Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn-Xuân Hoàng - NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY (Kỳ 45,46 & 47)

29 Tháng Mười 20151:06 CH(Xem: 5541)
Nguyễn-Xuân Hoàng - NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY (Kỳ 45,46 & 47)

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY (Kỳ 45, 46 & 47)



Kỳ 45

-Một con mọt sách đáng ghét! Uyên kêu lên.

-Uyên! Để im cho me nói chuyện với anh Thăng. Rồi quay sang tôi, bà tiếp:

-Có cháu ở đây tự nhiên tôi cảm thấy nhà cửa khác hẳn ra. Tôi có cảm tưởng như mình vừa có thêm một đứa con trai!

-Cám ơn bác! Bà Phan làm tôi cảm động thật sự.

-Này nghe tôi dặn, có đi chơi đâu nhớ trưa về ăn cơm nhé!

-Thưa bác, có lẽ cháu sẽ về muộn. Xin bác cho phép cháu tự nhiên!

-Cẩn thận nhé, ông nhà tôi trước khi đi có nhắc là đừng để cháu ra ngoài nhiều!

-Cám ơn bác, nhất định cháu sẽ không về khuya!

Tôi đứng dậy sau khi đã uống hớp cà phê cuối cùng.

-Xin phép bác!

-Kìa, anh Thăng! Anh đi đâu vậy? Uyên kêu lên, mắt nhìn tôi dò hỏi.

-Tôi có chút chuyện.

-Uyên đi theo được không? Cô hỏi tôi nhưng mặt quay về phía bà Phan.

-Uyên! Bà Phan nghiêm khắc. Nhưng khi thấy con gái xịu mặt, bà tiếp giọng dịu lại.

- Con gọi chú Tư đánh xe đưa anh Thăng ra phố, nhân tiện con ghé bác Phán trả hộ me chiếc vòng cẩm thạch nhé!

-Vâng, thưa me! Giọng Uyên vui hẳn lên

-Đi, anh! Cô nắm tay tôi lắc lắc thúc giục. Tôi chần chừ.

-Thưa bác, xin cám ơn bác. Nhưng cháu lung tung lắm. Để cháu đi cái Lambretta của cháu cho tiện!

-Cháu ngại à? Ừ, thì tùy cháu!

Bà Phan đẩy ly nước cam qua một bên, mở trang trong của tờ báo, cúi xuống đọc chăm chú.

Uyên theo tôi xuống sân. Khi tôi vừa cho máy nổ, cô đã ngồi sau yên, tay đặt lên vai tôi:

-Sao anh hấp tấp vậy? Sợ trễ hẹn hả?

-Hẹn ai?

-Làm sao Uyên biết được. Nhưng Uyên theo được không?

-Sao không? Nhưng cô muốn đi đâu?

-Anh đi đâu Uyên theo đó.

Tôi cho xe chạy qua Phan Đình Phùng, đường mát dưới bóng cây. Một chiếc xe nhà binh vút qua bay lên những tiếng hát trầm hùng. Tôi vòng xuống Nhà Thờ Đức Bà, dừng xe trước cửa Bưu Điện mua một gói thuốc lá. Tôi phóng nhanh, Uyên ôm chặt tôi cười khúc khích nhột ở cổ.

-Cười gì vậy?

-Đừng dọa Uyên. Uyên không sợ tốc độ đâu!

Tôi cho xe chạy nhanh hơn, bỏ đường Duy Tân, phóng như bay trên những con lộ vắng. Đường Gia Long với vòm me lá xanh mướt chạy dài đến cuối là nhà thờ Saint Paul gợi ta cái cảm giác đang đi trên một hành lang. Đường Nguyễn Du có trường Quốc Gia Âm Nhạc tắm nắng dưới những hàng cây cao ngó xéo bên phải là tòa đại sứ Nam Hàn. Đường Lê Quý Đôn với những ngôi biệt thự xinh xắn, mái ngói đỏ, vườn cây xanh, sân trải sỏi.

Ở một ngã tư, đang chạy tôi chợt giật mình, đèn đỏ bất ngờ, tôi đạp chân thắng gấp. Uyên ôm chầm lấy tôi.

-Chết khiếp! Anh chạy ẩu quá trời!

-Sợ hả?

-Không bao giờ!

Uyên ôm chầm tôi, những ngón tay cô bấu trên vai tôi.

Đèn xanh. Tôi lượn lại một vòng Nhà Thờ Đức Bà. Nắng lóa mặt đồng hồ trên cao. Đường Tự Do mát, hẹp và nắng. Đến quán Cái Chùa, tôi chậm chậm, Uyên thúc hông kêu chạy tiếp. Tới Givral tôi rề rề.

-Thôi anh, Uyên không vào đâu, bạn anh ông nào ông nấy dễ sợ thấy mồ!

-Vậy muốn đi đâu?

-Hoàng Gia!

-Cô ghiền trà Hoàng Cúc à? Không sợ lựu đạn cay sao?

-Sao? Chứ anh không thích trà Hoàng Cúc sao?

-Thôi. Hay là mình đi về đi?

-Về làm chi?

Uyên nhổm người lên nói sát vào tai tôi.

-Ông mát rồi, ông ơi!

Đến đầu đường Nguyễn Huệ, tôi tấp vào một quán bán hoa.

-Một chục bông hồng cho người tên Uyên!

-Cho Uyên? Cô ngạc nhiên.

-Chưa bao giờ nhận hoa của đàn ông tặng à?

-Chưa bao giờ!

-Thật không?

-Thật một trăm phần trăm!

-Vậy tập nhận một lần cho quen!

-Cám ơn anh. Rồi sao nữa anh?

Uyên hỏi khi tôi đã cho xe chạy.

-Về nhà!

Kỳ 46

Tôi nhớ Quỳnh. Tôi hình dung cô đang ngồi trong sở giữa những giấy tờ và lịch chuyến bay của hãng. Phía sau lưng Quỳnh, chiếm trọn tấm vách là tấm bản đồ lớn với chi chít những đường bay của hãng CAL đến các thủ đô trên thế giới.

Bàn đối diện Quỳnh là Châu Khả Tú. Cô bé người Hoa này là một đồng nghiệp rất gần gũi Quỳnh. Cô hiểu mối liên hệ giữa Quỳnh và tôi. Và chúng tôi cũng biết đôi điều về cô Tú. Cô xinh đẹp, nói tiếng Anh giỏi, tế nhị và khả ái. Tôi thường gọi cô là Miêu Khả Tú, tên một diễn viên điện ảnh Tàu đang ăn khách. Cô yêu Trí, một thanh niên Việt Nam, nhưng ba cô, một thương gia có máu mặt ở Chợ Lớn, cực lực phản đối. Ông kéo cả gia đình đứng về phía ông. Anh chị của Tú và các đứa em cô đều phản đối mối tình Hoa-Việt kia. Trí nhà nghèo, tính bộc trực, học giỏi. Anh không chịu được phong cách chủng tộc của ông cụ nhà Tú, nên không bao giờ anh đến thăm gia đình người yêu. Cả hai chỉ gặp nhau ở các quán nước và đôi khi đi ăn cơm với chúng tôi.

Chính sáng hôm qua khi nghe tôi nói chuyện đổi chỗ ở, Tú tỏ vẻ không đồng ý. Cô nói với Quỳnh, chị coi chừng anh ấy sẽ vào bẫy bà Uyên. Quỳnh đã cười nói, “Em biết anh Thăng đa cảm, nhưng em tin, rất tin anh ấy!” Khi Quỳnh hỏi tôi cần gì để cô lo, tôi đã trả lời, “Cần em! Rất cần em!” thì Quỳnh ngó chăm xuống tấm bản đồ đường bay trên mặt bàn. Mãi một lúc sau cô ngửa mặt lên “Nhưng anh đâu để em lo cho anh!” Quỳnh cười, chiếc răng khểnh làm tôi bối rối. Tôi nhớ Quỳnh. Tôi nhớ mái tóc cơ thơm mùi cỏ của dầu gội đầu, nhớ mùi da thịt lôi cuốn, nhớ mắt long lanh tình ái khi hai chúng tôi gần nhau, nhớ giọng bướng bỉnh, nhớ tiếng kêu ư ư trong cổ họng...

Tôi nằm yên trên giường trong căn phòng sáng sủa tiện nghi. Tôi nhìn bức tranh của Quỳnh trên vách. Tôi ngó ra cửa sổ, cành mận len qua chấn song. Có phải tôi là người tù sung sướng trong một chiếc pháo đài mà không viên đạn nào có thể xuyên qua? Hay tôi là người tự do đi tìm quyền lực? Liệu có phải vì Uyên mà tôi đến đây? Hay chỉ là cái cớ để tìm lại dấu vết của cha tôi.

Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!

Suốt một tuần lễ, tôi tự nhốt mình trong ngôi biệt thự ông Phan, không gặp ai cũng chẳng liên lạc với ai, ngoài một lần gọi dây nói cho Quỳnh.

Tôi nằm khềnh trên giường đọc sách, xem Tivi, nghe nhạc. Báo mới thì Uyên mang cho tôi mỗi ngày, không thiếu một tờ nào. Những biến động chính trị và quân sự trong nước vẫn chiếm hàng đầu trên các trang nhất. Chuyến đi của ông Phan có vẻ như bị chìm trong những tin thời sự nóng bỏng khác. Thế nhưng, sáng hôm nay, tờ Chính Luận chạy ở trang nhất một bài phân tích về chuyến đi Hoa Kỳ của ông Phan. Dưới tựa đề “Rạn Nứt Trong Hội Đồng Nội Các”, tay bỉnh bút của Chính Luận cho rằng sự sắp xếp để ông Phan ra đi như là cách tống khứ một nhân vật mà các phe đang gầm ghè nhau để giành quyền chiếm chiếc ghế cao nhất trong chính phủ.

Tôi vốn không mấy chú tâm đến những bài lập trường thời sự, nhưng lần này sự hiện diện của ông Phan những dòng chữ đó khiến tôi không thể không suy nghĩ. Bài viết cũng cho biết những tay “lobbyist” của Việt Nam đã không tranh thủ được các nghị sĩ và dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ. Tôi không nắm bắt được ý nghĩa của những tiếng lóng thời sự chính trị. Hậu trường của những bang giao quốc tế đối với tôi lại càng mù mịt hơn. Tôi chỉ là kẻ đứng bên lề thời cuộc, luôn bị dị ứng với những tin tức loại này. Tôi lớn lên trong chiến tranh, lạc gia đình lúc năm tuổi. Khi quả lựu đạn nội hóa nổ trước sân nhà, mẹ đi chợ xa chưa về, còn cha tôi thì vẫn còn biệt tích mù khơi theo chuyến phiêu lưu của đời ông. Một người đàn bà thấy tôi hoảng hốt đã lôi tôi đi để che chở. Tôi mất liên lạc với mẹ tôi từ ấy. Những gia đình lạ hoắc chia nhau nuôi tôi. Tôi sống từ nhà này sang nhà nọ, từ làng quê này sang làng quê khác. Tôi có nhiều cha nhiều mẹ nhiều anh em.

Kỳ 47

Nhưng cha mẹ thật của tôi thì hoàn toàn không ở cùng tôi. Những người lính Nam Tiến của bộ đội Nam Long nuôi tôi trong rừng. Tôi được các cô các chú sinh viên Hà Nội dạy những bài hát Phạm Duy, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu... Tôi được nghe ngâm thơ Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Yên Thao, Hữu Loan...

Rồi sau một trận đụng độ giữa Pháp và Việt Minh, tôi bị một tiểu đoàn Lê Dương bắt. Một người Lê Dương già, chuyên viên vũ khí trong tiểu đoàn Commando, nhận tôi làm con nuôi. Tuy cấp bậc thượng sĩ, nhưng với huy chương Sông Rhin, ông được cả tiểu đoàn kính nể và vẫn gọi là “papa Chopin,” có lẽ vì ông là người ưa thích nhạc Chopin, mặc dù tên thật của ông là Max Kaltenmark, gốc Áo. Vào Lê Dương ông là người không gia đình, không tổ quốc. Ông lo cho tôi như một người cha ruột lo cho con. Cái hình ảnh một đứa bé Á Châu chân tay đầy những nốt đỏ ghẻ chốc ngồi trên vai một người Âu Châu cao lớn râu tóc rậm rạp trắng xóa đi giữa đường phố Catinat của Sài Gòn không bao giờ phai mờ trong trí tôi.

Tôi gọi ông là papa, và vì người ta quí ông, tôi cũng được hưởng lây sự chăm sóc ấy của cả tiểu đoàn. Gần năm năm sau ngày lạc gia đình, mẹ tôi mới tìm ra được tung tích con. Bà được một người làm thông ngôn dẫn đến tận tiểu đoàn, trình giấy khai sinh và xin đón tôi. Ngày chia tay, papa ôm tôi thật chặt, nước mắt trên gò má bệu đầy những nốt tàn nhang màu nâu của ông.

Tôi nhớ lại lúc đó tôi đã khóc, khóc dữ lắm. Trước hết là mừng gặp mẹ và kế đó là buồn vì phải xa người cha nuôi. Sau đó bặt đi một thời gian lâu lắm, tôi không được tin tức gì về papa. Mãi đến năm 1955, tôi mới nhận được thư của một người gửi từ Pháp, báo tin papa tôi, ông Max Kaltenmark đã qua đời trong trận Điện Biên Phủ. Người viết ký tên là Thiếu tá Henri Duval. Ông nói rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã cướp đi của ông một người bạn tốt mà suốt đời ông không thể nào quên.

Ông Kaltenmark là người đã cứu ông thoát chết trong một trận cận chiến dưới hào. Và cái giá của sự sống ông Duval được trả bằng cái chết của papa Chopin. Ông hỏi tôi cần thứ gì trong khả năng ông, ông sẽ thỏa mãn tôi đúng thứ đó. Bây giờ ông là người thay papa tôi và ông có trách nhiệm với tôi như lời hứa của ông với người quá cố. Tôi giữ tấm thẻ bài của papa Chopin nhưng tôi không trả lời ông Duval. Cuộc chiến đó đã đi vào quá khứ lịch sử của hai dân tộc. Đất nước chúng tôi đang làm một cuộc chiến khác, tàn bạo hơn, đẫm máu hơn, bi đát hơn. Hiện tại bao giờ cũng hơn dĩ vãng và kém thua tương lai kể cả cái tốt lẫn cái xấu. Chính trong những năm tháng sống với papa Chopin tôi đã theo chân tiểu đoàn Biệt Động di chuyển khắp nơi. Chiến tranh thật là ghê tởm. Nó làm khổ người sống đã đành, người chết cũng không được nó để yên thân. Tôi nghĩ sự rơi rụng của một chiếc lá đôi khi còn có thể hiểu được hơn là cái chết của một người dân vô tội.

Tôi là kẻ đứng bên lề thời cuộc, điều đó đâu có nghĩa tôi là người đứng bên ngoài vận mệnh của đất nước tôi. Các anh tôi, người Không quân, người Biệt động quân. Các em gái tôi đứa làm cô giáo, đứa nữ quân nhân. Nhưng gia đình tôi, tất cả mười hai anh em, đôi người chết bên kia, vài kẻ chết bên này. Tôi là người lính biệt phái chưa ra trận mạc nhưng tai đã nghe tiếng đại bác, mũi đã ngửi mùi thuốc súng, mắt đã thấy máu chảy, đã chứng kiến cái chết... khi mới vừa lên sáu. Làm sao tôi có thể đặt mình ở một cõi riêng mà không thấy được những hệ lụy ấy ngay trong chính gia đình mình.

Tôi ghê tởm chiến tranh. Tôi sợ hãi chính trị. Tôi chỉ là con đà điểu chôn đầu dưới cát trốn sự thực, nhưng sự thực không bao giờ tha tôi. Nhà ông Phan cũng đâu phải pháo đài. Nếu người ta muốn hại tôi, tôi có cánh cũng không bay thoát, hơn nữa nếu người ấy lại là ông Lý. Vậy thì muốn thoát ra ngay lúc này cũng đâu phải chuyện chơi!

 

(còn tiếp)
21 Tháng Giêng 20161:07 CH(Xem: 6473)
Tôi nhìn đồng hồ trên vách. Chỉ còn mấy phút nữa là đến giờ giới nghiêm. Tôi nhớ lại những gì Uyên và Quỳnh nói. Tôi hiểu tôi phải làm gì. Tôi đứng dậy đến bên Quỳnh. Tôi cúi xuống chiếc ghế bành, nơi Quỳnh đang trầm mình trong đó.
14 Tháng Giêng 201610:04 CH(Xem: 6533)
Tôi tin rằng dù “quyền” đã hết ông Phan vẫn còn “thế”. Tôi tin chắc rằng ông Phan có thừa khả năng để lấy cho tôi cái học bổng. Nhưng để làm chi? Tôi choàng tay qua vai Uyên.
07 Tháng Giêng 201612:38 CH(Xem: 6846)
Ngó theo hướng mắt Tâm, tôi thấy từ một chiếc ô tô đậu sát lề đường bên cạnh gốc me, một cô gái bước xuống. Cánh cửa xe đã đóng lại, nhưng cô vẫn đứng yên một chỗ nhìn ngó xung quanh, trước khi đi thẳng về phía bàn chúng tôi.
31 Tháng Mười Hai 201510:23 CH(Xem: 6889)
... Hồ Tam Kỳ là một tay anh chị khét tiếng vùng Nguyễn Thông-Kỳ Đồng-Cống Bà Xếp. Hồi đó, vừa lấy vợ xong ít lâu, Nhật quyết định dời Biên Hòa về Sài Gòn,
25 Tháng Mười Hai 20158:04 CH(Xem: 6506)
Mẹ tôi ở xa, quá xa, cho nên những lục đục trong gia đình tôi chậm đến tai bà. Tuy vậy đối với bà chỉ có nước mắt là người sứ giả hòa bình duy nhất được gửi đến trong một trận chiến tranh mà sự đổ vỡ rõ ràng là không thể hàn gắn được.
16 Tháng Mười Hai 201512:34 CH(Xem: 5908)
Tự nhiên tôi liên tưởng ngay đến tấm thiệp mà ông Phan đã gửi tôi với mấy câu thơ của Lý Bạch trong bài Thục Đạo Nan.
10 Tháng Mười Hai 20151:39 CH(Xem: 5992)
Từ lúc cho xe chạy, người đàn ông không nói thêm với tôi lấy một lời. Nhưng phần tôi, tôi bắt đầu cảm thấy điều phỏng đoán của mình về tông tích hắn đã không còn chỗ tựa.
02 Tháng Mười Hai 20151:20 CH(Xem: 5594)
Ở nhà Quỳnh ra, đã khuya, tôi tấp vào một hàng bánh mì đêm trên đường Lê Lợi. Tôi không đói, nhưng biết chắc chắn là đêm nay thế nào tôi cũng sẽ thức khuya. Những điều Quỳnh nói với tôi hồi chiều làm tôi khó nghĩ. Rồi Quỳnh cũng sẽ bỏ tôi mà đi sao?
25 Tháng Mười Một 201510:11 CH(Xem: 5753)
Ngồi trên taxi, Quỳnh đan những ngón tay cô lên tay tôi. Đôi mắt cô không vui. Cô quay cửa kính lên và thúc xe chạy nhanh hơn. Nỗi lo âu của Quỳnh làm tôi thấy mình nhỏ lại.
19 Tháng Mười Một 201512:29 CH(Xem: 5804)
Tiểu thư viện ấy đối với tôi thật quá quen thuộc, nhưng lần này, tôi sung sướng khám phá ra ngoài những cuốn hồi ký chính trị và thuật lãnh đạo là cả một kho tiểu thuyết và thi ca. Cuốn Đường Thi do Ngô Tất Tố phiên dịch nằm bên tập thơ của R.Tagore, ấn bản tiếng Anh.
12 Tháng Mười Một 20151:32 CH(Xem: 6009)
Tôi cười: -Chiêm tinh học không phải là một khoa học. Nó gần với dị đoan và mang màu sắc huyền bí.
05 Tháng Mười Một 201510:02 CH(Xem: 5751)
Liệu sự náu mình của tôi ở đây có phải là Uyên? Cô đã chăm sóc tôi hơn là lòng tôi mong ước, nhưng cô cũng đã nghiêm chỉnh với tôi hơn là trí tôi tưởng tượng. Đôi lúc Uyên cư xử như một cô em gái nhỏng nhẻo.
23 Tháng Mười 20152:25 CH(Xem: 5807)
Tôi hỏi bà, nhưng chính bà đặt ngược lại tôi. Tôi có phải là người đàn ông nhiều tham vọng không? Không, tôi chỉ là một người đi trên mây. Trái tim tôi bao giờ cũng có thừa chỗ cho tình yêu gia đình, nhưng gia đình thì hình như không có chỗ nào dành cho tình yêu tôi.
08 Tháng Mười 20156:17 SA(Xem: 5882)
Rốt cuộc ông Phan và tôi cũng gặp nhau. Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ, nhưng không hiểu sao tôi lại dậy được sớm hơn thường lệ.
07 Tháng Mười 20156:31 SA(Xem: 5858)
Đối với ông Lý, đồng tiền là thước đo của mọi giá trị. Tiền giải quyết được tất cả. Theo ông, người giỏi không phải là người có học vị cao hay chức tước lớn.
01 Tháng Mười 20159:45 CH(Xem: 6184)
Thật ra, khi viết tập tiểu luận này, Trọng hoàn toàn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng có cải đổi nhẹ đi một chút. Dù sao vẫn là lấy chính trị đè bẹp văn chương.
25 Tháng Chín 20159:35 CH(Xem: 6395)
Nguyễn Giang, một khuôn mặt lớn trong đời sống âm nhạc của đám đông với mái tóc dài hơi xoắn, chiếc kính cận gọng nhỏ, nụ cười nửa miệng. Anh là cha đẻ của những ca khúc mà mỗi lời hát như một lời thơ.
18 Tháng Chín 20153:35 CH(Xem: 5924)
Nghe bà Phan đã nhắc Uyên, tôi thấy mình làm màu thế là quá đủ, tôi muốn hỏi thăm Uyên, nhưng bà Phan đã đứng dậy sửa lại cành hoa trong độc bình.
11 Tháng Chín 201510:33 CH(Xem: 5972)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.
03 Tháng Chín 201510:24 CH(Xem: 6168)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
28 Tháng Tám 20157:48 SA(Xem: 5878)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
21 Tháng Tám 20152:50 SA(Xem: 5895)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình.
14 Tháng Tám 20157:31 SA(Xem: 5981)
Đường Tự Do buổi chiều mát rượi dưới những cơn gió miệt mài từ sông Saigon thổi lên. Uyên khỏe mạnh, trẻ trung, nồng nàn đi bên cạnh một người đàn ông là tôi buồn nản, hoài nghi và nhạt nhẽo.
07 Tháng Tám 20157:21 SA(Xem: 6344)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
31 Tháng Bảy 201512:06 SA(Xem: 6096)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn...
24 Tháng Bảy 201512:02 SA(Xem: 5695)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
16 Tháng Bảy 201511:55 CH(Xem: 5949)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ - để chỉ gặt hái những bông hoa và trái cây của dối trá hận thù?
10 Tháng Bảy 201511:51 CH(Xem: 6162)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
02 Tháng Bảy 201511:45 CH(Xem: 5607)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này.
26 Tháng Sáu 201511:41 CH(Xem: 5639)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
19 Tháng Sáu 20158:42 SA(Xem: 5697)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu: “Độc ác hay độ lượng? Để cho dân sợ hãi hơn là dân thương mến?”
12 Tháng Sáu 20157:57 SA(Xem: 5930)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
04 Tháng Sáu 20158:27 SA(Xem: 5988)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
31 Tháng Năm 201512:14 SA(Xem: 6952)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
15 Tháng Năm 201511:19 SA(Xem: 5711)
Phước nhìn những đồng quan Pháp. Anh cầm lên săm soi, lật ngược lật xuôi. Anh lấy ngón tay trỏ búng vào tờ giấy bạc, xòe những tờ giấy bạc như xòe bài và xốc lại.
08 Tháng Năm 201511:27 SA(Xem: 16384)
Hồng bưng cà phê ra. Một gói ba số năm vàng rực. Khói cà phê thơm phức làm ruột tôi cồn cào. Cà phê thứ thiệt. Trời ơi, cà phê thứ thiệt. Tôi cúi xuống cái phin, giở cái nắp ra.
01 Tháng Năm 201512:06 CH(Xem: 18002)
Sài Gòn mưa. Mưa tầm tã. Mưa bong bóng phập phồng. Mưa mù mịt. Mưa thối trời, thối đất. Mưa quất rát mặt, rát da. Mưa như một triệu cây roi đập tứ phía. Mưa từ Hồng Thập Tự,
24 Tháng Tư 201512:18 CH(Xem: 5204)
Trong đầu tôi bây giờ chỉ có Quỳnh. Và trùm lên tất cả là hình ảnh mấy đứa con tôi. Tất cả đều đã bỏ đi. Xa tít. Mù khơi. Đăng và Mai. Và cái thành phố Paris trong mộng tưởng của tôi, t
17 Tháng Tư 201511:18 SA(Xem: 18069)
Buổi chiều đang xuống. Trời còn sáng nhưng mưa lất phất. Tôi nghe Quỳnh nói tên. “Xin anh chị chờ.” Tiếng sỏi khua dưới chân lạo xạo. ..
11 Tháng Tư 201511:13 SA(Xem: 19557)
Sau đó hai mẹ con ôm nhau cười.” Chị cũng kể một câu chuyện thương tâm mà chị nghe được trên đường từ Bắc trở về. Nó còn địa ngục hơn là địa ngục chị đang sống.
03 Tháng Tư 201511:42 SA(Xem: 17611)
Tôi không yêu nổi chính con người tôi, tôi còn có thể yêu nổi được ai. Và như vậy nếu không ai yêu tôi, không yêu nổi tôi, điều đó cũng chẳng có chi là lạ.
27 Tháng Ba 201511:17 SA(Xem: 5235)
Hàng sách của Vĩnh có đủ loại Anh, Việt, Pháp, Tàu, sách, báo, tạp chí... từ những cuốn xưa cũ đến những cuốn mới nhất. Xưa như Nam Phong Tạp Chí, Tản Đà Vận Văn, gần nhất như tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Bách Khoa, Trình Bày, Văn... mới như các tờ Newsweek, Time, Paris Match, L'Express...
20 Tháng Ba 201511:21 SA(Xem: 17242)
.....Máu của cả một dân tộc đổ xuống, xương của nhiều thế hệ xếp lại để cho cả bọn mua bán quyền lực đưa đẩy đến ngày Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm.
14 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 21380)
Nhiều đêm tôi nghe có tiếng gõ cửa nhưng tôi không buồn ngồi dậy. Kệ nó. Chẳng phải là công an đâu. Nếu công an nó đâu để mình yên. Có lẽ một ông quen nào đó. Chờ lâu không thấy trả lời rồi họ cũng đi thôi.
06 Tháng Ba 201511:08 SA(Xem: 15924)
Cái áo nhà binh Long đưa tôi mặc dày như thế mà vẫn không che nổi cái lạnh. Tôi ngồi bệt xuống đất, đầu tựa vào mồ. Long vẫn ngồi một chỗ, mắt dán vào cái ô của viên gạch lở. Tôi cảm thấy mỏi mệt, quá mỏi mệt.
27 Tháng Hai 20159:28 SA(Xem: 20140)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
20 Tháng Hai 20159:58 SA(Xem: 5541)
Ngồi chen chúc trên chiếc xe đò ọp ẹp, giữa những khuôn mặt thất thần, tôi nhận ra hình như đâu phải chỉ có một mình tôi đang phập phồng, sợ hãi. Người đàn ông ngồi sát bên tôi đeo kính đen, đội cái mũ nồi đã rách,
11 Tháng Hai 20151:27 CH(Xem: 5885)
Những chấn song sắt kia, cái căn phòng giam hôi hám này, những bữa ăn nghèo nàn thiếu thốn trăm thứ... không đè ép nổi tôi. Những người bạn tù sống khốn khổ gấp trăm lần tôi, dạy tôi bài học kiên nhẫn.
03 Tháng Hai 20151:00 CH(Xem: 5309)
Tôi nghe một luồng hơi ấm chạy khắp thân thể tôi. Ánh sáng chui vào hai mí mắt tôi làm tôi phải mở ra. Tôi thấy những khuôn mặt quen thuộc chụm lại ngó xuống.
29 Tháng Giêng 20151:21 CH(Xem: 22864)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
23 Tháng Giêng 20158:49 CH(Xem: 21421)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 20151:17 CH(Xem: 21069)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
09 Tháng Giêng 201511:30 SA(Xem: 25256)
Giọng anh khàn và đục, anh không phải là ca sĩ nhà nghề, nhưng tiếng hát của anh diễn tả ngôn ngữ âm nhạc của chính anh viết ra có một sức thuyết phục kỳ diệu.
31 Tháng Mười Hai 20147:24 SA(Xem: 23874)
Cái tiểu sử của Mười Tân được thêu dệt bằng nhiều câu chuyện kể hơn là bằng chữ viết. Mười Tân trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến Việt Nam ...
26 Tháng Mười Hai 20147:59 SA(Xem: 18033)
Giữa những tiếng kêu của bà lão là tiếng la mừng rỡ của một người tù khác nghe xướng đúng tên mình có người nhà thăm nuôi. Tiếng cười của người tù, tiếng khóc của người bên ngoài cửa sắt.
18 Tháng Mười Hai 201412:41 CH(Xem: 15252)
Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”
10 Tháng Mười Hai 201410:58 CH(Xem: 14380)
Suốt một tuần lễ trời mưa tầm tã. Chỗ nằm của cha Minh và tôi bị nước tạt ướt, phải di chuyển ép sát vào bên trong. Ban đêm nghe tiếng nước chảy liên tiếp từ cái rãnh bên hè xà lim xuống ống cống ở cuối nhà giam.
03 Tháng Mười Hai 20142:01 CH(Xem: 14706)
Tôi nhìn Nhị Hà. Tôi không đọc được tình cảm trong mắt cô khi cô nói đến việc một người bạn cùng lớp bị bắt. Kiệt đã bị đưa đi cải tạo. Còn tôi tại sao tôi còn ở đây?
26 Tháng Mười Một 20141:22 CH(Xem: 23945)
Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam.
20 Tháng Mười Một 20141:44 CH(Xem: 15153)
Bục giảng đã không còn là của tôi. Những học sinh Saigon của tôi không làm sao có thể chấp nhận được thứ ngôn ngữ hay lập luận của một người thầy mà mới vừa hôm qua còn là xanh mà hôm nay đã là đỏ.
13 Tháng Mười Một 201412:31 CH(Xem: 13932)
Bất thình lình hắn đẩy chúi tôi về phía trước. Tôi tưởng mình bị ngã sấp xuống. Cái chân đau của tôi bị nhói thấu xương.
07 Tháng Mười Một 20141:16 CH(Xem: 15577)
Nhà tù Kiên Giang buổi tối. Những cánh cửa sắt mở ra đóng lại vội vàng. Cả đám người bơ phờ, bụng đói, tay không đồng hồ, chân không giày dép, đầu óc hoang mang lo lắng sợ hãi ngồi chồm hổm giữa sân nhà giam.
29 Tháng Mười 20141:11 CH(Xem: 15332)
Tôi thấy mình như già hẳn đi. Tôi bối rối, mơ hồ. Tôi muốn đi nhưng không biết mình sẽ đi về đâu. Tôi sợ ở, nhưng lòng lo âu trong sự tù túng nên lúc nào cũng thấp thỏm muốn đi.
23 Tháng Mười 201412:26 CH(Xem: 17281)
Chiếc xe đò đi Rạch Giá chật ních người. Kiệt đã lấy cho tôi một chỗ khá tốt: ghế đầu ngồi cạnh bác tài. Trong túi tôi đang có một tấm giấy công tác giả do ông Công cấp, ghi là tôi đi công trường An Biên nghiên cứu đào giếng.
16 Tháng Mười 201411:56 SA(Xem: 5705)
Kiểm điểm lại tôi thấy hình như mình luôn luôn sai trong mọi quyết định. Thành ra như một cách tự biện hộ tôi cứ để cho mọi việc lấp lửng. Thế mà hay! Không quyết định thì không bị sai gì cả.
09 Tháng Mười 20149:03 SA(Xem: 2758)
Tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê. Tôi nhớ lại mấy ngày ở Nha Trang. Cái chết của ông anh tôi. Bọn ruồi xanh ruồi vàng nhảy vào chiếm đoạt ngôi nhà của một người vừa mới nằm xuống.
10 Tháng Chín 201412:13 CH(Xem: 16651)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 20149:15 SA(Xem: 14425)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
27 Tháng Tám 201412:15 CH(Xem: 13343)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
21 Tháng Tám 201410:51 CH(Xem: 14924)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
14 Tháng Tám 20141:11 CH(Xem: 14844)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
05 Tháng Tám 20142:49 CH(Xem: 15192)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
27 Tháng Bảy 201412:50 CH(Xem: 15119)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 20143:06 SA(Xem: 22294)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
28 Tháng Sáu 20148:15 SA(Xem: 5158)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
14 Tháng Sáu 20142:36 SA(Xem: 16740)
“Đây không phải là lúc để cãi nhau.” Ông Mười Tân ngừng gõ tay lên mặt bàn, lấy điếu thuốc ra khỏi môi. (Còn tiếp)
30 Tháng Năm 20141:16 SA(Xem: 17596)
Khi tôi về đến đầu ngõ, cả khu Mã Lạng bỗng tắt điện bất ngờ. Tôi nghe tiếng người nói ồn ào ở rạp Quốc Thanh. Hồi sáng, khi chạy xe ngang, tôi thấy rạp dựng bảng đoàn kịch Kim Cương trình diễn vở “Dưới Hai Màu Áo.”
23 Tháng Năm 201412:27 SA(Xem: 16858)
Tôi lại lên xe, tiếp tục chạy quanh thành phố. Quán Cái Chùa trên đường Tự Do đã trở thành tiệm ăn. Givral cửa kính dầy vẫn có khách ngồi, nhưng tôi biết không còn đám bạn của tôi trong đó.
18 Tháng Năm 20142:24 SA(Xem: 17326)
Người đầu tiên cho tôi hay rằng tôi đã được Sở Giáo Dục thành phố cho phép “thôi việc” là Sự, “hiệu phó” của Hiên. Sự người Nam, tập kết ra Bắc từ năm Năm Tư, lấy vợ Bắc.
10 Tháng Năm 20143:26 SA(Xem: 15720)
Trên hành lang trở về phòng giáo sư, tôi đi như một người bị thương. Mùi khói thuốc của Hiên như theo đuổi tôi tận chỗ ngồi giữa Danh và Minh.
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 15704)
Tôi đứng dậy đặt nguyên bàn tay lên người học sinh. Tôi nghe câu hỏi của Hiệp dội lại lồng ngực tôi, reo lên như một hồi chuông.
27 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 23049)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 21485)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 15910)
Bà Phan và Uyên đã đi Mỹ đúng vào sáng Thứ Bảy, Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba. Tôi còn nhớ rõ số ngày tháng này bởi vì Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba là ngày chấm dứt ...
03 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 28648)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...