Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI TÁM

25 Tháng Bảy 202011:43 CH(Xem: 9025)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI TÁM


                                           NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI TÁM

                                                                        Nguyễn Trần Diệu Hương 




Thứ hai 13 tháng 7


Vì đại dịch cúm Tàu, thương mại của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong lúc nhiều cửa hàng bán lẻ phải "giật gấu vá vai" để tồn tại thì hệ thống chợ Aldi vừa ra thông báo sẽ mở thêm 70 cửa tiệm ở 14 tiểu bang miền Trung Tây (midwest), miền Đông Nam của Hoa kỳ, và lần đầu tiên, tiểu bang miền Tây Arizona sẽ có chợ Aldi năm nay.


Aldi (một Công ty tư nhân của hai gia đình giàu có ở Đức) bắt đầu kinh doanh ở Mỹ từ năm 1976. Với hệ thống chợ "discount supermarket" càng ngày càng ăn nên làm ra, chỉ ba năm sau, Aldi ở Mỹ mở thêm Trader Joe's vào năm 1979.  Đến năm 2020, Aldi đã có cửa hàng khắp 37 tiểu bang của Mỹ.


Aldi phát triển, lớn mạnh ngay cả trong đại dịch vì nhiều lý do:

- Diện tích mỗi cửa hàng của họ chỉ khoảng 12 ngàn square feet, (trong khi trung bình một ngôi chợ ở Mỹ rộng đến 40 ngàn square feet (khoảng 3 ngàn 700 mét vuông). 

- 90% hàng hóa, thực phẩm mang nhãn hiệu riêng của Aldi, kém chất lượng một chút nhưng giá cả rẻ hơn nhiều so với national brand name.

- Họ có một lối buôn bán ít nhiều "mang màu sắc Châu Âu" như: khách hàng muốn dùng shopping cart phải bỏ vô máy một quarter (25 cents); hay sau khi tính tiền, hàng hóa được bỏ lại trong xe, khách hàng tự đẩy qua một khu vực riêng, bỏ vào giỏ của mình, để cashier có thể làm việc nhanh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.


Do các nguyên nhân trên, Aldi được gọi là "chợ giá rẻ" (discount supermarket). Hầu hết thực phẩm bán ở  Aldi giá cả chỉ bằng 60% so với các hệ thống chợ khác. 

COVID-19 làm  khoảng 40 triệu người Mỹ mất việc. Người ta tìm đến những "discount stores" để dè xẻn từng đồng tiền trợ cấp thất nghiệp từ cả liên bang lẫn tiểu bang. Số khách hàng của các chợ Aldi, do vậy,  tăng cao đột biến.

Đại dịch và suy thoái kinh tế quật ngã nhiều công ty thuộc đủ ngành nghề, nhưng lại cung cấp một cái phao an toàn cho Aldi "nổi" lên, mở được thêm nhiều cửa hàng mới vì đường lối kinh doanh thực tế, và tính toán chi li của họ, thích hợp với túi tiền của người tiêu thụ trong thời kỳ kinh tế suy thoái.


(Xin được mở ngoặc nhắc thêm là vài năm trước khi chuyện ở bên Tàu, người ta trộn cả hóa chất độc hại cho sức khỏe vào sữa của con nít, và vòng trang sức đeo tay của các em bé gái bị vỡ lở, Trader Joe's (và hình như cả Aldi) công bố sẽ không bán hàng "made in China”. Vào Trader Joe's, người ta yên tâm là không có bất cứ thứ gì được sản xuất từ Tàu, mà toàn bộ thực phẩm đều từ Mỹ, hoặc các nước Châu Âu. Vui nhất là có cả chuối khô made in Việt Nam chất lượng cao (theo đúng tiêu chuẩn Mỹ) sẽ đem bạn về với những buồng chuối quê nhà thời thơ dại. Chúng tôi trở thành khách hàng trung thành của Trader Joe's từ dạo đó)


blankblank



Hãy nhìn số người xếp hàng trước cửa chợ Trader Joe's và hàng người trước các quầy tính tiền ở Aldi -từ sáng sớm đến tối mịt- để thấy ngay cả khi chưa có thuốc chủng ngừa, không phải lúc nào Coronavirus cũng "bách chiến bách thắng". 

 

Thứ ba 14 tháng 7


Người Mỹ rất quen thuộc với cái xe hình khối chữ nhật màu trắng sơn xanh, đỏ, có một phần hình con ó bên hông xe với tay lái bên phải (thay vì bên trái như tất cả các loại xe khác chạy trên các nẻo đường mênh mông ở Mỹ) của Bưu điện. 

Nhân viên đưa thư thì đều thuộc nằm lòng châm ngôn của ngành Bưu Điện: "Không có tuyết, không có mưa, không nóng, cũng không có màn đêm tăm tối" trong công việc.

Một trong những nhân viên thầm lặng luôn ở tuyến đầu chống dịch là nhân viên ngành Bưu điện. Họ làm việc hàng ngày kể từ đầu tháng 3 năm nay (khi đại dịch cúm Vũ Hán bùng phát ở Mỹ).


Không ai tưởng tượng đến có một ngày Coronavirus "tổng tấn công" nước Mỹ. Trên những xa lộ thưa thớt người trong thời đại dịch, trên các nẻo đường đất nước, nhân viên Bưu điện vẫn làm việc dù nhiều thành phố đang có lệnh "cấm túc" (shelter-in-order). Thời điểm mà ngoài các nhân viên tuyến đầu (trong các ngành y tế, vệ sinh, chữa lửa, cảnh sát, bưu điện, chợ bán thực phẩm, trạm bán xăng...) hầu hết người Mỹ đều ở nhà.


Vì vậy, người ta có thời gian để quan sát, chiêm nghiệm, nhận ra nhiều điều mà lúc bình thường mải mê tất bật với nợ áo cơm, với vòng quay vật chất "cá ăn kiến, rồi kiến lại ăn cá" không ai để ý. Một trong những điều đó là nhân viên Bưu điện làm việc vất vả hơn tưởng tượng của mọi người. 


Ở một khu vực trung lưu của San Jose, khu vực thung lũng điện tử, miền Bắc California, trong những ngày "cấm túc", qua khung cửa sổ, mỗi ngày người dân ở đây đều thầy cô nhân viên Bưu điện -đang ở thai kỳ đầu tiên- đều đặn mỗi tuần 5 ngày, đậu chiếc xe truck trắng xanh của Bưu điện Hoa kỳ dưới tàn cây Magnolia rợp bóng mát. Cô mở thùng xe, lấy ra cái túi đeo vai có nhiều ngăn đựng đủ thứ: thư từ, tạp chí, bưu kiện... đi bộ vòng quanh vùng đặt thư từ, bưu kiện vào hộp thư của từng nhà.


Vài tháng trôi qua, bụng Cô lớn dần lên, cái dáng quen thuộc trong khu vực mỗi ngày, trở nên chậm chạp hơn, không phải vì thư từ nhiều hơn, mà vì ngoài những túi bưu kiện trên vai, Cô phải mang thêm đứa con trong bụng đang lớn từng ngày.


Đầu tháng 7 năm nay, nhiệt độ mùa hè càng lên cao, cái thai lớn dần  người đưa thư càng chậm chạp, vất vả hơn. Cảm nhận được khó khăn, vất vả của Cô trong mùa đại dịch, phải đối phó với nhiều thứ cùng lúc, giữ an toàn cho Cô và đứa con sắp chào đời, và vẫn chu toàn công việc. 

Dân cư trong khu vực quyết định tổ chức "baby shower" cho Cô phát thư bằng cách trang trí cả con đường nhỏ (một trong những lộ trình phát thư của Cô) chỉ dài khoảng 350 mét bằng những cái nơ lớn màu hồng (cho bé gái) và xanh (cho bé trai) cột ở mỗi thùng thơ, mỗi thân cây dọc đường. Ở bãi cỏ cạnh cây Magnolia, nơi Cô đậu xe, họ đặt một cái bàn trải khăn trắng, những chiếc bong bóng màu xanh, màu hồng và hàng chữ "Baby shower for our mail carrier, thanks for your hard work" đính trên một giỏ quà  với gift cards, và tấm "thank you card" có chữ ký của người dân sống quanh đó. 


blankblank


Hẳn là những nhọc nhằn của người phụ nữ đưa thư sẽ vơi đi rất nhiều. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ bày tỏ sự quan tâm, niềm tin của người ta vào cuộc sống mãnh liệt hơn, xanh ngát hy vọng, át được cả màu xám của đại dịch.


Thứ tư 15 tháng 7


Không biết những người đi biểu tình đòi cắt giảm ngân sách cho ngành Cảnh sát có biết chuyện vừa xảy ra hôm qua (14 tháng 7 năm 2020) ở Garland, Texas?


Cái nóng rất khó chịu của  một ngày mùa hè ở Texas, cộng những lo toan mùa đại dịch chừng như không có lối thoát làm Cô Kambia Hart mất kiểm soát khi lái xe. Cái xe cũ của Cô đụng vào chiếc xe tuần tiểu của cảnh sát thành phố Garland do James Brezik cầm lái.


Kambia hoảng loạn khi thấy cả hai cái xe đều bị móp méo thảm thương. May mắn đó là đường nhỏ nên không ai bị thương từ tai nạn xe cộ mà thủ phạm gián tiếp là COVID-19.    

Cả hai vợ chồng vừa mất việc do đại dịch. Cô không còn tiền trả tiền thuê nhà, tiền đi chợ cũng thiếu trước hụt sau, thì đào đâu ra tiền để trả tiền bồi thường, và trả tiền giấy phạt lái xe ẩu gây ra tai nạn.


Chỉ vài phút sau, chồng Cô Kambia lái một cái xe khác đến, có chở theo hai con của họ. Cảnh sát viên Brezik lại nghe một màn phân trần, kể lể nỗi niềm của một gia đình cả hai vợ chồng đang bị thất nghiệp .


Police Officer Brezik không viết giấy phạt cô Kambia về tội lái xe bất cẩn. Khi nhìn thấy hai đứa trẻ ngây thơ, con của vợ chồng cô Kambia, ông chợt nghĩ đến các con của mình. Và quyết định quyên góp từ bạn bè của mình ở  Garland Police Department để giúp gia đình bốn người này.


Nhờ tấm lòng của Brezik và đồng nghiệp của ông, hai ngày sau, vợ chồng cô Kambia Hart nhận được một gift card $450.00 để đi chợ Walmart, một khoảng tiền mặt đủ để vợ chồng Cô trả tiền thuê nhà tháng 7, và mấy món đồ chơi cho hai đứa con còn nhỏ của Cô từ Sở Cảnh sát Garland.


Police officer Brezik tin là có bàn tay Thượng Đế giữ cho ông và cô Kambia an toàn trong khi hai cái xe đều bị hư hại.


Chúng tôi thì cầu mong Thượng đế sẽ gởi câu chuyện này đến những người đòi cắt giảm ngân sách dành cho cảnh sát. Thậm chí có những nơi như thành phố Oakland ở California còn đòi "dẹp luôn" những người mặc đồng phục màu đen giữ gìn an ninh cho dân chúng. 

Hình như trên thiên đường cũng cần có cảnh sát để bảo vệ những thiên thần hiền lành, yếu đuối?


blank

In courtesy of  Kambia Hart and police officer James Brezik


Thứ năm 16 tháng 7


Bên này chiếc cầu nổi, bắc ngang xa lộ 101, là Thành phố Palo Alto nhà giàu, nơi có trường Đại học tư lẫy lừng danh tiếng Stanford University, nơi có những căn biệt thự kiểu Châu Âu cũ kỹ nép mình dưới những hàng cây cao vút, thơ mộng. Không thấy bóng một chiếc xe đậu ở lề đường vì tất cả xe của đều nằm trong các garage.


Bên kia chiếc cầu, phía đông của thành phố là khu vực nhà nghèo (low income neighborhood), tìm một chỗ đậu xe trên lề đường ở East Palo Alto không dễ, vì mỗi nhà ở đây đều quá đông người ở, garage xe cũng biến thành phòng ngủ .

Nên khi đại dịch bùng phát, lệnh "cấm túc" ban hành, ở cùng một thành phố, trong khi phía Tây vẫn bình yên, tự tại thì phía Đông chìm trong lo lắng, bất an.


Người bị ảnh hưởng nhiều nhất là các em học sinh ở East Palo Alto, không có laptop, hay Ipad để học online từ nhà. Nhiều em, nhà không có đường nối với Internet, phải học trên Iphone của cha mẹ với rất nhiều hạn chế.  


Các Thầy Cô giáo ở trường Trung học công lập East Palo Alto Academy (EPAA) thấy rõ vấn đề của học sinh. Các em không những chỉ thiếu góc học tập ổn định ở nhà, mà đã đủ lớn để hiểu những khó khăn kinh tế của gia đình khi cha mẹ bị mất việc do đại dịch, không thể tập trung hoàn thành niên học. Nhiều em còn muốn bỏ học.


Các thầy cô giáo trẻ  ở EPAA chia làm 5 đội. Mỗi đội có 4 hoặc 5 người. Họ mở một trang web kêu gọi đóng góp giúp các em học trò nghèo. Mỗi người đóng góp số tiền tùy lòng hảo tâm. Nếu donate ít nhất là $50.00 thì nếu muốn sẽ được chọn một trong 5 đội (vàng, đỏ, tím, xanh lá cây, và xanh dương). Đội bị chọn sẽ phải cử một đội viên ra để hoặc cắt tóc húi cua (kiểu lính trong quân trường) hay nhuộm tóc màu tím. "Quá trình biến đổi tóc" này sẽ được livestream 


Cuộc quyên tiền hào hứng, có tên là "#bulldog buzzcut campaign" được các học sinh Trung học EPAA  mời gọi các mạnh thường quân (trước mua vui làm nghĩa) trên Facebook.

Chỉ trong vòng 4 tiếng đầu tiên, họ đã thu được 12 ngàn USD giúp các em học sinh mua Ipad, laptop cũ, và trả tiền nối kết Internet.

Trong hai tháng họ đã thu được hơn 100 ngàn, đủ để giúp các em có phương tiện học online đầy đủ, giúp các em học sinh Trung học EPAA có đủ thức ăn đủ dinh dưỡng cho tuổi "mười bảy bẻ gãy sừng trâu", "ăn như tằm ăn rỗi". Và còn có thể góp phần phụ cha mẹ trả tiền thuê nhà. 


Đúng là "cái khó ló cái khôn". Các thầy cô giáo ở EPAA với nhiệt tình của nhà giáo đã giữ được các em tiếp tục học trình giữa những khó khăn của cả đất nước và gia đình trong mùa đại dịch.  


Thứ sáu 17 tháng 7


Để chuẩn bị cho chuyến đi thăm ông bà ở Michigan, Elizabeth Linscott đi lấy test COVID-19 mặc dù đang khỏe mạnh và không có triệu chứng nào của cúm Vũ Hán. Ngày hôm sau, cô nhận được kết quả dương tính. Cùng lúc, Elizabeth nhận được một email từ Bộ Y tế tiểu bang Kentucky yêu cầu cô phải tự cách ly; và một phụ lục đính kèm yêu cầu Cô đọc kỹ rồi ký tên.


Phần cuối của văn bản gởi từ Bộ Y tế còn có câu:

"Tôi sẽ không đi xa bằng bất cứ phương tiện chuyên chở công cộng nào (như máy bay, tàu lửa, tàu thuyền, xe bus, xe taxi, xe cấp cứu...) mà không có sự đồng ý của đơn vị có trách nhiệm về sức khỏe của cộng đồng".

Đọc đến câu trên, Elizabeth từ chối ký vào thỏa thuận này .


Sau khi checkmark vào ô "declined", cô gởi email trả lời cho Bộ Y tế Kentucky. Cô được thông báo là pháp luật sẽ tham dự vào chuyện này. Quả đúng như thế, chỉ vài ngày sau, ngày 16 tháng 7, hai vợ chồng Cô bị đặt dưới lệnh quản thúc tại gia (house arrest), và bị đeo một cái vòng nhỏ ở chân (ankle monitor), để người có trách nhiệm sẽ được báo động nếu vợ chồng Cô đi ra khỏi nhà hơn 200 feet (khoảng 60 mét).

Dĩ nhiên, vợ chồng Linscotts rất ấm ức, họ gởi đơn khiếu nại chuyện phải đeo "ankle monitor" với lý do "Chúng tôi không ăn cắp, chúng tôi không gây tai nạn xe cộ rồi bỏ chạy, chúng tôi không làm điều gì sai". 


Nhưng luật là luật, tất cả mọi người Mỹ phải tuyệt đối tôn trọng luật pháp. Hiến pháp Hoa kỳ đã quy định như vậy. Không ai có thể đứng trên luật pháp, dù là thứ luật pháp khác thường chỉ có trong thời COVID-19. Để khỏi bị đeo "vòng giám sát" ở cổ chân, cô Elizabeth phải checkmark vào ô vuông "đồng ý" yêu cầu của Bộ Y Tế, và ký vào văn bản. 


Đây không phải là lần đầu tiên, người dân của "tiểu bang gà chiên KFC" bị "quản thúc tại gia" vì không chịu ở yên trong nhà (failing to self-isolate) sau khi nhiễm Coronavirus.


Trước hai vợ chồng Linscotts, đã có 4 người khác ở Jefferson County (quận hạt có số bệnh nhân nhiễm cúm Tàu cao nhất Kentucky) cũng chịu chung số phận vì vẫn thấy khỏe sau khi có COVID-19 positive test và “hiên ngang đi lại” khắp nơi, phát tán Coronavirus cho "nạn nhân mới".

Suy cho cùng, phát tán bệnh cho người khác cũng là một loại tội. Và nếu"nạn nhân mới" không may qua đời vì COVID-19 thì người truyền bệnh đã phạm lỗi tương tự như tội "vô tình, gián tiếp sát nhân"


Còn nhớ vào tháng 2, chính quyền Trung Cộng (nơi phát sinh đại dịch) đã đóng hai thanh gỗ lớn chận cửa ra vào của rất nhiều nhà dân ở Vũ Hán để ngăn chận họ ra khỏi nhà.

Tương tự, vào tháng 4, khi cả nước có lệnh lockdown, chính quyền Ấn Độ đã dùng roi đánh vào người dân (kể cả phụ nữ) nếu họ ra khỏi nhà. 


So sánh với Tàu và Ấn Độ, chính quyền tiểu bang Kentucky rất "văn minh" và quá đỗi lịch sự trong việc đối phó với tình trạng lây lan của đại dịch. 

COVID-19 là một thảm họa khác thường. Kỳ vọng những điều bình thường trong đại dịch là một điều không tưởng.  


Thứ bảy 18 tháng 7 


Chuyện đeo khẩu trang thời đại dịch đã thành một chuyện dài gây nhiều tranh cãi ở khắp nơi trên nước Mỹ. Đến độ một đài TV ở miền Bắc California, sau phần tin tức địa phương đã có một chương trình nhỏ, có có cái tên khá khôi hài "Matching Shouting for Wearing Mask" (tranh cãi gay cấn vì chuyện mang khẩu trang).


Nhất là ở trong các trung tâm bán lẻ như Costco, Sam's Club, khi người ta phải xếp hàng rồng rắn chờ tới phiên trả tiền, rảnh rỗi quan sát chung quạnh. Nhiệt độ cao của mùa hè và những bất an, lo toan trong mùa đại dịch làm nhiều người dễ nổi nóng khi thấy có người không đeo khẩu trang xuất hiện trong hàng. Bất kỳ ở đâu, khi được nhắc nhở, người không mang khẩu trang thường đáp lại một cách ngang tàng:

"Sợ lây bệnh thì ở nhà cho chắc ăn. "Vác mặt" ra đây làm gì?"


blank

In courtesy of artist Tim Campbell


Những người trầm tĩnh khác thì không bỏ công tranh cãi với "trouble makers" mà về nhà gọi điện thoại phàn nàn với "Complaint Hotline" của cửa hàng, hay Cảnh sát địa phương. Nghe mãi đầy tai, những người có trách nhiệm đã mở hẳn một hộp thư điện tử để ghi nhận những vi phạm đến sự an toàn của cộng đồng.

Chẳng hạn ở địa phương của Silicon Valley, Santa Clara County, địa chỉ email để phàn nàn và yêu cầu chính quyền có biện pháp là pubhealthreferral@dao.sccgov.org


Chỉ cần báo tin địa điểm, thời gian vi phạm, mô tả giới tính, độ tuổi, và y phục của người không chịu đeo khẩu trang, đơn vị có trách nhiệm sẽ không khó để tìm ra "chính danh thủ phạm" qua hệ thống lưu trữ security camera từ các cửa hàng, và dữ liệu từ thẻ tín dụng khi trả tiền.

Khi đã chắc chắn đích danh "nguy cơ phát tán Coronavirus", với hình ảnh lưu giữ làm bằng chứng, một giấy phạt hành chính có tên là "Administrative Citation" sẽ được gởi đến nhà đương sự.


Một số mức phạt hiện hành cụ thể như sau:

- West Hollywood: tiền phạt là $300.00 (250 tiền phạt và 50 đồng tiền processing fee)


- Santa Monica : tiền phạt cho lần đầu tiên là $100.00; lần vi phạm thứ hai bị phạt $250.00, lần thứ ba tiền phạt là $500.00 cho cá nhân.

Khi có khách hàng hay nhân viên không đeo khẩu trang trong tiệm, cơ sở thương mại đó sẽ bị phạt một ngàn đồng.


- Monterey thì sẽ bị phạt $100.00 nếu không đeo khẩu trang ở nơi công cộng


 - Costa Mesa đã gởi texting qua điện thoại đến cho dân chúng địa phương: "Đeo khẩu trang nơi công cộng là luật. Hãy đeo mask, đừng để bị phạt 100 đồng".


Danh sách này còn kéo dài, dài thêm nữa cho đến lúc nào tình hình dịch bệnh khả quan hơn. Xin hãy kiên nhẫn sống với luật lệ khác thường của thời đại dịch.

Bạn có thể tạm thời mất thu nhập, mất việc, mất tự do. Nhưng nếu bạn mất mạng thì bạn sẽ vĩnh viễn mất tất cả!


Chủ Nhật 19 tháng 7 


Bước vào tuần lễ thứ ba của tháng bảy, 28 tiểu bang, hơn một nửa nước Mỹ có luật bắt buộc đeo khẩu trang khi có mặt nơi công cộng. Ngay cả ông Tổng thống vốn không thích, và không ủng hộ face mask, cũng phải thừa nhận "đeo khẩu trang  là yêu nước".


Hầu hết các hệ thống cửa hàng lớn ở toàn Hoa kỳ đều bắt buộc khách hành phải đeo khẩu trang khi bước vào cửa tiệm của họ, chẳng hạn như : Apple,  Bed Bath & Beyond, Best Buy, Costco, CVS, Dollar Tree, Gap (Old Navy, Banana Republic), Home Depot, Kohl's, Lowe's, Panera Bread , Starbucks, Target, Trader Joe's , Verizon, Walmart, Whole Foods ....


Văn phòng phẩm của các Công ty đều có thêm danh mục mới : khẩu trang để cung cấp cho nhân viên nếu họ bỏ quên khẩu trang ở nhà.


Khi chính quyền California yêu cầu trong năm học 2020-2021, tất cả học sinh từ lớp ba trở lên đều bắt buộc mang khẩu trang. Rất nhanh, quầy hàng "back to school" của các cửa tiệm đều bán từng hộp khẩu trang (24 cái trong mỗi hộp): từ loại medical mask, đến khẩu trang thường có đủ hình "xanh, xanh, đỏ đỏ, trẻ nhỏ phải mê" để dụ các em thế hệ Z, giúp các em thấy việc đeo khẩu trang cũng có niềm vui. 


Nếu ai đó còn cảm thấy đeo khẩu trang là mất tự do (khoe nụ cười), là khó chịu, làm khó thở thì hãy nghe lời nhắn nhủ của ca sĩ kiêm tài tử Anna Camp, người bị nhiễm Coronavirus chỉ trong một lần quên mang khẩu trang. 


"Chào các bạn. Tôi cảm thấy có trách nhiệm chia xẻ với các bạn nguyên nhân tôi bị nhiễm COVID-19. Tôi đã bị Coronavirus hành hạ hơn 3 tuần. Sau đó, may mắn đã có COVID-19 negative test nhưng vẫn còn phải chịu đựng di chứng của cơn bệnh.

Tôi rất cẩn thận. Tôi đeo khẩu trang, dùng hand sanitizer. Chỉ một lần duy nhất, khi thế giới bắt đầu mở cửa sau một thời gian lockdown, tôi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Chỉ một lần duy nhất. Và tôi bị nhiễm Coronavirus .

Tôi tin là tôi bị cúm COVID-19 từ lần duy nhất không đeo khẩu trang"


Bạn nghĩ sao? Tôi thì hoàn toàn tin lời Anna Camp. Từ hai tháng nay, khẩu trang đã gắn liền với khuôn mặt của tôi trong đoạn đời có COVID-19 hiện diện. Mong vô cùng đoạn đời bão táp đó của tất cả chúng ta sẽ sớm chấm dứt. 


Nguyễn Trần Diệu Hương

Tuần lễ thứ ba JUL 2020

19 Tháng Năm 201612:30 CH(Xem: 17776)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
13 Tháng Năm 201611:01 CH(Xem: 19184)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Biển Chêt" - Nhạc và Lời: Cáp Anh Tài - Tác giả trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 20268)
Và em cũng nhận ra, đó chính là điều kỳ diệu của tình yêu ... Không ai quá nghèo, để không thể cho. Cũng không ai quá giàu, để không thể nhận!
13 Tháng Năm 20165:11 CH(Xem: 21017)
Con tìm được bao nhiêu bài thơ khoe tình con cho mẹ nhưng những bài thơ mẹ nói yêu con thì rất khó tìm con hiểu tại sao rồi có sự lặng im
13 Tháng Năm 20162:36 CH(Xem: 18460)
Tháng năm mắt phượng đỏ hoe Âm vang khúc nhạc sầu ve gợi buồn Mai xa bè bạn thân thương Mùa Thu trở lại cổng trường đợi mong.
13 Tháng Năm 20162:26 CH(Xem: 20514)
Ngọn gió muôn xa đưa đẩy vào Nửa phòng mây rộng một trăng cao. Sáo dìu dặt nổi rừng dương liễu Hương chập chờn bay khóm trúc đào.
13 Tháng Năm 20162:01 CH(Xem: 17155)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quí báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
13 Tháng Năm 20161:42 CH(Xem: 25390)
Kho vô tận, đất trời ta có sẵn Dưới ngàn sao, trên bờ cát hoang sơ Ta sẽ gối vòng tay ru em ngủ Đời thong dong, chẳng phiền muộn bao giờ.
12 Tháng Năm 20166:24 CH(Xem: 22624)
Chiều nay áo bay dưới phố Khung trời xanh lá me non Mùa xưa còn tôi đứng lại Tóc em thơm nắng Sài Gòn.
12 Tháng Năm 20161:00 CH(Xem: 18593)
Tôi nhớ mùi hương bưởi Biên Hòa Cầu Gành mấy nhịp Phố bắc qua Dòng nước Đồng Nai sâu trong vắt Êm soi dáng núi bóng trăng ngà
12 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 16460)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
06 Tháng Năm 201610:36 CH(Xem: 26589)
Dâng hoa "hồng thắm” hương thề, Chúc cho Mẹ được mọi bề an khang. Mẹ quên hết lúc gian nan, Rằng con yêu mẹ Trời ban" phước lành".
06 Tháng Năm 20165:44 CH(Xem: 16419)
Tôi chưa bao giờ thấy mẹ nóng giận một cách quá đáng. Khuôn mặt mẹ lúc nào cũng tươi tắn, hiền hậu. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến mẹ, chúng tôi luôn tỏ lòng thán phục về điểm này.
06 Tháng Năm 20161:20 CH(Xem: 18712)
Mười mấy năm trăn trở Chỉ còn Mẹ hư không Mẹ về đâu không biết Dấu lửa mãi còn đây Quê người xa biền biệt Lòng thương Mẹ thêm đầy.
06 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 17463)
Giá như thời gian không về đập cửa Thì biệt ly đã không thể nghìn trùng Tháng năm về nắng chang chang dội lửa Nhớ dáng má về trưa vắng ngày xưa.
06 Tháng Năm 201612:32 CH(Xem: 23041)
Con đứng bên đời thương nhớ quá Mười năm áo mẹ đã xa xôi Mẹ là bóng mát cây cao cả Nương tựa cho con có chỗ ngồi.
06 Tháng Năm 201611:42 SA(Xem: 18760)
Bây giờ thì … Mẹ còn đâu nữa? Sáu năm rồi, Mẹ đã xa xôi Tháng Năm về là mùa Lễ Mẹ Lòng con côi, nhớ Mẹ khôn nguôi
06 Tháng Năm 20161:22 SA(Xem: 19005)
Biển đã lên tiếng. Biển đã báo động. Vậy thì việc còn lại là của con người. ''HÃY NHÌN CÁI CHẾT CỦA CHÚNG TÔI. HÃY CỨU BIỂN VÀ CỨU BẢN THÂN CÁC NGƯỜI"
05 Tháng Năm 201612:49 CH(Xem: 17538)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
04 Tháng Năm 201611:26 CH(Xem: 18509)
tháng Tư. đau, người thân yêu, chia nhau cơ khổ. những chia ly. sửng sốt. vội vàng. có những bàn tay. vuột, bàn tay. thế giới bên kia. bỗng là cứu rỗi... nên, người lìa đời. vội vã... dứt. ăn năn.
04 Tháng Năm 201611:24 CH(Xem: 18453)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh TUỔI THƠ QUA MAU - Thơ Hoàng Anh Vi, nhạc VĩnhĐiện - tiếng hát Hoàng Anh Vi
29 Tháng Tư 201611:30 CH(Xem: 17111)
Tháng TƯ phiên khúc đoạn trường Tháng TƯ thấm nỗi tang thương kiếp người... Tháng TƯ bẻ kiếm bên trời Ngâm câu "Túy ngọa...." buồn tơi tả lòng! Thôi đành ôm hận vời trông Một ngày nắng đẹp non sông thanh bình
29 Tháng Tư 201610:47 CH(Xem: 8849)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 20162:44 CH(Xem: 29870)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
29 Tháng Tư 201611:45 SA(Xem: 18719)
Tiệc họp mặt nầy được thực hiện qua sự nhắc nhở của thầy Hiệp vì từ lâu anh em chúng tôi bận sinh kế, gia đình, săn sóc cháu nội ngoại, du lịch etc. nên ít có dịp ngồi lại với nhau!
29 Tháng Tư 201610:12 SA(Xem: 17976)
Bạn bè, trò cũ thân quen, Suối nguồn tươi trẻ và men rượu nồng. Xin trao Em vạn đóa Hồng, Tình Sư, nghĩa Đệ mênh mông đất trời. Quê hương "Xứ Bưởi" tuyệt vời, Ngô Quyền yêu dấu suốt đời không quên.
29 Tháng Tư 20162:08 SA(Xem: 19189)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NƠI ẤY EM VỀ - Thơ và tiếng hát Hoàng Anh Vi - nhạc Vĩnh Điện
29 Tháng Tư 20161:44 SA(Xem: 24607)
Tuổi hai mươi áo lụa vàng phấp phới Thảnh thơi bay những cánh bướm ân cần Tôi sẽ tìm muôn vạn những mùa xuân Trong mùa hạ đang nồng nàn rực rỡ
29 Tháng Tư 20161:38 SA(Xem: 17109)
Chúng mình gặp nhau tháng tư nắng lửa Lâu lắm rồi tình cũ vẫn thân thương Dẫu thời gian nhạt nhòa bao lời hứa Vẫn ngọt ngào như cỏ đẫm hạt sương.
28 Tháng Tư 201610:20 CH(Xem: 19426)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh LỖI HẸN - Nhạc Xuân Điềm - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20169:27 CH(Xem: 16380)
Một chuyến đi dài nhiều lo lắng cho tôi mất ăn mất ngủ. Nhưng bây giờ tôi đã đến được nơi này. Một hình ảnh nước Mỹ trong lòng nước Nhật.
22 Tháng Tư 20164:55 CH(Xem: 17573)
Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người quê tôi Biên Hòa Đồng Nai, phản ánh rất sinh động, thêm vào đó do ảnh hưởng môi trường thiên nhiên
22 Tháng Tư 20163:27 CH(Xem: 18936)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
22 Tháng Tư 20162:10 CH(Xem: 18279)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức XA QUÊ HƯƠNG - Nhạc Đan Thọ-Xuân Tiên - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20161:33 CH(Xem: 18737)
hãy ngủ đi Sài Gòn lời ru nào xa lạ ta gọi em, Sài Gòn... như gọi người yêu nhỏ đêm buồn cuối tháng tư nhớ Sài Gòn, mắt đỏ...
22 Tháng Tư 201611:10 SA(Xem: 17271)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
22 Tháng Tư 201610:15 SA(Xem: 18265)
Bão nổi, triều dâng cuồn cuộn sóng Thuyền trôi, gió đẩy chập chùng khơi Thì thôi phó mặc đời dâu bể Cứ nhủ tình như cuộc giỡn chơi!
21 Tháng Tư 20166:26 CH(Xem: 27665)
Tóc thơ quấn chặt lời thề Hương trầm đính ước, môi kề mộng chung. Ầu ơ! Suối tóc chập chùng Hồn anh đã lạc giữa vùng tóc bay.
21 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16477)
Cả hội trường im lặng khi tiếng sáo cất lên cao vút. Anh MC vừa giới thiệu đó là tiếng sáo của Hồ Ngọc, tiếng sáo điêu luyện, nổi tiếng của miền Nam Cali.
21 Tháng Tư 20169:55 SA(Xem: 19540)
Thời gian rồi sẽ qua mau Em đi ngày ấy nắng chào tháng tư Trái tim trốn chạy ngục tù Tình yêu ngày ấy thiên thu kiếm tìm...
16 Tháng Tư 201612:19 SA(Xem: 17536)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
16 Tháng Tư 201612:01 SA(Xem: 18631)
Tháng Tư về, buồn rưng rưng nước mắt Ta ngồi đây mang nỗi nhớ nghẹn ngào Bốn mốt năm xưa, thiên hạ xôn xao Lòng thổn thức nhìn quê hương nguy biến
16 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 11456)
Bạn bè ơi, thời gian đã hơn 50 năm từ khi chúng ta thi đậu Đệ Thất NQ, với 7 năm học, 7 mùa phượng đỏ sân trường. ....Xin cám ơn bè bạn đã tạo cơ hội cho bằng hữu xích lại gần nhau,
15 Tháng Tư 201611:42 CH(Xem: 19647)
Gửi về cuộc họp bao tâm sự Mừng Thầy mừng Bạn gặp nhau xa Còn ta vương vấn buồn vui vậy Ảo ảnh nào đâu mắt đã nhòa ?!
15 Tháng Tư 20167:28 CH(Xem: 19436)
Em vung tay phù thủy Biến ngày thành đêm sâu Biến anh thành hạt bụi Chuyển hướng một tinh cầu. Em đọc lời sám hối Xóa dấu tuổi xuân thì Anh tìm Ông Lão Tử Xin làm người Vô Vi.
15 Tháng Tư 20163:08 CH(Xem: 17039)
Mỗi năm ngày mười tháng ba Cổ mâm nhang khói tụng ca giống nòi Hùng Vương quốc tổ sáng soi Rồng Tiên con cháu ngàn đời an khương Kính mừng Quốc Giỗ Hùng Vương...
15 Tháng Tư 201612:01 CH(Xem: 16983)
Con ngủ đi mẹ nhờ hàng tre nhỏ Rủ gió về lượn quanh võng ru con Chờ đêm về mẹ nhắc mảnh trăng non Ru con ngủ bờ môi hồng sữa ngọt.
15 Tháng Tư 201612:32 SA(Xem: 17412)
Gió tháng Tư ùa về thương nhớ Xa bạn hiền mấy độ riêu phong ? Mây xưa lúc tím khi hồng Dứt câu tâm sự tình mong còn gì !
08 Tháng Tư 201611:34 CH(Xem: 11571)
Thương tiếc tiển đưa người em, cũng không quên vinh danh người bạn đời của anh Viện, chị Phương Trang đã tân tụy một đời với người chồng bệnh nặng
08 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16014)
Tây phố phủ mờ trăng cuối đêm Quạnh hiu đời lá ủ bên thềm Đầy ly rượu đắng hồn say khướt Nguội lửa hương tàn mộng tiếc thêm Mây vướng sao ngời mây lượn nhẹ Sáo vương chiều lộng sáo ru êm
08 Tháng Tư 20163:36 CH(Xem: 18274)
Ta ngồi viết cho em Trang thư đầy nhung nhớ Đêm nầy như mọi đêm Ta âm thầm lặng lẽ Điếu thuốc tàn trên tay Em mơ màng trong khói Nửa chừng ly rượu cay Vẳng nghe lời em nói
08 Tháng Tư 20163:18 CH(Xem: 17760)
Sáng nay vừa bước ra sân Trời hanh gió lạnh, mùa Xuân đâu rồi? Tháng Tư sao tuyết còn rơi? Tháng Tư lá vẫn chơi vơi ngập trời?
08 Tháng Tư 20162:27 CH(Xem: 19228)
Cứ tưởng là thời gian sẽ phôi pha Tháng tư năm ấy mỗi người một hướng Bạn bè thân yêu bốn phương tám ngả Sao vẫn nặng lòng trăm nỗi nhớ thương.
08 Tháng Tư 201611:57 SA(Xem: 17318)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
08 Tháng Tư 20163:19 SA(Xem: 24610)
Về thăm Nhơn Trạch chúng ta sẽ tìm thấy được những phút giây miệt vườn và khắp mọi nẻo đường đều có cuộc sống ấm no đầy tình người : chất phác, hiếu khách, hiền hoà và muôn lòng biết vọng bái tín ngưởng , niềm tin.
08 Tháng Tư 20162:00 SA(Xem: 10751)
Cám ơn tình nghĩa bạn bè đến với nhau khi chia ngọt sẻ bùi. Thời gian không cho phép, ai là người kế tiếp !! Trên đường về, các bạn báo tin, qua thông tin từ bạn Nguyệt Ánh, bạn Lê Minh Trí, CHS NQ khóa 8 lớp Pháp Văn, vừa bị đột quỵ cách đây vài hôm.
07 Tháng Tư 201610:53 SA(Xem: 18124)
Tháng Tư khăn trắng đầy trời Máu hòa nước mắt khóc đời tang thương. Màu đen phủ chụp phố phường Đắng cay tiếng khóc, thê lương tiếng cười.
07 Tháng Tư 20169:33 SA(Xem: 18912)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim Như đời ta buổi sáng Chờ mặt trời biển đông
01 Tháng Tư 201611:04 CH(Xem: 19591)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
01 Tháng Tư 201610:52 CH(Xem: 18466)
tin cầu Gành, vừa gẫy đổ. xa. thật xa. nửa vòng trái đất. nửa đời người. sao vẫn chạm trái tim. vẫn chạnh lòng. thương nhớ quá. chiếc cầu xinh...
01 Tháng Tư 20161:11 SA(Xem: 19241)
Rồi một ngày... Em về tìm Nursing-home Thăm anh trao một nụ hôn ân cần Thưa rằng: nghĩa nặng, thâm ân Mai sau có xuống mộ phần đem theo.
31 Tháng Ba 201611:56 CH(Xem: 18463)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 201610:14 CH(Xem: 18800)
Buổi sáng, nghe tin cây cầu gẫy Hai nhịp sập rồi, rơi xuống sông Dòng sông vô tình cứ chảy mãi Lăn tăn từng cơn sóng bềnh bồng
31 Tháng Ba 20169:43 CH(Xem: 16517)
Tháng Tư lại trở về đây, Bao mùa Quốc hận lưu đày niềm đau. Ân cần cha nắm đôi tay, Giao quê hương lại cho bầy con thơ. Giờ ông ru cháu ầu ơ, Lại Ư Ừ Ư Ử bến bờ yêu thương.
31 Tháng Ba 20163:58 CH(Xem: 17818)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
30 Tháng Ba 201611:37 CH(Xem: 20604)
Ơn trời chuyển đổi Quả nhân Mong phường gian ác bớt dần tinh ranh Bao giờ cho thàng Tư xanh Để non nước Việt Hùng Anh Hòa Bình
30 Tháng Ba 201610:08 CH(Xem: 17648)
Tháng tư mình chia tay Em về dưới cơn mưa Vai lạnh gầy tê tái Chẳng còn ai đón đưa.Tháng tư mình xa nhau Anh đi rồi đi mãi
30 Tháng Ba 201610:04 SA(Xem: 16493)
Cầu xưa đã gảy nhịp rồi Nhịp chìm đáy nước, nhịp phơi trên dòng Sông quê nước vẫn lớn ròng Còn đâu bốn nhịp cầu cong in hằn.
25 Tháng Ba 201612:33 CH(Xem: 16798)
Nước chảy qua hai nhịp cầu đã gãy Những giọt lệ buồn lạnh buốt tim sông Cây cỏ đôi bờ quằn mình tê tái Nhìn cầu trăm năm tức tưởi giữa dòng.
25 Tháng Ba 201612:23 CH(Xem: 18485)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức "Mùa Xuân Nào Là Ta Về" Lam Phương-Hợp Ca Như Quỳnh & Tường Khuê Kiều Oanh thực hiện youtube
24 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 17925)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền
24 Tháng Ba 201611:49 CH(Xem: 17522)
Trời ơi, cầu Gành sập thật rồi. Tính từ BH sang, nhịp thứ ba đã mất hẳn, rớt xuống lòng sông. Nhịp thứ hai có lẽ rớt sau nên một đầu gác lên nhịp kia dưới sông, một đầu còn gác lên trụ cầu.
24 Tháng Ba 20164:54 CH(Xem: 15250)
Trong khoảng thời gian bị đô hộ hơn 10 thế kỷ, người Việt chịu sức ép nặng nề nhất có thể không phải là kinh tế, quân sự mà là chính sách đồng hóa của người Tầu
24 Tháng Ba 20161:12 CH(Xem: 17591)
Bây giờ mẹ đã xa xôi Cầu Gành giờ cũng gảy đôi nhịp dầm Tìm trong ký ức xa xăm Con lau ngấn lệ nhớ thầm mẹ ơi...
22 Tháng Ba 20168:11 CH(Xem: 22603)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHỈ LÀ - Thơ Hà Thu Thủy - Phạm Chinh Đông phổ nhạc và trình bày
19 Tháng Ba 201611:42 CH(Xem: 17663)
Một phiến thi sầu trao lỡ dở Nửa vầng trăng lạnh rụng ơ hờ Người đi rồi nhỉ?... người đi mãi... Để phím đàn ai lạc lõng chờ!.
18 Tháng Ba 201611:29 CH(Xem: 21490)
Thi sĩ đã đi xa rồi. Ồ cái chết! Thì ra vào buổi sớm mai hôm nay: “ở đâu đây”, hay “đã xa rồi” thì cũng như nhau thôi.
18 Tháng Ba 20164:10 CH(Xem: 16599)
Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.
18 Tháng Ba 201611:33 SA(Xem: 18548)
Giang sơn là góc vườn nho nhỏ Mấy cụm hoa,luống cải,luống hành Chiều chiều ngồi ngắm nhìn hoa nở Lòng từ bi trong chốn yên bình.
18 Tháng Ba 201611:06 SA(Xem: 17139)
Trời tháng Ba nồng nàn mùi Xuân mới Nắng tháng Ba cây cỏ ngát hương lan Nghe đâu đây văng vẳng tiếng reo vang Bầy se sẻ, líu lo chào nắng sớm
18 Tháng Ba 20161:32 SA(Xem: 22777)
Ngõ em, tôi vẫn thường qua Trên đường đi học - Gọi là NGÕ YÊU! Đi về hai buổi sớm chiều Lâng lâng hồn mộng hương dìu dịu đưa
18 Tháng Ba 20161:10 SA(Xem: 22045)
Lâu lắm lại về qua lối nhỏ Nhà em hoang vắng lá đầy sân Em không còn trở về đây nữa Chị đã ngủ yên dưới mộ phần
18 Tháng Ba 201612:52 SA(Xem: 19026)
Sao nhiều cao tầng, nhiều quy hoạch Thiếu chỗ chim muông hót bốn mùa Thiên nhiên sao phải phai xanh thắm? Để một nỗi buồn ẩn thật sâu!
18 Tháng Ba 201612:42 SA(Xem: 19060)
Tròn trăng trái bưởi căng tròn Ngọt mềm chín mọng nước non đợi người Thương màu da láng xanh tươi Theo em hương bưởi rạng ngời bay xa...
17 Tháng Ba 201610:46 CH(Xem: 21139)
Bây giờ con trai bà được bố trí về căn cứ hải quân SanDiego. Từ nơi bà đến nhà nó cũng phải hơn 2 giờ lái xe. Nhưng dù sao nó cũng gần rất nhiều so với những ngày nó ở Illinois hay Virginia.
17 Tháng Ba 20161:39 CH(Xem: 9954)
Tháng Ba chiều Cali mưa tuôn Xe đẩy anh ngồi. Mắt lệ vương, Em khóc cho mình, cho tất cả Tháng Ba ngày đó. Kỷ niệm buồn.
11 Tháng Ba 201612:05 SA(Xem: 13886)
Hướng Đạo thực sự đã giúp cho tôi và cả “chồng tôi” thêm nhiều nghị lực trong mọi hoàn cảnh, có lúc thật là nghiệt ngã để nuôi dạy con cái trong tình trạng hết sức khốn cùng
10 Tháng Ba 201611:49 CH(Xem: 18034)
Xin viết bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.
10 Tháng Ba 20167:48 CH(Xem: 17658)
Thế là tui lại thêm một lần xa quê nhớ sông Đồng xuống Sài Gòn ra phố Tây khởi nghiệp. - Mua mắt kiếng dùm em đi chị Huệ !
10 Tháng Ba 20162:11 CH(Xem: 16727)
Buồn trông bóng nhạn cuối trời Buồn soi bóng nước...ngậm ngùi tóc phai! Bây giờ trời đã Giêng-Hai Gió qua sông rộng!...Mơ hoài DÁNG THU!...
10 Tháng Ba 20161:57 CH(Xem: 15811)
Cám ơn thật nhiều gia đình và những bạn bè khắp nơi trong ngày sinh nhật 68 tuổi của tôi. Tôi sẽ giữ gìn sức khỏe của mình thật tốt. Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó
10 Tháng Ba 20161:28 CH(Xem: 22902)
Sáng nay thức dậy vang tiếng chim Líu lo, ríu rít phía sau vườn Mẹ bảo: Xuân đang về rồi đấy Mười tám xuân thì, xuân yêu đương
09 Tháng Ba 201611:51 CH(Xem: 19032)
Nửa đêm thức viết câu thơ Thả rơi xuống thế làm người trần gian Mái trường xưa cổng không quân Hòa bình sao phải nặng lòng phân ly?!
09 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 17954)
Khi xã hội ngày càng thêm phức tạp Không thể con mình dốt tiếng quê hương Hiểu thấu đáo cội nguồn và tranh đấu Khi đủ lớn khôn rời ghế nhà trường
09 Tháng Ba 20165:59 CH(Xem: 18504)
Nhưng ngày 5/3/2016, ở Biên Hòa, có một buổi họp mặt thấm đậm tình nghĩa để tôn vinh tinh thần bè bạn CHS NQ BH, sau 3 năm vắng bóng ngày họp mặt cuối năm.
05 Tháng Ba 20161:24 SA(Xem: 25273)
Anh u sầu dòng America River thương nhớ Em lặng buồn Đồng Nai khúc nhớ thương Còn gặp nhau qua tiếng sóng đoạn trường Chung một bóng bên Biên Hoà kỷ niệm?
04 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 18226)
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.
04 Tháng Ba 201611:05 CH(Xem: 22965)
Bát canh cua chiều xưa nhung nhớ Mẹ nấu bằng bếp đất rơm thơm.Tháng ba mẹ về nơi xa lắm Mồng tơi ra trái tím đầy giàn Con viết bài thơ màu mực tím Gửi lên trời tặng mẹ thương yêu.
04 Tháng Ba 20164:40 CH(Xem: 18046)
Chỉ dám mong người Lò Bò xưa dù có đi đâu, ở đâu cũng xin một lần tìm về thăm lại nơi nầy. Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ dù có bị dẫm đạp bao lần vẫn còn nguyên hơi ấm nồng nàn tình người xứ Bưởi.
04 Tháng Ba 20164:32 CH(Xem: 19858)
Chẳng biết tự bao giờ, gia đình tôi được ngự trị trong mảnh vườn phía sau nhà, và đứng trước căn shred nhỏ rất gọn ghẽ mà ông chủ dùng để chứa vật dụng làm vườn.