Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - GỬI NGUYỄN HỮU THỌ VÀ NHÓM ÁI HỮU NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA

26 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 128910)
Đỗ Công Luận - GỬI NGUYỄN HỮU THỌ VÀ NHÓM ÁI HỮU NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA


GỬI HUỲNH HỮU THỌ

VÀ NHÓM ÁI HỮU NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA

 

 hinh_cau_mat_bhoa-content

Thọ và các bạn yêu mến,

 

Cho phép tớ xưng hô mày tao với bạn để tình bạn bọn mình sâu đậm hơn. Dù gì bọn mình biết nhau đã 47 năm, từ ngày vào đệ thất Ngô Quyền (1963). Một, hai năm sau bọn mình mới biết Tâm nhũi từ Dĩ An chuyển về. Năm đệ lục, 13 đứa thuộc loaị "top ten" chuyển học chung với "mấy chị". Tao nhớ có: Luận, Mỹ, Hoàng , Kỳ lùn, Tâm khỉ, Nghiệp, Tài lé, Chiếu... Tâm khỉ hồi đó học giỏi lắm. Sau này chắc chơi nhiều, mê gái nên bị xuống dốc, hình như nó rớt tú tài một lần nhưng nhờ sanh năm 1952 nên sau này mới bị vướng. Kỳ lùn. khoảng 1985 tao có gặp. Lúc đó nó đi làm thầu xây dựng. Sau này, nghe Tâm nhũi nói nó nhậu nhẹt lè phè sao đó, bị vợ la rầy, tự ái nó bế môn, không tiếp xúc với bạn bè. Tụi tao cố liên lạc với nó nhiều lần nhưng không được. Lần trước mày hỏi, giờ tao nhớ ra. Thành Lân cao nhất lớp, nhà ở Chợ Đồn, sau này ở Long Bình Tân (ngã ba Vũng Tàu đi lên) làm lò gạch, nhưng giờ nghỉ rồi. Vì theo qui định của chính quyền, các cơ sở sản xuất phải tập trung vào khu công nghiệp, xa khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường. Bây giờ, sản xuất gạch cũng phải theo công nghệ (như gạch ngói Đồng Nai của ông Kèm hồi trước). Làm thủ công bây giờ không có "ăn" nữa. Đó là qui luật tất yếu của kinh tế thị trường. Phải có sự cạnh tranh. Tâm nhũi sau này cũng chỉ sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu. Nghe nói tháng 9-2010, các cơ sở gốm sứ cũng phải di dời tập trung về khu công nghiệp gốm sứ ở Tân Hạnh. (Lái Thiêu cũng vậy). Mày nhớ, Tâm nhũi hồi đó cũng ham vui với bạn bè lắm. Sau này, khi có gia đình (nó cưới vợ khoảng 6-1975, lúc đó tao, Mỹ có đi rước dâu). Ông già nó mất năm 1977, nó tiếp quản toàn bộ cơ sở sản xuất (có lẽ cả của chìm). Từ đó, nó chí thú làm ăn. Hồi đó nó suýt làm cột chèo với Hà Mỹ. Nó còn tính làm em rể của Mỹ nữa. Nhưng mỗi người có duyên số. Con trai lớn của nó đã lấy tiến sĩ (du học tự túc) đang định cư ở Úc. Nó tính đưa vòi bạch tuột sang Úc, mua nhà cửa cho con cái (con gái nó cũng du học ở Úc), tạo dựng cơ sở kinh doanh gốm sứ. Hàng ở Việt Nam nó sản xuất rồi gửi sang. Cách đây mấy tháng vợ chồng nó có sang đó. Vài tháng nữa nó sẽ đi tiếp. Lần này, nó định tìm Tài lé. Nó biết được tin tức của Tài lé rồi. Thật tình mà nói, không phải nó giàu có mà bọn tao nịnh bợ rồi tâng bốc nó. Bọn tao, số còn lại ở Việt Nam, quí nó ở chỗ "cái tình". Ngay cả bọn tao cũng vậy thương mến nhau ở chỗ "tình nghĩa 47 năm". Tháng 6-2008, Đinh Hoàng Vân về cũng tổ chức họp mặt bạn bè. Bọn tao cũng nhâm nhi cà phê, lai rai chút đỉnh, ngồi nhắc lại chuyện xưa... Năm sau, Dũng con về, hắn tìm cách liên lạc được Tâm nhũi, kéo cả Thảo lùn về họp mặt ở nhà Tâm nhũi. Thảo lùn hiện ở Sài Gòn. Hoàng Minh Chiếu bây giờ là trưởng ban tổ chức của nhóm (nó nắm danh sách, số phone của anh em, có chuyện là nó alo). Tâm nhũi là trưởng ban kinh tài, nó bao sân tất cả. Nói như vậy chớ bọn tao đứa nào khá giả cũng đóng góp vào. Chiếu có hai con trai đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm. Vợ chồng nó sống nhờ tiền cho thuê mặt bằng (nhà nó ở đường Trịnh Hoài Đức cũ). Lê Minh Trí có cơ sở rửa xe. Phạm Thanh Thừa, Võ Văn Trung làm viên chức nhà nước. Nguyễn Tấn Lực làm thầu xây dựng... Mỗi lần đám giỗ, gả con, Tâm Nhũi cũng có mời Anh 12. Tao cũng ngồi chung bàn nói chuyện cởi mở lắm. Tao mới biết Anh 12 sau này khi đi chơi với Tâm nhũi. Năm 2002, Tâm khỉ về, tụi nó móc nối với Nguyệt cù lao (vì chỉ có Nguyệt mới biết) rủ em Hằng của mày vể nhà Nguyệt "nhậu" chơi. Hôm đó cũng có tao, Nguyễn Tấn Hoàng (ốm cao như mày lúc trước, má nó có vựa cá ở chợ Biên Hòa, nhà ở Cù Lao). Sau này, nó cũng định cư ở Mỹ do con gái bảo lãnh. Nguyễn Văn Lê, năm đệ tứ, nó lên nông lâm súc Bảo Lộc. Hình như sau này nó cũng tốt nghiệp kỹ sư nông lâm với Huê (lé). Giờ nó cũng có cơ sở làm ăn ở Sài Gòn. Con trai nó học giỏi được học bổng du học Mỹ, hình như nó có qua bên ấy. Trần Văn Phước (Cù Lao), sau về tiểu khu Biên Hòa, chết khoảng 2000, do bị bệnh. Tao, Tâm nhũi có đưa tang. Tóm lại, bọn mình có 4 đứa lọt vào 372: Tao, Mày, Hoàng Vân, Phước Cù Lao. Lúc trước tao nhớ Phước ở 33.

Đầu năm 2009 (gần tết ta), Hà Mỹ có về với vợ con nhưng trú ở nhà mấy đứa em vợ ở Phú Thọ Hòa. Trước lúc về lại Cali khoảng 3, 4 hôm, nó mới điện thoại cho tao và Tâm nhũi xuống chơi. Tụi tao tìm cách "móc" nó về Biên Hoà để vui chơi với bạn bè, nhưng nó không đi (có lẽ vợ không cho về). Chiều hôm sau, tao và Tâm nhũi lái xe con, do rể tao lái, xuống Sài Gòn chơi với nó đến 23 h mới về. Hôm mùng 4 tết năm đó, tụi tao có điện thoại qua cho nó. Hình như hôm đó Tâm nhũi có điện thoại qua cho mày? Bạn bè đứa nào về, tụi tao sẽ tiếp đãi nồng hậu, ân cần từ A đến Z. Bây giờ cuộc sống ở Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Chuyện gia đình sắm xe con là bình thường . Cũng trả góp qua ngân hàng như ở Mỹ. Nhiều khi vào trung tâm thành phố không có chổ đậu xe.

Hùng lé lúc trước làm hiệu trưởng trường cấp 3 Chu Văn An (hồi trước là trường tiểu học Đồ Chiểu , ngay Mũi Tàu Hãng Dầu). Mỗi lần bạn bè về rủ nó không đến. Có lẽ nó buồn chuyện gia đình vì con trai nó bị tai nạn giao thông chết.
Còn Quang mập cũng vậy tụi tao cũng có số phone gọi nhưng nó cũng không đến. Nói về Quang mập, tao tin mỗi người đều có số. Nó trình diện TT3 một ngày với tao. Mấy ngày sau được qua không phi hành. Học xong khóa không quân ở Nha Trang nó về học Tổng quản trị. Do đó, nó có quyết định mang thiếu úy khoảng đầu năm 1975. Đến 30-4, quyết định chưa về nó vẫn là chuẩn úy, học tập 3 ngày. Sau đó vẫn vào làm cơ quan nhà nước.
Hôm trước tết 2010, Tân con và vợ con có về Việt Nam để làm lễ hỏi cho con trai nó. Phía sui gái ở Sa Đéc, trung úy sư đoàn 9. Dâu của nó là kỹ sư phần mềm lương khoảng 100 ngàn / năm. Con trai nó là công nhân sửa ô tô. Hai đứa nó cũng đến với nhau vì cái Tình . 16 năm sau nó về Việt Nam lần đầu. Theo nó nói, vì thu nhập thấp, anh em đông, nên nó ngại về. Hôm Tâm nhũi qua Cali, cho vợ chồng nó 5 ngàn để mua vé máy bay về mà nó cũng không về được. Số phần .
Nguyễn Thanh Liêm (lực sĩ) cũng ở Sài Gòn, gần Thảo lùn .
Nguyễn Hồng Nhi chết cách đây vài năm.

Chúng ta nên có cái nhìn khác. Hiện nay đã là 35 năm sau của 75. Tụi tao bây giờ cũng đã ngẩng cao đầu, không còn cúi mặt như ngày trước. Ngày xưa, bọn mình cũng chỉ là con rối cuả những thế lực. Tao đã đọc rất kỹ hai cuốn LỊCH SỬ CHIẾN TRANH LẠNH do Lê Thanh Hoàng Dân dịch thuật, nhưng chỉ nói đến giai đoạn 1970. Rất thực tế và chính xác.
Sau này 10 năm, 20 năm nữa, chúng ta sẽ đọc cuốn LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỦA 2020, 2030... Cái gì không hợp thời sẽ bị đào thải (compris?)
Nhưng chừng đó con cái của mày có biết gì về quê hương Biên Hòa hay không? Hôm đó, Hà Mỹ nói với tao rất cảm động. Hôm nó đưa vợ con đi chơi Đà Lạt về ghé tạt qua Biên Hòa. Nó chỉ cho con nó biết đây là chợ Biên Hòa. Dãy phố trước chợ có nhà nó, nơi nó được sinh ra và lớn lên. Kia là nhả sách Huỳnh Hiệp của nhà bác Thọ. Đó là dòng Đồng Nai đã mang nước ngọt cho nó uống, như bầu sữa mẹ. Sau đó, nó về Bửu Long ghé nhà thờ của dòng họ. Khi xem DVD chương trình ca nhạc Vân Sơn 34, QUÊ HƯƠNG VÙNG TRỜI KỶ NIỆM, lúc hết đoạn hài kịch giữa Vân Sơn (ông ngoại) và Hoài Tâm (cháu ngoại), cô ca sĩ nào đó, tao quên tên, cất cao giọng hát bài QUÊ HƯƠNG... "quê hương là chùm khế ngọt..." tao nghe muốn bật khóc. Không biết tụi mày thế nào?

Mày còn nhớ, hồi đó, khi bọn mình thi đậu tú tài 1, theo bà ngoại của Hà Mỹ lên Đà Lạt chơi. Nhưng chúng ta chỉ lòng vòng quanh chợ Đà Lạt, không dám đi đâu xa. Chiến tranh mà! Hồi xưa mày ở Cái Nhum (Vĩnh Long, bây giờ là huyện Măng Thít). Tao ở Vĩnh Bình, sát bên nhau mà có gặp nhau đâu. Chiến tranh mà!
Bây giờ bọn tao ở Việt Nam cứ rảnh rỗi là alo gặp nhau ở quán cà phê để tâm sự . Một ly cà phê đá giá có 10 ngàn đồng (50 cent ). Mày về Miền Tây uống còn rẻ nửa, 3 ngàn đồng (15 cent), một tô cháo lòng 6 ngàn (30 cent). Nếu có giỗ, cưới thì lai rai. Bây giờ giữa hai phương trời, mỗi chúng ta có cuộc sống riêng. Lao động làm việc lo cho tương lai con cái. Vài năm nữa mình được về hưu, thì lại có cái thú vui của người già. Xin thượng đế cho chúng ta vẫn còn mạnh khoẻ. Công Viên bờ sông Đồng Nai, từ tòa tỉnh trưởng cũ đến cầu Hóa An, mỗi sáng có từng tốp cụ già tuổi trên 70 ngồi đánh cờ tướng dưới ánh nắng ban mai. Tao mơ ước vài năm sau cũng được như vậy.

Rồi theo qui luật của tạo hoá, bọn mình cũng sẽ ra đi, nhưng bọn tao còn được may mắn là nằm ở dốc Chú Hỏa, núi Châu Thới, núi Bửu Long để quay đầu nhìn về dòng sông Đồng Nai hiền hòa ngàn năm vẫn chảy. Chảy đi sông ơi... Rồi cũng về biển. Nước bốc hơi thành mưa rồi cũng đổ về nguồn. Thời gian có thay đổi, nhưng xin cho tình cảm của bọn mình vẫn như xưa…
Tao nghẹn lời quá, hết ý, xin hết.

Thân Ái, Luận 324

 

TB: Trong bài thơ viết cho bằng hữu ở Biên Hòa (9-73) dù ở Trà Vinh, tao vẫn nhớ đến bạn bè ở Biên Hòa. Thương nhất là Nghiệp. Buồn quá, không nhắc nữa.

dcluan-thumbnail




ĐỖ CÔNG LUẬN

 

12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91399)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97198)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67321)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81962)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91477)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94617)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210261)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100333)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100824)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95840)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69502)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71286)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66885)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68696)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68056)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69473)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68866)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65614)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73147)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82231)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66267)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87477)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34705)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 66690)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 69868)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69090)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66457)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.
28 Tháng Bảy 2009(Xem: 70898)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa