Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - NHÌN LẠI CUỘC DI CƯ 1954 - 1955 (Phần 3)

Thursday, October 17, 20243:20 AM(View: 376)
GS. Nguyễn Văn Lục - NHÌN LẠI CUỘC DI CƯ 1954 - 1955 (Phần 3)

NHÌN LẠI CUỘC DI CƯ 1954 - 1955 (Phần 3)



image002

Toán y khoa Hải quân Mỹ tại trú khu Hải Phòng. Nguồn Thư khố Quốc gia Mỹ

 


Trú khu Hải Phòng

Khi Hà Nội đã được chuyển giao cho Việt Minh theo thời hạn được quy định bởi Hiệp Định Geneva, các trung tâm tiếp cư phải chuyển xuống Hải Phòng thì số người di cư tăng lên khủng khiếp.Tất cả các trường học cũng như các công sở đều là nơi chứa người tỵ nạn, nhưng vẫn không đủ chỗ. Nha đại diện Phủ Tổng Ủy di cư tại Bắc phần đã cho dựng hàng ngàn lều vải tại vùng Vật-Cách, sát tỉnh Hải Phòng có khả năng đón tiếp 10.000 người, rồi một trú khu thứ hai được thiết lập ngay sau đó, chứa được 15 ngàn người. Một trú khu khác của bác sĩ Dooley, cách Hải Phòng 7 cây số, trên đường Hà Nội- Hải Phòng chứa được 12 ngàn người.

Trong thời gian tạm trú tại Hải Phòng, đồng bào di cư được phát gạo và 7 đồng tiền thức ăn, chưa kể được cung cấp nước mắm, cá khô, sữa, củi và mỗi hai người được cấp một chăn và một chiếu.

Trước khi xuống tầu, đồng bào được cấp phát bánh mì và 35 đồng/mỗi người. Nếu đi theo tầu Pháp, đồng bào được chở đến bến Sáu Kho, nếu đi tầu Mỹ, đồng bào được chở đến bến Vật-Cách rồi từ đó chuyển ra các tầu chiến lớn đậu ở vịnh Hạ Long.

Công việc tiếp cư tại Hải Phòng cứ kéo dài như thế cho đến ngày 11/05/1955 khi chuyến tầu lịch sử của Hải quân Mỹ, chiếc Brewster chở 520 đồng bào cuối cùng rời bến Hải Phòng. (Trích Cuộc Di Cư Lịch Sử, trang 129-130)

Một nhân vật đại diện cho Phủ Tổng Uỷ di cư trông coi việc di cư này mà chắc nhiều người còn nhớ và không quên được, xin được nhắc đến ông một lần: Ông Mai Văn Hàm.

Cũng xin được nhắc tới bốn vị đã lần lượt trông coi, chăm sóc cho người di cư là: Bác sĩ Phạm Hữu Chương, ông Ngô Ngọc Đối, bác sĩ Phạm Văn Huyến và ông Bùi Văn Lương.

Bên cạnh đó, có Giám mục Phạm Ngọc Chi được chỉ định làm chủ tịch Ủy ban hỗ trợ định cư.

Về phía người Pháp cung cấp 1500 tấn gạo cho Hải Phòng ngay từ những ngày đầu 28/7/1954. Sau này, ngày 9/2/1955 tờ báo Figaro của Pháp đã quyên góp được 35 triệu phật lăng (đồng franc ) gửi cho người di cư. Tấm ngân phiếu được trao cho Thủ tướng Diệm trước các lều di cư ở Tân Sơn Nhất.

Cũng vậy, ngay ngày 31/08/1954, Phi Luật Tân đã gửi sang giúp Việt Nam 7 bác sĩ và 3 nữ y tá trong khuôn khổ chiến dịch huynh đệ “Operation Brotherhood” hay “Fraternity”. (Trích tài liệu của ông Đinh Quang, tác giả Bình Giả, quê Hai, trang 4)

Mặc dầu vậy dân chúng trong các trại tỵ nạn thất vọng và chán nản cũng than vãn về tình trạng thiếu thốn đủ loại, cộng thêm tình trạng số người chờ đợi lâu mà vẫn chưa chưa được bốc đi. Hải quân đô đốc Sabin chịu trách nhiệm việc chuyên chở người di cư vào miền Nam đã thăm một trại tiếp cư và ông đã ghi lại như sau:

There were some 14 thousand people huddled in what to me seemed to be cesspool. They were dirty, had little food or water and no shelter except a few pieces of cloth between two sticks in the ground. This is the monsoon season and that isn’t a very comfortable to live. They had given up the only thing they owned which probably was a little rice paddy and a thatched hut. But they had done it willingly to escape the jaws of Communism”. (Trích OPTF, trang 64).

(Đã có khoảng 14 ngàn người túm tụm trong cái mà theo tôi nó là cái hầm chứa phân. Họ bẩn thỉu, chỉ có một ít đồ ăn hoặc nước và không có chỗ trú ẩn ngoại trừ một vài mảnh vải vắt ở giữa hai cây sào cắm dưới đất. Đây là lúc gió mùa và đành chịu cho sự bất tiện đó. Có thể họ đã phải từ bỏ sở hữu duy nhất cuả họ là một ruộng lúa nhỏ và một túp lều tranh. Nhưng họ đã sẵn lòng làm điều ấy để thoát khỏi nanh vuốt của cộng sản.)

Những chứng từ cho thấy Việt Minh không tôn trọng Hiệp định Geneva.

Có rất nhiều bằng cớ về điều này. Bằng cớ hiển nhiên không chối cãi được. Nếu tin được lời của ông Frank N. Trager trong Why, Viet Nam? Paul Mall Press, London, 1966, trang 97, một giáo sư ở Nữu Ước có thăm Việt Nam và cho biết có đến 95.000 người di cư ký trong đơn tố cáo Việt Minh vi phạm Hiệp định Geneva mà không được giải quyết.

Xin dẫn chứng từ của linh mục Trần Nam Bắc, một nhân chứng trong cuộc trong bài viết: “Le drame des réfugiés catholiques Vietnamiens”, Paris, mars 1955, trang 1-2 như sau:

Ces fuites s’accomplissaient dans des conditions émouvantes, déchirantes mêmes, car les Viet Minh, en pleine violation des accords de Geneva, ont tenté et continuent encore de s’y opposer. Ils ont employé d’abord la persuation, puis la force et nombreux sont les réfugiés blessés par les balles communistes. On a vu les habitants de villages entiers se mettre en marche vers la mer, traversant les rizìères, pour éviter les routes controlées par les forces Viet Minh, et construire des radeaux de fortune se lancant sur la mer avec de grandes risques, sans aucune certitude d’être secourus. Des centaines de fugitifs se noyèrent. Qui pourraient jamais imaginer le spectacle impressionnant du 6 novembre dernier, quand une foule de 2000 réfugiés attendait sur un banc de sable de Cửa Trà Lý d’êtres sauvès par des navires de nations amies..

(Thảm cảnh của người công giáo Việt Nam… Những cuộc tháo chạy trong những hoàn cảnh thật cảm động và đau lòng, bởi vì Việt Minh đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Geneva trong cố gắng chống lại Hiệp định ấy. Mới đầu họ còn thuyết phục khuyến dụ, sau đó dùng sức mạnh và nhiều người đã bị thương vì mảnh đạn của cộng sản. Người ta đã thấy hàng ngàn dân cả làng ùn ùn kéo nhau ra biển, đi tắt qua cánh đồng ruộng, tránh đi trên đường lộ bị kiểm soát bởi Việt Minh, rồi kết những bè mảng sơ sài đi ra biển với rất nhiều hiểm nghèo và chẳng có gì chắc chắn là sẽ được cứu vớt. Hàng trăm người di cư đã chết trên biển. Người ta làm sao có bao giờ có thể tưởng tượng ra cảnh tượng gây ấn tượng như thế vào ngày 6/11 vừa qua, khi một đám đông gồm 2000 người tị nạn trên một cồn cát ở cửa Trà Lý chờ được các tầu các nước bạn đến vớt đi.)

Xin dẫn chứng từ của tờ Fides, communiqué du 29/1, trang 28 như sau:

Dans les premiers jours de Janvier, 10.000 réfugiés catholiques qui s’étaient concentrés à BaLang pour rejoindre le Viet Nam du Sud, furent arrêtés par la force et conduits vers l’intérieur du pays, avant qua la commission Intertionnale puisseintervenir.Dans cette opératiom 5000 soldats Viet Minh seraient intervenus pour prendre d’assaut l’église dans laquelle les réfugiés s’étaient retranches. Ileut au cours de la rencontre des pertes de deux côtés, mais les réfugiés, qui disposaient seulement d’un armement inprovisé, furent rapidement mâitrisés. Tous furent conduits vers des destinations inconnues…”

(Vào những ngày đầu tháng giêng, 10.000 người tỵ nạn Thiên Chúa giáo đã tập trung ở Ba Làng để đi vào miền Nam, đã bị chặn bắt lại và dẫn độ vào sâu trong đất liền, trước khi Ủy Hội Kiểm soát đình chiến có thể can thiệp. Trong cuộc ruồng bắt này, 5000 binh lính Việt Minh đã tấn công vào nhà thờ trong đó các người tị nạn đang ẩn nấp ở đó. Trong cuộc đụng độ này, có sự thiệt hại cho cả đôi bên. Về phía người tị nạn chỉ có những võ khí sơ sài, tùy tiện nên dễ dàng bị Việt Minh khống chế… Tất cả đều được dẫn độ đến một nơi nào không ai hay biết…)

Tất cả những gì xảy ra ở Ba Làng cũng đã xảy ra ở Lưu Mỹ với 3000 giáo dân. Kết quả có 12 người chết, 50 bị thương và 200 người bị bắt sau đó. Ngày 26/9, hơn 2000 người di cư thuộc Hải Hậu, Bùi Chu bị Việt cộng ngăn chặn không được lên bến phà đi Nam Định, từ đó đi Hải Phòng. Họ chờ cả tuần lễ không được đi đành quay trở về nhà. Cũng vậy, 3000 người di cư Phát Diệm bị chặn lại ở Phủ Lý. Ngày 29/9, 3000 người di cư thuộc tỉnh Thái Bình bị chặn lại ở bến phà Nam Giang. Sau 15 ngày chờ đợi mỏi mòn, họ đành quay trở về nhà. Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến được thông báo đến nơi thì đám dân di cư đã không còn ai nữa. (Trích OPTF, trang 160)

Trong Cuộc di cư lịch sử cũng viết lại đầy đủ về sự vi phạm Hiệp Định Geneva của cộng sản như sau:

Tại Thanh Hóa, ngày 08/01/55, dân chúng Ba Làng, huyện Tĩnh Gia, tụ họp hơn hai vạn người đòi di cư bị bộ đội Việt cộng nã súng bắt giải tán. Số lính của chúng dùng để đàn áp nhân dân là 5 ngàn tên trang bị đầy đủ khí giới. Trái lại nhân dân chỉ có gậy, dao đánh lại Việt Cộng. Vụ lưu huyết xảy ra, bọn quân đội ngụy quyền cũng có nhiều đứa bị thương, bên nhân dân có 4 người thiệt mạng, 6 người bị thương (có một người đã di cư vào Nam) Sau cuộc đấu tranh đẫm máu này hơn 2 vạn người tập trung để di cư bị giải tán bắng võ lực, dân chúng Ba Làng bị khủng bố, đàn áp thẳng tay, nam nữ thanh niên bị Công an Việt Cộng bắt đem xử ngay tại một tòa án” nhân dân” ở làng bên. Kết quả hai người bị khổ sai chung thân, 4 người bị 20 năm và 22 người bị 12 năm khổ sai. Những người khác sau khi bị tra tấn dã man được lần lần trở về, nhưng bị quản chế , trừ 60 người bị chúng coi là hạng cầm đầu nguy hiểm nên bị đưa đi biệt tích. Tiếp đến vụ tàn sát ở Lưu Mỹ càng rung rợn hơn nữa..Rồi kết quả dân Lưu Mỹ bị 11 người chết, nhiều người bị thương và đến tảng sáng toàn thể dân chúng Lưu Mỹ bị bắt trói.

Dưới đây là chi tiết vụ cứu vớt đồng bào ở Trà Lý do một sĩ quan Hải quân ngoại quốc tham gia cuộc cứu vớt ấy kể lại:” Trong đêm 5 rạng 6-11-54, một tiểu hạm của Hải quân đang tuần hành ngoài khơi Trà Lý được một thuyền đánh cá cho hay rằng có trên 2000 người hiện đang lâm vào cảnh nguy hiểm trên bãi cát ngoài cửa biển Trà Lý. Tức thì Tiểu hạm ấy, báo tin cho tầu khác, “ tầu La Capricieuse”- LSM 9.052- LCT. 9065 đến tiếp tay cứu trợ…

Một ông lý trưởng cho biết có vào khoảng 30 ngàn người di cư ở tỉnh Phủ Lý muốn trốn đi mà không được: “The mayor also reported that approximately thirty thousand Vietnamese wished to evacuate around Phu Ly, but there was no way to confirm the report”. (Trích PPTF, trang 127)

Bác sĩ Dooley, vào năm 1960 được viện thăm dò Gallup cho ông là một trong số 10 người được dân chúng Mỹ ái mộ và câu chuyện về ông như sau:


image004

Dr. Thomas Anthony Dooley (1927-1961). Nguồn bettytisdale.com


On October 27, the French LST arrived in Hai Phong with a load of eighteen hundred Vietnamse from Van Ly; all of them rescued from sampans and bamboo rafts. The refugees reported that many in the group had been detained and beaten by the Viet Minh before their escape. Two of these refugees who were wounded by the Viet Minh as they escaped by raft from Bui Chu were treated by Lieutenant (junior grade) Thomas A Dooley, M.D, and Vietnamse Roman Catholic priest Father Khuê at the Haiphong hospital”. (Trích OPTF, trang 162)

Ngày 27/10, tầu Pháp LST chở 1800 người Việt Nam từ Van Ly đến Hải Phòng. Tất cả họ đã được cứu nguy từ những chiếc thuyền tam bản và những chiếc mảng tre. Những người tị nạn báo cáo rằng nhiều người trong nhóm họ trước khi trốn thoát đã bị Việt Minh giam cầm và đánh đập. Trong số những người tị nạn có hai người bị Việt Minh gây thương tích khi họ trốn đi từ Bùi Chu bằng chiếc mảng đã được bác sĩ Thomas A Dooley và cha Khuê điều trị tại nhà thương Hải Phòng.

Tất cả những ghi nhận ở trên chỉ cho thấy rõ rằng: cuộc di cư 1954 là một cuộc ra đi để đi tìm tự do và dân chủ, để tránh cộng sản. Người di cư đã bỏ nhà, bỏ cửa, chấp nhận tất cả với bất cứ giá nào- ngay cả mạng sống mình- miễn là được sống trong Tự Do.

Một số không nhỏ những vùng như Vinh, Bùi Chu, Phát Diệm, Nam Định, Phủ Lý đã bị Việt Cộng phá rối, ngăn chặn không cho đi. Một số những người di cư đi được cho biết đã phải trả 7000 đồng cho mỗi đầu người, trái ngược với những điều ông Trần Tam Tỉnh đã viết ở trên. Sự thất bại của chính quyền cộng sản là không ngăn chặn được “làn sóng di cư” ngay ở các tỉnh mà trước đây nằm dưới quyền kiểm sót của họ như k trong vụ bạo động nổ ra ở Quỳnh Lưu vào tháng 11/1956, thuộc tỉnh Nghệ An, chính quê quán của Hồ Chí Minh.Theo chính quyền:

giáo dân do sức ép của hàng giáo phẩm đã tập họp đông đảo, nơi 300 người, nơi 500, có mặt nhiều thanh niên. Ngày 12 và 13 tháng 11, hằng trăm người công giáo đã tụ tập đòi quyền di cư vào miiền Nam, hô khẩu hiệu ”Đả đảo cải cách ruộng đất” ,“Đả đảo cộng sản”, “đả đảo Trung Cộng”, “Đả đảo Nga Sô“, “Đức Mẹ muôn năm”. Vẫn theo báo cáo này: đã có những xung đột với bộ đội. Kết quả là mỗi bên có 5 người chết và nhiều người bị thương. Vài ngày sau, Hồ Chí Minh công bố quyết định sửa sai và cuộc sửa sai kéo dài đến cuối năm 1977…

(Trích Bản ghi về hội nghị Trung ương ngày 30/11/1956 do Bộ ngoại giao VNDCCH tổ chức).

Giữa những người di cư trong vùng tự do và người di cư trong vùng chiếm đóng của cộng sản, việc đi tìm tự do của loại người thứ hai khốn đốn và gian nan hơn nhiều.Thường ít ai lưu tâm đến “mảng nguời di cư” này. Họ phải đi lén lút, tổ chức đôi khi kéo đi cả làng, ra khơi trên những bè mảng ghép lại từ những cây tre và đôi khi xảy ra xung đột đẫm máu với chính quyền Việt Minh. Có báo cáo cho biết có những cuộc xung đột xảy ra có đổ máu, trong số đó giáo dân bị chết và bị thương có thể lên tới 50 người. (Trích Trần Thị Liên trong Vấn đề công giáo miền Bắc …) Người Pháp đã gửi 2 tầu đến Vinh để đón tiếp dân di cư vào cuối tháng 12/1954. Trung bình có 500 dân di cư Vinh được đón tiếp trong thời gian này mà tổng số lên đến 10233 ngàn người. (Trích OPTF, trang 186)

Việt Cộng cũng đã dùng đủ mọi cách để ngăn chặn làn sóng di cư này như tuyên truyền rỉ taị, đe dọa, rải truyền đơn, ngăn cản cấm đoán và đôi khi dùng cả võ lực để ngăn chặn làn sóng di cư này. Điển hình là nhạc sĩ Thẩm Oánh làm cho đài Radio Hà Nội bị Việt Minh đe dọa tính mang nên ông yêu cầu được di cư vào miền Nam ngay lập tức. Giám đốc chương trình Phạm Mạnh Phan thì không muốn nhận trách nhiệm di dời các trang thiết bị đài xuống Hải Phòng. Cuối cùng vì thiếu sự quản lý chặt chẽ, các trang thiết bị đó cũng biến mất ít lắm là 20%, và dù được chuyên chở vào trong Nam, đài phát thanh Hà Nội cũng không hoạt động trở lại được. Việt Minh cũng tìm cách mua lại các nhà in như trường hợp nhà in tờ báo Pháp, tờ l’Entente cho một kẻ vô danh với giá 780.000 động Việt cộng dùng những nhà in này để phổ biến truyền đơn và để ngăn cản làn sóng người di cư.

Để đánh bạt những loại tuyên truyền này, Hải quân Mỹ không có giải pháp nào hơn là đối xử tử tế với người di cư, cho ăn uống đàng hoàng và chữa bệnh săn sóc người đau ốm, mặc dầu có nhiều khác biệt văn hóa (Clash of culture).

Vai trò của Ủy Hội Quốc tế kiểm soát đình chiến International Control Commission (ICC)

ICC có ba đại diện là Ba Lan, Ấn Độ và Gia Nã Đại. Nhưng vì thiếu thốn phương tiện di chuyển nên lệ thuộc vào chính quyền địa phương là Việt Minh. Họ bó tay, bất lực. Việt Minh dàn cảnh mỗi khi họ muốn đến thăm một nơi nào.

Bác sĩ Tom Dooley kể lại kinh nghiệm của ông về vai trò của ICC như sau:

“Quand les représentants de la visitaient un village, ils placaient une table sur la place publique et faisaient savoir que n’importe qui, désirait parler avec eux, pouvait le faire. Mais aux abords du village, les Viet Minh bloquaient les routes, pour assurer, disaient ils la protection des membres de la Commission. De cette manière, ilks ne pouvaient receullir des informations et des plaintes que d’un nombre limité de personnes, qui étaient par la suite soumise à des représailles”.

(Trích trong Catholiques et Bouddhistes au Viet Nam, Piero Gheddo, trang 90)

(Khi đại diện Ủy Hội Quốc tế đến thăm một làng, Việt Minh đã đặt một cái bàn ở một nơi công cộng và cho hay rằng bất cứ ai muốn tiếp xúc với phái đoàn đều có thể nói chuyện. Nhưng ở đầu làng, Việt Minh đã chặn đường mà theo họ là để bảo đảm an ninh cho các đại diện của phái đoàn. Bằng cách đó, đại diện phái đoàn chỉ có thể lấy được những thông tin và những khiếu nại của một số người rất giới hạn mà sau đó họ có thể bị trả thù.)

Ký giả người Anh Robert Cardigan viết trên tờ The Tablet, Londres, ngày 12/2/1955, trang 125-153 như sau:

“Sự bất lực của Ủy hội quốc tế trong nhiều trường hợp trong đó họ không thể can thiệp trực tiếp giúp cho người tị nạn có quyền chọn lựa ra đi và đôi khi quá trễ, bởi vì những người di cư trốn đi đã bị bắt nhốt. Hoàn cảnh của những người di cư khốn khổ này đã bắt buộc nước Pháp của đại tướng Brebisson ở Paris can thiệp với Commission d’armistice”.

Cũng cùng một nhận xét tương tự Ronald B. Frankum, Jr. viết:

The ICC was incapable for dealing with violations of the Geneva Agreements and the inconsistency of Viet Minh relocation. The Polish delegation never failed to block American and South Vietnamese concerns about the Viet Minh, while the North Vietnamese perceived the Canadian representative to be nothing more than a puppet of the United States.The Canadian members of the ICC were not reluctant to mention the difficulties in working with the Polish representatives of the ICC. In a conversation with Ainalie Kerr, Ottawa correspondent for the Catholic weekly Ensign, several Canadian delegates confided in the reporter that they were faced with insurmountable obstacles with the ICC”. (Trích OPTF, trang 166)

ICC không đủ khả năng để đối đầu với sự vi phạm Hiệp định Geneva và hành động mâu thuẫn của Việt Minh. Đại biểu Ba Lan đã thành công trong việc ngăn chận mối lo ngại của Mỹ và Nam Việt về vấn đề Việt Minh, trong lúc Bắc Việt nhận thấy đại diện Gia-Nã-Đại không gì khác hơn là một thứ bù nhìn của Hiệp Chủng Quốc. Các thành viên Gia-Nã-Đại của ICC đã không ngại ngần gì đề cập đến những khó khăn khi họ phải làm việc với đại diện Ba Lan của ICC. Trong cuộc đàm thoại với Ainalie Kerr, phóng viên ở Ottawa cho tờ báo tuần Ensign, vài đại biểu Gia-Nã-Đại có tâm sự với người ký giả rằng họ phải đương đầu với những chướng ngại không thể vượt qua được với ICC.

Trong tờ Actualité, ra ngày 15/04, 1955, trích lại trong sách của Piero Ghedo, tác giả bài báo dự đoán, nếu không có những vụ bắt bớ, ngăn chặn, hăm dọa thì số lượng người di cư không phải chỉ là con sồ gần một triệu người, mà có thể là 3 triệu người.

Con số đưa ra có thể hơi xa thực tế.

Có một nhận xét mà Việt Minh không chối cãi được là các cuộc di cư từng cả làng lại là những người di cư ở trong vùng Việt Minh chiếm đóng từ năm 1946… Chính những người dân đã từng sống dưới chế độ cộng sản trong 9 năm chiến tranh dưới quyền kiểm soát của họ lại là những người muốn ra đi trước nhất. Xin trích dẫn một đọan trong tờ Missi, 1956, số 2, trang 41:

Contastation humiliante (pour le Viet Minh) la poussée la plus impétueuse et la plus persistante vers le Sud vient des provinces qui, depuis 1946, se trouvaient entìèrement sous le régime Viet Minh”.

Một điều đáng lấy làm tủi hổ cho Việt Minh là người ta nhận thấy làn sóng người di cư kiên trì nhất và dữ dội nhất muốn di cư vào Nam lại là những tỉnh hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của chế độ của Việt Minh từ năm 1946.

Hóa cho nên, càng sống với Việt Minh thì càng muốn trốn thoát khỏi bọn họ. Bài học càng đậm, càng sâu, càng thấm thía.

Chứng từ của Ronald B. Frankum.Jr:

Earlier, a priest who had escaped by sampan from Thai Binh told American officials that twenty thousand civilians from that district and fifty thousand from neighboring district wanted to leave for the South but were denied transit to Hai Phong by the Viet Minh … On october 1, two thousand refugees arrived at Camp Pagoda in Hai Phong after a seventy-mile journey through Viet Minh-held territory aboard twenty-seven sampans. The new arrivals informed camp officials that another fifty sampans were behind them trying to make their way to the embarkation point”. (Trích OPTF, trang 139-140)

Một linh mục đã trốn thoát được khỏi Thái Bình bằng bè mảng đã nói với các viên chức Hoa Kỳ rằng còn có 20 ngàn thường dân ở Thái Bình và 50 chục ngàn người khác ở vùng lân cận đã muốn đi vào miền Nam, nhưng đã bị Việt Minh ngăn chận không cho đến Hải Phòng. Vào ngày 1 tháng 10, 2.000 người tị nạn đã tới trại Pagoda ở Hải Phòng sau một cuộc hành trình dài 70 dặm xuyên qua lãnh thổ Việt Minh trên 27 chiếc thuyền tam bản. Những người mới đến đã thông báo cho các viên chức ở trại rằng còn có 50 chiếc thuyền tam bản nữa đi đằng sau và đang cố tiến đến điểm tiếp cư.

Dựa theo tài liệu chính thức của chính phủ VNCH kể từ ngày 07/07/1954 đến 07/07/1960, phái đoàn chính phủ VNCH đã chuyển Ủy Hội Quốc tế 3.755 lá đơn xin can thiệp cho 84.129 người và 1.973 gia đình ở miền Bắc di cư vào miền Nam.

Phái đoàn đã chuyển cho Ủy Hội Quốc -Tế 13.015 lá đơn xin can thiệp cho 13.843 người bị Việt Cộng ép buộc tập kết ra Bắc. Việt Minh khuyến dụ các cán binh tập kết ra Bắc để gia đình vợ con ở lại trong Nam, hứa hẹn 2 năm sẽ trở về. Sau hai năm, tin trở về vẫn biệt tăm. Họ làm đơn kiện đòi chồng đòi con, yêu cầu Ủy Hội Quốc tế can thiệp. (Trích Hồ Đắc Huân, Sáu năm hoạt động của chánh phủ, trang 256)

Không bao giờ có hồi âm hay hướng giải quyết của chính quyền cộng sản. Sau đây xin ghi lại một câu truyện lý thú xảy ra khi có lệnh tập kết ra Bắc.

Trong số người tập kết, người viết quen biết con gái một gia đình của một cặp vợ chồng trẻ. Đã bao lần, người viết có dự định viết lại câu chuyện đẹp này để nhận ra những tình người trong những hoàn cảnh ngang trái, éo le. Không phải để trách ai, nhưng để thấy và để cảm nhận. Nay xin mượn mấy dòng này kể lại câu chuyện người chồng tập kết ra Bắc để lại vợ trẻ và một cô con gái chừng vài tuổi. Người vợ trẻ đành kiếm kế sinh nhai, mở một quán nước, nhờ đó quen biết một trung úy quân đội VNCH. Người sĩ quan này có một tấm lòng hào hiệp chấp nhận lấy người phụ nữ này đồng thời coi đứa bé gái như con ruột, nuôi nấng dạy dỗ bé gái đó nên người. Trước 75, cô con gái nay đã là một thiếu nữ xinh đẹp, tốt nghiệp cử nhân luật.

Không có tấm lòng của bố nuôi làm sao cô đạt được những điều như vậy. Còn vị trung úy sau là đại tá trong quân đôi VNCH. Ông bị đưa đi học tập cải tạo.

Phần cô gái, ra nước ngoài, mở quán ăn, vừa học vừa làm để nuôi con, miệt mài lo học lại luật ngành chưởng khế. Nay cô đã là một chưởng khế nổi danh, tham dự và giúp đỡ vào nhiều công tác xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt.

Nhưng cô vẫn canh cánh bên lòng, phải tìm lại người cha ruột tập kết ra Bắc, nay lưu lạc nơi nào. Sau nhiều thời gian và thử thách, cô đã quyết tâm về VN một chuyến, lên Di Linh, vào trong vùng sâu, nơi ông già tập kết nay về hưu ở với con cái của ông.

Nỗi mừng đã gặp. Nhưng không khỏi ngậm ngùi cảnh ông già có đời sống không khấm khá. Cô quyết định bỏ tiền ra xây nhà và giúp đỡ các đứa em cùng cha khác mẹ.

Chiến tranh làm chia lìa, làm tan đàn rã gánh, nhưng chính ở nơi ấy vẫn có những tấm lòng, vẫn có tình người vượt lên trên những hận oán không dễ dầu gì tránh khỏi.

Tín Phiếu và vàng của đồng bào di cư vào Nam

Đây cũng là những chi tiết tài liệu khá lý thú. Đây là những số tiền mà Việt Cộng đã tịch thu của đồng bào cũng như số tiền tín phiếu Hồ Chí Minh tổng cộng là: 2.533.257.860 đồng. Số tiền mà Việt Minh đã nuốt không của đồng bào liên khu V khi di cư vào Nam tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định.

Như trường hợp đòi đất ở Thái Hà hiện nay, bao giờ đến lượt chúng ta vác đơn ra tòa án quốc tế để kiện đồng loạt về sự chiếm hữu tài sản đất đai của người di tản và nhất là tài sản của các giáo hội như trường học, nhà thương, các cơ sở xã hội sau 1975? (Trích Hồ Đắc Huân, 6 năm hoạt động của chính phủ VNCH, trang 257)

Tiếp theo là vô số thư phản kháng gửi Ủy Hội về vấn đề phá rối miền Nam (trường hợp Việt Minh ám sát đại tá Hoàng Thụy Nam, đại diện chính phủ VNCH bên cạnh Ủy Hội), phá hoại đường xá, cầu cống, đường sắt và các hồ sơ tư pháp của hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.

Phái đoàn bên cạnh Ủy Hội của VN cũng cho xuất bản một cuốn Bạch thư bằng tiếng Pháp, sau dịch ra tiếng Anh, năm 1959 (trích Hồ Đắc Huân với cuốn 6 năm hoạt động của chính phủ VNCH) để kết án cộng sản vi phạm Hiệp định Geneva.

Những ngày cuối cùng ở các trại tạm cư Hải Phòng

Xin nhấn mạnh một chi tiết là việc rút quân không đồng loạt là 300 ngày, nhưng được định riêng cho từng khu vực với các thời hạn khác nhau. Nhất là trong việc di chuyển quân đội Pháp. Quân đội Liên Hiệp Pháp phải rút khỏi:

– Khu Hà Nội: 80 ngày
– Khu Hải Dương: 100 ngày
– Khu Hải Phòng: 300 ngày

Rồi thì cái thời gian hết hạn nó cũng sẽ đến.

Nhưng ngày 12/10 cũng đánh dấu giai đoạn đầu của cuộc di cư đã chấm dứt và đã thành công với hơn 200.000 đã được đưa vào miền Nam. Đây cũng là lúc mọi người chờ xem Việt Minh, kẻ mới tới, đối xử ra sao với người dân Hà Nội? Nhiều người hy vọng rằng sẽ được đối xử tử tế?

Dĩ nhiên còn lại 200 ngày của Hải Phòng để người dân nhận biết vàng thực hay vàng giả. Vì thế, không ít người đã trì hoãn lại việc ra đi vào miền Nam. Cộng thêm tết nhất gần tới, dân quê thì muốn thu gặt cho xong… Bấy nhiêu lý do để người di cư sống chờ đợi. Wait and see.

Dưới đây, xin ghi lại chứng từ của bác sĩ Dooley, một trong những người Mỹ cuối cùng còn ở lại miền Bắc, Hải Phòng trước thời hạn tiếp thu. Bác sĩ Dooley (1927-1961) làm việc trên tầu USS Montague, sau ông tình nguyện làm việc cho các trại tạm cư tại Hải Phòng, ông được đại tá tình báo Edward G. Landsdale tin dùng. Sau 1955, ông tình nguyện sang Lào mở chẩn y viện rồi bị bệnh ung thư, ông chết rất sớm. Có những vận động phong thánh cho ông, nhưng không có kết quả, ông bị tai tiếng vì đồng tình luyến ái.

Sau này, TT Kennedy, nước Mỹ coi ông như một biểu tượng cho giới trẻ Mỹ.

image006


Nguyên văn lời tưởng lệ Thủ tướng Diệm đọc tại phòng họp Nội các trước Bs Tom Dooley và quan khách (May 12, 1955 – Sau này Đại tá E. Landale cho Dooley hay nguyên văn bản tưởng lệ do chính Landale đánh trên bàn máy của mình. Nguồn: Dr. America: The Lives of Thomas A. Dooley, 1927-1961, (trang 60), James T. Fisher

Nhưng đối với người Việt thì coi ông tượng trưng cho lòng nhân đạo và lòng bác ái.

Cuộc di cư này đậm nét với biểu tượng hình ảnh bác sĩ Dooley. Người Việt di cư còn rất xa lạ với người Mỹ. Nhưng qua bác sĩ Dooley như một thứ đại sứ tinh thần, người Việt di cư nhìn người Mỹ với đôi mắt thiện cảm và lòng biết ơn.

Không mấy người Việt di cư mà lại không một lần nghe về vị Bác sĩ này. Ông đã sát cánh bên cạnh người di cư từ lúc đầu đến lúc cuối, nhờ đó ông báo cáo những khó khăn đủ loại mà người di cư gặp phải trong lúc tạm thời ở các trại tiếp cư. Ông cũng là một trong những người Mỹ cuối cùng ở lại để thu dọn các trại tiếp cư trước khi ra Đồ Sơn và từ đó lên tầu vào Miền Nam. Bác sĩ Dooley đã ghi lại hồi ức cái ngày cuối cùng đáng ghi nhớ ở Hải Phòng như sau:

It was relatively quiet during the transition. The Navy Base close to day, the piers are gone, the building are emptied. There is nothing left in my warehouse there; all have been transferred to the ship.” (Trích OPTF, trang 204)

“Trong lúc chuyển tiếp thì tương đối yên ổn. Căn cứ Hải quân hôm nay đóng cửa, các bến tầu đã mất dạng và tòa nhà thì trống không. Chẳng còn thứ gì trong kho hàng của tôi ở đó cả, tất cả đã được chuyển lên tầu rồi”.

Điều này cần được nhấn mạnh thêm, vì phần đông người di cư đã không biết rằng, trong cuộc di cư người này, cả người Mỹ và người Pháp đều không muốn để lại bất cứ tài sản vật chất nào xét ra có lợi cho cộng sản. Ngoài 300.000 ngàn tấn trang thiết bị quân sự trù liệu được chở vào Nam. Phần còn lại gồm phần lớn các cơ sở kỹ nghệ nhẹ được người Pháp và chính quyền Quốc gia giúp đỡ để chuyên chở vào miền Nam. Người ta trù liệu đến việc tháo gỡ nhà máy cement Hải Phòng, mỗi năm sản xuất khoảng 400.000 tấn. Mỏ than Hòn Gai chừng 2 triệu tấn/năm, nhà máy dệt Nam Định v.v… Cho dù, dự định tháo gỡ toàn bộ trang thiết bị không thể thực hiện đồng bộ thì công việc tháo gỡ từng phần cũng gây trở ngại không ít cho chính quyền Việt Minh sau này.

Ngày 9 tháng 5, chuyển giao quyền hành cảng Hải Phòng cho Việt Minh mà không có điều gì trục trặc xảy ra kết thúc hơn một năm trời việc tiếp đón và chở người di cư miền Bắc vào miền Nam.

Chiếc tầu chiến cuối cùng của Mỹ rời Đồ Sơn là chiếc General Brewster mang theo toàn bộ lực lượng an ninh của Pháp còn ở lại cũng như tất cả các trang thiết bị của họ. Chưa kể hơn 500 người di cư cuối cùng trong đó có người cha và đứa con gái ra di để lại vợ, vì bà này không muốn đi khỏi Hà Nội.

Giai đoạn di cư: Operation Passage to Freedom.

Để di chuyển hơn 800.000 người di cư từ miền Bắc vào miền Nam, một mình người Pháp và chính quyền quốc gia không thể nào cáng đáng nổi.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã kêu gọi sự giúp đỡ của người Mỹ vào công việc này. Tổng thống Eisenhower hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tướng Diệm đã ra lệnh cho Chủ Lực (Task Force) 90 của đệ thất hạm đội Mỹ đến Việt Nam giúp đỡ việc chuyên chở người di cư. Đoàn này đã trở thành những chiến sĩ hòa bình giúp đỡ dân chúng miền Bắc đi tìm tự do. (Trích Cuộc Di Cư Lịch Sử, trang116)

Kể từ ngày 8 tháng 8 cho đến 20/ 8/1954, chương trình của quân đội Pháp là di chuyển bằng máy bay vào khoảng 1500 người mỗi ngày với tổng số 15.400 người. Cho đến tháng 5 năm sau, máy bay Pháp đã di chuyển vào Nam được 172.783 thường dân Việt Nam, 6187 quân đội quốc gia và 25.459 quân đội Pháp. Cộng chung, máy bay của Pháp đã chuyên chở đươc 213.635 người di cư, 11.206 thường dân Pháp.

Tầu của Pháp cũng di chuyển được tổng cộng là 234.975 người di cư. Nếu cộng chung hai số lượng người di cư vào miền Nam bằng máy bay và bằng thuyền thì người Pháp đã chở được gần nửa triệu người di cư vào miền Nam, con số chính xác là 448.610 người. (Trích OPTF, trang 205)

Số còn lại hơn 300.000 người di cư là do người Mỹ đảm trách theo kế hoạch có tên Operation Passage to Freedom.

Những con số vừa nêu trên so với tài liệu chính thức trong Cuộc Di Cư lịch sử của Phủ Tổng Ủy di cư cũng không mấy khác khác biệt.

Theo tài liệu trong Cuộc Di Cư lịch sử , máy bay Pháp chở được 4280 chuyến, tổng cộng 213.635 người. Bên cạnh máy bay của Pháp còn có các hãng máy bay tư giúp sức như Air France, Air-Việt Nam, Autrex, Aigle-Azur, Air-Outremer, Cat, Cosara và U.A.T. Đó là cây cầu hàng không lớn nhất nối liền giữa Hà Nội, Hải Phòng- Sài Gòn, dài 1174 cây số.

Trong lòng mỗi chiếc máy bay đã được tháo gỡ hết các ghế và dụng cụ để dành thêm chỗ rộng trở thêm được nhiều người tỵ nạn.

Tàu thủy Pháp chở được 338 chuyến, tàu Mỹ 109 chuyến, tàu Anh 2 chuyến, tàu Trung Hoa, 2 chuyến, tàu Ba Lan, 4 chuyến, tổng cộng là 555.037 người.

Và một số người đi bằng phương tiện riêng là 102.861 người.

Cộng chung tất cả là 871.5533. Một con số được coi là khá chính xác. (Trích Cuộc Di Cư lịch sử , trang 120)

Trước khi thực hiện kế hoạch này, người Mỹ đã chuẩn bị kỹ càng mọi chuyện như thăm dò cảng đỗ cho tầu chạy dài từ Hải Phòng ra đến Đồ Sơn, phòng ngừa sự phá hoại của Việt Minh đối với các tầu chiến đậu ở cảng và ngoài khơi Hải Phòng.

Chuẩn bị đủ các loại tầu cho việc di chuyển này: đủ loại tầu tiếp viện, đủ loại tầu đổ bộ, đủ loại tầu chở xe tăng, thiết giáp, tầu sửa chữa, tầu cao tốc, tầu tấn công, tầu dầu, tầu bệnh viện vv.. Tất cả là 113 chiếc.113 chiếc này đã chuyển người từ Bắc vào Nam, có chiếc đã 3 hoặc 4 lần di chuyển từ Bắc vào Nam. Chẳng hạn các tầu há mồm LST đã để ra 651 ngày hải trình trên biển. Loại tầu LCU để ra 579 ngày. Loại tầu APA 264 ngày. Tổng cộng toàn thể các tầu Mỹ đã để ra 2181 ngày hải trình để chuyên chở người di cư từ Bắc vào Nam. (Trích OPTF, trang 139)


Đó là những con số khó có thể tưởng tượng ra nổi. Nó nói lên nhiều điều, trong đó báo hiệu kể từ nay, nước Mỹ sẽ còn dính dáng nhiều đến chính thể miền Nam còn non trẻ. Những tên tuổi như Eisenhower, Nixon, Kennedy, Johnson, Kissinger, Mc Namara sẽ gắn liền với những biến cố lớn nhỏ ở miền Nam.

Số phận dân miền Nam nay tùy thuộc họ. Lúc đầu họ đến với những hào quang, lòng kính phục, lúc họ đi chỉ còn là cay đắng và miệt thị.


(Còn tiếp)

 

Sunday, November 3, 20242:33 PM(View: 202)
Chia ly nuối cuộc Tình Sầu Âm dương nửa bước, qua cầu Tử, Sinh Cám ơn em, giữ tấm hình Trong tim ngày ấy, thâm tình còn lưu Mai sau trong cõi sương mù Đồng khô, hoa cỏ hoang vu … nhớ Người.
Sunday, November 3, 202412:25 AM(View: 144)
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Saturday, November 2, 20242:08 PM(View: 172)
Tuy nhiên chúng ta cũng hãy tin người dân Mỹ yêu nước sẽ dùng lá phiếu để chọn người đại diện đúng nhất cho mình. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ chờ đợi kết quả ai sẽ là vị Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Saturday, November 2, 20242:04 AM(View: 160)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CON ĐƯỜNG TÔI VỀ - Nhạc Lê Tín Hương - KIỀU OANH Trình bày KIỀU OANH Thực hiện Youtube
Saturday, November 2, 20241:45 AM(View: 115)
Sau vài câu thăm hỏi, chúng tôi nhắc vài mẫu chuyện xưa khi còn đi học và Hải đã kể cho tôi nghe câu chuyện trên và lúc nào Hải cũng bắt đầu câu nói bẳng “Mày biết không?
Saturday, November 2, 20241:26 AM(View: 161)
và nghe mấy đứa con bà bàn tán về một “điểm hẹn” tụi nhỏ không bao giờ bỏ qua trong ngày lễ Ma, đó là ngôi nhà màu hồng to lớn và thật đẹp ở góc đường của bà “Phù Thủy.”
Saturday, November 2, 20241:25 AM(View: 161)
Thì ra đàn bà nào cũng sợ bị chê già, chê xấu. Đêm nay em là ma và là một con ma dễ thương như những ma quỷ trẻ con dễ thương đã đến nhà mình trong đêm nay đấy.
Saturday, November 2, 20241:13 AM(View: 264)
Đôi bờ độ giới âm dương Ai người nhang khói thắp hương phụng thờ Yên lành giấc ngủ xuân mơ Halloween Nhớ, vỗ bờ sóng dâng. Về đây vui với thế nhân Tao còn ở lại nợ nần chưa xong
Friday, November 1, 20244:35 PM(View: 187)
Người góa phụ ngồi im bên mộ vắng Khói hương buồn bay quấn quít nghĩa trang Mùa thu Cali lá thay chiếc áo vàng Tóc nàng đã bạc màu theo năm tháng.
Friday, November 1, 20242:39 AM(View: 162)
Con đường tôi về, niềm đau tan tác Đón chào tôi, chập choạng, bước chân hoang Quê Mẹ đó, giờ như manh áo rách Rách tả tơi, vá mãi vẫn điêu tàn…
Tuesday, October 29, 20242:14 AM(View: 540)
Chấp tay cảm tạ Đất+Trời Quá may sống sót,thảnh thơi Tuổi Già 50 năm xứ “Cờ-Hoa” “Bạn-Vàng” quen biết dần dà hiếm hoi Tôi đành yên phận lẻ loi “Cháu Con Thế Bạn”chả đòi gì hơn!
Tuesday, October 29, 20241:48 AM(View: 234)
Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực. Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?
Friday, October 18, 20243:48 AM(View: 551)
Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10.
Friday, October 18, 20243:02 AM(View: 621)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Friday, October 18, 20242:04 AM(View: 588)
Mỗi con dốc là một con đường Sáng qua chiều lại nắng tơ vương Vàng phai áo mộng bay đầu ngõ Tơ tóc mây rừng thông ngát hương Lá rụng chiều phai chùng kỷ niệm Sỏi buồn lạc dấu nẻo công viên
Thursday, October 17, 20243:15 AM(View: 794)
Cuối cùng, tôi đã tìm cách xin đổi đi... Vào Nam, tôi xin Bộ Giáo dục đổi về dạy tại trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hoà, một nơi hoàn toàn mới đối với tôi, nhưng lại rất gần Sài Gòn
Thursday, October 17, 20241:27 AM(View: 565)
Từ Xuân xanh Hạ vàng Thu tím đỏ Lá Diêu Bông thay đổi sắc ba lần Mà sao... Bé vẫn hoài chưa kịp lớn Cầm lá Diêu Bông chờ Đông tới... Chim về.
Wednesday, October 16, 202411:16 PM(View: 531)
Tạ ơn Phật, Chúa, Thần-Linh Phù đồ dung rủi gập ghình trải qua Bây giờ trực diện Tuổi Già Lất lay giờ giấc thiệt là cực thân Thuốc men, kiêng cử nhọc nhằn Khi quên lúc nhớ lần khâng mù mờ
Wednesday, October 16, 20243:42 AM(View: 810)
Thôi rồi, tóc nhớ hương xưa Mùi thơm dạ lý như vừa thoảng mơ Nhớ em phố vẫn đợi chờ Ta ngồi viết nốt, Bài Thơ Tháng Mười...
Wednesday, October 16, 20243:24 AM(View: 908)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Wednesday, October 16, 20242:35 AM(View: 979)
Robert Schumann (1810-1856) và Clara Schumann (1819-1896) là cặp vợ chồng nhạc sĩ nổi tiếng thế giới, người Đức. Schumann dẫn đầu phong trào nhạc lãng mạn,
Wednesday, October 16, 20242:30 AM(View: 413)
Dòng sông nước chảy êm đềm Chở theo thương nhớ trăng đêm nguyện cầu Mát trong dòng nước cạn sâu Chiều êm gió thổi qua cầu nhân luân.
Saturday, October 5, 20241:56 AM(View: 708)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 20241:15 AM(View: 1612)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 202412:24 AM(View: 823)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Saturday, October 5, 202412:19 AM(View: 973)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: KỶ NIỆM NÀO BUỒN - Nhạc HOÀI AN - KIỀU OANH Trình bày KIỀU OANH Thực hiện Youtube
Friday, October 4, 202411:51 PM(View: 1923)
Thì thôi vậy sẽ cố quên chuyện dữ Núi rừng xa giữ lại một lời chào. Tôi vẫn hỏi tôi, phải không vòm lá cũ Mà bước chân về sao cứ mãi chênh chao.
Friday, October 4, 20242:01 AM(View: 494)
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Friday, October 4, 20241:30 AM(View: 949)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 20241:08 AM(View: 806)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Thursday, October 3, 202411:42 PM(View: 1240)
Đã biết rằng đời có tử sinh Bệnh đau là chuyện của chúng mình Một ngày còn khỏe là phước báo Hãy sống an lành sống văn minh.
Sunday, September 22, 20242:06 AM(View: 1093)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 202411:53 PM(View: 952)
Hãy thử so sánh cuộc đời của Trân Huỳnh Duy Thức, một nhà khoa học Việt Nam với Václav Havel, một nhà văn Tiệp Khắc,
Saturday, September 21, 202411:46 PM(View: 2423)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Saturday, September 21, 20246:05 PM(View: 566)
Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.
Friday, September 20, 20242:23 AM(View: 2869)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 20241:26 AM(View: 1962)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Thursday, September 19, 202412:40 AM(View: 1294)
Từ giã Ngô Quyền chiều gió lộng Nắng sân trường soi bóng em qua Như đàn chim tung cánh bay xa Học sư phạm làm cô giáo trẻ.
Wednesday, September 11, 202412:11 AM(View: 1559)
Thế gian đâu có thuốc tiên? Cao Niên Lão Hoá Tự Nhiên Luật Trời! Người Già giống “babe” thôi Cuộc đời lưỡng cực sinh thời phải mang
Sunday, September 8, 20242:47 PM(View: 2293)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 20242:52 AM(View: 9744)
Những công trình tâm huyết đầy tính nhân văn mà thầy Thành đã dốc cạn trí tuệ, dốc cạn công sức và thời gian của cuộc đời nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực...
Sunday, September 8, 20242:51 AM(View: 7563)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 202412:35 AM(View: 1984)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Saturday, September 7, 20242:58 AM(View: 527)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Saturday, September 7, 202412:53 AM(View: 2576)
các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..
Saturday, September 7, 202412:36 AM(View: 1622)
Tháng Chín Theo Về buồn úp mặt Mưa mùa hay nước mắt thu rơi Nén những thương đau vào tâm thất Cuộc tình như nước cuốn hoa trôi...
Friday, September 6, 20242:39 AM(View: 3052)
Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè.
Wednesday, September 4, 20245:27 PM(View: 1468)
Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, ...
Wednesday, September 4, 20244:29 PM(View: 1961)
Tôi không biết anh Nhật Tiến có sinh hoạt Hướng Đạo cho đến khi gặp Anh tại trại họp bạn Hướng Đạo Giữ Vững 1970 tại Suối Tiên Thủ Đức và được sinh hoạt chung với Anh từ năm 1971
Wednesday, September 4, 20242:42 AM(View: 1163)
Cám ơn người đã dừng chân ghé bến Bến yêu thương, bến quí trọng, thân tình Nếu ta cùng chung một kiếp nhân sinh Thì ta hãy thương yêu trong cuộc sống
Monday, August 26, 20241:27 AM(View: 4018)
Và thế tôi xin mượn âm điệu bài hát 'NGÀN THU ÁO TÍM" của nhạc sĩ Vĩnh Phúc và Hoàng Trọng để diễn tả cuộc tình thật đẹp của những đôi tình nhân cùng học trường Ngô Quyền Biên Hòa.
Monday, August 26, 202412:51 AM(View: 1237)
Bước vào năm 2000 của thế kỷ 21 chúng tôi quyết định vào mùa hè đi thăm nước Mỹ bằng cách lái xe xuyên bang qua các vùng thuộc miền Trung và Đông Bắc của nước Mỹ ...
Sunday, August 25, 20242:11 AM(View: 1156)
Nào ai biết được mai sau? Bạn ơi bạn hỡi hãy mau thương người! Gặp nhau xin tặng nụ cười! Đem niềm hạnh phúc cho người mình thương.
Sunday, August 25, 20242:04 AM(View: 1192)
Quả thực, Francoise Sagan là một hiện tượng văn học phổ biến một cách rộng rãi ở miền Nam. Sagan có lối viết thật ngắn, gọn.
Sunday, August 25, 20241:59 AM(View: 1617)
Thì em cứ gọi mưa về Cho tôi ướt hết bộn bề những riêng. Chiều vương trên giấc cô miên Nhìn ra có bóng truân chuyên của người
Friday, August 23, 202411:51 PM(View: 1200)
Năm 1970, chiếu theo giấy phép số: 3343/GD/KHPC/HD/7 thiết lập Nữ Học Viện bậc Đại Học, áp dụng mô thức một Viện Đại Học Cộng Đồng
Tuesday, August 20, 202411:03 AM(View: 1293)
Tháng Bảy Vu Lan Báo Trọng Ân Xót xa Phụ Mẫu biệt dương trần Lòng buồn nhớ thuở long đong số Dạ tủi thương thời vất vả thân Khắc khoải vì con Cha tận lực Băn khoăn bởi cháu Mẹ ân cần
Tuesday, August 20, 202410:35 AM(View: 1325)
Ngày18/8/2024 tin tài tử đẹp trai huyền thoại của Pháp: Alain Delon không còn nữa khiến những người hâm mộ nghệ thuật thứ bảy không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối.
Tuesday, August 20, 202410:07 AM(View: 1384)
Kể lại câu chuyện trên tôi nhớ lại thời gian ngắn ngủi làm việc thiện nguyện cùng với YMCA. Nhắc đến ông Ronald Luce tôi có hai điều đáng nhớ.
Tuesday, August 20, 20249:38 AM(View: 700)
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Tuesday, August 20, 20249:32 AM(View: 3432)
Mùa chay tháng bảy pháp như Bước chân hành giả đạo từ gian nan Ngày rằm Tháng Bảy Vu Lan Phù trì độ giới gia cang an lành...
Sunday, August 18, 20241:19 AM(View: 2544)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung - Hồng Vân diễn ngâm Duy Quang thực hiện Youtube
Monday, August 12, 20241:21 AM(View: 2349)
Chào tạm biệt, và cảm ơn Paris. Bốn năm nữa, tháng 7 năm 1928, Thế vận hội Los Angeles sẽ mang màu sắc của "thành phố Thiên thần" .
Sunday, August 11, 20244:26 PM(View: 1621)
Ai nói mẹ chồng không thương con dâu. Bà mẹ chồng tôi viết ở đây là minh chứng cho tình yêu thương tuyệt vời của một người mẹ. Hãy mở lòng ra và yêu thương chân thật, ta sẽ nhận lại được nhiều hơn ta nghĩ.
Sunday, August 11, 20244:15 PM(View: 3038)
Hương linh Diệu Đạt Huỳnh Thị Ba Rời bỏ nhục thân chốn ta bà Đi về đất Phật hồn thanh thản Nương theo ánh sáng Phật Di Đà.
Sunday, August 11, 20241:45 AM(View: 1996)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THẤT TÌNH - Phổ từ bài thơ "MINH KHÚC 3" của Nguyễn Tất Nhiên Eric Lê Phúc: Sáng tác và Trình bày
Saturday, August 10, 202411:26 PM(View: 2311)
Tấm gương đạo hạnh uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của một vị Chân Tu mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
Saturday, August 10, 20246:29 PM(View: 3026)
Chúng ta làm lại từ đầu! Niềm vui chan chứa âu sầu làm chi! Hè về ta hãy vui đi! Sân trường Phượng đỏ khắc ghi tình mình!
Friday, August 9, 202411:35 PM(View: 2496)
Con thuyền bát nhã nương thân Tứ tâm vô lượng ngại ngần nan nguy Cuộc đời những bước chân đi Di Đà cảnh giới đạo ghì đôi vai.
Friday, August 9, 202412:31 AM(View: 2695)
Ngoài việc xem “xi nê thùng” như đã kể, tôi còn được xem xi nê ở ngoài trời. Xem xi nê loại này không phải đi xa mà xem ngay tại khu vực nhà tôi ở.
Wednesday, August 7, 20242:32 AM(View: 1594)
Với tôn chỉ Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng, nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà trong 21 năm tồn tại đã đào tạo những công dân Việt Nam hoàn thiện
Wednesday, August 7, 20241:52 AM(View: 1215)
Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào "cõi chêt" vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.
Tuesday, August 6, 20242:01 AM(View: 3075)
Ơn Trên độ thoát điêu linh Vượt mười ngàn dặm tái sinh Đất-Người Luôn luôn tâm niệm,miệng cười Mạnh Thân Khỏe Trí Tuổi Đời Thọ Thêm! Cao niên ước vọng êm đềm An Cư ngủ ngáy trọn đêm một lèo.
Tuesday, August 6, 20241:36 AM(View: 5895)
Hướng Đạo là một phần đời không thể tách rời khỏi cuộc sống Neil Armstrong, do đó những nỗ lực trong không gian....
Monday, August 5, 20241:29 AM(View: 3158)
Thôi em hờn dỗi mà chi Ngọt ngào tháng bảy du di chút này Đợi chờ Tháng Tám Về Đây Thoảng êm hương gió lấp đầy buồn vui...
Tuesday, July 30, 202412:35 AM(View: 2146)
Thế vận hội mùa hè Olympics 2024 (2024 Summer Olympics/ Jeux olympiques d'été de 2024) kéo dài từ 26 tháng 7 đến 11 tháng 8 ở Paris.
Tuesday, July 30, 202412:03 AM(View: 1363)
Chiến tranh trước sau rồi cũng chấm dứt cách này cách khác như chúng ta đã thấy. Nhưng sau 1975, sự thật mới chính là sự thật được phơi bầy.
Monday, July 29, 202411:43 PM(View: 1747)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều...
Monday, July 29, 20245:18 PM(View: 3140)
Mắt nhắm lại, yên lòng thanh thản Tự nhủ lòng cõi tạm lìa thôi. Giờ cuối cùng đã đến đây rồi Thật an lạc nhất tâm niệm Phật. Nam Mô A Di Đà Phật,
Monday, July 29, 20245:11 PM(View: 1526)
Bầy vịt ơi! Bà ngoại không cần các con giàu có. Không ép các con làm điều gì các con không thích. Bà ngoại chỉ muốn các con sống vui vẻ hạnh phúc, lương thiện và bình an.
Monday, July 29, 20245:17 AM(View: 771)
Xin mời bấm vào video hoặc link bên dưới để xem youtube: VIDEO NGÔ QUYỀN VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA KY 21 - Chu Mai thực hiện
Monday, July 29, 20242:45 AM(View: 705)
Hình ảnh & Video clip: Kim Dung Võ Thực Hiện Xin mời bấm vào video hoặc link bên dưới để xem youtube:
Monday, July 29, 20241:04 AM(View: 653)
Hình ảnh & Video clip: Kim Dung Võ Thực Hiện Xin mời bấm vào video hoặc link bên dưới để xem youtube:
Sunday, July 28, 20245:27 AM(View: 10585)
Sáo Lý Luận chưa từng tưởng tượng, sẽ có ngày được thằng con hơn ba mươi tuổi sẵn lòng “dắt” mẹ già hành hương đến miền đất Phật.
Sunday, July 28, 20242:10 AM(View: 1292)
Trong tim Mẹ dâng lên niềm hạnh phúc, trong trí Mẹ sáng rỡ tấm hình đứa con yêu quý của Mẹ ra trường, vững bước trên đường đời.
Thursday, July 25, 20248:53 PM(View: 1506)
Tiền hội ngộ là gặp nhau trước ngày dự tiệc tại nhà hàng. Để làm gì? Xin thưa để làm nhiều việc lắm và cũng ý nghĩa lắm.
Monday, July 22, 202412:39 AM(View: 697)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHIỀU TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG DU CA HOÀNG NGỌC TUỆ
Sunday, July 21, 20244:55 AM(View: 1690)
Thành phố Biên Hòa cũng là nơi có nhiều hoa phượng nở vào mùa hè. Hoa phượng rực đỏ ở các góc phố, dọc theo các con đường...
Sunday, July 21, 20244:39 AM(View: 1000)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp ...
Sunday, July 21, 20243:37 AM(View: 910)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NÚI ĐỒI MÃI GỌI - Nhạc & Hòa Âm: Phạm Chinh Đông - trình bày Kim Oanh
Sunday, July 21, 20242:27 AM(View: 581)
“Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.”
Saturday, July 20, 20242:58 AM(View: 484)
Ve kêu nhớ mỗi hè sang Hái hoa phượng ép vào trang sách dày Từng dòng lưu bút chia tay
Saturday, July 20, 20241:43 AM(View: 844)
Tan trường, tan trường, tan trường Em về áo trắng còn vương nắng chiều Áo dài trắng thấy mà yêu Hồn tương tư thức nâng niu tóc gầy.
Friday, July 19, 20243:01 PM(View: 541)
Cám ơn anh người lính Mỹ Cám ơn anh người lính VNCH Những anh hùng trong trái tim ta
Monday, July 15, 20244:35 AM(View: 1577)
Buổi họp mặt VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA KỲ THỨ 21 theo tôi đã thành công tốt đẹp.
Monday, July 15, 20244:34 AM(View: 1603)
Phá nhiều kỷ lục từ cá nhân đến toàn đội, toàn thắng từ đầu đến cuối giải, không phải đá thêm giờ, Tây Ban Nha rất xứng đáng vô địch EURO 2024 bằng lối chơi tấn công và sự phối hợp toàn đội.
Monday, July 15, 202412:52 AM(View: 3438)
Bên ngoài mưa gió đã ngừng ! Bên song tưởng nhớ Ta từng bên nhau ! Hai năm lỗi hẹn lòng đau ! Mong sao hết bệnh năm sau gặp Người !
Sunday, July 14, 20249:42 PM(View: 1729)
The air was filled with laughter and the hum of excited conversations. It was clear that it wasn’t just any ordinary gathering-it was a meticulously planned event,
Sunday, July 14, 20248:48 PM(View: 3193)
Con vẫn biết ăn năn giờ đã muộn Má không còn ai tha thứ cho con Ai khuyên con sống đạo đức vuông tròn Nước mắt chảy xuôi. Má ơi. Xin lỗi.
Sunday, July 14, 20243:30 AM(View: 3046)
Gọi là trò chơi, nhưng trò chơi của rừng lại có ý nghĩa thiêng liêng đối với tất cả công dân siết bàn tay trái trên toàn thế giới.