Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Dung - BẠN ĐỜI BÌNH PHƯƠNG

24 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 27153)
Nguyễn Thị Dung - BẠN ĐỜI BÌNH PHƯƠNG

Bạn Đời Bình Phương


54__nguyenthi_dung_4-content

Nguyễn Thị Dung

 

Mùa Thu lại bắt đầu với những cơn mưa tầm tả, gây bão lụt ở một vài thành phố lân cận, nhưng may mắn là khu tôi ở vẫn an toàn, mặc dầu có những cơn mưa dai dẵng như không bao giờ dứt. Cuối tuần, vắng vẻ mấy đứa em, đứa cháu đều bận rộn với công việc riêng của chúng, bỏ lại mình tôi một cuối tuần thật trống vắng và tỉnh lặng. Xem lại tập video Asia, nói về Bốn Mùa - Một Thi Để Nh, chợt khơi lại trong tôi một vùng trời kỷ niệm, đúng vào lúc mình đang suy nghĩ tìm một đề tài để viết cho Ngô Quyền Hội Ngộ Kỳ 2 nầy, mình cũng có một vùng trời riêng rẽ, một thời kỷ niệm rất ngây thơ, để nhớ để thương về tuổi học trò Trung Học, mà nhiều nhất là năm Tứ 2. 

Lớp tôi thật là đặc biệt duy nhất từ Đệ Thất đến Đệ Tứ là luôn học chung với Nam Sinh, vì Trường Trung Hoc Ngô Quyền luôn có lớp riêng biệt cho Nam Sinh và Nữ Sinh vào bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp.

Vừa đậu xong Tiểu Học, chập chững bước vào Trung học với tuổi 11, 12 mình vẫn còn ngây thơ, học chung với “con trai” cũng không có gì khác biệt hay “kỳ cục” gì cả, các cụ ấy chắc cũng nghĩ như mình, mặc kệ, mình cứ lo tròn bổn phận học hành của mình là xong chuyện, đâu ai có biết hoặc có thì giờ để suy nghĩ nhiều đến chuyện trai gái. Mấy anh con trai lớp tôi rất là hiền không như “ma seour”, nhưng cũng không quá nghịch ngợm như những cậu con trai lớp khác, đối với tôi các cậu ấy cũng nhu mì dễ thương, có lẽ vì sợ bị “cấm túc” hoặc sợ lằn roi của thầy Giám Học. Mỗi người có một khung trời để vui và tận hưởng với tuổi thơ ngây trong bổn phận của mình, nếu các cậu ấy có nghịch ngợm hay phá phách tôi cũng không biết vì tôi không bao giờ bị phân tâm hay để ý. Lớp nữ sinh chúng tôi ngày ngày đi học mặc đồng phục áo dài trắng, nam sinh mặc quần xanh áo trắng, đặc biệt ngày thứ Hai chào cờ thì nữ sinh mặc áo dài màu xanh nước biển, còn nam sinh thì mặc quần khaki trắng.

 Chúng tôi thi đua học hành trong tinh thần thương yêu đoàn kết, thân ái của “Gia Đình Tứ 2” do thầy Nguyễn Thế Văn hướng dẫn. 

Tuy đã học chung với nhau từ năm Đệ Thất, nhưng đối với tôi năm Tứ 2 có rất nhiều kỷ niệm khó quên, chắc chắn không bao giờ phai nhòa trong tâm trí của tôi đối với những người bạn cùng lớp nầy, có những người bạn mà tôi thân thương hơn 50 năm qua, cũng xấp xỉ bằng tuổi đời 55 của trường Ngô Quyền như Hiệp, Quang, Dễ... 

Xa cách nhau hơn 35 năm, mới có dịp gặp lại các bạn bè cũ trong kỳ Đại Hội Kỷ niệm 50 năm Ngày Thành Lập trường Trung Học Ngô Quyền tại California tháng 7 năm 2006, tôi lại thấy mình càng quyến luyến và khắn khích nhiều hơn với các bạn bè cũ mà trong suốt nhiều năm qua, tôi hình như không có thì giờ để nghĩ tới, hoăc có nghĩ tới cũng không có thì giờ để thăm viếng, liên lạc thật như lòng mình luôn mong muốn. 

 Bạn bè mới cũng có nhưng khó tìm được một tri âm, tri kỹ, một người vẫn hiểu mình và chia sẻ với mình những kỷ niệm, có thể cùng mình đàm thoại hàng giờ trên điện thoại mà vẫn chưa thõa mãn.

Tôi còn nhớ câu Thầy Văn nói: “Ở tuổi 50 người xưa nói chuyện vào năm sau, tuổi 60 như chúng ta thì nói chuyện tháng sau, tuổi 70 thì nói chuyện ngày sau và tuổi 80 thì lúc nầy lúc khác, không nh gì rõ ràng đâu ra đó”. Trí nhớ của chúng ta đúng là đã thay đổi theo tuổi đời. Càng cao tuổi, chúng ta càng sống nhiều về kỷ niệm, nhớ về quá khứ nhiều hơn. Trong chúng ta mỗi người đã và đang bước vào lứa tuổi “lục tuần”, một lớp tuổi vàng son chuẩn bị xa rời thế giới bon chen hiện tại, bắt đầu “ra tay gát kiếm”, lần lượt “giã t vũ khí”, để được sống với ước mơ giản dị và thanh tịnh “Một mai một cuốc một cần câu”. Giấc mơ hồi hưu được hưởng nhàn, vui thú điền viên hoặc đổi nghề làm nghề “gi nhà, gi trẻ” cho đám con cháu, để nhường chỗ cho thế hệ sau dấn thân vào cõi hồng trần. Ở tuổi nầy, nếu chúng ta không cố gắng ghi nhận lại những ký ức, những kỷ niệm cho nhau thì có lẽ sẽ rất nguy hiểm, dễ bị mất đi trong quên lãng vào một ngày gần đây. Có những người bạn thân của chúng ta đã vĩnh viễn đem theo những kỷ niệm nầy với họ, rời xa chúng ta về bên kia thế giới, để lại bao nhiêu là bùi ngùi nuối tiếc trong ta, cho những người còn ở lại.

 Tôi cảm thấy mình đang có một thay đổi, thích dành thì giờ suy nghĩ nghiền ngẫm về quá khứ, kỷ niệm ngày xa xưa, cần có người để tâm sự. Thật đúng vào lúc tôi đang khao khát, tìm kiếm, thì những người bạn Ngô Quyền của tôi xuất hiện. Tôi tìm đúng môi trường để ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu. Tôi tìm lại được Sao, Hồng, Hoa, Lynh, Phẩm, Hiệp, Quang, Tỏa, Việt, Tuyết, Minh và rất nhiều người bạn thân thương cũ của tôi, đã tìm trở về đoàn tụ trong gia đình Tứ 2. Tôi hân hoan mở rộng vòng tay đón nhận tất cả như là vừa tìm lại được một báu vật sau bao nhiêu năm thất lạc qua cuộc chiến. Tôi đã tìm về với đại gia đình thứ 2 là Ngô Quyền và các bạn Tứ 2 thân thương của tôi. Tôi muốn kể cho tụi nó nghe tâm sự, những biến chuyển của tâm hồn, những thăng trầm của cuộc đời, mà chỉ có những người cùng chung một cảnh ngộ, cùng một lứa tuổi, mới dễ dàng thông cảm và hiểu thấu được. 

Tôi chỉ mong được ghi lên đây những tâm tư, suy nghĩ của tôi về những người bạn thân thuở cùng cấp sách đến trường, thuở vừa mới lớn khôn, mới bắt đầu trưởng thành. Những người đã chia sẻ với tôi những ngày hè nắng cháy, cùng đón xe lam, hoặc xe ngựa đến trường. Những buổi mưa chiều tầm tả, ướt sũng vì chiếc nón lá không đủ che mưa, hoặc những buổi chiều đẹp trời, cùng vài cô bạn tung tăng tản bộ sau buổi tan trường, thả bộ dọc theo đường Quốc Lộ 1, ngang qua bịnh viện Phạm Hữu Chí, về đến chợ Biên Hòa, để được các anh con trai ngồi sẵn chờ trên mấy dãy hàng rào bằng cây, dọc bên đường, gần bên trường Nữ Công Gia Chánh, thẩn thờ nhìn theo, mà tôi biết chắc là trong đó có những anh chàng “Tứ 2” của chúng ta, tưởng tượng mình như là nhân vật nữ trong bản nhạc “Ngày xưa Hoàng thị” của nhạc sĩ Phạm Duy, sau đó cả bọn cùng ghé vào chợ uống một ly rau má hoặc nước mía trước khi chia tay về nhà.

Tứ 2 rồi cũng trôi qua như những giấc mơ thật đẹp của tuổi học trò Đệ Nhất Cấp. Nó cũng đánh dấu một bước rẽ quan trọng trong cuộc đời tình cảm của một số bạn bè trong lứa tuổi trưởng thành, tuổi bắt đầu biết làm dáng, biết yêu, chuẩn bị giã từ thơ ngây, chập chững dấn thân vào cuộc đời. Có người đã rời xa ghế học đường vì hoàn cảnh gia đình hoặc lập gia đình.

Tôi bắt đầu nghe léng phéng những tin đồn, và bắt được những lá thư tỏ tình của một vài anh Tứ 2 lãng mạn, lân la với một vài cô tiểu thư trong lớp hoặc khác lớp. Tình yêu ngây thơ bùng dậy trong lòng của tuổi mới biết yêu. Có những chuyện tình mà “Ai cũng biết, chỉ có một người không biết” đã lảng vảng đâu đây với những lời trêu ghẹo, hoặc “bắt mánh”, làm tiền một cách “trắng trợn”, bắt nạn nhân phải đãi ăn một chầu nước đá bánh lọt đậu đỏ, chè thạch… để rồi sau đó mới được tiết lộ bí mật, hoặc giả là Bà mai, Ông mai đem trao dùm nhũng cánh thư hồng, thắm đầy chất học trò ngây thơ, lãng mạn và nhiều hứa hẹn.

Nhà tôi tọa lạc ở cuối chợ Biên Hòa, gần chợ Cá bên bờ sông Đồng Nai. Mẹ tôi có gian hàng bán sỉ và lẻ rau cải Đà Lạt được coi là lớn nhất Thành phố, được truyền từ đời Bà Ngoại tôi. Con đường hẽm đi vào nhà Ngoại tôi ở xóm Cây Chàm, phía sau trường Nữ Tiểu học, được mọi người đặt cho tên là con đường hẽm “Nhà Ông Ba Légume” - tên tục gọi Ông Ngoại tôi, do những người dân địa phương dùng, có từ thời Tây, cho đến sau ngày Giải Phóng, đến năm 1978 trước khi tôi rời VN, nếu bạn muốn đi xích lô đến khu Cây Chàm, hoăc nhà bảo sanh Kiện Khương, không cần nhớ tên đường, thì chỉ cần nói đến địa danh Trường Nữ, hoặc nhất là nói đến đường hẽm “Ông Ba Légume” là bạn sẽ đến nơi ngay. Không biết bây giờ có đã bị đổi tên chưa, có cùng một số phận với những “con đường xưa em đi”?

 Mỗi ngày, Mẹ tôi phải đi bổ hàng ở chợ Cầu Muối, Sàigòn, tối đến phải lo chuẩn bị rau cải để phân phối cho những người bạn hàng bán lẻ. Nên đêm nào nhà tôi cũng bận rộn lên hàng, xuống hàng, cân hàng và bán hàng ở cuối khu chợ nầy cho đến nửa đêm, cùng với hàng hủ tiếu và sâm bổ lượng đêm. 

Tuy rất bận rộn với sinh hoạt gia đình, nhưng tôi cũng bắt đầu để ý đến sự hiện diện hằng đêm của một nhóm bạn trẻ của lớp Tứ2 và thêm một vài người bạn trai khác của các anh ấy. Đêm nào họ cũng đi dạo ngang qua nhà tôi, không kể nắng hoặc mưa. Những ngày nắng thì có những bốn, năm vị, ngày mưa thì ít nhất cũng có đến hai chàng, khi thì đi bộ, lúc thì dùng xe đạp chạy thoáng qua, nhưng tuyệt đối không bao giờ họ dừng lại để chào, hoặc hỏi thăm đến tôi, hoặc mua hàng, có lẽ họ chỉ nhìn lén từ đàng xa rồi rão bước nhanh qua. Những ngày đầu khi nhìn thấy họ, tim tôi đập mạnh rất lo sợ bị gia đình bắt gặp hoặc nếu bất chợt có một anh chàng nào đó giả vờ ghé vào mua hàng hoặc hỏi thăm, tôi thật sự không hiểu mình sẽ đối phó cách nào. Nhưng rồi tôi cũng quen với thông lệ nầy, có những đêm “người ta” đến trể tôi lại bắt đầu trông ngóng, tôi chắc mình chỉ nhớ chớ chưa hẳn là đã yêu ai đó.

Tôi chắc chắn là lúc bấy giờ tôi rất vô tư, chưa bao giờ nghĩ đến tình yêu, tôi trân quý tình bạn và tuy không nói ra nhưng ngấm ngầm trong bụng tôi rất vui, hãnh diện với sự “viếng thăm ngầm” của các bạn trai dạ hành nầy. Tôi không dám nói hoặc tỏ bày cùng ai, vì sợ sẽ bị trêu chọc, mà các bạn biết không, nếu một mai lỡ mà bị “bật mí” thì hậu quả sẽ rất là thê thảm, không lường được, vì với đám bạn bè học trò của tôi, họ đã từng được mệnh danh là đứng hàng thứ 3 sau quỷ và ma. Những câu chuyện tán gẫu, cặp kề cô nầy với cậu kia thì rất nhiều, hên xui may rũi, nếu đúng thì hay, mà không có thì cũng không sao, có bị tù tội hoặc bắt bớ gì mà sợ không gán, nạn chụp mũ rất là tự do và thịnh hành, vì nón lá lúc đó rất rẻ và dễ mua, chỉ là trêu chọc mà thôi. Mà nhất là vào năm Tứ 2 nầy, gặp lúc thời thế linh thiêng, địa linh nhân kiệt, nam thanh, nữ tú rất thịnh hành cho những tin đồn nầy, mà đa số tin rất là chinh xác, nên các cô rất ngán bị trúng chưởng tung tin “hành lang” nầy lắm, vì sợ bị chọc, quê và mắc cở chết luôn.

Tôi tuy rất dạn dĩ trong giới bạn gái, thích pha đùa diểu cợt tự do, nhưng thú thật là với bạn trai tôi thật là e dè, nhút nhát, không dám để lộ một hành vi, cử động nào cả để có thể bị trở thành “nạn nhân”, vì mình phải cố gắng làm dáng như một tiểu thư, vì “Nhu mì thục nữ, quân tử hiếu cầu” mà lỵ – (tôi đã bị ảnh hưởng phim Tàu nhập nữa rồi!!!). Nhưng cũng không chối cải là mình cũng có để ý đến một vài bạn trong lớp, cũng do dựa theo tin đồn từ đài CNN Tứ 2 nầy, nhưng chỉ là tình bạn học mà thôi, chỉ là như một thoáng mây bay, một mối tình học trò ngây thơ vô số tội đó thôi.

 Cuối năm mình bắt đầu nhận thêm nhiều thiệp chúc Xuân đầy màu sắc và luôn luôn có đính kèm thêm một vài câu thơ tình lãng mạn vu vơ. Tôi thật cảm động và trân trọng, vui mừng nhưng rất là e ngại không dám trả lời vì rất sợ bạn bè và gia đình bắt gặp chắc là quê lắm.

Tôi nhớ tới bạn bè thật nhiều. Tôi chỉ muốn chia sẻ vài lời trần tình của một năm Tứ 2 đầy kỷ niệm, tuổi dậy thì, rất vô tư, chỉ biết vui chơi, nhìn đời toàn màu hồng, chưa biết gì để lo âu và suy tư. Sau năm nầy tôi đã bắt đầu dạn dĩ hơn, trưởng thành hơn, học làm quen với cuộc sống của người lớn, mà sau nầy tôi mới biết là nó không vui chút nào hết. Tôi muốn sống mãi với những kỷ niệm tuổi thơ. Tìm về dĩ vãng êm đềm với những buổi du ngoạn tập thể, cắm trại, ăn ngoài trời, thăm viếng khu công nghệ… đã tạo thêm cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu, thông cảm nhau hơn. Nhờ đó tạo cơ hội cho những mối tình mới chớm nở, thêm đậm đà hơn sau nầy. Nhóm Tứ 2 chúng ta chắc chắn sẽ không quên những chuyến Honda, đèo nhau đại náo Thủ Đức, du ngoạn hồ tắm Ngọc Thủy, suối Tiên và nhiều hơn nữa tôi không sao kể hết, và sẽ không bao giờ mờ phai trong ký ức của tôi.

Năm Tứ 2 lại đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của mỗi chúng ta, nhất là đối với các bạn trai, nếu không cố gắng vượt qua được những cuộc thi, dành không được mảnh bằng, thì có lẽ quân trường Quang Trung hoặc Thủ Đức sẽ gọi tên sớm, nên mọi chú tâm, mọi nỗ lực họ đều dồn cả vào sự học để chuẩn bị cho tương lai, mà có ai biết được tương lai sau nầy, mọi viêc đều đặt vào bàn tay của định mệnh.

Nét suy tư đượm nhiều trên khuôn mặt của các nam sinh nhiều hơn nữ sinh. Các cô thì bắt đầu trưởng thành hơn, trang điểm một tí má hồng hoặc một chút phấn cho mịn màng làn da của tuổi dậy thì. 

 Nếu cuối năm đó vượt vũ môn đậu xong bằng Trung Học, thì nhóm Tứ 2 chúng tôi lại phải chia tay khi bắt đầu phân Ban theo chương trình Đệ Nhị Cấp, lại thêm một thay đổi lớn của mọi người. Ban A, chuyên về Vạn Vật , hoăc ban B nặng về Toán, mà đa số các bạn nữ của chúng ta chọn Ban A, vì ngại phải đương đầu với những con số rắc rối. Rồi còn phải nhập chung ban Anh Văn và Pháp văn, nên gia đình Tứ 2 của chúng ta lại bị phân năm xẻ bảy, nên ai cũng hơi bùi ngùi, phân vân, lo âu cho năm tới. Nên cho dù vui chơi nhưng cũng không dám xao lãng đến tương lai ngày mai, thôi thì vui được lúc nào thì hưởng lúc đó, có thể nói đệ Tứ là một năm nhộn và vui nhất đối với tôi.

Tôi nhớ câu hát cải lương do Út Trà Ôn ca: “Đường đời muôn vạn nẽo, con đừng nên nhẹ dạ mà phải…”, mỗi chúng ta là những cánh chim nhỏ, đã cất cánh tung bay từ khung trời Tứ 2, trãi rộng ra khắp năm châu bốn bể, trãi qua bao nhiêu năm, bao sóng gió gập ghềnh, tuy cùng chia sẻ một mái trường Ngô Quyền, học cùng một thầy, ngồi cùng một lớp, nhưng mỗi người trong chúng ta khi trưởng thành đều đeo đuổi một sự nghiệp riêng, một cuộc sống riêng, một mái gia đình riêng, đều do phần số, định mệnh đã an bài.

Chúng ta hãy hãnh diện và may mắn có được những người bạn đồng hành, hơn cả người bạn đời, mà là “bạn đời đời”, những người “bạn bình phương” nầy sẽ cùng theo ta trong suốt cuộc đời. Hãy trân quý tình bạn quý báu muôn đời, một đời, một thời của tuổi học trò, ngây thơ, lãng mạn, nhất là học trò Tứ 2 của trường Ngô Quyền thân thương ngày xưa đó.

 

 



21 Tháng Mười 2010(Xem: 124158)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 57519)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 123329)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 51513)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 119996)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34513)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 109504)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 131630)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46303)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47389)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 32687)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41292)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 123817)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 215556)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 67702)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 116838)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 119324)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 115498)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129259)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 39627)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53310)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 114774)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 107594)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119102)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 124657)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 109999)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 40719)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 100027)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.