được Thầy hướng dẫn đixem những danh lam thắng cảnh ở Virginia, nơi mà Thầy đã định cư hơn 40 nămqua.

Lâu lâu Thầy lại gọi phone thăm hỏivà mời các cựu học sinh Ngô Quyền sang Hawaii nghỉ hè hoặc nghỉ đông với Thầy.Đã nhiều lần quý Thầy Cô đồng nghiệp và các học sinh cũ đến Hawaii và được Thầyđưa đi thăm viếng những nơi có cảnh đẹp để thưởng ngoạn và Thầy lưu giữ hìnhảnh qua video để làm kỷ niệm. Thật là tiếc vì tôi chưa có cơ hội đến Hawaii,nhưng trong tương lai thế nào tôi cũng phải thực hiện một chuyến đi Hawaii nhưtôi hằng mong ước.

Năm nay, em Hảo có việc làm ở San Jose nên đã di chuyển về BắcCali. Vợ chồng con gái tôi cũng thuyên chuyển về Seattle làm việc nên không cònở DC nữa. Dù vậy, tôi vẫn mong có dịp gặp lại Thầy khi Thầy sang Cali thăm conhay họp mặt Ngô Quyền.

Các cựu học sinh Ngô Quyền vẫnthường tâm niệm:” tất cả Thầy Cô dạy ở Ngô Quyền dù chúng tôi có được học haykhông cũng đều là Thầy Cô của chúng tôi vì cùng chung Đại gia đình Ngô Quyền”.Chúng tôi luôn luôn kính trọng và quý mến Thầy Cô, những Nhà Giáo đã tận tâmdạy dỗ cho học sinh của mình trở thành người tốt và hữu dụng cho xã hội.

Thầy sáng tác thơ lục bát rất hay vàđầy tình tự thầy trò cùng mái trường Ngô Quyền thân yêu. Bài thơ nào Thầy cũngđề tặng học sinh cũ và gửi đăng trên trang nhà Ngô Quyền. Ngưỡng mộ Thầy, tôiđã thực hiện trang site “Thái Hưng” (bút hiệu Thầy dùng khi làm thơ) để lưu giữnhững bài thơ và hình ảnh của Thầy làm kỷ niệm.

https://sites.google.com/site/thaihungpgh/home

Với tính tình hiền hòa, vui vẻ, thânthiện... nên Thầy được đồng nghiệp thương mến và học trò quý trọng. Kính chúcThầy nhiều sức khỏe để đi du lịch, thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh khắpnơi và có nhiều dịp gặp gở bạn hữu cũng như học trò. Đó là điều Thầy rất vui vàmong mỏi thực hiện khi bước vào tuổi hoàng hôn của đời người.


pthuu_hanh-content

Phạm Thị Hữu Hạnh- chs NQ K9

Washington , tháng 12/ 2013

04 Tháng Năm 2021(Xem: 10412)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
03 Tháng Năm 2021(Xem: 6688)
Dạ phải, thưa quí vị, tôi yêu Canada, cái tủ lạnh khổng lồ... nhưng ước chi mùa đông ngắn đi một nửa và cái lạnh bớt đi một phần ba nhỉ.
02 Tháng Năm 2021(Xem: 9971)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 2021(Xem: 10649)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 2021(Xem: 10577)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
29 Tháng Tư 2021(Xem: 11670)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
20 Tháng Tư 2021(Xem: 12505)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
18 Tháng Tư 2021(Xem: 9447)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 2021(Xem: 10907)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
13 Tháng Tư 2021(Xem: 10793)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 8483)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 10192)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 2021(Xem: 9531)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 2021(Xem: 11442)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 2021(Xem: 8111)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 2021(Xem: 11126)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 2021(Xem: 10592)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10031)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10680)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10727)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 8345)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 10243)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 2021(Xem: 10760)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
31 Tháng Ba 2021(Xem: 11596)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 2021(Xem: 8461)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
20 Tháng Ba 2021(Xem: 11148)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 13005)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 13066)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.