SÀI GÒN SAU 1975 (Phần 5)
Đốt sách sau 1975
Trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, ở cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng
Phú Nhuận, lính Cộng Hòa đã trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba và quân phục họ vất đầy lề đường.
Xe tăng và các binh đoàn Motolova của CS đã tràn vào thủ đô Sài Gòn, chạy rầm rầm hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo tìm đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đã quá trễ.
Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách Mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn
từng tràng đạn chào mừng ngày Giải Phóng. Rồi nghe Radio đâu đó vọng lại bản “Nối Vòng Tay Lớn”do tên nằm vùng Trịnh
Công Sơn dẫn Việt Cộng vào tiếp quản Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Nhìn Miền Nam trong giờ phút lâm chung mà uất hận thay cho một chính thể Tự Do –
Công Bình - Bác Ái đang bị bức tử quá tức tưởi…
30/4 là ngày vui của nhân loại vì ngày ấy AdolfHitler và Eva Braun đã phải tự sát khi quân đội Đồng Minh đang tiến vào thủ đô Berlin chấm dứt thế chiến thứ 2 tại Âu Châu, nhưng 30/4 cũng lại là ngày đau buồn cho cả dân tộc Việt đến mãi ngàn sau.
Sau ngày 30/4 vào khoảng tháng 56 khi có chiến dịch “Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ Ngụy”, có một vụ chấn động SG là vụ
nổ ở 1 tiệm cho mướn sách cũ. Chủ tiệm lùa hết bọn đeo băng đỏ vào trong rồi mở kíp lựu đạn tự sát cho dính chùm. Nghe
đâu chết vài mống Cách Mạng 30/4 kể cả ông chủ. Tiệm này nằm trong Phường 10 – Quận Phú Nhuận..
Một vụ khác nữa là vào khoảng năm 1976, có một gia đình bên khu đường Rầy Xe Lửa hướng đi ra Cống Bà xếp. Gia đình
này có 2 vợ chồng và 8 đứa con. Vì căm phẩn chế độ CS, họ đã tìm ra đường thoát. Hôm đó họ nấu một nồi cháo vịt, bỏ thuốc giết chuột vô, cả nhà cùng ăn chung bữa cuối cùng rồi nắm tay nhau chết hết.
Khi họ khiêng xác từng người ra mà thấy kinh hoàng cũng vì cái họa CS, vụ này gây chấn động vùng Phú Nhuận một thời.
Còn tiệm cho mướn sách kia, ông chủ cũng tìm đường thoát vì uất ức. Nằm gần trường TH St. Thomas & Nhà Thờ 3 Chuông, tiệm chuyên cho mướn sách được giới HS ưa chuộng vì... rẻ: mướn ngày hình như thời đó có 5-10$/ngày (giá vé ciné 200-300$; đóng giầy Sapot khoảng 1,000$, may quần tây ống loe vải xịn Gabardine khoảng 6-7,000$, xe Honda Dame 100,000$)
Tiệm cho mướn thượng vàng hạ cám từ chưởng, kiếm hiệp Lệnh Hồ Xung, Cô Gái Đồ Long, Tiếu Ngạo Giang Hồ, qua trinh thám Z-28- Dr. No, Bố Già..v…v…
Tới tiểu thuyết Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca , Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Thị Hoàng, Nhật Tiến. v. v…
Đến Tuổi Hoa: Xanh, Đỏ, Tím,.. kể cả báo Thiếu Nhi, Yết Kiêu, Ngàn Thông, hay truyện tranh Chú Thòong, Con Quỷ 1 Giò, Lucky Luke, Lữ Hân Phi Lục. v. v… cho HS nghèo ghiền đọc truyện – đọc báo.
Mướn ngày họ ghi ngay sau bìa, đến ngày trả thì họ nhìn vào ngày mướn mà thâu tiền.Vì hết đường sống nên ông chủ ấy đã tìm đến cái chết bi thảm như vậy.
Lệnh tịch thu sách báo Miền Nam đã được đọc vào ngày 1 tháng 5, 1975 bởi Ủy Ban Quân Quản nên bắt đầu qua tháng 5,
họ đã đi lùng kiếm gõ cửa từng nhà bắt phải nộp lên Phường tất cả những Sách Báo của chế độ cũ.
Riêng về Tòa Soạn Báo Thiếu Nhi bị đánh làm 2 đợt:
Đợt 1:
Vào một buổi sáng “Khăn Quàng Đỏ” ập vào, bà cụ mình cuống cuồng gọi phone cho nhà văn Minh Quân cầu cứu, sau đó
nhà văn Minh Quân có gọi cho nhà văn Sơn Nam nhờ giữ lại những Sách Báo trong sáng, vì đây là Tòa Soạn Báo Thiếu Nhi
vốn là Báo lành mạnh của tuổi trẻ, lúc đó nhà văn Sơn Nam rất có uy tín với chế độ mới vì là thứ nằm vùng.
Hắn trả lời: “Sách Báo nhà Nhật Tiến thì toàn đồ phản động chứ gì”, và ông ta không chịu giúp.
Thế làcác bé Thiếu Nhi “Khăn Quàng Đỏ” vô tư tịch thu lấy tất cả Sách Báo ngoài phòng khách, từng là Thư Viện của Tòa
Soạn Báo Thiếu Nhi.
Đợt 2:
Một đêm kia sau đó, chúng lại vào nhà cô văn sĩ Lệ Hằng lục soát, vì cổ đã từng bị lục rồi, nên cô ta mới tức mình phản đối:
- Nhà tôi thấm gì mà lục hoài, nhà ông Nhật Tiến mới nhiều kìa.
Thế là chúng lại ùa đến Tòa Soạn Báo Thiếu Nhi (tư gia của nhà văn Nhật Tiến), ngay trong đêm đó, chúng xộc tuốt vào
nhiều buồng trong là những phòng làm việc của các bác, các chú trong Ban Biên Tập, chứa toàn Sách nghiên cứu và Tự
Điển, thấy thế bà cụ mình phản đối:
-Đây không phải “Sách Báo phản động” mà là Sách học làm người của các tác giả danh tiếng như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần…v..v…và Tự Điển kiến thức để làm báo.
Chúng gân cổ cãi:
– “Học làm người Ngụy”, không phải học làm người Cách Mạng, Tự Điển là Sách của đế quốc Mỹ, đem đi đốt hết.
Thế là chúng xông vào hốt sạch lần 2
Không biết con số chính xác Sách Báo của Văn Hóa Miền Nam bị hủy diệt bao nhiêu, và sau này lại thấy những bộ Tự Điển
quý giá “EncyclopaediaBritannica” có đóng dấu “Thư Viện Thiếu Nhi”, được thuồng ra bầy bán tại những quầy sách cũ ngoài
lề đường …
Nhìn lại dĩ vãng ở những ngày đen tối nhất của Miền Nam mà thấy ngậm ngùi.
(Còn tiếp)
Tài liệu tham khảo;
30/4/1975-Nhìn lại
https://www.suthatleduong.com/2020/04/25/30-4-1975-nhin-lai/