Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI MIỀN NAM BẮC LÀ LÒNG TỬ TẾ

13 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 6319)
GS. Nguyễn Văn Lục - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI MIỀN NAM BẮC LÀ LÒNG TỬ TẾ

Sự khác biệt giữa hai miền Nam-Bắc là lòng tử tế

Nguyễn Văn Lục

 

’Bản chất của chế độ ngụy là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân Bắc Kỳ’’ (Nhận xét của nhà phê bình văn học Hoài Thanh, sau 1975, Hoài Thanh và vợ dọn vào Sài gòn ở theo lời kể lại của nhà phê bình Vương Trí Nhàn)

A. Phần Một

Miền Bắc: biểu tượng của hận thù

Miền Bắc, sau 1954, được gọi là Bức màn tre do những hoàn cảnh xã hội, chính trị khắc nghiệt, khép kín. Kinh tế sau 1975 kiệt quệ vì nhiều lý do chủ quan và khách quan. Sau này phải nêu khẩu hiệu xóa đói, giảm nghèo.  Chính những nhà lãnh đạo miền Bắc cũng không ai nhìn nhận những lỗi lầm tầy trời này: Dân chúng trong Nam vốn dư ăn, dư mặc nay phải ăn bo bo, khoai mì như tầng lớp dân chúng miền Bắc. Do thông tin một chiều, họ  che đậy, dấu kín riết rồi họ không hiểu chính họ, hoặc hiểu mà không chịu hiểu thì làm thế nào họ hiểu nếp sống, con người miền Nam được.

Học giả Nguyễn Mạnh Tường viết: ‘’Aucun sentence n’ est prononcé. Les communistes ont le gout de la clandestinité. Toutes les décisions sont prises et appliqués dans un silence de mort”. 

(Không có bản án nào được công bố. Người cộng sản thường có thói quen che dấu. Vì thế các quyết định và việc thi hành đều tuyệt đối bí mật)

(Nguyễn Mạnh Tường. Un Ex-Communié. Hà Nội 1954-1991. Procès d’un intellectuel, trang 229)

Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy. Chính quyền cộng sản chủ trương phân biệt Bạn-Thù dứt khoát, chính tà phải phân minh vì chủ nghĩa Marx- Lénine là chân lý sáng ngời, tuyệt đối. Thù thì phải bôi đen, triệt tiêu và chỉ đáng được được gọi là Thằng.

Đó là một nửa đất nước đã bị nhồi sọ, bị đầu độc từ trên xuống dưới trở thành quán tính.

  • Tỉ như bác sĩ nhi khoa Nguyễn Khắc Viện, người đã để nửa đời người sống bên Pháp, một trí thức hàng đầu hiểu rõ văn hóa, hiểu rõ thế nào là tự do dân chủ của nước Pháp. Vậy mà khi viết một bài so sánh Cách Mạng và dân Sàigòn đăng trên báo Nhân Dân đã ví von Cách mạng là Sen, dân Sàigòn chỉ là Bùn và ông NKV đã bị phản ứng dữ dội từ giới trí thức Sàigòn. Nguyễn Trọng Văn lên tiếng trên báo Nhân Dân, nhưng bài của NTV dĩ nhiên đã không được báo Nhân Dân đăng.

Điều đó trước tiên bày tỏ một lập trường rõ rệt giữa Bạn-Thù và hàm ý sự khinh miệt. Cách mạng tốt đẹp quá, thơm tho quá!! Cách mạng là SEN. Dân Sàigòn chỉ là bọn rác rưởi thối tha là đĩ hoặc điếm. Vì thế Dân Sàigòn chỉ là Bùn.

Thật ra chính nhờ có Bùn mới có Sen. Chính nhờ Bùn nuôi dưỡng, tạo ra hương thơm tinh khiết cho Sen. Không có Bùn làm sao Sen nở hoa. Chỉ nhắc nhở ông có bài thơ: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Nhưng đối với cá nhân ông bác sĩ, điều quan trọng là: Chế diễu như thế là đi đúng đường lối của chế độ.

  • Tỉ như Đào Duy Anh, sau 1975, một học giả ăn mòn bát đĩa cộng sản, hiểu cộng sản từ chân tơ kẽ tóc, hiểu những mánh khóe tiểu xảo. Vậy mà khi vào miền Nam gặp các trí thức trong Nam, ông theo thói quen quán tính vẫn gọi xách mé: thằng Diệm. Nhiều người lảng tránh ông. Đào Duy Anh là tác giả tập ký: Nhớ nghĩ chiều hôm. Cuốn tập ký lược thuật các công trình biên khảo của ông viết trong nhiều năm. Trần Huy Liệu khuyên ông: muốn sống, muốn tồn tại thì liệu viết mà lách nữa. Ở đây, quả thực ông đã thuộc bài do Trần Huy Liệu chỉ dẫn. Tội cho tiếng tăm một học giả. Viết mà sợ, viết mà phải lách vì sợ bị liệt vị, bị thổi còi!!!


Có thể đây chỉ là một sự lỡ miệng, theo thói quen. Như một Lapsus linguae. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng gọi thằng Diệm là đúng đường lối.

Cũng chả trách được họ. Ông Hồ, theo ông Nguyển Minh Cần( 1928-2016) kể lại trong những buổi họp đảng, có những đồng chí tuổi 80 vẫn bị gọi là các chú theo cái cách cá mè một lứa.

Nghĩ lại, tôi vẫn thấy tiếc nuối cho thời kỳ vàng son nhân hậu của cha ông để lại như thời của vua Lý Thánh Tông, thời trước thuộc địa. Nhà tù không phải là công cụ để trừng phạt. Do chịu ảnh hưởng của Nho giáo, lấy cái tâm, cái đức làm đầu. Nhà vua có lòng thương người chỉ thị cho triều thần phải phát mền, chiếu và gạo cho tù nhân vào năm 1055.

Sống trong cung điện có lồng ấp than sưởi và mặc nhiều áo ấm, mà trẫm còn thấy lạnh. Trẫm hiểu nỗi khổ của người tù bị gông cùm, không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc ấm để che thân thể, nhiều tù nhân chết một cách oan uổng trước khi bị luận tội. Trẫm thương cho họ”.

(Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập I. Hà Nội 1972, trg 284)

Phải nhìn nhận với nhau rằng: thật không dễ để làm người tử tế. Còn khó hơn làm người anh hùng. Bởi vì làm người anh hùng chỉ là việc của một thời. Còn làm người tử tế là việc của cả một đời.

Đất nước chúng ta do thời chiến tranh 1946-1954 và nhất là 1955-1975 đã tự đánh mất đi cái lòng thương người, mất đi cái lòng tử tế . Ngoài cuộc chiến quân sự bạo tàn mà mạng người như cỏ rác, còn có cuộc chiến tuyên truyền ra rả mỗi ngày, đề cao cuộc chiến giải phóng, cứu nước thần thánh. Nhiều nhà lãnh đạo miền Bắc còn để lại các hồi ức như:

  • Trần Cung, Bùi Công Trừng, Hà Phú Hải, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy. Họ từng nếm trải cơm tù như Đỗ Mười 5 năm tù Hỏa Lò, sau trốn thoát được vào năm 1945. Nguyễn Văn Linh, hai lần ở Côn Đảo 1930-1935 rồi 1940-1945 và nhất là Hồ Chí Minh với “Nhật ký trong tù“. Những bài học cay đắng trong tù, được tích lũy thành một mối Nuôi Thù. Nuôi Thù ấy đổ lên đầu nhân dân miền Nam vốn hiền lành và vô tư sau 1975. Trong các hồi ký đó, sự thật là bao nhiêu? Pha chế thêm mắm muối bao nhiêu? Nào ai biết được. Chỉ người trong cuộc mới biết được.
  • Ngoài ra, còn những người tù không thuộc phe cộng sản đáng kính nể đời đời ghi ơn như Nguyễn Thái Học với Đời trong ngục, 1935 tiếp theo là những nhân sĩ như Hồ Hữu Tường, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế. Những người tù này được xã hội kính nể nhất trong xã hội Đông Dương. Ngô Đức Kế được tôn xưng là chí sĩ Ngô Đức Kế. Phan Chu Trinh được chính ông Trùm thuộc địa Marius Moutet kính nể. Huỳnh Thúc Kháng được một người thợ may biếu tặng cụ một bộ đồ không tính tiền.
  • (Đọc thêm: The Colonial Bastille. A history of Imprisonment in Viet Nam 1862-1940)

 

Về phía những người lãnh đạo cộng sản sau này như Đỗ Mười, Xuân Thủy, Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng đều là những người nếm trải cơm tù. Chứng chỉ đi tù trở thành tấm thẻ bài đi vào cửa chính.

Sau này, vẫn thái độ hận thù, miền Bắc vẫn tiếp tục ra rả luận điệu tuyên truyền với những khẩu hiệu: gọi là Mỹ-Ngụy- Mỹ xâm lược- thực dân  kiểu mới- Giải phóng miền Nam.

Họ chỉ quên một điều là sau lưng họ còn có Nga, có Tàu. Ai kéo xe tăng, đại pháo vào miền Nam. Thế thì Ai xâm lược ai. Ai giải phóng ai? Miền Nam có cần ai giải phóng? Ai Ngụy hơn ai?

  • Vì thế, có lần ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thủy gặp phái đoàn miền Nam- đại diện là nhóm phản chiến, lực lượng thứ ba - được ra thăm miền Bắc, ở khách sạn Thắng Lợi. Ông Thọ nói rằng tiếng Ngụy cần bỏ đi. Ông Xuân Thủy phụ họa: Bây giờ mà còn dùng chữ Ngụy là mất dấu nặng. Là Nguy.


Và xin trích dẫn văn bản chính thức của Cục báo chí xuất bản,  số 06BCXB.

Kính gửi: Các cơ quan Thông Tấn  Xã, Đài Phát Thanh, Đài Truyền Hình, các Báo chí Miền, Thành phố và các Tỉnh.

Chấp hành ý kiến của  lãnh đạo, chúng tôi xin thông báo các đồng chí được rõ:

Kể từ nay, các bài viết đăng trên báo và phát trên đài, ta nên thống nhất dùng chữ: Những người trong quân đội và chính quyền cũ thay cho chữ: Ngụy quân và ngụy quyền Sàigòn đã dùng trước đây.

Mong các đồng chí chú ý thực hiện đúng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1976.

TM Ban lãnh đạo

Cục Báo chí Xuất bản.

(Ký tên và đóng dấu)

T.T.T

(trích dẫn hồi ký của Hồ Ngọc Nhuận Đời hay Chuyện về những người tù của tôi, trg 52-53-.Ông vừa mới qua đời 1935-2022)

Tưởng rằng từ nay tiếng Ngụy đã đi vào dĩ vãng. Gần nửa thế kỷ, nó vẫn còn văng vẳng đâu đây

  • Nhà văn Dương Thu Hương (1947…) Một hình tượng phản diện của miền Bắc

Nhà văn Dương Thu Hương vốn là một đoàn viên Thanh niên xung phong của một thời oanh liệt về ‘’một cuộc chiến khác mà hầu hết chúng ta không biết đến’’. Họ trực diện với cuộc chiến và nỗi đau. Họ là những cô gái không được biết đến - họ có mặt mà như thể không có mặt-. Họ bị lãng quên trong cuộc chiến mà chủ yếu chỉ là quân đội. Họ thực ra là quân chủ lực của Đường mòn Hồ Chí Minh, với hơn 52.000 người - hầu hết là phụ nữ gia nhập. Cô Huỳnh Thị Tiếp nhớ lại:

‘’Da nổi ghẻ, tóc trên đầu nhiều chấy rận, các bộ phận kín trong người ngứa ngáy phát điên. Vấn đề vệ sinh vùng kín của phụ nữ ít được đề cập tới. Tình trạng vệ sinh kinh nguyệt thiếu thuốc men, thiếu băng vệ sinh, đồng phục để thay và ít có điều kiện tắm rửa.

(Trích tóm lược Francois  Guillemot. «Trực diện với cái chết và nỗi đau. Vấn đề TNXP trong chiến tranh Việt Nam 1950-1975 ».Bản dịch Phương Hòa trên Talawas của Phạm Thị Hoài)

Phần DTH, chua chát về mối gắn bó giữa loài bọ và chiến tranh: Tôi nằm xuống ván, gối đầu lên tay, đăm đăm nhìn kèo hầm. Dọc theo kẽ nứt của cây kèo, một đàn rệp béo mọng xếp hàng nằm nghỉ. Lũ rệp thời chiến là những ông hoàng, bà chúa. Chúng được tự do và luôn luôn no đủ. Người ta hiến máu cho chúng một cách vui vẻ so với lệ phí của bom đạn thì đó chỉ là những khoản thuế còm.

(Dương Thu Hương, tiểu thuyết Vô Đề, trg 64)

Xông ra mặt trận từ tuổi 20- tuổi của ăn học, mơ mộng và tình yêu trai gái-. Bà là một chân dung tiêu biểu nhất của cuộc chiến thảm khốc này. Bà đã vẽ lại một một cảnh tượng hầu như phi thực về một cái chết bi thảm của 6 cô gái trong rừng mà mùi hôi thối giậy lên nồng nặc như thể dẫn đường cho những người sống đến tìm. ‘Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới Vực cô hồn, gặp 6 cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xanh. Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đấy là những con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị TNXP cơ động nào bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo’.

(DTH. Tiểu thuyết Vô Đề, trg 8)

DTH vì thế còn là một biểu tượng cực đoan cùng cực, một ngòi bút dữ dằn như những lát gươm chém và hư cấu hiện thực vô bờ ngoài cả sức tưởng tượng. Bà là biểu tượng cho sự kinh tởm đến tuyệt đối về cuộc chiến. Sự lừa phỉnh của chiến tranh và sự che dấu một cách bài bản những điều cấm kỵ của những năm 90 của cấp lãnh đạo miền Bắc. Bà đã bóc trần ra một cách trần truồng tình cảnh các chị em trong TNXP. Bà đã phơi bày việc xâm hại tình dục cũng như tàn phế do chiến tranh để lại và về những chấn thương tâm thần và thể xác cho lớp TNXP như bà.

Theo bà, họ phát điên loạn lên. ‘’Mấy cậu (chỉ mấy cô TNXP. NVL) sốt rét ác tính, điên rồ, cởi hết áo quần ra mà nhảy múa, la hét.’’

(DTH. Tiểu thuyết Vô Đề, trg 100)

Đó là những Hội chứng do chiến tranh vì nỗi nhớ nhà, từ đời sống bình thường yên hàn sang chiến tranh, từ lý tưởng cao vời đến thực tế khô trồi, từ những lo ngại hiểm nguy chết tróc rình rập, từ những mất mát và tuyệt vọng trở thành Nỗi điên tập thể. Về bệnh hay cười.

Cộng thêm những ham muốn tình dục, những đòi hỏi khát vọng thỏa mãn và những cuộc tình vụng trộm bị cấm đoán cũng là là một phần của cuộc chiến này mà không ai lường trước được.

Đó là một cuộc sống như một bi kịch phi thực ngoài sức tưởng tượng của con người. Phần tôi có thể chỉ là người miền Nam, có thể đứng bên lề cuộc chiến tàn bạo và phi nhân ấy đành chỉ biết thầm lặng: Thì hãy mời bạn đọc miền Nam người tự mình cầm lấy và đọc: Tolle et Lege.

  • Góc nhìn của David Lamb: « Nữ cán binh thời chiến, nỗi đau thời bình » 

Ngoài cuộc chiến của TNXP do Francois Guillemont viết. Chiến tranh phi nhân ấy còn được mô tả dưới góc nhìn khác của David Lamb. Thay vì nói về những tàn khốc của cuộc chiến. Ông nói về: Nỗi đau thời bình. Có thể nói không một nước nào- trừ Liên Xô- trên thế giới này xô đẩy ra chiến trường những đội binh nữ trẻ, tuổi mộng mơ vào một địa ngục trần gian chỉ để chu toàn một giấc mơ hão huyền của tuổi trẻ.

Nhưng vấn đề quan trọng không hẳn là trong cuộc chiến mà là sau cuộc chiến khi hòa bình trở lại. Số phận những cô gái này ra sao. Hãy nghe một số nhân chứng sống sót trở về qua tâm sự của họ.

-        Lời bà Vũ Hoài Thư, một trong số 500 phụ nữ trong đoàn chiến binh 559, quê ở Ninh Bình, cách 60 dặm ở phía Nam Hà Nội. Người đã chiến đấu trong cái mà người cộng sản Việt Nam gọi là Cuộc Chiến Chống Mỹ. Bà than và tâm sự: ‘Ôi, rừng sâu đã làm tôi già đi biết bao nhiêu. Cuối cùng, tôi đã gặp một người con trai dễ thương. Anh ấy đã hỏi cưới tôi, nhưng cha mẹ anh không cho. Anh đã không muốn rời bỏ tôi, nhưng tôi đã thuyết phục anh là anh phải bỏ. Tôi đã quá yếu vì sốt rét và thiếu ăn. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ để sinh con đẻ cái cho anh ấy’.

Họ nói về chuyện trở về nhà với đời sống còn khó khăn hơn là đời sống mà họ đã rời bỏ. Họ cay đắng dai dẳng trong suốt bao nhiêu năm đã là những chiến sĩ bị bỏ quên trong một cuộc chiến tranh mà những người đàn ông chiến đấu- chứ không phải phụ nữ- đã trở thành anh hùng.

-        Theo lời bà Nguyễn Thị Bình: ‘Tôi đã tưởng cuộc đời tôi sau chiến tranh sẽ giản dị và hạnh phúc, cân được 85 pounds khi trở về nhà. Nhưng tôi đã để cho người bạn trai tôi ra đi. Tôi đã nói với anh  ấy rằng với những chứng bệnh  của tôi, với một chân bị thương của tôi, tôi sẽ là một gánh nặng cho anh ấy.

Bà Bình đã sống một mình suốt 17 năm, một hình thức lưu vong trong một xã hội còn nặng thành kiến về phụ nữ trong gia đình, nhất là về hôn nhân. Thế rồi, do sự thúc dục của những cựu đồng chí trong đoàn phụ nữ- đoàn 559-, bà Bình đã lấy một người chồng qua đêm và sinh được một đứa con gái. Bà và đứa con tên Lan, hiện 10 tuổi, sống với  nhau trên một cánh đồng lúa nhỏ do bà canh tác.

Trong số những phụ nữ của Đoàn 559, họ là 50 người đã trở về như những người tàn tật và 40 người đã không trở về. Trong một buổi họp ở Ninh Bình, người chỉ huy của đoàn là Trần Thị Bình đã cùng nửa tá người mặc những đồng phục cũ tại một tiệm ăn nhỏ. Và khi bữa ăn được dọn ra, bà Bình đã chia sẻ với các bạn một bài thơ do bà sáng tác: ‘Thời con gái’. Bà vừa ngâm và vừa nhắm mắt lại:

Tôi muốn đốt một nén hương

Cho những người con gái xấu số

Vẫn đợi chờ

Chúng tôi những cô gái Trường Sơn,

Tóc đã hoa râm và lòng tràn đầy kỷ niệm,

Tưởng nhớ những người bạn tình

Đã đi xa không bao giờ tìm được

Những phụ nữ khác tại bàn ngoảnh mặt đi. Một vài người úp mặt vào lòng bàn tay. Vài người lấy giấy thấm nước mắt. Khi bà Bình chấm dứt, một sự im lặng bao trùm. Rồi có người lên tiếng: ‘’Hãy làm cho ngày hôm nay là một ngày vui đi’’.

(Tờ Los Angeles Times, Viet- Mercury, 17.01.2003)

  • Phúc âm của tội ác

Sau này, nhà văn DTH trong Tự Bạch cho rằng: sau chiến thắng, tác giả chỉ được một con búp bê về làm quà cho con, tác giả đau xót nhận ra rằng biết bao hy sinh mất mát để trả giá cho một vinh quang khải hoàn môn chỉ là ảo tưởng. Nỗi đau xót ấy nêu bật lên nghi ngờ về mục tiêu của cuộc chiến mà bây giờ bà mới ngộ ra cũng như nhiều nhà văn nổi tiếng khác đã trở lại đạo làm người và cổ võ cho tinh thần xét lại như mội cải đạo. Sự nhìn lại ấy bây giờ trở thành sự cứu rỗi cuối cùng. Nó trở thành như Tấm áo giáp tinh thần lúc này giúp che chắn tâm hồn. Nay nó chính là Niềm Tin. Như trong các cuốn: Bên Kia Bờ Ảo Vọng (1987), cuốn Thiên Đường Mù (1988), Chốn Vắng (2002). Những cuốn sách này như một nhân chứng tố cáo sự lừa đảo tuyên truyền bánh vẽ mà thật sự chỉ là ảo vọng. Hầu hết các tác phẩm của bà đều được dịch ra tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh, vì chúng bị cấm ở trong nước.

Đây là những cuốn sách mở đường cho sự tố cáo sự tàn bạo và dối trá, lừa đảo của cuộc chiến.

Bà tuyên bố thẳng thừng: Không thể xếp tôi đứng với hàng ngũ những người mà tôi khinh bỉ.(trong Bách Khoa toàn thư Wikipedia)

Sự lăn xả nhập cuộc như lên đồng trong chiến tranh lúc ban đầu cũng như sự dứt khoát khước từ khi không còn chiến tranh của bà là một tấu khúc hoàn hảo của toàn thể xã hội miền Bắc. Biện chứng vào và ra là thái độ của nhiều đảng viên kỳ cựu khác- ước mơ- lầm lỡ và bội phản- như tướng Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nhật ký Tô Hải «Hồi ký một thằng hèn» nhất là nhà văn Trần Đĩnh với cuốn Đèn Cù.

Họ đã lột xác trong đau đớn, bị khinh bỉ, tủi nhục và nỗi cô đơn.

Tóm một lời: Khi biết được mình đã lầm lỡ thì tóc trên đầu đã bạc phơ!!!

B. Phần Hai về miền Nam với lòng tử tế

*  Lòng tử tế qua các bài học vỡ lòng: Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư   

Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư


Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư xuất bản từ năm 1935 do Nha Học Chính Đông Pháp. Soạn giả là các ông Trần Trọng Kim và các ông Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Soạn… Nó gồm 4 cuốn: một cuốn cho lớp đồng ấu tương đương lớp một. Một cuốn cho lớp dự bị tương đương lớp hai. Cuốn Sơ Đẳng tương đương lớp 3. Và cuốn Luân lý Giáo khoa thư nói chung… Nó thâu tóm toàn bộ các bổn phận làm Người tử tế. Nó bắt rễ sâu trong tâm thức người Việt Nam trong cách ứng xử với Cha Mẹ tổ tiên, với Trời Đất, với Thày dạy, với chính bản thân mình, với họ hàng, bạn bè, với kẻ ăn người ở, dĩ chí cả với súc vật. Nó như một gia tài đồ sộ, một thứ Văn Hóa Phi Vật Thể (Văn hóa phi vật thể là những giá trị tinh thần như Ca dao, Tục ngữ - khác với Văn hóa vật thể như Đền đài, lăng tẩm. NVL). Văn hóa phi vật thể dành cho mọi người- không trừ- từ ngoài Bắc trước 54 và tồn tại trong Nam từ 1954-1975. Lớp trẻ tiểu học coi như những bài học vỡ lòng như hành trang chuẩn bị vào đời. Đây là những bài học giản dị, dễ hiểu, mỗi bài đều tóm tắt bằng một câu ngắn ngọn, khắc in vào đầu mà nay chính bản  thân tôi còn nhớ được như:

- Với Trời-Đất: Lạy Trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy đầy bát cơm. Lấy rơm đun bếp…

- Với Cha-Mẹ: Công Cha như núi Thái Sơn. Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ Mẹ kính Cha. Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con…

- Với Con Trâu và Người đi cày: Trâu ơi ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…

- Nó còn vô số các bài học thực tiễn khác như: Thờ cúng tổ tiên. Anh em như thể tay chân. Xuân đi học coi người hớn hở.

 Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Lá lành đùm lá rách. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Thấy người hoạn nạn thì thương. Không tham của người. Có học phải có hạnh. Chớ nên nói xấu người. Không nên hành hạ súc vật. Học trò đối với Thày. Nhất là câu chuyện ông Carnot về thăm Thày cũ dễ thương và cảm động: ‘’Thưa Thày, con là Carnot đây… Thày còn nhớ con không?

Nó được coi như cuốn cẩm nang hành trang cho tuổi trẻ vào đời
Trong Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, xb năm 1962, có truyện ngắn: ‘’Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” cho thấy dấu ấn tình tự con người bàng bạc trong thơ văn, trong nếp sống dân giã… của con người Đồng bằng sông Cửu Long, nơi còn được gọi là Văn minh miệt vườn.

Sau này, ở miền Nam QCGKT được đổi ra thành môn Công Dân Giáo Dục thời VNCH.

Nơi đây, tôi muốn bày tỏ riêng niềm tri ân đối với miền Nam mà tiêu biểu là các Thày Cô giáo bậc tiểu học đã cấy vào tâm hồn trẻ thơ của cả một lớp người trẻ trong tinh thần Giáo Khoa Thư và Luân lý Giáo khoa Thư. Không có họ, không có QVGKT mà cũng chẳng có lòng tử tế.

Miền Bắc ngay từ 1935 đến 1954 cũng được thừa hưởng gia tài của QVGKT như miền Nam qua người dân Hà Nội. Rất tiếc, sau 1954, Sách QVGKT  như nhiều tài liệu quý báu khác bị người cộng sản Hà Nội quăng vào sọt rác. Thay vì yêu Cha, yêu Mẹ, yêu tổ tiên Ông Bà. Thay vì yêu bạn bè, yêu súc vật thì nay thay thế bằng một hình tượng mới: Yêu Bác Hồ. Trẻ con đêm nằm mơ thay vì thấy Tiên thì nay thấy Bác Hồ.

Mẫu người Người Tử Tế nay hiếm hoi mà thay bằng mẫu Người Anh Hùng đủ loại. Mẫu người anh hùng ở miền Bắc thì nhan nhản ngoài đường phố. Ra đầu ngõ là gặp.

  • Mẫu người Tử tế trong chính quyền miền Nam. Miền Nam có cái may mắn là được kế thừa lòng tử tế truyền lại. Vì thế, lãnh đạo chính quyền có các chính sách khoan hồng, hòa giải như chính sách binh vận, dân vận, nhất là Chiêu Hồi. Chính sách đó không hẳn là chính trị, nó vượt trên chính trị mà căn bản, nó dựa trên tình tự tình người như tình nghĩa đồng bào, tình nghĩa xóm làng, gia đình, họ hàng, bạn bè. Hiện tôi còn giữ trong tay tài liệu ghi rõ sự quan trọng của chính sách Chiêu Hồi thời đệ nhị Cộng Hòa: Bộ Thông Tin và Chiêu Hồi. Đánh nhau là truyện bất đắc dĩ. Chiêu Hồi mở đường cho sự gia nhập, hòa giải.

Cho nên, các tình tự con người trong các chính sách đó được coi trọng hơn là lập trường chính trị nhất thời.

Xin nêu ra một vài trường hợp được kể lại: Có lần nhà thơ Cung Trầm Tưởng nói với tướng Kỳ- một tướng võ biền đòi đem máy bay bỏ xuống miền Bắc- vào năm 1968. Thanh Nghị vào khu. Cung Trầm Tưởng nói với tướng Kỳ cho phép anh đưa chị Tâm Vấn (vợThanh Nghị. Sau này bà Tâm Vấn lấy bác sĩ Nguyễn Đan Quế) vào ở cư xá Không quân TSN. Tướng Kỳ đồng ý và thỉnh thoảng hỏi thăm chị Tâm Vấn có khỏe không? Đó là tình người- người vượt ranh giới chính trị. Trường hợp Thanh Lãng cùng với Nguyễn Văn Trung đi chiếc xe hơi từ Vũng Tàu về, bị lính Mỹ lấy đá chọi chơi bể kiếng xe. Ông đã gửi thư đến tòa Đại sứ Mỹ phản đối việc đó. Tòa Đại sứ đã viết thư xin lỗi và đề nghị tiền bồi thường. Người Mỹ biết tôn trọng dân chủ, biết tôn trọng luật pháp. Cứ giả dụ, thay vì lính Mỹ, đây là lính Tàu thì họ có bồi thường không?

Những người bạn cùng lớp với tôi thời sinh viên đại học Đà lạt như Dương Văn Ba, Nguyễn Trọng Văn đều theo bên kia hầu như công khai, nhưng vì tình bạn nên chúng tôi làm lơ, chả ai tố cáo gì. Mà có tố cáo thì còn có thủ tục pháp lý, có nhân chứng, có luật sư nữa. Rồi còn những nhóm thành phần thứ ba hàng vài chục người, thành phần phản chiến, hoạt động công khai như Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung có sao đâu!

Họ biết chắc một điều: Phản đối cứ phản đối. Họ không sợ đến an ninh của họ vì không có chuyện trả thù, không sợ công an chìm mò tới nhà bắt cóc mang đi.

Tôi nghĩ miền Nam thua miền Bắc vì cái tình người, cái lòng tử tế ấy.

Tôi hỏi và tự trả lời. Những hoạt động như thế có thể xảy ra ở Hà Nội hay không?

Vì thế, nhiều người phía bên kia do chính sách Chiêu Hồi đã quay về với chính quyền miền Nam mà con số lên đến vài chục ngàn người.

Tiêu biểu nhất có thể là nhà văn Xuân Vũ (ông là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, rồi được điều động vào miền Nam trên đường Trường Sơn. Rồi chấp nhận chính sách Chiêu Hồi.1930-2004). Ông đã có trên 90 đầu sách bao gồm truyện ngắn, truyện dài, hồi ký. Tôi đã từng đọc ông một cách hứng thú với lối viết không dài dòng, trung thực mà không tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc, cũng không phỉ báng ai, dù là chế độ miền Bắc mà ông đã từng đi tập kết. Cuốn Đường Đi không đến, tập hồi ký vượt Trường Sơn đã được trao giải thưởng văn chương toàn quốc, năm 1973.

Hiện tôi cũng còn giữ một tập tài liệu photocopy khá đặc biệt nhan đề: ‘’Bội phản hay chân chính’’. Tác giả là cán bộ nằm vùng tên Dư Văn Chất bị mạng lưới tình báo của Đoàn Công Tác Đặc Biệt miền Trung Ngô Đình Cẩn giam giữ tại trại Lê Văn Duyệt, đường Tô Hiến Thành. Sau 1975, những người bị tù này được thả ra và chính quyền cộng sản không tin dùng, vì bị Lê Đức Thọ coi là: Có vấn đề. Có người bị nghi ngờ vu khống, mất chức  hoặc chết oan uổng sau 1975 chỉ vì câu nói của Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức Trung Ương. Họ với họ từng là đồng chí, nay nghi ngờ nhau. Người cộng sản lại sợ chính người cộng sản.

Ông Dư Văn Chất đã viết tập tài liệu này để biện minh cho việc họ vẫn trung thành với đảng. Ông viết: ‘’Bằng tác phẩm này, tôi muốn nói với Đảng, với người thân và bạn bè, với người yêu và kẻ ghét, nói thay cho người đã chết và cho cả người còn sống.’Tập ký 233 trang đề 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1992 và tháng 7, 1993. Đặc biệt nhờ ông Trần Quốc Hương (tức Mười Hương), có thời là UVTƯĐ, linh hồn của cục tình báo viết thư tay cho ‘Anh Hai Tân, phó bí thư Thành Ủy và anh Tư Sang, phó bí thư Đảng Ủy TP. HCM, yêu cầu cho xuất  bản. Không được, bị từ chối. Họ đành in photocopy 100 bản và đây là một trong những bản ấy’’.

Xin trích dẫn một phần tập tài liệu đề cập đến trại giam Lê Văn Duyệt của ông Ngô Đình Cẩn.  

  • Nhà tù không song sắt

Dư Văn Chất viết: ’’Ngủ có divan hoặc giường sắt hay ghế bố, mỗi người một cái, có mùng, có tấm đắp đàng hoàng. Có giờ, có giấc. Ăn uống cũng khá hơn chế độ thầu. Có câu lạc bộ, có phòng đọc sách, có sân banh giải trí, có bàn ping pong”.

Ăn cơm Tiều’, một danh từ được khai sinh trong trại Lê Văn Duyệt. Không biết bên chính quyền dự chi về ăn uống một người được bao nhiêu mà ở trại Lê Văn Duyệt thì chúng tôi được 5$50 tiền chợ mỗi trại viên hưởng một ngày. Đáng lý chúng tôi mỗi người ăn 5$50, nhưng chúng tôi khai cơm Tiều, nghĩa là một mâm 4 phần ăn. Chúng tôi ăn năm người. Phần dư ra 5$50 thay nhau lãnh. Ăn sáng 1$ một người. Nếu nhịn thì một tháng cũng được thêm 30$.

Ở tù mà lãnh lương, ở tù mà cũng đi phép nghỉ. Có nhiều anh ở tù lâu, cuối tuần được nghỉ phép. Chiều thứ bảy về, sáng thứ hai vô. Hoặc có anh về hằng đêm, 5 giờ 30 sau giờ làm việc ra cổng, sáng 7 giờ 30 về ở tù. Theo tôi, nhà tù trại giam Lê Văn Duyệt của ông Ngô Đình Cẩn là có một không hai trên thế giới. Đó là tù không song sắt.

Nói ra thì không một ai tin. Nhưng sự thực là như vậy, do chính tù nhân trại giam viết!

Những sự kiện như thế là một thực tế có thật, chỉ có thể xảy ra ở miền Nam mà không thể nào xảy ra ở miền Bắc.

Trong cuộc chiến Nam-Bắc, số tù binh cộng sản ở trong Nam hẳn là cần nhiều trại giam. Một phần chính quyền xử dụng những nhà tù có sẵn từ thời Pháp thuộc như Khám Lớn, nhất là tại Poulo-Condonré được coi như hỏa ngục của người sống. Rồi mỗi tỉnh thành trong Nam đều có nhà tù để giam giữ cán binh cộng sản. Vẫn không đủ sức chứa tù nên còn lập thêm các trại giam như trại Phú Lợi, trại Tân Hiệp. Riêng trại Tân Hiệp có lúc chứa đến 3000 người. Sự tàn nhẫn, đánh đập, hiếp đáp, ăn uống thiếu thốn- tôi thiển nghĩ- do lòng tham của ban Quản Đốc trại, thật khó mà tránh khỏi.

Nhưng nếu so với các trại Tập Trung Cải Tạo sau 1975 thì chẳng thấm thía gì. Tôi dám gọi các trại cải tạo ấy là một thứ tội ác chống lại con người. Ngụy quân, ngụy quyền bị nhồi sọ, tẩy não. Họ bị giam không xét xử. Không thời hạn. Có người bị giam đến 17 năm tù. Đó là một thứ nghĩa địa chôn vùi cuộc sống của người tù. Tất cả là một sự tính toán tinh vi, tàn bạo để con người chết chậm, chết dần dần đến tàn tạ. Nhiều người khi được thả về chỉ còn là một tấm thân tàn phế như một phế vật.

Vì thế, tôi mới ngộ ra, các nhà văn miền Bắc có từ: Sống mòn. Gớm thay, tội ác của cộng sản. Người miền Nam khó có thể quên được.

  • Lòng tử tế của miền Nam còn rộng mở đón nhận những tinh hoa từ miền Bắc

Điều này càng cho thấy đất Bắc không thực hiện được lòng tử tế, vì toàn bộ miền Bắc bao phủ cuộc chiến với hận thù với xác quân thù. Quân thù nào, là ai? Chúng ta cứ thử nghe bài quốc ca- còn được gọi là Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác- được coi là linh thiêng, là linh hồn của tổ quốc với nội dung rực lửa kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến nay đã hơn 70 năm!!!

‘’Đoàn quân Việt Nam đi . Chung lòng cứu quốc

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca

Đường vinh quang xây xác quân thù

Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng

Tiến mau ra xa trường. Tiến lên. Cùng tiến lên

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Bài hát xem ra không hợp thời nữa. Đáng nhẽ phải đổi.

Bản thân người viết đón nhận những nhà văn miền Bắc trong tâm tình tử tế và kính trọng. Những nhà thơ, những nhạc sĩ như gia tài chung của Việt Nam mà không chút nề hà. Những nhà văn lớp Nho học còn sót lại như Ngô Tất Tố. Ông từng đả kích những ông quan đầu sỏ như  Hoàng Trọng Phu, Phạm Quỳnh: ’’Ấy thế mà ông chủ bút Nam Phong chỉ nhảy đánh vọt một cái lên làm được ghế Thượng Thư bộ giáo dục, bàng quan ai cũng phải ngạc nhiên. Người ta tưởng tượng như đứng trước một trò rất phi thường trong rạp xiếc’’.

(Phê bình Văn Học, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố, Tô Hoài , trg 149).

Ông viết Việc Làng, Lều Chõng. Nhưng Tắt Đèn là tác phẩm hiện thực xuất sắc nhất với hình ảnh chị Dậu.Tôi đã có dịp đọc tất cả trong sự say sưa và nể phục. Rồi những nhà văn như Trần Tiêu (tác phẩm Con Trâu), ông là em ruột Khái Hưng. Rồi một lượt những nhà văn như Nguyễn Tuân với Chùa Đàn, Tóc chị Hoài, nhất là Vang bóng một thời mà theo Vũ Thư Hiên ông được coi như bậc thầy của ngôn ngữ: ’’Chữ nào ông dùng cũng đắt, khó thay bằng chữ khác’’. Rồi đến Tô Hoài, Nguyên Hồng. Tôi còn giữ Tuyển tập Nguyên Hồng, xb 1985. Đọc mà ngậm ngùi. Tô Hoài với Dế mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột, Xóm Mới, Nhà nghèo.

Cũng phải kể đến thi sĩ Hồ Dzếnh với những bài thơ lục bát mượt mà. Nói chi đến Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Khái Hưng, Nhất Linh trong các giáo trình của các lớp trung học đệ nhị cấp của VNCH trước 1975. Lưu Trọng Lư còn đình đám hơn với bài Tiếng Thu , chỉ có 9 câu được phổ nhạc: Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức. Em không nghe rạo rực. Hình ảnh kẻ chinh phu. Trong lòng người cô phụ…

Nhạc có Văn Cao sánh vai cùng với Trịnh Công Sơn, Phạm Duy một thời. Nhưng số phận ông cũng hẩm hiu mặc dầu là người sáng tác ra bài Tiến quân ca.

Nhưng trước hết và hơn cả là Nam Cao. Ông đã thênh thang vào ngưỡng cửa trường đại học văn khoa Sài gòn với truyện ngắn Chí Phèo. Đến ngay những nhà văn nổi tiếng một thời như Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến của miền Nam cũng không có được cái vinh dự ấy.

Trong khi số phận những nhân tài đất Bắc, số phận họ ra sao? Họ đều phải tự kiểm duyệt, nơm nớp sợ bị thổi còi như Nguyễn Tuân, như học giả Đào Duy Anh, như Văn Cao và rất nhiều văn nghệ sĩ khác. Văn học miền Bắc đã có cắm cột mốc: muốn làm gì thì làm, nhưng không được động đến chính trị. Tôi nghĩ đến một xứ chột bị bịt mắt, bịt mồm. Đời sống thì lao đao túng bấn như Văn Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài.

  • Tờ Đất Nước, tháng giêng 1968 đã dành hẳn một số để kỷ niệm: 50 năm Cách Mạng tháng mười

Đi thêm một bước nữa,  tiến xa hơn, trong Nam, giới trí thức, nhất là thành phần thứ ba, nói viết và phản kháng, đòi dân chủ, đòi chấm dứt chiến tranh mà không sợ nhà cầm quyền bắt giam. Người ta vẫn có thể biểu lộ quyền yêu hay ghét cộng sản. Nhưng bao lâu chỗ nào còn lầm than áp bức, bất công, chủ nghĩa Mác vẫn là một sự quyến rũ, một niềm hy vọng giải phóng!!! Riêng đối với các dân tộc bị trị, cộng sản có phải là con đường độc nhất và cuối cùng để thực hiện hai mục tiêu trên không? Đất Nước, chủ bút Nguyễn Văn Trung đã tự hỏi. Vì thế đã có những bài:

-        Cách Mạng Nga 1917 của Nguyễn Khắc Ngữ.

-        Trí thức Nga trước Cách Mạng của Diễm Châu.

-        Từ Cách Mạng tháng 10 đến Cách mạng tháng 8 Trương Bá Cần.

-        Cảm nghĩ về cuộc Cách mạng Nga Lý Chánh Trung.

-        Cộng sản người anh em của tôi Nguyễn Văn Trung.

Nguyễn Văn Trung còn năng nổ viết cuốn: Hành Trình Trí thức của Karl Marx. (in xong 15-10-1966. Có giấy phép số 666 BTT. NHK. PHNT)

Trần Văn Toàn: ‘’Tìm hiểu Triết Học Karl Marx’’.

Nguyễn Văn Trung trước 1975

Số phận những trí thức ấy ra sao sau 1975?

Còn ra sao nữa!!! Bị truy dập, bị tù đầy. Cả 200 giới văn nghệ sĩ Sàigòn đều bị bắt đi tù, đi cải tạo. Mà cái tội chỉ vì cầm bút. Như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ. Hoàng Hải Thủy, Tạ Tỵ, nhà văn Thảo Trường v.v…

Trong số đó có Nguyễn Văn Trung. Theo Nguyễn Văn Trung viết lại, một người trong Ủy Ban Quân Quản ĐHVK Sàigòn nói: ‘’Chúng tôi không bố trí anh dạy học vì không thích hợp với cách chúng tôi đang thực hiện và để anh tự ý nghiên cứu theo lối nhìn của anh, thì những công trình nghiên cứu của anh sẽ ích cho đất nước nhiều hơn”.

Nhưng nếu không dạy học, không có lương lấy gì mà sống?

Đã hết đâu, ba năm sau, ông bị bắt giam, kết tội là: Phản động, C.I.A cho Mỹ (có thể bị tử hình hoặc chung thân). Vào chiều ngày 14-6-1978, một toán công an đến đọc bản án và xét nhà, ông đã chỉ cho họ vác tài liệu để họ lấy mang đi đầy một xe LaDalat. Sáng hôm sau, một xe tải lớn đến tịch thu kho sách trên sân thượng. Nhưng nghĩ thế nào, họ lại thôi. Chỉ niêm phong. Ông bị biệt giam một mình. Ngày ngày chỉ viết các bản tự khai. Sợ quá tưởng chết, ông viết chúc thư xin lỗi bạn bè, nhất là bà con anh em ruột thịt về những lời nói việc làm của ông. Con trai trưởng của ông chứng kiến cảnh bố bị bắt giam nên đã quyết định tìm đường vượt biển và đã sang định cư ở Canada. Làm C.I.A cho Mỹ mà NVT không nói được một câu tiếng. Phải nhờ Đặng Tiến hay Nguyễn Hữu Thái thông dịch. C.I.A nào nó mướn?

Sáu tháng sau, bất ngờ ông được trả tự do ở sở công an với lý do: Tạm tha vì lý do sức khỏe. Từ Phản động đến tha là một điều không hiểu được!!!

Tôi có cảm tưởng, 6 tháng tù biệt giam ấy, NVT không biết có rút ra cho mình được bài học gì không? Phần tôi đã từng chứng kiến xác những người đàn ông, đàn bà, chết cong queo, ám khói đen, vì cộng sản gài mìn trên đường số 5- Hà Nội- Hải Phòng. Lúc 5,6 tuổi, ở nhà quê, tôi đã nhìn thấy xác ngươi bị bỏ rọ, trương phình như lợn quay vập vờ đập vào kè đá cửa sông Đáy.

Tôi đã ghi lại trong một bài viết: Câu truyện của một dòng sông. (dcvonline.net, posted  2, 2018. Dòng sông cũ)

Đúng như nhà văn Bùi Ngọc Tấn tâm sự: ’’Có lẽ lại phải viết thôi. Viết về tuổi trẻ bị đánh mất. Viết về tuổi già xót xa tuổi trẻ. Về nỗi xót thương nhau trong những trái tim mệt mỏi, những mái đầu bạc đang tính đếm những ngày còn lại’’ (Trả lời phỏng vấn với nhà thơ Phạm Tường Vân trong dịp cuốn ’’Chuyện kể năm 2000’’ vừa được xuất bản)

Dù sao, sau này ông NVT cũng có được một câu để đời giống vài người như Lý Chánh Trung, Ngô Công Đức.

Lý Chánh Trung trên báo Tuổi Trẻ, năm 1988 có viết một bài về môn học triết lý K. Marx mà trước đây ông đã chót từng ca tụng thì nay ông chế diễu ‘’Về một môn học mà Thày không muốn dạy, trò không muốn học”.

Còn dân biểu Đối lập Ngô Công Đức thì thẳng thừng hơn: ‘’Tôi có hai điều không ưa. Đó là tôi không thích những người công an. Tôi cũng không thích người Bắc Kỳ’’.

Nguyễn Văn Trung thì văn hoa hơn: ’’Tham gia cách mạng là tham gia vào một quá trình tự hủy diệt sau này’’.

Phần tôi, tôi khẳng định triệt để, tôi giã từ người cộng sản ngay từ khi lên máy bay từ phi trường Gia Lâm di cư vào miền Nam năm 1955.

Bởi vì họ thiếu tình người. Bởi vì họ không là những người tử tế!!!

 

 

22 Tháng Mười 201510:48 CH(Xem: 22522)
Chỉ là cơn gió qua thôi. Chỉ là mộng ảo một đời rong chơi. Chỉ là những giọt lệ rơi. Chỉ là một kiếp đến rồi lại đi.
22 Tháng Mười 201510:10 CH(Xem: 27352)
(kính tặng quý Thầy Trần Phiên và Hà Tường Cát trường TH Ngô Quyền, Biên Hoà)
22 Tháng Mười 201511:24 SA(Xem: 11368)
Bây giờ trời đã vào thu. Gió mơn man nhẹ lời ru tháng Mười. Đóa hoa sen trắng mỉm cười. Đón cô công chúa tháng mười hạ sinh
17 Tháng Mười 20158:54 SA(Xem: 21182)
Cũng là một thoáng rong chơi Mừng người nhập thế, khóc người thiên thu.
16 Tháng Mười 201510:44 CH(Xem: 22297)
Làm sao hốt hết tơ vương Làm sao tỉnh lặng như gương mặt hồ
16 Tháng Mười 201510:31 CH(Xem: 23568)
là ta đó nhọc nhằn cạn kiệt.nằm trơ ra con cháu tiếc thương
16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 16697)
Vĩnh biệt em trai của chị.Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
16 Tháng Mười 20157:50 CH(Xem: 19610)
tôi muốn em thăm quê tôi, nhưng quê hương ấy quá xa vời
16 Tháng Mười 20157:46 CH(Xem: 17757)
Hương sắc phơi nhòa môi má lạnh Nước hồ soi nhạt ánh trăng mờ Trường canh bạn vắng đời hiu quạnh Vương vấn trông diều cánh lửng lơ.
15 Tháng Mười 201510:22 CH(Xem: 18861)
Nhưng Trời ơi!...Chỉ là mơ! Còn em như cánh nhạn mờ xa khơi Mỗi lần Thu!...Lá vàng rơi!.. Nhắc tôi đừng dại... tin lời người dưng!
13 Tháng Mười 20151:12 SA(Xem: 17441)
Ngày nào tóc đen, áo trắng quần xanh, bây mái tóc của nhau đã bạc màu sương gió, nắng úa thời gian. Nhưng kỷ niệm không phai mờ.
10 Tháng Mười 201512:39 SA(Xem: 23140)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TRỜI KHÔNG CÒN CHÚT MÀU XANH - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
09 Tháng Mười 20158:52 CH(Xem: 25274)
Giữa đêm, mưa vẫn còn, ngập ngừng, dằn dỗi. Như muốn dừng. Như vẫn muốn rơi. Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
09 Tháng Mười 201512:48 CH(Xem: 28062)
Thuở thơ ngây nhìn theo diều giấy Thấy con đê gần cánh đồng xa Tim căng tròn như diều vươn cánh Thương vô cùng cơn gió không nhà.
08 Tháng Mười 20153:20 CH(Xem: 25878)
Tháng mười thẳm thẳm lạnh sầu đông. Chốn xa hư ảo chuyện viễn vông. Đá vẫn xanh xao dòng lệ cũ. Nhớ nhung còn giữ mãi trong lòng.
08 Tháng Mười 20151:24 SA(Xem: 17272)
Mùa hè ngày xưa sân trường phượng đỏ, Mùa hè bên này phượng tím thật buồn. Chiều SanJose nhớ nhớ thương thương Tiếc thật đó, một thời áo trắng"
03 Tháng Mười 20151:40 SA(Xem: 24353)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh HÀ NỘI MÙA TRỞ GIÓ - Trọng Đại sáng tác - Vũ Khanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
03 Tháng Mười 201512:32 SA(Xem: 23490)
Thầy dự định sẽ viết lại chuyện này khi khoẻ hơn. Không may, dự định đó chẳng bao giờ thành sự thật. Xin được thay Thầy kể lại chuyện này như một nén tâm hương tưởng nhớ nhân giỗ đầu của Thầy.
03 Tháng Mười 201512:24 SA(Xem: 16853)
Quý anh chị cựu học sinh tìm về Ngô Quyền năm 2016. Như đến với “ Một Tối Ngô Quyền” vì thời gian không còn bao lâu nữa…
02 Tháng Mười 20156:33 CH(Xem: 36127)
Hôm nay tôi muốn viết về đám cưới con gái của một người anh Ngô Quyền. Tôi biết đây là chuyện cá nhân, riêng tư không phải là đề tài chính. Nhưng niềm vui hội ngộ đó tôi muốn chia sẻ với mọi người.
02 Tháng Mười 20156:02 CH(Xem: 20765)
Vui thay Hưng Thái bên trời Luôn tay vun quén lá rơi khắp vườn Là cây hạnh phúc dấn thân Ráng vun chắc gốc cây thần ấy nghe .
02 Tháng Mười 20155:36 CH(Xem: 25734)
Dung* ngơ ngẩn Chúa chiều ly biệt Trăng ngậm ngùi ta phận lá lay Lòng vẫn trách hờn Diên Thọ tặc Bày chi nét chấm dưới mi ngài !!!
02 Tháng Mười 20155:31 CH(Xem: 25319)
Ngồi bên chiều nhớ lại thời tuổi ngọc Nhớ ngôi trường và con dốc thân quen Nhớ nắng vàng reo trên đường đi học Nhớ ngõ về áo trắng bước người theo.
02 Tháng Mười 20151:58 SA(Xem: 26504)
Phố đông vui vẫn thấy buồn Tìm trong phố cũ áo thương nhung mềm. Lạy trời dứt hạt mưa êm Vờn quanh kỷ niệm đi tìm dáng xưa.
30 Tháng Chín 20154:57 CH(Xem: 28641)
Trăm năm chợt đến thuyền ra biển Ngàn đêm tỉnh giấc mộng ảo huyền Nếu khóc than mà đổi được đời Nước mắt tôi chảy mãi không thôi
30 Tháng Chín 20152:38 CH(Xem: 22161)
Từ nhiều nguồn khác nhau, tôi đã sưu tầm hình ảnh của anh chị em cùng chung gia đình Hướng Đạo Biên Hòa khi xưa. Dù cố gắng rất nhiều, nhưng chưa thể nào đủ số ...
26 Tháng Chín 20151:35 SA(Xem: 23618)
Thu của tôi đã đi xa, vĩnh viễn đi xa như thời thơ ngây tuổi trẻ của tôi không còn. Tôi hái một lá thu vàng thổi bay theo gió. - Bay đi, bay đi chiếc lá nhỏ mùa thu dễ thương. -Bay đi, bay lên cõi vĩnh hằng tươi đẹp, Thu thiên thần ngày đó của tôi.
25 Tháng Chín 201511:11 CH(Xem: 33755)
Gọi là trà nhưng tất cả đều là những cánh hoa mai trong vườn nhà, được thầy tôi tự tay hái nhặt, chế biến và pha uống như trà. Trà Hoa Mai được pha trong tách sứ hoặc thủy tinh, có thể ngắm từng đóa hoa xoay tròn, mong manh trong nước.
25 Tháng Chín 20158:48 CH(Xem: 18991)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
25 Tháng Chín 20155:33 CH(Xem: 21324)
Trung Thu lại đến, tôi nhớ anh, nhớ những ngày cắm trại trong phi trường Biên Hòa, nhớ những chiếc xe hoa hình con trâu, con khủng long…Tôi viết mấy dòng nầy riêng dành cho anh. Người huynh trưởng mà tôi luôn yêu quý.
25 Tháng Chín 20151:00 CH(Xem: 29668)
Tết Trung Thu là lễ hội cổ xưa của Việt Nam đặc biệt dành cho trẻ con thường tổ chức vào trung tuần tháng 8 âm lịch. Truyền thống này đã có từ những ngàn xưa, cách đây khoảng 15-20 ngàn năm trước ...
25 Tháng Chín 201512:22 CH(Xem: 31170)
Rừng xưa đã khép dần bao trăn trở Xa lắm rồi vẫn đọng mãi trong tim Ngày hôm qua dẫu buồn sao mà nhớ Những bồi hồi thân ái nỗi niềm riêng.
25 Tháng Chín 201511:15 SA(Xem: 45218)
Tóc xưa giờ cũng bạc màu Trăng đâu có biết tình đau nghìn trùng Gửi em sợi tóc nhớ nhung Theo trăng đi khắp tận cùng nhân gian Đợi em, trăng có úa vàng...
25 Tháng Chín 20155:38 SA(Xem: 25097)
Chờ ngày họp mặt rộn ràng Tay trong tay nắm ngỡ ngàng tưởng mơ Nhớ về “ NGUYỄN TRÃI” tuổi thơ Yêu Thầy, quý Bạn đơn sơ vì tình.
25 Tháng Chín 20151:13 SA(Xem: 27291)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức MÙA TRĂNG CUỐI CÙNG - Nhạc Phạm Chinh Đông Đoàn Minh trình bày
25 Tháng Chín 201512:43 SA(Xem: 21854)
Mời thưởng thức 1 tác phẩm tuyệt vời, mới nhất của Hạnh Phạm
19 Tháng Chín 20152:41 SA(Xem: 23488)
Bé Nhè ơi! Dì xin lỗi con, dì đã không thể thực hiện ước mơ ngày nào của con. Ước mơ chỉ làm một người con gái bình thường nghèo nàn. Dùng hai bàn tay của mình lao động để mưu sinh
19 Tháng Chín 20152:12 SA(Xem: 27254)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức ."Mùa Thu Đông kinh" - Nhạc Hoàng Thi Thơ - tiếng hát Thái Thanh. Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
18 Tháng Chín 20151:42 CH(Xem: 16853)
Tháng 9 năm 2014 sau một thời gian bị thập diện mai phục đến phải ngọa hổ tàng long ở Standford, người hùng đã nhắm mắt xuôi tay buông cả Ỷ Thiên kiếm lẫn Đồ Long đao.
18 Tháng Chín 20153:04 SA(Xem: 24022)
. Giá như có thể thực hiện được một đêm lửa trại, mà thôi chỉ cần một buổi sáng Chủ Nhật đông đủ anh em là thú vị lắm rồi. Và lúc đó không cần củi lửa gì, anh Trưởng lão Đặng Ngọc Tới vẫn có thể cất cao giọng hát:
18 Tháng Chín 20152:48 SA(Xem: 24445)
Tạm xa Bạn quý trên đời, Và "Thần Tiên Đảo", buồn ơi là buồn, Người về tím cả lòng luôn, Nắng vàng, Thu sớm là nguồn vui thôi.
17 Tháng Chín 20157:58 CH(Xem: 22239)
Mời quý vị đọc bài viết sau đây để rút tỉa thêm kinh nghiệm về chứng bệnh này nếu chẳng may mắc phải.
17 Tháng Chín 201510:09 SA(Xem: 25330)
Thôi đi nhé, giã từ bao mộng mị, Gió sẽ đưa mây về cuối chân trời. Ta vẫn thế, vẫn một đời phiêu lãng, Ngẫm cuộc đời, chỉ là giấc mơ qua.
17 Tháng Chín 20152:43 SA(Xem: 26541)
Tiếng chim khuya vừa gọi Buông cánh vào hư không Tim mùa thu đau nhói Như chạm vào mênh mông.
17 Tháng Chín 20151:56 SA(Xem: 19798)
Thu đến rồi chưa sao lá bay? Khung trời bàng bạc một làn mây Giòng sông vẫn điểm màn sương mỏng Áo lụa còn phô dáng liễu gầy
16 Tháng Chín 20151:35 SA(Xem: 19588)
Nơi em về có đi qua phố quận Giữ dùm tôi màu áo lụa vàng mơ Để tôi biết, mùa thu xa rất nhẹ Thuở tình xưa hoài vẫn nhớ không mờ.
12 Tháng Chín 20152:21 SA(Xem: 27159)
(Kính tặng Thầy Phạm Gia Hưng) Hawaii xứ sở đẹp xinh. Biển xanh non nước hữu tình người ơi!
12 Tháng Chín 20152:08 SA(Xem: 28287)
Em nằm đó, thiên thần gẫy cánh. mặc khải một cuộc đời bất hạnh, lắm tai ương. ôi cuộc đời. những đứa bé, không may. đời đã là bể khổ. như em vậy, người em bé bỏng. …đã đến rồi.
12 Tháng Chín 20151:43 SA(Xem: 20905)
Khắc họa bút tích và chữ ký thầy cô giáo cũ lên tranh sơn mài, là một trong những ý tưởng mang ý nghĩa “tôn sư, trọng đạo” của học trò xưa.
11 Tháng Chín 201510:47 CH(Xem: 27988)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Thu Khóc Trên Ngàn--Ngô Thụy Miên, Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
11 Tháng Chín 20159:03 CH(Xem: 25147)
Cám ơn anh Kiều với cái bắt tay thật chặt ông xã của tôi. Những người lính VNCH dù khác binh chủng nhưng vẫn là huynh đệ chi binh.
11 Tháng Chín 20155:04 CH(Xem: 37392)
"Hãy nói lời yêu thương với người mình thương yêu. Đừng ngần ngại mà giữ lại trong lòng vì biết đâu mình sẽ không còn có cơ hội để bày tỏ nữa....."
09 Tháng Chín 20154:58 CH(Xem: 22736)
Thung Lũng Hoa Vàng mùa Thu tháng Tám Đã xa rồi ngày cũ, bước tới đây Rừng phong xưa bát ngát còn ai đợi? Bao năm qua theo vạt nắng tàn phai!
09 Tháng Chín 20154:56 CH(Xem: 29633)
Sao tôi dệt mãi gấm nhung lại Tìm thoáng hương xưa chửa tỏ bày Sao tôi cố kéo tơ trời xuống Cột nỗi niềm riêng, em có hay?
09 Tháng Chín 20154:45 CH(Xem: 35814)
Bạn tôi và con đò Tháng năm trôi vời vợi Một đời sông gắn bó Cùng lục bình chơi vơi.
09 Tháng Chín 20152:14 SA(Xem: 25456)
Thu đi, chiếc lá vàng rơi Mờ xa mây xám chân trời Tay tròn ôm xuôi kỷ niệm Ngàn năm vĩnh biệt Thu ơi!!
05 Tháng Chín 20151:55 SA(Xem: 35969)
Giữa bộn bề cuộc sống đầy rẫy những lo toan, và giữa muôn trùng nỗi niềm chung riêng cần đối phó… Nhưng may mắn làm sao, chúng tôi vẫn còn một chỗ dựa quá đỗi êm đềm và ấm áp cho tâm hồn.
05 Tháng Chín 20151:52 SA(Xem: 21118)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy. như buổi ban đầu. như những trang nhật ký đã một thời thao thức cùng em!
04 Tháng Chín 201511:18 CH(Xem: 22918)
Một phần thưởng nhỏ nhiều hạnh phúc. Ngô Quyền trường cũ đáng yêu thay. Con cám ơn thầy đã đến với con bằng tất cả tấm lòng . Cám ơn thầy Hoàng Phùng Võ của con.
04 Tháng Chín 20153:18 CH(Xem: 24240)
Quê nhà tháng hạ nóng nung thiêu Em có phôi pha nét diễm kiều Đêm vắng võ vàng trăng gió nhạt Ngày hoang thổn thức nắng mưa nhiều
04 Tháng Chín 20152:19 SA(Xem: 23574)
Ngày mai thức dậy ở một bãi cát thần tiên nào đó con sẽ lại gặp mẹ, gặp anh và con sẽ lại chơi đi trốn đi tìm.
04 Tháng Chín 20151:46 SA(Xem: 20326)
Vu Lan về rồi con đang ở xa. Không đi chùa không cả hương hoa. Để tưởng niệm đốt hương lạy má Bà mẹ miền Nam một đời vất vả
03 Tháng Chín 201511:16 CH(Xem: 26719)
Chút gì đó nhớ nhung Về một thuở xuân thì Mùa thu vàng lá rụng Giờ thành chim thiên di.
03 Tháng Chín 20154:48 CH(Xem: 29167)
Mùa Thu trống điểm khai trường Em mang cặp vở ngát hương ngọc ngà Mai nầy bạn hữu chia xa Tìm trong sách vở tuổi hoa học trò.
03 Tháng Chín 20154:31 CH(Xem: 25705)
Tôi ước gì Tôi có được phép lạ nhiệm-mầu để biến Mẹ Tôi trở thành “một người trường sanh bất-tử”… Tôi ước rằng Tôi được là “Thời-gian” để Tôi có thể dừng Thời-Gian lại."
28 Tháng Tám 201511:53 CH(Xem: 23171)
Những tiếng nhẹ nhàng, thầm thì của cha, của mẹ sẽ thay thế lời ru đem văn chương, chữ nghĩa, luân l‎‎ý đạo đức dẫn cháu vào đời.
28 Tháng Tám 201511:26 CH(Xem: 43470)
Hạnh phúc nào đã chìm trong lãng quên? Tôi khờ khạo nên suốt đời lơ đễnh!
28 Tháng Tám 20159:22 CH(Xem: 27509)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: " Vu lan nhớ Mẹ" Thơ Kiều Oanh Trịnh - Nhạc LSMT- TâmThư trình bày
28 Tháng Tám 20159:19 CH(Xem: 22452)
Nhân gian dường cũng tiêu điều Ngóng trông Hoàng Hạc bóng chiều chênh vênh Tà huy rớt xuống đầu ghềnh Dặm trường lữ khách buồn tênh nhớ người
28 Tháng Tám 20151:44 SA(Xem: 27622)
Những phụ nữ Việt Nam tôi từng gặp, đã rời xa quê hương Biên Hòa hơn nửa đời người. Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn ...
28 Tháng Tám 20151:06 SA(Xem: 22120)
Có nhiều điều tôi muốn tâm sự, muốn chia sẻ đang tràn dâng trong lòng tôi. Tôi muốn trao ra và cám ơn tất cả bạn bè với tất cả tấm lòng yêu thương và qu‎ý‎ mến.
28 Tháng Tám 20151:05 SA(Xem: 23539)
Em thơ ngây ngày ấy giờ chạm mặt với hoàng hôn Bàng hoàng cài hoa hồng trắng lên ngực áo rưng buồn Mùa Vu Lan Nhìn màu hoa nhớ mẹ Nhớ trái rừng thành cổ tích yêu thương.
26 Tháng Tám 20155:11 CH(Xem: 24782)
Mùa thu nào xao xuyến, Mùa thu nào ở lại, Người về qua có nhớ, Mùa lá vàng bay bay.
26 Tháng Tám 20154:29 CH(Xem: 36998)
Bông hồng màu trắng tóc tang Cài lên ngực trái vô vàn nhớ thương Lung linh nhang tỏa khói hương U minh cửa mở rộng đường tháng chay.
26 Tháng Tám 20151:10 SA(Xem: 24536)
Tôi vẫn không sao kiềm được nước mắt tôi rớt xuống vì Mẹ ơi, Mẹ đã thật sự xa Con rồi. Con nhớ Mẹ vô cùng. Ngày Vu Lan nhớ Mẹ.
22 Tháng Tám 20153:53 SA(Xem: 21991)
Trong buổi lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16, được tổ chức tại Moon Light Banquet, Westminster vào chiều Chủ Nhật 16 tháng Tám, với khoảng 400 quan khách tham dự, nhật báo Việt Báo đã công bố và trao tặng các giải sau
22 Tháng Tám 20153:41 SA(Xem: 23162)
“ Ai trên đời này mà không cần có một bà Mẹ, những người không còn mẹ nữa, lại cần hơn ai hết phải không? Từ ý tưởng vàng ngọc này, xin được một đời kính mến cô Đặng Thị Trí với Bàn Tay Người Mẹ.
22 Tháng Tám 20152:22 SA(Xem: 26260)
....nhân mùa Trung thu sắp về, xin cùng "nháy mắt với trăng" để tưởng niệm Neil Amstrong và nhớ những đêm trăng rằm tháng 8 của tuổi thơ bình yên @ Biên Hòa.
22 Tháng Tám 20152:15 SA(Xem: 24454)
Mây vẫn bay trên trời xanh ngát Lang thang hoài giữa chốn thinh không Mà tin thư dấu yêu bằn bặt Chinh phụ sầu vạn cổ mênh mông.
22 Tháng Tám 20152:05 SA(Xem: 30266)
Sầu thương dạ mãi đợi mong hoài ! Lối rẽ ai còn ai mất ai? Dâu sắc úa hoang vườn héo úa Mắt màu phai lạnh phấn phôi phai
21 Tháng Tám 20158:21 CH(Xem: 26842)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHẠC PHẨM " BIẾT NÓI LỜI NÀO CHO MẸ " TRÌNH BÀY BẢO YẾN
21 Tháng Tám 20158:11 CH(Xem: 20303)
Từ khi gãy gánh văn chương Ta về chống gậy lên đường lãng du Đào thôn* mây trắng sương mù Ngày nung lửa hạ, đêm mờ giá đông.
21 Tháng Tám 20153:40 SA(Xem: 44093)
Mẹ Cha khổ nhọc vô vàng Cho em áo rộng vai ngang đủ đầy Nghĩa sâu ơn nặng đôi vai Thâm ân báo đáp tóc phai đợi chờ.
20 Tháng Tám 20155:28 CH(Xem: 25158)
Câu hỏi quen quen chợt đến với mình Nhờ ai cho đôi vai mình vươn lớn? Một trí thông minh, tâm hồn trong sáng Luân lưu dòng máu đỏ chảy trong người?
20 Tháng Tám 20152:32 SA(Xem: 18110)
Cánh diều giấy cũng tan theo hẹn ước Tay nắm nhảy dây cũng đã buông lơi Chân cò cò theo vòng xoáy cuộc đời Đẩy đưa tình mình xuyên qua thế kỷ...
15 Tháng Tám 20152:11 SA(Xem: 23994)
Tôi vô vàn cám ơn cuộc sống này. Dù cuộc sống của tôi không được yên vui, sung sướng như người khác. Nhưng ơn trên đã cho tôi sức khỏe và một trái tim yêu thương....
15 Tháng Tám 20152:02 SA(Xem: 29126)
Hạ nồng nàn, trời xanh thêm xanh mãi Phượng vỹ còn tô thắm buổi sáng trong Nắng nhớ nhung một sớm má em hồng Cũng là lúc tuổi biết buồn vừa đến
14 Tháng Tám 201510:29 CH(Xem: 26452)
Tỉnh thức nhìn xem chuyện thế gian Đổi thay hưng thịnh, tiếp suy tàn Quê xưa giờ khuất ngàn mây bạc Tình cũ chừ phai giấc mộng vàng
14 Tháng Tám 20154:45 CH(Xem: 29243)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TIỄN NHAU MÙA ĐÔNG - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Kyra trình bày.
14 Tháng Tám 20152:16 CH(Xem: 28018)
Vài năm, Mẹ cũng lại theo cha Để lại đàn con mắt nhạt nhòa Cha Mẹ giờ đây vui tiên cảnh Cánh hoa hồng trắng, nhớ Mẹ-Cha
14 Tháng Tám 20152:53 SA(Xem: 27412)
Nhớ ai như nhớ thuốc lào, Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên, ...
13 Tháng Tám 20152:17 SA(Xem: 26170)
Mưa rơi thêm nỗi âu sầu Cánh chim vẫn còn lẩn khuất Xa xôi núi rừng giăng mắc Nhớ nhung chẳng biết đường về…
13 Tháng Tám 20151:33 SA(Xem: 28373)
Bốn mươi năm trăn trở Lá rụng cuối mùa thu Hoa vàng xưa mấy độ Sương giăng trắng mịt mù.
13 Tháng Tám 20151:13 SA(Xem: 26205)
Em tóc dài huyền thoại, Tôi một sớm trông ai, Nghe tơ lòng chùng lại, Trong một buổi sớm mai.
12 Tháng Tám 20156:01 CH(Xem: 22263)
Mùa Hạ lúc nào cũng là mùa Hạ, nhưng vì lòng người sôi động nên mới cảm thấy có lúc vui lúc buồn,..
08 Tháng Tám 20153:06 SA(Xem: 37253)
Tình cờ ta gặp em đây Xuân xanh rớt phủ vai gầy áo ai Bây giờ nước mắt phân hai Nửa chăn gối lẽ, nửa dài nhớ mong.
08 Tháng Tám 20152:02 SA(Xem: 26003)
… Bằng tinh thần “sắp sẵn” của một cựu hướng đạo sinh, chính Luân đã “giúp ích” tinh thần anh chị em trong gia đình cựu HĐS.NQBH nhà mình mỗi lúc một vững vàng hơn.
07 Tháng Tám 201510:48 CH(Xem: 28099)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ, nhưng thật ra, không có gì là tình cờ cả.
07 Tháng Tám 201510:05 CH(Xem: 24025)
Tui vui lắm, lòng nôn nao muốn gặp lại thằng em. Không biết nó mày râu nhẳn nhụi hay rậm rạp như mấy ông Á rập. Nó mập hay ốm và gương mặt thay đổi thế nào.
07 Tháng Tám 20152:23 SA(Xem: 29383)
Bao đêm dài như thế Nhìn bóng mình lặng câm ? Cuộc đời đầy dâu bể Phiến đá buồn trăm năm