Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - ĐIỂM DANH ĐỒNG ĐỘI - GỌI TÊN BẠN BÈ

08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 118608)
Đỗ Công Luận - ĐIỂM DANH ĐỒNG ĐỘI - GỌI TÊN BẠN BÈ

ĐIỂM DANH ĐỒNG ĐỘI - GỌI TÊN BẠN BÈ 
 
dong_doi-content

15h, ngày 07, tháng 11, mình có điện thoại nói chuyện với Lạc và Kiến. Cả hai đứa đi chơi mới về, và đang lai rai. Được phone của mình, cả hai cùng tiếp chuyện. Ba anh em nói chuyện vui vẻ với nhau hơn 16 phút. Những kỷ niệm xưa lại hiện về. Mình có đề tài để nói.

Lá thư đầu tiên gửi lên forum, mình có nhắc đến Nguyễn Văn Châu, thủ kỳ 31và Lê Văn Quận 322. Bởi vì Châu, Quận, Lưu Ngọc Sơn, Tô Minh Quang, và mình khắn khít nhau từ hồi còn ở giảng đường đại học. Hồi trước, bọn mình học chung khoa KH-XH ở Vạn Hạnh. Hai năm đầu, cả 5 ban học chung. Hai năm cuối mới đi chuyên ngành. Chỉ có giảng đường 18 mới đủ chỗ. Bọn mình thường đến lớp sớm, dành chỗ cho nhau. Rồi học chung nhóm, thành ra thân quen. Sau này, từ Biên Hòa đến Chợ Lớn lấy hàng, mình thường đi qua ngã tư Hùng Vương - Trần Hoàng Quân cũ, nay là Nguyễn Chí Thanh, gần hãng thuốc lá Mic. Nhìn vào dãy nhà ở góc phố, không biết nhà của Châu là nhà nào? Vì mình đến đó chỉ có một lần. Muốn hỏi thăm thì ngại, vì người mới đến ở nhiều, không biết họ có biết không? Không biết Châu thế nào, còn hay mất? Khi Bá Hùng cho số cellphone của Châu, Quận, mình phone nga . Châu còn hơi ngờ ngợ. "Luận đây nè, ở Biên Hòa, học chung với Quang mập cùng nhóm ở Vạn Hạnh". Châu nhận ra. Mình hỏi thăm về Mai. Hai đứa rất khắn khít nhau hồi ở giảng đường. Dân trường Tây mà. Châu nói trầm buồn. "chia tay rồi, từ hồi đi tù về". Chuyện buồn, mình không nhắc nữa sẽ buồn thêm. Châu ơi! hẹn gặp nhé ở Sài Gòn.

Phone cho Quận, máy có hộp thư thoại. Lát sau Quận gọi lại. Mừng quá. Lại nhắc về chuyện cũ, từ thời ở giảng đường đến Thủ Đức. Có hỏi về Sơn, hình như không có tin tức gì. Quận ơi! hẹn gặp nhé ở Sài Gòn.

Mình hỏi thăm về Phạm Trọng Kiến. Hồ Văn Lạc trả lời "tao vẫn thường liên lạc với nó. Tháng 7 rồi, tao có qua chơi nhà nó, để tao cho nó biết tin mày". Mình , Kiến, Lạc, học chung khóa 48 HCTC cho đến tan hàng. Thật ra mình biết tin Kiến còn sống, đang ở Mỹ, từ tháng 4 -2010, qua Đinh Hoàng Vân và nhóm ái hữu Ngô Quyền. Hôm đó, mình để máy di động ở nhà sạc pin, có hai cuộc gọi lỡ từ số máy 17100. Mình hỏi tổng đài, họ trả lời số máy đó gọi từ nước ngoài về. "thằng Kiến chớ không còn ai". Tháng 5 -2010, Nguyễn Ngọc Long, bạn Ngô Quyền với mình, sang dự lễ tốt nghiệp của con, mình căn dặn: "mày hỏi thằng Vân về tin của thằng Kiến dùm tao". Khi về nó trả lời "có uống cà phê với Kiến, tổng cộng 15 đứa". Kiến còn sống rồi, vì lần sau cùng mình còn gặp nó khoảng 1986. Mình phone hỏi Lạc "'nó không biết sử dụng Computer, không có cell phone, để tao cho số ở nhà". Mình gọi sang, vợ nó bắt máy. "Kiến ơi! Luận đây, Luận đây". Mừng quá! "ai cho mày số phone của tao" "Lạc chứ ai". Hôm 7 tháng 11, nó sang chơi nhà Lạc. Mình điện sang nói chuyện. Mình có nhắc đến Trần Thanh Nguyên.
- Nguyên, thư ký đại đội 32 hả? hồi tám mấy, tao có g
p nó ở Chợ Gạo. Nó làm gì ở nhà máy nước đó mà. 
Mình nhắc đến Nguyên vì nó cùng đi chiến dịch với mình. Thái Huỳnh cho mình số phone của nó. Mình có nói chuyện và gửi email. Nửa tháng sau, Nguyên có gọi lại cho mình.
- Bá Hùng có email cho tao
- Mày muốn vào group với anh em thì liên lạc với Bá Hùng.
Nó nói, thường đi Biên H
òa vì công việc làm ăn.
- Khi nào lên Biên Hòa
thì phone cho tao.
Nguyên ơi! hẹn gặp nhé ở Biên Hòa.
Kiến ơi! hẹn gặp nhé ở Dĩ An? ok

Lạc ơi! Mày có mở forum cho Kiến xem email và ảnh của tao chưa. Hôm trước, nó bảo để con nó hỗ trợ cho nó lướt web. Còn không mày bảo nó cho địa chỉ email của con nó để mình gửi qua. Phải theo thời đại chớ. Ngày xưa, tao học truyền tin, cái máy viễn ấn tự "bự chàm vàm" bằng cái tủ lạnh. Ngày nay, nó là máy fax, bằng cuốn từ điển, phải không Lý Khôn Sơn STLQ 22? Nam trung bộ bị mưa lũ, tình hình ở quê máy ra sao rồi Sơn? Nguyễn Ngọc Lan thế nào? Cho anh em biết để san s.
Lạc ơi! Hẹn gặp nhé ờ Sài Gòn.

Mình hỏi thăm Trịnh Quan, gởi ảnh lên. Nó nhận ra. "38 năm nay tao đi tìm mày". Gặp nhau ở Sài Gòn, Trịnh Quan mập hơn, nhận ra ở khuôn mặt, nụ cười. Nhớ ra rồi, qua những tấm ảnh Trịnh Quan chụp ngày xưa, đưa lên blog hội ngộ. Bửu Vân, Trung Thuận, Thái Huỳnh, Quốc Hùng,… , Hồ Liệu, mình mới biết, vì cùng chung TQLC với Tươi, Vân. Cảm ơn Nguyễn Mạnh Cường, Bá Hùng.

Lê Thành Tươi, người đã đưa hình mình lên group gặp anh em. Cô Bảy chê mình già. Hôm lên nhà Hạnh, cô Bảy nói với Trịnh Quan: "bạn anh đẹp trai, vui vẻ". Sao thay đổi nhanh quá vậy cô Bảy? Nhân đây mình xin bật mí một chút. Ngô Hiếu Hạnh, 323, là anh rể của Đinh Hoàng Vân, 313. Vợ Hạnh, chị của Vân, là trung uý nữ quân nhân. Thôi thì, xuất giá tòng phu, cũng phải kêu thiếu úy bằng anh cho phải đạo chứ sao? 
Tươi đi tù chung trại với mình. Mình tổ 9, nó tổ 10. Gặp lại nhau từ sau 90. Họp mặt Ngô Quyến (ở VN) cuối năm 2008, nó bảo "tao thấy mày trong ảnh của trung đội 324, thằng Phiệt đưa lên". Phiệt hả? Trần Thế Phiệt anh chàng người bắc, cao, hơi hô chứ gì. Đúng rồi. Ban chấp hành hội Ngô Quyền có nhắc đến Triệu Quang Vinh, mới mất cách đây mấy tháng. 
- Thằng Vinh cũng ở
Ái hữu Ngô Quyền hả?
- Chớ sao. Nó học lớp với tao, Danh Phạm Lung, Mai Quỳnh Lâm con ông Bộ. 
- Vậy hả?
Mình mới gặp lại Vinh hồi 2006. Cách nhau có 5km mà sao như xa quá. Vinh ra trường, qua CSQG, hình như 324. Uống với tao 1 ly nữa nha Vinh? (vì đã uống một lần trong đám cưới con mình).

Thái Huỳnh, Trung Thuận có nhắc đến Nguyễn Hoàng Vũ. Nhớ chứ. Anh chàng thấp người nhỏ con, tánh thật thà chất phác. Dân miền Tây mà. Tết 2007, mình và quý tử có du lịch ở Miền Tây bằng xe gắn máy mấy ngày, ở Long Xuyên 2 hôm. Gia đình của bạn nó tiếp đãi cha con mình nồng hậu lắm. Khi về còn tặng mấy kg cá khô. Lúc đó, nếu biết Vũ ở Long Xuyên mình đã tìm đến rồi. Thôi Vũ nhé, hẹn gặp lần sau ở Long Xuyên. Nhớ dẫn anh em mình đi ăn món cá hô vàng đặc sản. Nghe nói mới có ngư dân nào bắt được một con nặng hơn trăm kg ở ngã ba Vàm Nao.

Thọ 311 ơi! Vân 313 ơi! nhắc đến tụi mày tao phải nhắc Võ Hà Mỹ và Nguyễn Trương Hoàng.
Tao, Mỹ, Hoàng thân nhau từ đệ thất Ngô Quyền 1963. Lúc đó tụi tao thích nhất là bản CHÚNG MÌNH BA ĐỨA. Xong tú tài 1, thằng Mỹ vì bị phụ tình, người yêu nó lấy anh chàng trung
úy lái trực thăng, nên nó đăng ký phi hành. Sau này cũng lái caribou C7, đâu thua kém ai. Trương Hoàng cũng vì lý do gì, tao không biết, tình nguyện vào Thủ Đức, năm 71, tao không nhớ khóa. Sau đó nó ra tiểu khu Bình Định. Cui năm 2009, Mỹ về Sài gòn, gặp lại anh em, nó có kể "lúc nó tiếp vận ở sân bay Phù Cát. Nó ra quán nước gần sân bay để giải khát. Thấy có chiếc nón sắt đề tên Hoàng với mấy câu có vẻ hận đời. Nó hỏi của ai? Cô chủ quán nói của thiếu úy Hoàng".
- Thiếu úy Hoàng ở Biên H
òa phải không? 
- Đúng rồi.
- Thiếu úy Hoàng có về, cô nói có thiếu úy Mỹ ở Biên Hòa ra thăm.
Hai đứa có gặp nhau.
Đầu năm 75, Hoàng về Biên Hòa cưới Tuyết Nga. Lúc đó tao có nghe. Một bào thai bắt đầu tượng hình. Nó trở lại chiến trường và mất tích trong lúc di tản. Sau 30-4, ông già nó đi cách mạng về, ra Bình Định tìm nó. Ông đi đến các trại cải tạo, hỏi thăm anh em ở chung đơn vị với nó, nhưng vô vọng. Chiến tranh nghiệt ngã quá! Hoàng ơi! uống với tao một chén. Tiếc rằng tao không uống được rượu mừng ngày cưới của mày.

Vân ơi! Hôm đọc quyển đặc san Ngô Quyền do Tươi cho mưn, tao thấy có nhắc tên đến thầy Lê Quí Thể, giáo sư dạy vật lý bọn mình. Năm lớp 12, tao làm trưởng ban thể thao của trường, thầy làm giáo sư cố vấn cho khối thể dục. Ổng thương tao lắm. Khi bọn mình vào tù, nghe nói thầy phải đạp xích lô kiếm sống? Nếu có cellphone, mày cho tao, để tao liên lạc với thầy.

Đầu tháng 8 -2010, mình cùng anh Chi - khóa 1/72 TĐ, anh Hường - khoá 4/72 ĐĐ, về thăm lại Vĩnh Bình. Sau 1 đêm nghĩ ở Trà Ôn, ba anh em thuê xe máy đi thăm chiến trường xưa ở Cầu Kè, Tiểu Cần. Căn cứ ngày xưa mình ở bây giờ là trụ sở ủy ban xã. Sau nửa ngày, anh em nghĩ chân ở quán nước ven đường, gần quận lỵ Tiểu Cần. Thấy bà chủ quán cỡ trên 60 tui, mình chủ động hỏi thăm:
- Chắc chị ở đây từ xưa đến giờ? Nay chị mấy mươi? 
- Đúng rồi. Chị nay sáu lăm. Mấy cậu ở đâu đến?
- Tụi em ở Sài Gòn. Nhưng hồi đó có ở đây. Chị biết hậu cứ của đại đội 217?
- Đó là nhà của ông địa chủ giàu lắm, chiến tranh bỏ hoang, mấy ông lính lấy làm chỗ đóng quân.
- Giữa năm 73, có trận đánh lớn ở Tập Ngãi, chị biết không? 
- Ở ấp Cây Gáo, Tập Ngãi đó mà. Kỳ đó lính quốc gia chết nhiều lắm. Mà mấy chú biết không, hồi đó ông nhà tui là huyện đội trưởng, ổng dẫn mấy ông D3 đánh trận đó. Sau 75, ổng chuyển ngành qua công an, làm trung tá. Bây giờ về hưu rồi. Trận sau ở Chánh Hội, Trà Mềm, VC chết nhiều lắm, mấy ông 404 lấy súng đem ra Tiểu Cần triển lãm, có đăng báo Chiến sĩ cộng hòa.
Đụng độ thứ thiệt rồi.
Anh Chi là người có trí nhớ tốt:
- Tao nhớ rõ hôm đó là ngày 28-7-73. Tiểu đoàn mình nhảy trực thăng xong, nằm ém lại từ chùa đến ấp chiến đấu của VC, chờ thằng 404 bên kia sông, đi song song với nó rồi về mục tiêu. Thằng D3 là trung đoàn D3 chủ lực của VC ở khu 8. Mật danh của trung đoàn là E, nhưng gọi là D cho ta hiểu lầm. Nó né thằng 404, qua bên này đánh mình. Đêlô trên các ngọn dừa, chỉ điểm pháo vào BCH /TĐ. Đại úy Nhường, tiểu đoàn trưởng bị thương gãy chân. Ông bảo anh em rút lui, để lại máy cho ông liên lạc với tiểu khu xin tiếp viện. Anh em dạt ra giữa ruộng trống, VC phất cờ xung phong. Lúc đó mình không tránh đạn, đạn chỉ tránh mình. Trận đó ta tổn thất gần 30 anh em. TĐTrưởng bị chúng bắn nát người.
Đại Bàng ơi! hãy uống với em một chén. Ngày em mới về trình diện tiểu đoàn ở ThaLa, Trà Cú, em ở với Đại Bàng mấy hôm Sau đó, Đại Bàng ký sự vụ lệnh đưa em về đđ 217 ở Tiểu Cần. Trước khi đi, Đại Bàng có căn dặn "mày mới ra trường, phải cẩn thận". Bây giờ Đại Bàng đã đi xa, đi trước em rồi. Cuộc đời oái ăm quá!

Rời Tiểu Cần, ba anh em trực chỉ về Trà Vinh. Sau khi tham quan thành phố, ngồi uống cà phê với mấy chiến hữu ở chung tiểu khu Vĩnh Bình ngày xưa, trước khi về Sài gỏn.
- Mày có biết tin tức của đại úy Lợi, tiểu đoàn trưởng của tao không?
- Biết chứ, nghe nói ổng đã đi HO rồi.
- Ổng còn sống hả, mừng quá. Mày cố gắng xin số phone cho tao. 
- Được rồi, tao sẽ liên lạc với mấy đứa em bà con của ổng.
- Mày có biết Đỗ Công Danh không? 
- Nó người Tân Uyên, về 522 với tao. 
- Nó chết làm sao?
- Khi đồn nghĩa quân ở xã Phong Phú, Cầu Kè, bị mất. Thằng 522 từ tiểu khu theo ngã Tiểu Cần lên giải tỏa bằng GMC. Đến khúc ruộng gần chùa Miên, tụi nó bị phục kích. Công đồn đã viện. Lúc đó nó nắm đại đội trưởng, tao khi đó dã về học kh
óa 47 HCTC. 
- Như vậy là đàn anh của tao rồi.

Chỉ có mấy đồng để photo bằng cấp và một lá đơn, bọn mình đã về hậu phương rồi, bỏ lại chiến trận sau lưng.
Danh ơi! mày không có may mắn đó! tao uống với mày một chén.
Mấy hôm sau, mình ở Biên H
òa, có phone từ Vĩnh Bình gọi lên: 
- Luận hả? có số phone của ông Lợi rồi, mầy lấy giấy viết ra ghi. 
- Đúng của ổng không? 
- Của em vợ ổng cho tao. 
Mười giờ tối hôm sau, mình gọi sang. Đại úy phu nhân bắt máy.
- Xin lỗi, có phải số máy của anh Lợi ở Trà Vinh không?
- Đúng rồi, tôi vợ ảnh.
- Xin chị cho em gặp anh Lợi, có Luận ở Biên Hòa hỏi thăm... Đại Bàng hả, em Chuẩn úy Luận đây, ở chung với chuẩn úy Hường người Huế, hay đánh cờ tướng với Đại Bàng đó. 
- Mày hả Luận?
Mình cảm thấy run lên, có lẽ vì sung sướng, nước mắt muốn tuôn trào.
- Anh qua bển hồi nào? 
- Chín hai. Hồi mày về Vũng Tàu, tao cũng đi Long Thành học khóa bộ binh cao cấp. Nếu còn ở đồn Bến Cát chắc cũng chết mẹ rồi. Nó nội tuyến.
Chuyện thường ngày ở Miền Tây. 
- Anh đang ở đâu?
- Tao ở Los (LA). Lúc đầu cực khổ lắm. Đánh đấm không bị gì, qua đây, bị xe đụng hư con mắt. Sức khỏe hơi yếu. Mấy đứa nhỏ lớn lên, làm nuôi lại. Tao mới đi nhà thờ về. 
- Anh nay mấy mươi rồi? 
- Năm chục năm trước, tao mời có hai chục tuổi. 
Vẫn giọng hóm hỉnh ngày xưa. 
- Em cho số di động của em, chừng nào anh về VN, anh phone cho em. Em sẽ bay xuống Trà Vinh với anh liền. 
- Ừ! từ hồi đó tời giờ, tao về VN có 2 lần. 
Đại bàng ơi! anh em mình sẽ chờ nhau để cạn chung một chén nước mắt quê hương, ăn tô bún nước lèo. Hồi đó, Đại bàng hay chửi bọn em, mấy thằng sĩ quan mới ra trường.
- ĐM, mấy thằng "sặt cụt"
Sặt cụt, mình tưởng là tiếng Miên, sau này ngẫm nghĩ lại, nói láy, mới hiểu. Sao hồi đó mình ngu nghê quá, khờ khạo quá.
Dù rằng, Đại bàng đã ĂN của em MẤY CHỤC để về làm sĩ quan truyền tin tiểu đoàn, nhưng em vẫn thương mến Đại Bàng.
EM VẪN ĐỢI ANH VỀ.

Khi mình đóng quân ở Cầu Kè, từ cồn Tân Quy, trên sông Hậu, VC tấn công, chiếm trụ sở xã An Phú Tân.
Em nằm xõa tóc trên cồn 
Ta bên sông đứng, nghe hồn lao xao 
Chiều buông nắng vẫy tay chào 
Ru ta nửa giấc mòn hao tuổi đời. 
Chi khu vẽ kế hoạch tái chiếm. ĐĐ4 (ĐĐ217 cũ của mình), cập theo sông cái tiến lên. BCH/TĐ từ ấp thọc ra ruộng đánh vào. Trung đội 2, trung đội cũ của mình, do chuẩn úy Lam chỉ huy, đi đầu. Khi trung đội lọt vào khu vườn. VC bắt đầu đánh, kiểu công đồn đã viện. Khi anh em ở phía sau chạy dạt ra ruộng, VC phục kích ở cánh vườn bên kia bồi tiếp. Nhờ cối 60 ly của BCH/TĐ yểm trợ, VC rút lui, kiểm điểm lại thiếu 4 anh em: Chuẩn úy Lam, hạ sĩ Thạch Mực (người lúc trước mang máy cho mình), trung sĩ Nguyễn Bá Thuyên và một người nữa. Hôm sau đơn vị mới vào lấy xác, chuyển về bệnh viện tiểu khu. Chuẩn úy Lam, gia đình ở Long Xuyên đến nhận. Thạch Mực cũng vậy. Tội nghiệp trung sĩ Thuyên, chưa đầy 20 tuổi. "rớt tú tài anh đi trung sĩ ", gia đình từ Huế, hơn tuần lễ sau mới đến nhận quan tài. Thương mày quá Thuyên ơi! 
Lam ơi! Mực ơi! Thuyên ơi! tao uống với tụi mày một chén.

Chiều mồng 4 tết của năm 1974, từ tiền cứ ở ngoài Cầu Kè điện báo vào.
- Có mẹ chuẩn úy Luận từ Biên Hòa xuống thăm, đang nghĩ chân ở tiền cứ.
Gác máy xuống, mình cảm thấy bàng hoàng, không biết nói gì hơn. Mẹ già gần 60 tuổi, vượt 300km đường xe đò đến thăm con vào những ngày xuân. Theo người Á Đông mình, tết là điều gì thiêng liêng lắm. Ba ngày tết, gia đình con cháu quây quần về mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Nhà nào cũng có bánh mứt, thịt kho dưa giá. Trẻ em mặc quần áo mới và có tiền lì xì, vui chơi thỏa thích. Nhưng đất nước đang chiến tranh, niềm vui không được trọn vẹn Mình gọi máy ra tiền cứ:
- Anh em sắp xếp chỗ cho mẹ tôi nghĩ tạm đêm nay ở tiền cứ. Ngày mai, đón tàu đò đưa bà cụ vào đây dùm tôi. Ở trong này tôi lo chỗ cho bà cụ.
Đêm ấy mình không ngủ được. Hầm ngầm của BCH / TĐ hình chữ Y. Mình cùng ban máy ở chung với tiểu đoàn trưởng. Bên kia là của tiểu đoàn phó, sĩ quan hành quân và đám lính tà lọt. Thôi phải nhường ghế bố xếp, kiểu mỹ, cho bà cụ. Dù sau ở trong này cũng an toàn hơn.
Sáng mùng 5 tết, tàu đò chưa chạy. Tiền cứ phải nhờ ghe của dân đi chợ cho quá giang vào. Mẹ mình kể: - Mấy bà ấy thấy tao quần áo tươm tất, mang hai ba xách, lại nói vào đơn vị thăm con. Chắc con bả là sĩ quan? 
Ở vùng tranh chấp, ban ngày là của quốc gia, ban đêm là của VC, mình phải sáng suốt.
Chính đại úy tiểu đoàn trưởng của mình cũng nói:
- Tao đánh cờ với mấy ông già đó, chớ tao cũng biết mấy ổng là ai, làm gì. Mấy ổng cũng muốn lấy tin tức của tao. Tao cũng moi lại của mấy ổng chớ.
Chiến tranh cân não.

Tiền cứ báo ghe đã rời bến. Mình bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên. Hai sếp lại còn chọc quê mình nữa chứ. Khoảng 1 giờ sau, mình ra bến sông để đón mẹ vào. Cổng căn cứ hướng ra bến sông, cách vài chục mét. Năm 2005, khi mình về thăm lại nơi này. Cảnh cũ vẫn còn đây, bên kia bến sông là ấp Chông Nô. Cây còng già đã bị đốn mất, một cái chợ quê mọc lên. Khu căn cứ cũ nay là trụ sở ủy ban xã.
Sau một ngày đêm mẹ con hàn huyên tâm sự. Hai sếp cũng có đến vấn an. Sáng hôm sau mình chuẩn bị đưa mẹ về. Suốt đêm đó mình đã suy nghĩ kỹ, bây giờ quyết định nói với mẹ.
- Con xin thưa với má. Bây giờ ba má đã lớn tuổi rồi. Đường xá đi lại khó khăn, xuống đây thăm nom con bất tiện. Con cũng đã hơn 20 tuổi rồi. Má về nhà cùng ba tiến hành việc CƯỚI VỢ cho con.

Thật ra, chuyện lập gia đình cho mình gia đình cũng đã bàn tính, nhưng mình chưa dứt khoát. Vì nghĩ thân trai chinh chiến, cuộc sống còn bôn ba. Nhưng mình nghĩ lại, nếu có gia đình, vợ con sẽ đến thăm, san sẻ phần nào cực nhọc cho cha mẹ.
Tình thương con của cha mẹ thì vô bờ bến. Năm 1978, thằng em áp út của mình đi bộ đội. Đơn vị nó tập kết ở XaMat, Tân Lập, chuẩn bị vượt biên đánh PônPốt. Bà cụ nghe tin, dấu cha mình, cũng lặn lội đường xa tìm đến thăm nó. Lúc đó xe cộ khó khăn hơn. Đến nơi, đơn vị nó đã đi rồi. Khi mình vào trại, bà cụ lại lặn lội mang xách lên Trảng Lớn, Đồng Pan thăm mình. Thân cò lặn lội quanh năm.

Chiến tranh đã dần xa. Nhưng ký ức vẫn tiềm ẩn trong tâm thức của chúng ta. Thế sự có thăng trầm, nhưng tình cảm của anh em mình vẫn dạt dào như sóng biển bao la. Tóc không còn xanh mà vẫn mày tao ơi ới!
Đồng đội ơi! hãy nghe tôi nói. Hãy vào hàng để làm cuộc điểm danh, ai còn ai mất.
Bằng hữu ơi! hãy gọi tên nhau trong suốt quãng đời còn lại để ngày sau không nuối tiếc. Điều gì đã khiến anh em mình gần lại với nhau? Chẳng lẽ một chuyện cỏn con mà sinh ra tranh luận?
Hãy im lặng, dành một phút cho bạn bè đã nằm xuống.
Hỡi đồng đội của tôi ơi! Này bạn bè của tôi ơi! Nào chúng ta hãy nâng LY và cùng cạn CHÉN. 
Tại sao? ly dùng để uống sâm banh, bia bọt. Nâng ly lên là biểu tượng của sự thành công, chiến thắng. Những kẻ chiến bại như chúng mình chỉ có thể cạn chén nước mắt quê hương cho ngày đưa tiễn.
... Chén tiễn, chén đưa, cho rã rời một đêm hẹn ước. Dứt áo tìm vui nơi chiến trường, có bạn có thù...

 Trầm Tử Thiêng

Bạn ơi! quan hà xin cạn chén ly bôi. Ngày mai, tôi đã, đã đi xa rồi...

 Minh Kỳ

Đàn anh của ta đã tiên đoán như vậy 

 Đỗ Công Luận cựu hs NQ khoá 8



04 Tháng Hai 2009(Xem: 81248)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37275)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 72449)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 76711)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35721)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39828)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74255)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 38612)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 33582)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36330)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 68104)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 38818)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 79637)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73148)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65025)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33280)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42236)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38040)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 45817)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 70515)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33932)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 77727)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 67863)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66040)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 75485)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38203)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 80208)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76079)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?