Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ

02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 121556)
Đỗ Công Luận - NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ

NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ


new-year-2010-8-content

 

Chiều 29/12, mình gửi mail happy new year lên group cho các bạn. Chỉ còn 2 ngày nữa là sang năm 2011, bọn mình tròn 60 tuổi. Lúc 20h30, mình mở group 372, nhận được tin Phan Trần Thắng, thiếu uý thương phế binh TĐ 7 dù, đã ra đi hồi 17h 25 phút, do Thái Huỳnh và Trung Thuận đưa tin. Bạn mình thiếu 2 ngày nữa để bước qua tuổi 60 tây, hơn 1 tháng nữa bước qua tuổi 61 ta, trở lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Bất chợt mình ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Mình lấy giấy bút ra, tính sổ cuộc đời, 60 mùa xuân mình đã trải qua, có vui buồn lẫn lộn.

Mùa xuân đầu tiên, mình còn bé quá nên chẳng biết và nhớ gì. Mình tưởng tượng, lúc đó mình đang trong vòng tay mẹ, hai tay ôm bầu sữa căng tròn của mẹ. Hồi đó, gia đình vất vả, xã hội còn khó khăn, làm gì có sữa bột như mấy đứa cháu ngoại bây giờ. Con gái út của mình, sanh 1980, lúc đó cố gắng lắm mình mới cho cháu uống duy nhất 1 lon Similac của Liên Xô. Khi mình được vài tháng tuổi, giao mình ở nhà cho các chị trông nom, mẹ lại quảy đôi gánh tảo tần ra chợ, lội bộ đi về từ chợ Biên Hòa đến Chợ Đồn. Mình được 6 tuổi, ba đứa em nữa lần lượt ra đời. Đôi vai của mẹ lại gầy guộc hơn. Đôi gánh của mẹ laị trĩu nặng hơn. Năm 1958, chợ Bửu Hòa dời về điạ điểm hiện tại, đối diện nhà mình. Các chị đã lớn, ba má quyết định mở cửa hàng tạp hóa taị nhà. Ba vẫn đi làm ở trường Bá Nghệ. Lứa tuổi của mình lúc đó chỉ biết ăn và học. Đúng nghĩa ăn học. Mình trông mau tết đến để mặc quần áo mới và có tiền lì xì. Chú Bảy của mình lúc đó đi lính không quân, đóng ở sân bay Biên Hòa. Cả gia đình chú ở trong khu gia binh. Chỉ có 2 ngày giỗ nội và mấy ngày tết là chú về thắp nhang nhà thờ họ tộc và thăm anh chị cùng các cháu. Sáng mồng một tết, chị em mình và mấy đứa em họ, đã lóng ngóng chờ nhận những tờ tiền mới từ tay chú, để gọi là lấy lộc đầu năm. Lúc đó chánh quyền sở tại cho"xã cảng" ba ngày tết. Chợ không họp, các sòng bạc, bầu cua cá cọp, bông vụ... mở đầy trước sân chợ. Mình khoái nhất là đánh vụ, kế đến là bầu cua cá cọp. Đánh vụ, nếu đặt cửa chánh, trúng được nhiều lần số tiền đặt cược. Nếu đánh ngang hoặc vuốt sẽ trúng ít hơn. Khi nghe tiếng con vụ ngã, mình đoán được cửa nào. Thấy mấy người lớn tuổi đánh dồn về một cửa, mình bắt chước đánh theo. Dù sao người lớn tuổi cũng kinh nghiệm hơn. Có năm, sáng mùng một tết mình đã nhẵn túi. Mình giả vờ về phụ ba bán hàng để "chỉa" chút đỉnh gỡ gạc. Mấy ngày tết cửa hàng chỉ mở cửa bán buổi sáng. Có hôm thắng lớn mình laị có những giây phút huy hoàng. Ngay ở ngã tư Chợ Đồn có tiệm LÂM KINH TRÀ GIA của chú tàu .

- Tiểu nhị, cho một chai kem sođa sữa đá hột gà. Thêm một tô hủ tiếu mì đặc biệt. Cho mấy cái bánh ngọt ăn laséc nữa.

Từ mồng 4 tết trở đi, mình theo các chị, các cô chú đi chơi ở Bửu Long, sở thú hoặc về quê ngoại ở Bình Dương. Mùng 7 tết bắt đầu đi học lại. Lúc đó, chú út của mình thương mình nhất. Đi học nghề sửa xe ở xa, tết về nhà, chú mua cho mình cái xe hơi chạy bằng dây thiều. Chú út và anh hai mình sanh cùng một năm, năm dần. Bây giờ chú út bị tai biến, đi đứng khó khăn, mình vẫn thường đến thăm viếng chú.

Những năm lên đệ nhất cấp, mình lại thích ngồi sòng cắt tê với mấy chú, người lớn tuổi, để ăn ké cá cược. Mấy ngày tết, gia đình cũng cho thoải mái không cấm cản. Tết năm 1968, xuân Mậu Thân, cái tết dài lâu trong đời. Năm đó, VC tấn công vào Biên Hòa theo hai mặt trận chính. Từ hướng nhà máy cưa, miễu Ba Làng, men theo đường rầy xe lửa, ga Biên Hùng để đánh vào trại Bạch Đằng, tức trung tâm yểm trợ của tiểu khu. Nhà của Thọ Huỳnh Hiệp, Kỳ lùn nằm trong vùng chiến sự đó. Hướng Đông Bắc, sư đoàn 5 VC từ chiến khu Đ, qua sông Đồng Nai, theo hướng Vĩnh Cửu đến Hóc Bà Thức, Đồng Lách để đánh vào sân bay Biên Hòa và căn cứ dã chiến của Mỹ. Thọc sâu xuống, VC đánh vào bộ tư lệnh quân đoàn 3, khu vực phố chợ Phúc Hải thành bãi chiến trường. Người bác họ của mình phải đưa gia đình sang lánh nạn ở Chợ Đồn. Lúc đó phía nam sông Đồng Nai, vùng Chợ Đồn Tân Vạn như không có chuyện gì xảy ra. Có những trưa chiều mình ra bến sông, nhà chị Thưởng, vợ của Vân 313, nhìn về hướng Biên Hoà, Hố Nai. Những chiếc B57, A37 chao mình xuống bỏ bom. Những cột khói bốc lên cao. Những ngày tết năm đó kéo dài hết giữa tháng giêng, mình theo xem các chú, các bác đánh cắt tê, từ sàn nhà chú tám đến căn gác xếp của bác hai mình. Trường học vẫn chưa mở cửa. Chiến sự kết thúc, bọn mình phải đi học quân sự một tháng. Lại phải đi dọn dẹp, công tác xã hội ở Đồng Lách Hố Nai. Lại bắt đầu có sự lo âu. Mình đã trưởng thành, biết suy tư, biết theo dõi thời cuộc.

Mùa xuân 1973, lần đầu tiên mình ăn tết xa nhà, dù khoảng cách từ quân trường đến nhà khoảng hơn 10 cây số. Sau khi đi chiến dịch trở về, rồi hiệp định Paris ký kết, rồi tết đến. Lệnh cấm trại 100%. Trước tết gia đình thăm nuôi tiếp tế lương thực bánh mứt. Mình vẫn cảm thấy có cái gì thiếu thốn. Thiếu người thân, thiếu bè bạn. Em Liên đã đi lấy chồng. Những đêm gác tuyến, trời không trăng sao, gió đông lành lạnh, không bút mực nào tả hết nỗi buồn da diết đó, dù rằng đó là những ngày xuân. Mùa xuân chỉ đến trong khuôn viên mấy cây số vuông, bên trong những hàng rào phòng thủ. Bên ngoài pháo vẫn nổ vang.

Tháng 12/73, sau khi hết phép , mình trở lại đơn vị. Tiểu đoàn dã chuyển quân lên Cầu Kè. Mình được rú về bộ chỉ huy TĐ làm SQ truyền tin, không còn ở ĐĐ 4, không còn nắm giữ trung đội 2 thân thương. Hạ Sĩ Liên, Mai Văn Liên, bằng tuổi chú Tám mình, vẫn xưng em ngọt sớt.

- Em nấu cơm rồi, mời chuẩn úy dùng

Anh em thằng Tới, Được nhà ở Cầu Quan, anh rể em vợ, đứa chết đứa bị thương trước đó mấy hôm. Trung úy Bình, Huỳnh Quang Bình, đại đội trưởng bị thương một lượt với tụi nó đang nằm viện ở Cần Thơ. Chuẩn úy Trần Hồng, khóa 4B 72 Đồng Đế về sau mình lên nắm ĐĐ phó. Chiến trường đang bị khuấy động, đã có những cuộc đụng độ, dù rằng lệnh ngưng bắn vẫn còn hiệu lực. Không có từ hành quân, mà chỉ có hoạt động an ninh lãnh thổ. BCH/TĐ vào đóng ở đồn lớn ấp Bến Cát. Mùa xuân laị về. Những cánh đồng đã gặt hái xong còn trơ góc rạ. Những luống dưa hấu bên sau căn cứ đã bắt đầu cho trái no tròn. Những cây xoài bên vườn nhà ai, xa xa, đã bắt đầu trổ hoa kết trái. Trên ấp người dân đã mổ heo bán tết. Đơn vị mình ban ngày vẫn đi tuần tra, tiếp tế. Ban đêm, co cụm trong căn cứ, trong những chiến hào để phòng thủ. Mùa xuân thứ hai mình lại xa nhà, nhưng lần này lại xa hơn, ba trăm cây số đường xe. Ở quê, trong vùng chiến sự, nếu không có bánh mứt, dưa hấu, mình đầu biết rằng đó là những ngày Tết. Vẫn có tiếng súng nổ. Những đứa trẻ vẫn vui đùa trong bộ quần áo nhạt màu. Nếu có chiến sự, họ laị gồng gánh quần áo, nồi niêu.... cho xuống xuồng rồi bơi ra sông Hậu về hướng Phong Nẫm, Sóc Trăng để lánh nạn. Người Miên vẫn đi lễ chùa, chắc họ cầu cho quốc thái dân an?

Ngôi nhà của họ chỉ có mái tranh vách tre. Bộ phên tre làm giường. Nếu khá hơn có thêm chiếc tủ thờ và bộ ghế trà ở giữa nhà. Thương người dân quê mình quá. Căm ghét chiến tranh quá. Mùng năm tết, mẹ già laị lặn lội vào căn cứ thăm mình. Một mùa xuân xa xứ. Buồn.

 Tháng 6-1975 mình vào trại Phú Lợi. Đêm giao thừa xuân 1976, cán bộ tập họp cả trại lên hội trường để nghe đọc thơ chúc tết. Cả hội trường, mấy trăm con người, im phăng phắc. Tiếng muỗi vo ve vẫn còn nghe rõ. Chắc anh em cùng chung tâm trạng, nghĩ về thân phận, gia đình vợ con bên ngoaì bị đối xử thế nào? Gần đến giao thừa, súng nổ ăn mừng rền vang. Dây điện bị trúng đạn đứt xuống, cúp điện. Cả hội trường, cả trại chìm ngập trong bóng tối. Như bóng đêm đang phủ trùm lên cuộc đời cuả những con người thất baị. Lời chúc tết trên loa vang lên. Lúc đó tâm trạng của mày thế nào hả Lê Thành Tươi?

Xuân 1977, mình ăn tết ở Trảng Lớn. Căn cứ này rộng lớn, xung quanh mìn cóc còn nhiều. Mình ngại nên xin vào đội tăng gia. Sáng cuốc đất tưới rau. Chiều thu hoạch rau xanh cho đội. Ban ngày, quanh quẩn trong mấy trăm mét vuông đất canh tác. Đêm về sinh hoạt với mấy trăm anh em trong lán trại, dưới ánh đèm mờ. Thêm một mùa xuân buồn xa xứ trôi qua.

Tháng 4/1977, mình về laị cuộc sống đời thường. Xuân 1978, cái tết hạnh phút nhất, bên gia đình vợ đẹp con xinh. Sau tết 78, thêm một cháu gái ra đời. Gần tết 1980, một công chúa nữa tiếp tục ghi tên vào sổ gia đình. Thời gian đó mình đi làm công nhân lao động phổ thông. Để không bị đưa đi kinh tế mới, để không bị dòm ngó, để được ngẩng cao đầu trong xã hội mới, để làm laị cuộc đời mới. Xuân 1981 mình bắt đầu ra kinh doanh mua bán. Lại vật lộn với cuộc sống. Gần đến giờ giao thừa mà chưa tắm rữa xong, nhà cửa chưa dọn dẹp, trang trí để đón chào chúa Xuân. Bù laị, mình có niềm vui hạnh phúc.

Đến mùa xuân thứ 59, xuân Canh Dần 2010 niềm vui laị nhân gấp bội. Sáng mùng một tết, ba công chúa, ba phò mã, ba cháu ngoại đến chúc tết .

- Chúc cho ba sống lâu trăm tuổi. Chúc ông ngoaị Trường Thọ.

- Đúng rồi, ba phải sống trăm tuổi. Vì ông nội con đã 95 tuổi, ba phải thọ hơn ông nội. Con hơn cha là nhà có phước.

Xuân Tân Mão 2011 sắp đến. Mình có niềm vui là đã tìm laị được anh em thời ở quân trường. Đồng đội cũ lúc ở chiến trường gian kh . Những anh em cùng trang lứa, đánh mất tuổi thanh xuân do thời cuộc. Tìm được nhau khi mái tóc đã pha sương. Những bức điện thư viết cho nhau, những hình ảnh trao cho nhau, những lần sum họp thấm tình huynh đệ. Thế là mình hạnh phúc và mãn nguyện. Rồi laị có nỗi buồn. Phan Trần Thắng đã ra đi thanh thản. Một cuộc rong chơi rồi cũng kết thúc. Một giọt nước mắt cho mày. Một nén nhang cho mày. Một lời cầu nguyện cho mày. Xin hãy ngủ yên. Bên kia bờ đaị dương xa thẩm anh em vẫn nhớ đến mày.

 

Đỗ Công Luận - cựu HS NQ khóa 8

 

 

24 Tháng Mười 2020(Xem: 12505)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12946)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12422)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13291)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 10964)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 13414)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 13221)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 12423)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 14232)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13446)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 14975)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 12913)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12165)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 13994)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 12764)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 15592)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12048)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12901)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 11921)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 11899)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 13921)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 13768)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9928)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9373)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 14386)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 15239)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 13757)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...
09 Tháng Tám 2020(Xem: 12769)
Con tạ ơn Thầy Cô đã cho chúng con qua sông yên bình, cho chúng con có căn bản đạo đức và kiến thức làm người hữu dụng. Ở nơi xa không thể về đốt hương tưởng niệm. Con xin kính gửi đến Thầy cô tất cả lòng kính yêu trân trọng nhất.