Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Sưu Tầm - Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn yêu say đắm một nhà sư.

17 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 124025)
Sưu Tầm - Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn yêu say đắm một nhà sư.


Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn yêu say đắm một nhà sư.


 

 

cong_chua_dai_giac_1


dai_giac_co_tu


Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn là Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh yêu đơn phương một vị nhà sư - thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt - sau được phong là Quốc sư - đã để lại nhiều huyền tích khiến người đời vừa xúc động cảm thương nàng công chúa, vừa bội phục một vị chân tu đắc đạo.


Đi tìm sự thật về chuyện tình hoàng gia ngang trái

Ngày nay, dấu tích của mối tình có một không hai trong cung đình này vẫn còn lại dấu ấn là di tích chùa Đại Giác, nó còn gắn với câu chuyện tình đơn phương của nàng Công chúa nhà Nguyễn mà dân trong vùng ai cũng được nghe kể, thậm chí là truyền tụng với nhiều tình tiết bí ẩn huyền hoặc.

"Thiên đường tình yêu" của nàng công chúa nhà Nguyễn ngày ngóng đêm mong ấy chính là chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự, chùa Phật lớn hay chùa Tượng, xưa kia thuộc thôn Bình Hoành xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Theo sách Thiền sư Việt Nam ghi chép rằng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, hiệu Liên Hoa là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư vào những năm cuối đời vì trốn tránh mối tình nhiệt huyết của nàng công chúa đã sống ở ngôi chùa này. Theo tài liệu còn lưu tại Giáo hội Phật giáo TP. Biên Hòa thì vào giữa thế kỷ 17 có ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế tông, từ Đàng Trong đến Đồng Nai hoằng hóa đạo Phật.

Nhà sư Thành Nhạc cùng một số phật tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai (nay là xã Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) dựng lên chùa Long Thiền (1664); nhà sư Thành Trí theo đoàn di dân làm nghề khai thác đá lên vùng núi Bửu Long cùng người Hoa ở đây dựng lên Chùa Bửu Phong (1679). Còn nhà sư Thành Đẳng, cùng một số người chèo ghe, thuyền đến Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) khẩn hoang và dựng lên chùa Đại Giác (1665).

Buổi đầu, chùa có kích thước nhỏ hẹp, được tạo dựng bằng cột gỗ, vách ván, và lợp ngói âm dương. Thời Thiền sư Tổ ấn - Mật Hoằng trụ trì, Nguyễn Thị Ngọc Anh, công chúa thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã đến trú tại chùa và từ đây như một mối tình với người đàn ông khoắc áo cà sa.

Còn theo Tạp chí Bulleetin des Amis Vieux Hue năm 1915 chép như sau: Công chúa Ngọc Anh, chị vua (Minh Mạng) còn trẻ và tiết liệt. Khi Tây Sơn khởi nghĩa đã đến tu ở chùa Đại Giác, giữ cuộc sống cô độc, trầm tư mặc tưởng và tu hành hết sức sùng mộ. Nhớ ơn ngôi chùa đã che chở nàng công chúa trong thời loạn lạc, đến năm Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) nguyên niên (1802) lên ngôi, nhà vua sai quan trấn Trấn Biên cho binh thợ đến xây cất, đem tượng binh đến chở đất và dặm nền chùa (nên sau này người dân còn gọi là chùa Tượng).

Ngoài ra, nhà vua còn dâng cúng một pho tượng Phật A-di-đà bằng gỗ mít cao 2,25m (nên có tên là chùa Phật Lớn. Hiện tượng vẫn còn được thờ tại chùa), ban y bát và sắc phong cho Thượng tọa Phật ý-Linh Nhạc làm Hòa thượng. Mãi đến tháng 10 năm Minh Mạng nguyên niên (1820), nhà vua lại cho tu sửa chùa. Vào thời gian gia cố lại ngôi cho có nhiều ân đứng với triều Nguyễn ấy thì công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh (khi ấy đã trở lại Huế), cũng gửi vào cúng một bức hoành phi lớn khắc ba chữ "Đại Giác Tự" thiếp vàng, bên mặt có khắc: "Tiền Triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh", hiện vẫn còn treo ở phía trước chánh điện.

Lúc đó, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt thuộc phái thiền Lâm Tế, đời thứ 35 đang tu đạo tại chùa, vốn tư chất thông minh và phẩm hạnh nghiêm mật nên được vua xuống sắc, triệu ra kinh đô Huế để giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ (1813-1823) và được cử làm pháp sư giảng thuyết Phật pháp trong nội cung của vua Gia Long. Vốn Thiền sư là người tuấn tú, đức độ, oai nghiêm đĩnh đạc, thông minh, có tài hùng biện và thuyết giảng Phật pháp rất hay nên được đông đảo phật tử mến mộ.

blank

Thiền sư có rất nhiều đệ tử trong hoàng cung. Trong số đệ tử này có một vị Hoàng cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, đó là Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh, cô ruột của vua Minh Mạng. Hoàng cô cũng quy y và thọ Bồ Tát giới, pháp danh Tế Minh, tự Thiên Nhựt. Trong những ngày theo học đạo, Hoàng Cô đã thầm yêu nhà sư. Do cảm mến và quá hâm mộ tài năng cũng như đức độ của Thiền sư nên Hoàng Cô đã có ý định và tìm mọi cách ràng buộc duyên trần cùng với người con của Phật.

Bi kịch tình yêu nơi cửa thiền

Nhưng bi kịch là chuyện yêu đương giữa Hoàng cô và vị Quốc sư này đương nhiên là không thể, nên Thiền sư đã chọn phương pháp "tránh duyên" bằng cách xin về trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định.

Năm 1821, Hoà thượng Phật Ý-Linh Nhạc viên tịch, mượn cớ này, thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ rồi ở lại luôn. Những tưởng tránh được nghiệp duyên, nào ngờ ở hoàng cung, Hoàng Cô bỗng thấy thiếu vắng, nhung nhớ Thiền sư khôn nguôi. Thế rồi bà tìm cớ xin phép vua vào Gia Định, gọi là để cúng dường chùa Từ Ân, nhưng thật ra là để gặp Thiền sư cho thỏa lòng nhung nhớ.

Tháng mười, năm Quý Mùi (1823), Thiền sư đang uống trà đàm đạo ở chùa Sắc Tứ Từ Ân, bỗng có tin báo Hoàng Cô vâng lệnh vua đến cúng dường chùa. Nhận được tin, Thiền sư lo âu trong dạ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thế rồi Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt quyết định lánh mặt nên đã lên chùa Đại giác ở Cù lao Phố, tỉnh Biên Hòa để nhập thất hai năm. Hoàng Cô ở chùa Từ Ân, không thấy Thiền sư đến tiếp kiến, hỏi tăng chúng thì mọi người đều nói là không biết thiền sư Liên Hoa ở đâu.

Không gặp được "người yêu", tâm bịnh thêm nặng nên sức khỏe Hoàng Cô ngày một sa sút trầm trọng. Sợ nguy hại cho bổn tự nên cuối cùng mọi người đành tiết lộ sự thật. Được tin này, Hoàng Cô thông báo với quan trấn Gia Định là mình lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan Tổng trấn cử phái đoàn hộ tống Hoàng Cô lên chùa Đại Giác. Sau khi đến chùa dâng lễ cúng dường và nhờ đưa đến tịnh thất của thiền sư Liên Hoa.

Hoàng cô với tâm thành kính đảnh lễ trước tịnh thất và xin gặp mặt Thiền sư lần cuối trước khi hồi kinh. Thiền sư không trả lời. Hoàng cô suy nghĩ kế khác, bèn quỳ trước cửa thất thưa rằng: "Nếu Hoà thượng không tiện ra tiếp, xin Hoà thuợng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thuợng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về". Im lặng vài phút, Thiền sư đưa bàn tay ra cửa nhỏ nơi đưa thức ăn vào thất, Hoàng cô vội ôm bàn tay hôn một cách trìu mến, rồi sụp lạy xuống và khóc sướt mướt...

blank

Quang cảnh chùa Đại Giác bây giờ

Tưởng rằng khi ôm hôn được bàn tay của Thiền sư thì mọi chuyện sẽ lắng xuống. Nhưng không ngờ, ngay đêm hôm ấy, vào khoảng canh ba, trong khi mọi người đang yên giấc, bỗng thấy tịnh thất của Thiền sư phát hỏa, mọi người chạy ra dập lửa thì tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của thiền sư cũng cũng cháy đen. Mọi người đang bàn tán, xôn xao, có người phát hiện bài kệ của thiền sư viết bằng mực đen trên vách chánh điện:

"THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần

THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần

LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn

ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần".

Thiền sư Liên Hoa biết cuộc đời này là mộng huyễn ảo ảnh nên đã dùng ngọn lửa để thức tỉnh và giáo hóa Hoàng Cô.

Nhưng có lẽ do duyên nghiệp nhiều đời nhiều kiếp, nên ngọn lửa ấy đã không đạt được kết quả như mong muốn. Sau khi làm lễ cúng thất tuần Hòa thượng Liên Hoa xong, Hoàng Cô rất buồn bã và cho biết rằng bà sẽ ở lại chùa Đại giác cho đến ngày khai mộ mới hồi kinh. Nhưng ngay ngày hôm sau, Hoàng Cô uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại giác nhằm ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823). Hoàng cô công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh chết theo Thiền sư để lại sự cảm động cho triều đình và nhân dân khắp vùng. Từ đó, ngôi chùa trở nên nổi tiếng và được các đời vua nhà Nguyễn chăm sóc đặc biệt.


10 Tháng Năm 2022(Xem: 5447)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6319)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6159)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 9632)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8366)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5329)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 7747)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 11979)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5442)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 5651)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 8521)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8024)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6197)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6045)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6217)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 9408)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 9391)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 10254)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 11081)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9518)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10343)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9573)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 9574)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 9997)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 9639)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9040)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 8972)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?