Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Sưu Tầm - Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn yêu say đắm một nhà sư.

17 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 124032)
Sưu Tầm - Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn yêu say đắm một nhà sư.


Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn yêu say đắm một nhà sư.


 

 

cong_chua_dai_giac_1


dai_giac_co_tu


Chuyện nàng công chúa triều Nguyễn là Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh yêu đơn phương một vị nhà sư - thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt - sau được phong là Quốc sư - đã để lại nhiều huyền tích khiến người đời vừa xúc động cảm thương nàng công chúa, vừa bội phục một vị chân tu đắc đạo.


Đi tìm sự thật về chuyện tình hoàng gia ngang trái

Ngày nay, dấu tích của mối tình có một không hai trong cung đình này vẫn còn lại dấu ấn là di tích chùa Đại Giác, nó còn gắn với câu chuyện tình đơn phương của nàng Công chúa nhà Nguyễn mà dân trong vùng ai cũng được nghe kể, thậm chí là truyền tụng với nhiều tình tiết bí ẩn huyền hoặc.

"Thiên đường tình yêu" của nàng công chúa nhà Nguyễn ngày ngóng đêm mong ấy chính là chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự, chùa Phật lớn hay chùa Tượng, xưa kia thuộc thôn Bình Hoành xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Theo sách Thiền sư Việt Nam ghi chép rằng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, hiệu Liên Hoa là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư vào những năm cuối đời vì trốn tránh mối tình nhiệt huyết của nàng công chúa đã sống ở ngôi chùa này. Theo tài liệu còn lưu tại Giáo hội Phật giáo TP. Biên Hòa thì vào giữa thế kỷ 17 có ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế tông, từ Đàng Trong đến Đồng Nai hoằng hóa đạo Phật.

Nhà sư Thành Nhạc cùng một số phật tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai (nay là xã Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) dựng lên chùa Long Thiền (1664); nhà sư Thành Trí theo đoàn di dân làm nghề khai thác đá lên vùng núi Bửu Long cùng người Hoa ở đây dựng lên Chùa Bửu Phong (1679). Còn nhà sư Thành Đẳng, cùng một số người chèo ghe, thuyền đến Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) khẩn hoang và dựng lên chùa Đại Giác (1665).

Buổi đầu, chùa có kích thước nhỏ hẹp, được tạo dựng bằng cột gỗ, vách ván, và lợp ngói âm dương. Thời Thiền sư Tổ ấn - Mật Hoằng trụ trì, Nguyễn Thị Ngọc Anh, công chúa thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã đến trú tại chùa và từ đây như một mối tình với người đàn ông khoắc áo cà sa.

Còn theo Tạp chí Bulleetin des Amis Vieux Hue năm 1915 chép như sau: Công chúa Ngọc Anh, chị vua (Minh Mạng) còn trẻ và tiết liệt. Khi Tây Sơn khởi nghĩa đã đến tu ở chùa Đại Giác, giữ cuộc sống cô độc, trầm tư mặc tưởng và tu hành hết sức sùng mộ. Nhớ ơn ngôi chùa đã che chở nàng công chúa trong thời loạn lạc, đến năm Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) nguyên niên (1802) lên ngôi, nhà vua sai quan trấn Trấn Biên cho binh thợ đến xây cất, đem tượng binh đến chở đất và dặm nền chùa (nên sau này người dân còn gọi là chùa Tượng).

Ngoài ra, nhà vua còn dâng cúng một pho tượng Phật A-di-đà bằng gỗ mít cao 2,25m (nên có tên là chùa Phật Lớn. Hiện tượng vẫn còn được thờ tại chùa), ban y bát và sắc phong cho Thượng tọa Phật ý-Linh Nhạc làm Hòa thượng. Mãi đến tháng 10 năm Minh Mạng nguyên niên (1820), nhà vua lại cho tu sửa chùa. Vào thời gian gia cố lại ngôi cho có nhiều ân đứng với triều Nguyễn ấy thì công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh (khi ấy đã trở lại Huế), cũng gửi vào cúng một bức hoành phi lớn khắc ba chữ "Đại Giác Tự" thiếp vàng, bên mặt có khắc: "Tiền Triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh", hiện vẫn còn treo ở phía trước chánh điện.

Lúc đó, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt thuộc phái thiền Lâm Tế, đời thứ 35 đang tu đạo tại chùa, vốn tư chất thông minh và phẩm hạnh nghiêm mật nên được vua xuống sắc, triệu ra kinh đô Huế để giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ (1813-1823) và được cử làm pháp sư giảng thuyết Phật pháp trong nội cung của vua Gia Long. Vốn Thiền sư là người tuấn tú, đức độ, oai nghiêm đĩnh đạc, thông minh, có tài hùng biện và thuyết giảng Phật pháp rất hay nên được đông đảo phật tử mến mộ.

blank

Thiền sư có rất nhiều đệ tử trong hoàng cung. Trong số đệ tử này có một vị Hoàng cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, đó là Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh, cô ruột của vua Minh Mạng. Hoàng cô cũng quy y và thọ Bồ Tát giới, pháp danh Tế Minh, tự Thiên Nhựt. Trong những ngày theo học đạo, Hoàng Cô đã thầm yêu nhà sư. Do cảm mến và quá hâm mộ tài năng cũng như đức độ của Thiền sư nên Hoàng Cô đã có ý định và tìm mọi cách ràng buộc duyên trần cùng với người con của Phật.

Bi kịch tình yêu nơi cửa thiền

Nhưng bi kịch là chuyện yêu đương giữa Hoàng cô và vị Quốc sư này đương nhiên là không thể, nên Thiền sư đã chọn phương pháp "tránh duyên" bằng cách xin về trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định.

Năm 1821, Hoà thượng Phật Ý-Linh Nhạc viên tịch, mượn cớ này, thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ rồi ở lại luôn. Những tưởng tránh được nghiệp duyên, nào ngờ ở hoàng cung, Hoàng Cô bỗng thấy thiếu vắng, nhung nhớ Thiền sư khôn nguôi. Thế rồi bà tìm cớ xin phép vua vào Gia Định, gọi là để cúng dường chùa Từ Ân, nhưng thật ra là để gặp Thiền sư cho thỏa lòng nhung nhớ.

Tháng mười, năm Quý Mùi (1823), Thiền sư đang uống trà đàm đạo ở chùa Sắc Tứ Từ Ân, bỗng có tin báo Hoàng Cô vâng lệnh vua đến cúng dường chùa. Nhận được tin, Thiền sư lo âu trong dạ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thế rồi Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt quyết định lánh mặt nên đã lên chùa Đại giác ở Cù lao Phố, tỉnh Biên Hòa để nhập thất hai năm. Hoàng Cô ở chùa Từ Ân, không thấy Thiền sư đến tiếp kiến, hỏi tăng chúng thì mọi người đều nói là không biết thiền sư Liên Hoa ở đâu.

Không gặp được "người yêu", tâm bịnh thêm nặng nên sức khỏe Hoàng Cô ngày một sa sút trầm trọng. Sợ nguy hại cho bổn tự nên cuối cùng mọi người đành tiết lộ sự thật. Được tin này, Hoàng Cô thông báo với quan trấn Gia Định là mình lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan Tổng trấn cử phái đoàn hộ tống Hoàng Cô lên chùa Đại Giác. Sau khi đến chùa dâng lễ cúng dường và nhờ đưa đến tịnh thất của thiền sư Liên Hoa.

Hoàng cô với tâm thành kính đảnh lễ trước tịnh thất và xin gặp mặt Thiền sư lần cuối trước khi hồi kinh. Thiền sư không trả lời. Hoàng cô suy nghĩ kế khác, bèn quỳ trước cửa thất thưa rằng: "Nếu Hoà thượng không tiện ra tiếp, xin Hoà thuợng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thuợng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về". Im lặng vài phút, Thiền sư đưa bàn tay ra cửa nhỏ nơi đưa thức ăn vào thất, Hoàng cô vội ôm bàn tay hôn một cách trìu mến, rồi sụp lạy xuống và khóc sướt mướt...

blank

Quang cảnh chùa Đại Giác bây giờ

Tưởng rằng khi ôm hôn được bàn tay của Thiền sư thì mọi chuyện sẽ lắng xuống. Nhưng không ngờ, ngay đêm hôm ấy, vào khoảng canh ba, trong khi mọi người đang yên giấc, bỗng thấy tịnh thất của Thiền sư phát hỏa, mọi người chạy ra dập lửa thì tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của thiền sư cũng cũng cháy đen. Mọi người đang bàn tán, xôn xao, có người phát hiện bài kệ của thiền sư viết bằng mực đen trên vách chánh điện:

"THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần

THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần

LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn

ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần".

Thiền sư Liên Hoa biết cuộc đời này là mộng huyễn ảo ảnh nên đã dùng ngọn lửa để thức tỉnh và giáo hóa Hoàng Cô.

Nhưng có lẽ do duyên nghiệp nhiều đời nhiều kiếp, nên ngọn lửa ấy đã không đạt được kết quả như mong muốn. Sau khi làm lễ cúng thất tuần Hòa thượng Liên Hoa xong, Hoàng Cô rất buồn bã và cho biết rằng bà sẽ ở lại chùa Đại giác cho đến ngày khai mộ mới hồi kinh. Nhưng ngay ngày hôm sau, Hoàng Cô uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại giác nhằm ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823). Hoàng cô công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh chết theo Thiền sư để lại sự cảm động cho triều đình và nhân dân khắp vùng. Từ đó, ngôi chùa trở nên nổi tiếng và được các đời vua nhà Nguyễn chăm sóc đặc biệt.


29 Tháng Giêng 2009(Xem: 71953)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72975)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73033)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71948)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 79887)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71260)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72645)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74096)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74838)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 73322)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 79963)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73341)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75170)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68595)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68324)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 72968)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 70560)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 68587)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 65702)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 35499)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 71215)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34279)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 69081)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73514)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 72384)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 41778)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 64638)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 72831)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.