Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - TIỆC CƯỚI ẤM TÌNH NƠI THÀNH PHỐ QUÊ HƯƠNG

10 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 102884)
Đỗ Công Luận - TIỆC CƯỚI ẤM TÌNH NƠI THÀNH PHỐ QUÊ HƯƠNG


TIỆC CƯỚI ẤM TÌNH NƠI THÀNH PHỐ QUÊ HƯƠNG

dhv_vn_2-large

 

 Theo qui luật của xã hội, cha mẹ có trách nhiệm dựng vợ, gã chồng cho con cái khi đã thành nhân. Đó cũng là qui luật sinh tồn của con người. Không ngoài vòng cương tỏa đó, gia đình hai bạn Đinh hoàng Vân và Nguyễn ngọc Thưởng cũng tính chuyện hôn nhân cho quý nữ Đinh ngọc Đông Phương sánh duyên cùng chú rễ Trần quang Vinh vào tháng chín, mùa thu năm nay. Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau. Để việc tổ chức được chu tất đúng với thời gian ấn định, bạn đã nhờ Hoàng minh Chiếu, Lê minh Chánh gửi thư mời đến bạn bè. Chúng tôi đã tổ chức buổi tiệc tiền họp mặt, party nho nhỏ, vào ngày 3/9/2011 ở nhà bạn Tạ thị Nguyệt Ánh. Lúc đầu, bạn bè dự định sẽ đóng góp mua tặng hai cháu món quà kỷ niệm để mang về Cali. Khi nhìn vào hiện vật sẽ nhớ đến cô chú. Ngại việc vận chuyển sẽ khó khăn, chúng tôi quyết định sẽ gửi phong bì theo tập tục của người Việt Nam mình.

 Rồi ngày 18/9/2011 cũng đến, sau khi gia đình bạn về đến Biên hòa sáng ngày 17/9/2011. Những ngày cận kề, thời tiết nơi quê nhà diễn biến hơi xấu. Đó là kiểu mưa, nắng của tháng 9, tháng 10, mùa mưa bão hàng năm, trước khi chuyển tiếp sang mùa khô, để đất trời sẽ hòa quyện vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc tiếp sau. Có lẽ ngày 18/9/2011 (nhằm ngày 21/8 năm Tân Mão) là ngày đại lợi. Từ sáng đến trưa, trên đường đi, tôi đã gặp ít nhất 10 đám đại hỷ, trong đó có 3 lễ đính hôn. Cũng hôm đó, bà xã tôi và quý tử, cùng gia đình bên vợ, cũng dự tiệc cưới đứa cháu trai gọi vợ tôi là dì út, ở thị xã Thủ dầu Một. Ở Việt Nam lúc nầy thường là vậy. Lễ cưới, tiệc tùng, thường được tổ chức vào ngày thứ bảy, chủ nhật cho tiện lợi.

 Tiệc cưới được tổ chức ở Tân hiệp quán cũ, bây giờ gọi là nhà hàng Đồng Nai. Có lẽ vị trí cạnh sông Đồng Nai, gọi tên như vậy cho dễ nhớ. Từ bao lơn của nhà hàng hướng ra bờ sông, nhìn về phía trái là Chợ Đồn, Cù lao Phố, với hai cây cầu sắt. Cầu Gành, cầu Rạch Cát, đã 108 năm chứng kiến bao thăng trầm của quê hương xứ bưởi. Nhìn về phía phải là Hóa An, Bửu Long, với cây cầu bê-tông đúc cong dài mười mấy nhịp. Cầu mới Hóa An đã 40 năm theo nhịp thở quê hương. Trên mặt nước, từng mãng lục bình trôi hối hả về phía hạ lưu. Đến bãi đá hàng lại càng chảy cuồn cuộn hơn, tạo ra những giòng nước lũ xoáy .

Nước sông Đồng Nai đục ngầu vì đang mùa lũ, mang phù sa cho vườn bưởi Tân Triều nặng oằn cây trái. Những cánh đồng ven sông ở Tân Hạnh, Chợ Đồn, Tân Vạn... đã bị xóa sổ. Thay vào đó là những cụm công nghiệp, khu dân cư. Người dân Biên Hòa đang ăn hạt gạo của Cái Bè, Long An, tứ giác Long Xuyên, vựa lúa của đồng bằng sông chín cửa.

 Gần đến giờ hoàng đạo, 11 giờ trưa, có một đám mưa nhỏ. Trời mưa thì măc trời mưa, mọi người vẫn đội mưa đến để chung vui tiệc cưới. Bạn bè đến gần đông đủ. Trưởng lớp Tô minh Quang có sự cố bất ngờ. Quí tử bị đột quị phải vào cấp cứu ở bệnh viện. Tre già lo cho măng non. Bạn Huỳnh văn Mão đi công tác xa nên điện báo đến xin lỗi. Bạn Ngô hiếu Hạnh, anh rễ Đinh hoàng Vân, phải lo chăm sóc vợ ở bệnh viện. Ngoài số bạn bè K. 08 NQ, còn có hai khách mời ngoại hạng. Bạn Lê thành Tươi K. 07 NQ, nhưng là bạn bè với Vân những năm tháng bên trời lận đận,cùng màu áo sọc hoa rừng. Bạn Hồ Liệu cũng vậy, từ Sài Gòn đến Biên Hòa rất sớm. Bạn Tiêu hồng Phước, ở nam Cali về cùng chuyến bay với Vân, từ Thủ Đức đón xe buýt lên Biên Hòa chung vui với bạn bè.

 Những cặp đôi đến dự có: Ngô phước Thiện và Mỹ Tiên. Hoàng minh Chiếu và Nguyễn thị Gái. Ngô thanh Tâm và Tạ thị Nguyệt Ánh. Lê minh Chánh và phu nhân. Các bạn gái có : Dương kim Phụng,Trần thúy Phượng, Lê thị Nhung, Nguyễn hữu Phước, Lê thanh Vân...Dường như tôi đang làm cuộc điểm danh đấy các bạn ạ...

 Về các bạn trai, đầu tiên là trưởng lớp Pháp văn bên nữ : bạn Trần văn Sửu. Dù cuộc sống còn khó khăn vì cơm áo gạo tiền, bạn vẫn đến với bạn bè. Bạn Lê xuân Sang, hết năm đệ tứ, lên Bảo Lộc học trung học Nông lâm súc với một số bạn bè ở Cù lao Phố. Sau đó tốt nghiệp Trung tâm kỷ thuật Nông lâm súc, hiện giờ đang sống với nghề nghiệp đã chọn ở Lái Thiêu. Bạn Ngô hồng Tâm vẫn sống với nghề gốm gia truyền ở Tân Vạn. Bạn Phạm thanh Thừa, Võ văn Trung, Lê minh Chánh là viên chức nhà nước, sắp nghỉ hưu. Hoàng minh Chiếu, Nguyễn ngọc Long đã mất dạy (bỏ nghề giáo vì đồng lương eo hẹp). Bùi trường Đông, Lê minh Trí, Huỳnh văn Huê, Đỗ công Luận, làm nghề tự do.

 Sau phần nghi lễ truyền thống cho đám cưới do nhà hàng cùng MC thực hiện xong, thức ăn được dọn lên bàn tiệc. Ba bàn bạn hữu cười nói uyên thuyên, dù rằng thỉnh thoảng vẫn gặp nhau. Rượu thịt, thức ăn là phần phụ. Điều cốt lõi là tình bạn bè sau bao nhiêu năm tháng cách xa. Lần trước, tháng 6/2008, gia đình Đinh hoàng Vân về Biên Hòa, bạn bè chúng tôi cũng có tổ chức họp mặt. Sau một hồi sôi động, không khí hơi lắng xuống. Bạn Hoàng minh Chiếu bắt đầu có ý kiến, và trình diện với anh em món quà đặc biệt. Đó là chai rượu Tequila, được giới thiệu là đặc sản của cao bồi xứ Mễ, do Huỳnh hữu Thọ, Thọ Huỳnh Hiệp, nhờ Đinh hoàng Vân mang về gửi tặng bạn bè. Nhân tiệc cưới, anh em có ý kiến thưởng thức tại chỗ. Ly rượu nhỏ được xoay vòng. Men rượu nồng cay nhưng anh em vẫn cảm thấy hương vị ngọt ngào của tình bằng hữu sau bao nhiêu năm. Cám ơn bạn hiền Huỳnh hữu Thọ.

 Ngày khóa 08 NQ nhập học năm 1963 , cách nay đã tròn 48 năm, gần nửa thế kỷ, hơn hai phần ba quảng đời người. Có những bạn bè học chung nhau suốt 7 năm.Bảy năm gắn bó, chung thầy cô, nhiều kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời như giữa tôi, Võ hà Mỹ, Nguyễn minh Tâm, Kỳ lùn...từ thất 3, đến lục 1, ngũ 1, tứ 1. Bởi vì đầu niên học 1964_1965, thầy Đặng ngọc Thiềm được bổ nhiệm về làm giám học, đã chuyển đổi 13 anh tài của thất 3 sang lục 1 và ngược lại. Rồi tam B3, nhị B3. Lên lớp đệ nhất (lớp 12 theo tên gọi mới ), vì sợ thi rớt tú tài phần thứ hai, phải vào học đại học quân đội, chúng tôi lại chuyển sang 12 A1. Có bạn bè, hết lớp đệ tam, sau biến cố Mậu Thân, không đủ tuổi hoản dịch học vấn, phải xa trường lớp, để làm nghĩa vụ trai thời loạn.Nhiều, nhiều kỷ niệm lắm, nhắc hoài không hết. Giữa chốn đông vui,chúng tôi vẫn không quên bạn bè đã vĩnh viễn đi xa. Nầy Phạm ngọc Hạnh. Nầy Võ văn Nghiệp. Nầy Trần văn Phước. Nầy Nguyễn hoàng Minh(Minh lùn, Minh đầu bạc)... Chúng mầy đã thanh thản cuộc chơi nơi miền miên viễn.

 Qua tin báo của tôi, bạn Châu kim Mỹ, từ thành phố Milan của nước Ý xa xôi, cũng gửi điện thư đến chúc mừng gia đình bạn. Bởi vì, tôi, bạn Nguyễn ngọc Thưởng (vợ Vân), bạn Ngô phước Thiện, bạn Đoàn hữu Hiệp, bạn Châu kim Mỹ..., ngoài tình bằng hữu học sinh Ngô Quyền, còn là bạn học lớp nhì, lớp nhất tiểu học trường làng. Ngôi trường tiểu học Bửu Hòa, nơi các anh chị em tôi, rồi đến con cháu tôi được lần lượt được khai tâm tại đó.

 Cuộc vui nào cũng lần tàn. Bạn bè lần lượt tạm biệt. Chúng tôi còn có bốn tuần lễ na.

Có tiệc họp mặt rồi có tiệc chia tay. Bạn bè hẹn gặp nhau qua những bức điện thư.Bạn bè trong nước hẹn gặp nhau ở ngày cuối năm hàng năm, 31/12, như bạn Trương thị Hiền bên lớp Anh văn đã nói với tôi. Trang web Ái hữu Ngô Quyền, trang web Ái hữu Biên Hòa là nhịp cầu nối bạn bè với nhau qua nửa vòng trái đất. Thời gian có dần trôi, nhưng tình cảm bạn bè vẫn mãi mãi trường tồn.

 Biên hòa, 00 giờ 30 sáng , ngày 27/9/2011.

 Đỗ công Luận, chs, K 08 NQ.




Một số hình ảnh tiệc cưới:


dhv_vn_1-contentdhv-vn10-content

dhv-vn6-contentdhv-vn5-content

dhv-vn9-contentdhv-vn11-content

dhv-1-contentdhv-4-content

dhv6-contentdhv5-content

dhv8-contentdhv10-content

dhv-vn12-contentdhv13-content

dhv7-contentdhv-vn_3-content

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 81783)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37714)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73433)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77294)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36008)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40274)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75237)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39041)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 33899)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36725)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 68897)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39159)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80258)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73763)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65450)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33733)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42760)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38495)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46236)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71529)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34412)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78192)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68439)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66582)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 75888)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38552)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81162)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76565)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?