Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương V)

26 Tháng Tư 20199:12 CH(Xem: 12848)
GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương V)

Chương 5- Nhng năm tháng  Biên Hòa và Sài Gòn trưc năm 1975

Ân_Thầy HUỲNH CÔNG ÂN
 

Rời Trà Vinh để  đến Biên Hòa nhận nhiệm sở mới: trường trung học Ngô Quyền, tôi thấy mình  thanh thản vì cũng đã đóng góp phần mình cho quê ngoại. Sau này, khi về thăm lại Việt Nam tôi đã thấy nhiều người từng là học trò của tôi thành công trong cuộc sống. Có người là giáo sư đại học, bác sĩ, dược sĩ, luật sư, kỷ sư, sĩ quan hải quân cao cấp của Canada, doanh nhân thành công trong thương trường hay ít nhứt cũng làm thầy, cô giáo như tôi. Trà Vinh là nơi ghi lại những kỷ niệm đầu đời dạy học của tôi, Biên Hòa sẽ là nơi cho tôi cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình vì gần thủ đô Sài Gòn, trung tâm hành chánh, văn hóa và kinh tế của miền Nam Việt Nam. Mục tiêu của một người Sài Gòn như tôi dĩ nhiên là phải trở về làm việc tại nơi mình lớn lên, vui chơi, học hành và đỗ đạt, Biên Hòa sẽ là cây cầu nối trên con đường mơ ước mà tôi muốn đi.


image002

Tuy Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 km nhưng mãi tới khi lên trường  trung học Ngô Quyền để trình sự vụ lệnh và nhận nhiệm sở  tôi mới biết được thành phố lớn nhứt của miền Đông này. Biên Hòa là một thành phố êm đềm với những hàng cây cao nằm bên dòng sông Đồng Nai. Thành phố được nối liền với thủ đô Sài Gòn bằng 3 cây cầu: cầu Gành qua quốc lộ 1, cầu Đồng Nai qua xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa và cầu Hóa An qua xa lộ Đại Hàn. Biên Hòa là nơi tập trung những cơ quan hành chánh, quân sự và khu phát triển kinh tế của miền Đông. Biên Hòa còn có  có một phi trường quân sự nhộn nhịp nhứt nước và một kho tiếp liệu lớn nhứt ở miền Nam trong thời chiến: tổng kho Long Bình. Biên Hòa là cửa ngỏ từ Sài Gòn dẫn đi vùng duyên hải Bà Rịa, Vũng Tàu qua quốc lộ 15;  miền Trung qua quốc lộ 1 và vùng cao nguyên qua quốc lộ 20. Sau này, để thực hiện kế hoạch tản quyền, bộ Giáo Dục chia miền nam thành 4 khu học chánh song song với cách chia bên quân sự và Biên Hòa là nơi đặt văn phòng của Khu 3 Học Chánh mà người đứng đầu là bạn tôi: anh Lê Tấn Lộc được điều động từ trường trung học Trịnh Hoài Đức, Bình Dương, nơi anh đang làm hiệu trưởng. Nhưng sau này, không hiểu sao bộ Giáo Dục lại bải bỏ các khu Học Chánh, cho tản quyền xuống cấp tỉnh, thành lập sở Học Chánh rồi đổi thành ty Giáo Dục để phụ trách tất cả các trường trung học và tiểu học trong tỉnh.

Ông Phạm Đức Bảo, hiệu trưởng trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa là một người to con, có dáng  dấp một võ sĩ hơn là một giáo sư. Ông tiếp nhận sự vụ lệnh của tôi và ân cần hỏi thăm về thân thế của tôi. Khi biết gia đình tôi ở Sài Gòn, ông nói sẽ nhờ ông giám học Phạm Khắc Thành xếp 17 giờ dạy của tôi gọn trong hai ngày liên tiếp, để tôi có thể kiếm thêm giờ dạy ở các trường tư  Sài Gòn. Ông thông cảm cho hoàn cảnh công chức trong thời kỳ lính Mỹ đổ sang Việt Nam đông đảo làm giá sinh hoạt tăng cao, lương chúng tôi không bằng thu nhập của những người làm sở Mỹ. Thế là tôi chỉ dạy trên Biên Hòa có hai ngày thứ hai và thứ ba đầu tuần. Sáng thứ hai tôi chạy xe honda 67 theo ngả xa lộ, quẹo trái ở ngả ba Tân Vạn, quẹo mặt lên cầu Gành để đến trường. Đêm thứ hai tôi ngủ ở nhà anh Chữ, con người bác tôi có nhà gần trường Ngô Quyền, đối diện cổng số 2 của phi trường. Anh Chữ làm quân cảnh trong phi trường Biên Hòa, sau này được cấp nhà gần ga xe lửa, để nhà ngoài mặt đường cho chị Cúc, người chị thứ ba của anh. Tôi lại theo anh ngủ đêm ở đó. Về sau em trai tôi, học lái máy bay từ Mỹ về, làm phi công trực thăng ở phi trường, thuê nhà cũng ở gần trường ở với vợ và đứa con gái mới sanh. Tôi lại về ngủ một đêm ở nhà em tôi.

Những ngày còn lại trong tuần, ở Sài Gòn tôi được bạn bè giới thiệu vào dạy một số trường tư. Tôi dạy trường Tân Văn ở đường Trần Quý Cáp gần chợ Đũi và Tân Việt ở đường Yên Đổ gần công trường Dân Chủ mà giám đốc là anh Nguyễn Lung.  Anh Lung cũng là giáo sư toán, trước mở các cours luyện thi, sau mướn hiệu trưởng để mở hai trường đó.  Trường tư ngày trước giống như các nhà thuốc tây, ai có tiền thì mở trường mướn một người có bằng cấp đại học để xin giấy phép. Nghe nói người đứng tên hiệu trưởng trường Tân Văn là luật sư Lê Đại Toàn, anh của tài tử Lê Quỳnh. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, anh Lung thường lấy xe Peugeot 403 chở chúng tôi đi ăn cơm tấm Trần Quý Cáp. Nguyễn Lung có một người vợ thật đẹp là bạn của nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Sau này sau khi định cư ở Pháp, anh Lung và vợ đã thôi nhau.

Trường Tân Văn có cơ sở là một ngôi biệt thự, cạnh trường Anh văn Nguyễn Ngọc Linh, có tường bao bọc chung quanh. Trong sân trường có một cây cổ thụ mà tàng cây che bóng mát cho phía dưới suốt ngày. Giám học trường Tân Văn là anh Lê Văn Bảy, anh ruột của thiếu tá Lê Văn Tám trưởng cuộc cảnh sát ở cạnh trụ sở Quốc Hội. Giờ chơi, anh thường cùng các giáo sư chúng tôi như anh Lê Tấn Lộc dạy Triết, anh Tôn Thất Trung Nghĩa dạy Vạn Vật, anh Tạ Ký dạy Quốc Văn, anh Lâm Võ Quỳnh dạy Pháp Văn, thầy ba Cô tổng giám thị và tôi ngồi quanh cái bàn dưới gốc cây uống bia hay cognac. Anh Bảy đi cà nhắc vì mất một chân phải đi bằng chân gỗ nên thường được gọi là Bảy vẹo. Anh thường nói với chúng tôi anh mất chân trong trận Điện Biên Phủ. Lúc đó tôi nghĩ anh đi lính cho Pháp thời đó nên bị thương phải cưa chân. Sau năm 75, khi tôi đi cải tạo về mới nghe bạn bè nói anh Bảy đang làm việc ở sở công an thành phố tôi mới biết mình đã đoán sai. Một hôm, tôi đang ngồi ở nhà thì anh đến hỏi tôi: mày muốn dạy luyện thi đại học không?  Lúc đó tôi đang dạy ở trường Nguyễn Trãi, để kiếm thêm tiền tôi nhận lời. Anh Bảy dẫn tôi lên trường Anh Văn Nguyễn Ngọc Linh cũ để dạy lớp luyện thi vào đại học công an. Tình cờ tôi được biết anh Nguyễn Trung Hiếu bạn dạy chung ở Trà Vinh của tôi  cũng dạy Vạn Vật cho lớp đó. Anh Bảy còn cho phiếu tôi vào sở công an đổ xăng cho chiếc xe Lambretta của tôi.

Cả hai trường Tân Văn và Tân Viêt đều có mở những lớp học ban đêm cho người lớn học để thi Tú Tài, đa số học viên là công chức và quân nhân. Họ đã  dang dỡ việc học vì phải đi làm hay đi lính, họ đi học lại buổi tối với hy vọng kiếm được mảnh bằng để tiến thân trong công việc hay trong quân ngũ. Tôi và các bạn đồng nghiệp trong nhóm "ve chai" (anh Lâm Vó Huỳnh có lần giới thiệu liên hệ giữa tôi với anh cho một người bạn Tây của tôi trong một lần uống bia ở tiệm phở Hòa, đường Côte Des Neiges ở Montréal là "camarades de bouteille", anh Huỳnh là người có óc hài hước), thường gặp nhau ở kiosque bán rượu của chị Tư tại chợ Đũi trong những giờ nghỉ hay sau giờ dạy ở trường Tân Văn.  Khi đã ngà ngà say thì anh Huỳnh đọc thơ tiếu lâm, tôi còn nhớ câu "Gió lộng buồm căng lộn cái lèo" trong một bài thơ anh đọc. Tạ Ký thì ngâm Thơ Say của Vũ Hoàng Chương hay Sầu Ở Lại của anh, giọng ngâm của nhà thơ xứ Quảng khi đã ngà say nghe thật buồn não nuột. Sau này có anh Trần Thế Anh, giáo sư tư thục cũng gia nhập vào nhóm và khi say thường đọc hai câu thơ của Thâm Tâm: "Đưa người, ta không đưa sang sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng".  Anh Lê Tấn Lộc vừa rước con đi học về cũng ghé ngang, để con trên xe hơi trước kiosque  của chị Tư xáp lại với anh em. Nhóm chúng tôi còn có thầy tư Kiệt, quản lý trường Thượng Hiền, cũng trên đường Trần Quý Cáp, đối diện trường Tân Văn. Trường này là của giáo sư Nguyễn Văn Khuê, sau khi bán trường Nguyễn Văn Khuê ở chợ Cầu Muối cho Giáo Hội Phât Giáo năm 1964, đổi tên thành trường Bồ Đề, ông Khuê đi qua Pháp sống để lại trường Thượng Hiền cho giáo sư Hải làm giám đốc khai thác nhưng thầy Kiệt là em họ của ông Khuê thay mặt ông quản lý trường này. Còn tối nào dạy ở trường Tân Việt, chúng tôi thường kéo nhau ra ăn uống ở các quán ăn góc đường Yên Đỗ và Nguyễn Thông.  Có lần, sau khi "làm" một vài chai với các bạn, tôi trở về trường dạy tiếp. Khi tôi vẽ hình tròn trên bảng đen để giải một bài toán hình học và hỏi cả lớp: "các anh chị có thấy gì không?" (đây là lớp người lớn nên tôi không gọi bằng các em được) thì tôi nghe ngoài cửa số có tiếng nói lớn:"thấy cái chai!".  Thì ra anh Tôn Thất Trung Nghĩa dạy lớp bên cạnh đang đứng tỳ tay trên thành cửa sổ nói vọng vào. Tôi rất phục anh Nghĩa vì ngoài những giờ dạy học, chơi bời với bạn bè không biết anh còn thì giờ đâu để học đậu bằng tiến sĩ Luật và dạy ở đại học Luật Khoa .Sau năm 1975, Tôn Thất Trung Nghĩa định cư ở Ý và mất ở đó. Năm 1979, Tạ Ký qua đời ở Chợ Mới, An Giang. Anh Lâm Võ Huỳnh mất năm 2017 ở Montreal. Thầy ba Cô, anh Trần Thế Anh mất ở Việt Nam. Anh Bảy vẹo, thầy tư Kiệt thì tôi không biết nay còn hay mất ở Việt Nam. Anh Lê Tấn Lộc thì hiện ở Montréal với tôi. Còn nhớ khi tôi mới tới định cư ở Montréal, được biết anh Lộc cũng ở đây tôi nhờ Khiêm, một đàn em của tôi chở tôi lên khu Dollard Des Ormeaux xa xôi trong một đêm bão tuyết tim tận nhà anh để kéo anh về quán Long Mỹ nhậu một chầu tái ngộ nơi xứ người. Năm 1992, anh đã chở tôi  lên phi trườmg Mirabel đón vợ con tôi từ Việt Nam qua đoàn tụ với tôi.

Sau này tôi thuê phòng học ở trường Thượng Hiền của thầy tư Kiệt để mở các lớp luyện thi Tú Tài. Ngẫu nhiên thay, ông Thắng thư ký trường Thượng Hiền, người mà tôi nhờ thu tiền học phí học sinh cho tôi, sau 75 lại là chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 9, quân 3. Ông đã giúp vợ chồng tôi mở một quán ăn ở đường Trần Quý Cáp gần đường rầy xe lửa dưới bảng hiệu Cửa hàng ăn uống của hợp tác xã phường 9 trong năm 1984. Lúc bán quán ăn ở đây, tôi lại gặp anh Ngự trước 75 cùng dạy với tôi ở một số trường tư là chủ tịch phường 8, quận 3 bên cạnh phường 9 của ông Thắng. Sau này khi về Việt Nam chơi tôi nghe bạn bè kể lại anh Ngự sau làm chủ tịch hợp tác xã quận 3 và nay đã mất. Còn một người bạn khác cũng dạy chung trường tư với tôi là anh Lê Nguyên sau 75 là cán bộ phòng giáo dục Quận 5. Anh Nguyên cũng đã mất trong một tai nạn lưu thông ở Việt Nam không lâu sau năm 1975.

Ban đầu , tôi đi dạy trên Biên Hòa bằng xe Honda 67. Sau này thấy nhiều tai nạn trên xa lộ quá khủng khiếp, tôi đổi sang đi lambetta hai bánh, có khi tôi để xe ở nhà mà đi xe lửa an toàn nhứt. Ở trường Ngô Quyền, tôi có dạy một lớp 12B, trong đó có hai nhân vật mà tên đã đi vào văn học Việt Nam: nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và cô Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên. Nguyễn Tất Nhiên với lối sử dụng ngôn từ độc đáo đã làm những bài thơ tuyệt tác mà giới trẻ thâp niên 70 ở Sài Gòn không ai mà không thuộc. Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc một số bài thơ của Nhiên thì tên tuổi của Nhiên gắn liền với những câu hát:"Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ. Này cô em tóc demi garcon" hay:"Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá" ...Tôi còn hình dung được vẻ rụt rè của anh học trò Nguyễn Hoàng Hải (tên thật của Nguyễn Tất Nhiên) khi lên bàn giáo sư tặng tôi tác phẩm đầu tay tựa là "Thiên Tai", lúc đó tôi đâu có thể ngờ sau này Hải trở thành một nhà thơ nổi tiếng như vậy. Còn Bùi thị Duyên là một cô nữ sinh duyên dáng và có nét lãng mạn thu hút. Hèn chi anh chàng thi sĩ của tôi phải thất tình vì cô ấy và nhờ đó mà hồn thơ mới lai láng. Đầu năm 1975, một đêm tôi dạy xong lớp đêm ở trường Cô Giang, đường Trần Hưng Đạo, ra cổng tôi gặp Nguyễn Tất Nhiên đứng bên cạnh một chiếc xe Honda dame dường như đang chờ ai. Gặp tôi, Nhiên chào và cho biết đến đón người vợ sắp cưới học ở đây. Nhiên cho biết vừa thắng kiện và được nhạc sĩ Phạm Duy trả một số tiền khá lớn, Nhiên vừa sắm cho mình chiếc xe Honda mới. Tôi rất vui mừng cho Nhiên đã được đền bù xứng đáng cho  những sáng tác tim óc của mình. Năm 1992, ở Montréal tôi đọc báo tin Nguyễn Tất Nhiên chấm dứt cuộc đời một cách bi thảm khi vứa tròn 40 tuổi. Đúng là tài hoa bạc mệnh! Tôi ngậm ngùi thương tiếc cho người học trò nổi tiếng nhưng sống một cuộc đời lận đận. Nhiên không  muốn nhân gian nhìn thấy nhà thơ già như giai nhân và danh tướng khi về già trong hai câu thơ: " Giai nhân tự cỗ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu".

Những năm đầu tôi dạy ở trường Ngô Quyền thì ban giám đốc trường gồm: ông Phạm Đức Bảo, hiệu trưởng,  ông Phạm Khắc Thành, giám học, ông Hoàng Đôn Trịnh, phụ tá giám học, ông Dương Hòa Huân, tổng giám thị. Ban giáo sư đa số gồm những người ở Sài Gòn nên trường ưu tiên xếp gọn cho những vị đó dạy liên tục trong hai hoặc ba ngày, còn các vị ở ngay tại Biên Hòa thì giờ dạy được trải dài trong tuần. Vì vậy có nhiều vị dạy chung trường nhưng cả năm không hề gặp nhau hay có khi còn không biết mặt nhau. Có một số đồng nghiệp tôi quen biết trước như anh Lê Văn Túy, dạy toán ra trường một lượt với tôi, trước dạy ở Gò Công, nay đổi về Biên Hòa, anh Mai Kiến Phúc, dạy Lý Hóa, thủ khoa khóa năm 1965 và vợ là chị Nguyễn Thị Kim Còn cũng dạy Lý Hóa (hai người tốt nghiệp cùng năm với tôi), anh Lâm Tấn Văn dạy Vạn Vật, anh có dạy một vài trường tư ở Sài Gòn chung với tôi và anh Đoàn Viết Biên dạy Quốc Văn, trước dạy chung với tôi ở Trà Vinh. Một tình cờ lý thú là tôi và anh Biên gặp nhau ở ba trường Vĩnh Bình, Ngô Quyền và Nguyễn Trãi. Khi tôi xuống Trà Vinh không bao lâu thì anh đổi về Ngô Quyền, khi tôi lên Ngô Quyền thì hai năm sau anh đổi về Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Năm 1977 tôi về dạy Nguyễn Trãi thì lại gặp anh ở đó. Tôi về trường Ngô Quyền năm 25 tuổi nên kết thân với một số đồng nghiệp trẻ như anh Nguyễn Phi Long, dạy toán hiện ở Houston, Texas, Hoa Kỳ và anh Trần Văn Phúc, dạy Sử Địa, nay đã mất, Tô Văn Phú, dạy Vạn Vật nay cũng đã mất. Tôi đã gặp lại anh Phi Long năm 2011 tại Cali nhân đại hội Ngô Quyền toàn thế giới và năm 2015 tại Texas nhân dịp thăm gia đình bên đó..


image003Tất niên với các em học sinh Ngô Quyền

Năm 1972, tôi bị trả lại quân đội vì một vụ xô xát với một nhân vật có thế lực trong chính quyền. Cùng bị trả lại quân đội vì dính liếu chung một vụ việc, có Lê Quang Hiệp, bạn học thời trung học của tôi ở trường Nguyễn Văn Khuê, tốt nghiệp Quốc Gia Sư Phạm, lúc đó làm thư ký cho trường Pétrus Ký. Tôi nhờ ông hiệu trưởng Bảo có mối liên hệ tốt với chính quyền sở tại nói giúp được đưa về một đơn vị coi cầu Đồng Nai. Bạn tôi không may mắn về Châu Đốc và tử trận ở đó. May mắn trong một lần về Việt Nam, tôi có dịp nhờ anh Trịnh Hồng Hải, dạy Lý Hóa ở trường Ngô Quyền đưa đi thăm ông Bảo trước khi ông mất.

Trong hai năm trở lại quân đội, nhờ đơn vị trưởng thông cảm nên tôi vẫn tiếp tục dạy ở các trường tư Sài Gòn. Có một người bạn là "camarade de bouteille" của tôi là anh Lê Kim Luyện mở một trường tư lấy tên là trường Đức Chính ở đường Bùi Viện gần góc Đỗ Quang Đẩu. Hiệu trưởng trường là anh Bửu Ái, cử nhân Pháp Văn, sau định cư ở New York, Hoa Kỳ. Giám học là anh Trần Cao Đức, anh của các giáo sư Trần Cao Tần và Trần Cao Lộc. Thầy ba Cô từ trường Tân Văn về làm tổng giám thị cho trường Đức Chính. Ban giáo sư ngoài tôi dạy toán, còn có Trịnh Quốc Thông dạy Vật Lý, Đỗ Quang Tiên dạy Hóa, Nguyễn Anh Tuấn dạy Triết, cả ba anh này đều là giáo sư trường Trung Thu; anh Chế Đô, anh Võ kim Sơn dạy Pháp văn, anh Mai Khắc Bích dạy Sử Địa., sau 75 anh Bích dạy Nguyễn Trãi chung với tôi; anh Tạ Chí Đông Hải (anh của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường) dạy Quốc Văn, anh Lê Nguyên dạy Lý Hóa, anh Trần Thế Anh dạy Toán...  Tôi còn dạy thêm các cours luyện thi của anh Luyện ở đường Trương Minh Giảng. Trường Đức Chính ở gần hai quán nhậu nổi tiếng cũng ở trên đường Bùi Viện là quán Ba Thừa và quán Thanh Hải. Thành ra giờ chơi  chúng tôi thường qua một trong hai quán đó "làm" vài chai rồi trở về dạy tiếp. Có khi bữa nhậu đang dang dỡ, tới giờ dạy, chúng tôi định đứng lên về trường thì giám đốc Luyện ngăn lại nói để cho học trò chờ đó, cứ nhậu tiếp! Đặc biệt, hai quán này sẵn sàng cho chúng tôi ăn uống ghi sổ, cuối tháng lảnh lương trả sau. Anh Luyện là một người rất hào phóng. Trước 75 anh lấy cô Sơn, nhà ở trong hẻm Bùi Viện, nhỏ tuổi hơn anh rất nhiều. Sau 75, anh ăn ở với một chị trong gia đình tiệm vải Tô Tân ở góc đường Lê Lợi và Phan Bội Châu, bên hông chợ  Bến Thành. Anh chị Luyện mở một quán nhâu ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Trân Quý Cáp. Bạn bè cứ việc đến ăn nhậu rồi ghi sổ. Cuối cùng, chị Luyện phải dẹp tiệm vì hết vốn.  Nghe nói về sau anh chị chia tay và anh Luyện đã mất ở quê nhà Nha Trang. Chị Luyện, người Bắc, vốn là con nhà giàu chắc là không chịu đựng nỗi tánh tình phóng túng của anh Luyện.

Anh Võ Kim Sơn dạy trường nữ trung học đô thị Cô Giang tức trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường trước đó, ở trên đường Trần Hưng Đạo, đối diên với trường Nguyễn Thái Học (trước là trường nam tiểu học Trương Minh Ký). Anh được bà hiệu trưởng trường này cho tổ chức những lớp đêm luyện thi Tú tài cho người lớn. Tôi có phụ trách dạy toán cho vài lớp ở đó. Mỗi tối, dạy xong chúng tôi thường kéo tới kiosque của cô Lệ trên đường Đề Thám gần ngả tư quốc tế để uống bia ghi sổ. Ở đây, chúng tôi thường gặp ca sĩ Duy Khánh và ca sĩ hài Vân Sơn(ban AVT). Hôm nào lãnh lương, tiền bạc rủng rỉnh thì chúng tôi vào nhà hàng Thiên Tân, bên kia đường đối diện kiosque cô Lệ ăn đồ tây và uống cognac. Thỉnh thoảng có kép lão Năm Phồi của đoàn cải lương Hoa Sen ngày xưa đến giúp vui chúng tôi bằng vài câu vọng cỗ mùi riệu. Có khi chúng tôi gặp nhạc sĩ Châu Kỳ tại những quán bar trên đường Bùi Viện. Đặc biệt, khi đã ngà say, Châu Kỳ thường xổ tiếng Tây với chúng tôi. Nhưng chính tại trường Cô Giang này tôi đã gặp được vợ tôi.

Trong thời gian kẹt lại trong quân đội, tôi làm đơn xin tái biệt phái về bộ Giáo Dục.  Kết quả là cuối năm 1973 tôi được trả về ty Giáo Dục Biên Hòa. Để tránh việc xáo trộn giờ dạy của các đồng nghiệp ở trường Ngô Quyền, tôi xin ở lại làm việc ở ty Giáo Dục và được ông trưởng ty cho làm ở phòng học vụ mà trưởng phòng là ông Lê Hồng Sanh, trước là thư ký ở trường Ngô Quyền. Nhưng chỉ một thời gian ngắn chán cảnh nhàn rỗi ở đây, tôi xin về trường dạy lại.

Bấy giờ có anh Trần Thái Hùng, ban Toán khóa 1967, trước dạy trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long vừa đổi về trường Ngô Quyền và cũng dạy có hai ngày đầu tuần như tôi. Anh ở đường Bùi Viện và cũng đi lên Biên Hòa bằng xe Lambrettwist. Thế là tôi đi quá giang với anh. Sáng thứ hai hàng tuần tôi đi xe ôm từ nhà tôi ở quận 4 đến góc đường Bùi Viện và Trần Hưng Đạo đón Hùng và cùng đi lên Biên Hòa . Chiều thứ ba, Hùng chở tôi từ Biên Hòa về Sài Gòn và thả tôi cũng tại góc đường đó để tôi đi xe ôm về nhà. Trong hai ngày ở Biên Hòa, hai tôi cùng đi ăn cơm trưa và chiều hoặc ở quán Thu Hà đường Phan Đình Phùng hay quán Bình Dân gần sân vận động. Buổi trưa tôi theo Hùng về nhà cô của anh ở ngả ba Vườn Mít nghỉ trưa trên một bộ ván gỗ mát lạnh. Buổi tối, tôi ngủ ở nhà chị Cúc, chị họ của tôi ở gần trướng hay có khi làm "đêm không ngủ" ở nhà trọ của anh Lê Quý Thể để xem các bạn đồng nghiệp xoa mạt chược. Hùng nay vẫn còn ở Sài Gòn mà tôi vẫn thường gặp để cùng đi ăn uống với các bạn đồng môn khác mỗi khi tôi về Việt Nam. Mỗi khi qua Cali tôi cũng có gặp anh Lê Quý Thể ở đó.

 

 

image006

Tôi và anh Tô Văn Phú (dạy vạn vật) ở hành lang trường Ngô Quyền

Về sau, đêm ở lại Biên Hòa tôi day thêm một lớp luyện thi Tú Tài của anh Nguyễn Thành Dũng, người địa phương, cũng là giáo sư trường Ngô Quyền, Anh hiện vẫn ở Biên Hòa và có căn nhà rất đẹp bên bờ sông Đồng Nai, gần cầu Gành. Tôi, Trịnh Văn Dĩ, Trần Thái Hùng và Đinh Quang Hảo, tất cả đều là giáo sư toán ngày trước thường ghé thăm Dũng mỗi khi lên Biên Hòa bằng xe hơi của con gái Dĩ trong những lần tôi về Việt Nam. Bạn tôi, Trịnh Văn Dĩ nay được xem là người đang "hưởng phước"  vì đi đâu cũng bằng xe hơi có tài xế lái, bỏ đi những tháng ngày chật vật ở Mỹ Tho. Sau này tôi được một em học sinh trường Ngô Quyền giới thiệu với một ông Tây có vợ Việt để thuê một căn phòng trống của ông ấy trong một chung cư để mở lớp dạy thêm. Tôi và ông ấy liên lạc với nhau mỗi đầu tháng bằng vài dòng chữ bằng tiếng Pháp tôi để lại trong hộc bàn chung với số tiền phòng tôi trả hàng tháng

Đầu năm học 74-75, tôi đang dạy trường Ngô Quyền ở Biên Hoà thì anh Lâm Võ Huỳnh, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở quận 5, Chợ Lớn gặp tôi hỏi tôi có muốn về dạy ở trường anh không? Gần mười năm dạy từ miền tây đến miền đông, đây là cơ hội để tôi dạy gần nhà. Tôi nhận lời. Anh nói tạm thời tôi dạy một số giờ toán lớp 12 của một đồng nghiệp môn toán ở trường anh đã lên đường tu nghiệp ở Pháp, rồi anh sẽ làm thủ tục cho tôi thuyên chuyển về đó.
Tới khoảng giữa niên học tôi mới nhận được sự vu lệnh thuyên chuyển về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng. Ngoài lớp 12 duy nhất của trường, tôi phụ trách toán cho lớp 10 và 11. Lớp 12 của trường chỉ võn vẹn có mười mấy em, toàn là con những nhà tai mắt ở thủ đô.

image007Trung tâm giáo dục Hồng Bàng

Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng trước kia có tên là Ecole Francaise de Cho Lon, được người Pháp xây dựng từ ngày 07/06/1933 để làm trường nội trú cho trẻ em con lai Pháp . Về sau trường được chuyển thành chi nhánh của trường Jean Jaques Rousseau tại Chợ Lớn ( annexe Cho Lon)  Từ năm 1967 , theo sự thỏa thuận của hai chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa và Pháp, trường được giao lại cho Việt Nam quản lý với sự hợp tác của chính phủ Pháp .Từ đó Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục , bắt đầu dạy chương trình song ngữ Việt–Pháp .TTGD Hồng Bàng được quản lý bởi Ban Giám đốc cùng các giáo sư và giáo viên người Viêt phụ trách dạy Việt ngữ và các giáo viên và giáo sư người Pháp, do Trung Tâm Văn Hóa Pháp cung cấp, dạy Pháp ngữ.

Giám đốc đầu tiên là Ông Nguyễn Khánh Hải , sau đó lần lượt thay đổi các Giám đốc Nguyến Ngọc Quang, Từ Chấn Sâm và Lâm Võ Quỳnh là vị giám đốc cuối cùng cho đến ngày 30/4/75.

Ở trường, trong phòng giáo sư có đặt hai dãy ghế song song hai bên cái bàn dài. Một bên là giáo sư người Việt của bộ giáo dục, bên kia là giáo sư người Pháp hay Việt quốc tịch Pháp của Aliance Francaise. Anh Huỳnh thì ngồi ở đầu bàn. Giáo sư người Việt nào biết nói tiếng Pháp thì trao đổi với giáo sư người Pháp, nếu không thì chỉ gật đầu hay bắt tay khi gặp nhau.

Các em lớp 12 nhất định phải đỗ tú tài cuối năm nên yêu cầu tôi mở cours dạy thêm bên ngoài. Tôi mướn một phòng học của người Tàu ở gần trường, tôi dạy toán và nhờ một người bạn là anh Nguyễn Thành Tương đang dạy trường Cần Giuộc phụ trách Lý Hoá cho các em. Kỷ niệm ở lớp dạy thêm này tôi không quên là những buổi dạy toán của tôi đã xong, tôi phải nín thở chờ anh Tương từ Cần Giuộc chạy xe về dạy tiếp môn Lý Hoá. Khi nào thấy xe vespa màu xanh của anh ấy xuất hiện ở đầu ngỏ mới thở một cái phào. Các em lớp 12 nói với tôi rằng phụ huynh các em hứa nếu cuối năm các em thi đậu thì họ sẽ đãi tôi một chầu linh đình ở nhà hàng Soái Kình Lâm. Nhưng ngày ấy không bao giờ tới!  Các em lớp 12 này cũng đã cho tôi một kỷ niệm đẹp là tặng cho tôi một cuốn album thật to và đẹp nhân ngày tôi cưới vợ đầu tháng 4 năm 1975. Còn ở lớp 10 có một em gái là con của vị Quân Trấn Trưởng Biệt Khu Thủ Đô đã từ trường gọi vào trại Lê Văn Duyệt cho cha em thả tôi ra vì đêm hôm trước tôi ở ngoài đường quá giờ giới nghiêm.


image010Tôi và các em học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục Hồng Bàng

image011Tôi và các em học sinh lớp 10 trung tâm giáo dục Hồng Bàng

Tôi cũng còn nhớ tất niên âm lịch nhằm đầu năm 1975, nhà trường có tổ chức liên hoan, trong đó có diễn một vỡ kịch câm cổ điển. Anh Huỳnh trắng trẻo, nhỏ con làm công chúa, còn tôi cao lớn được chọn làm hoàng tử nước láng giềng. Nhưng oái oăm thay công chúa lại yêu một anh gù xấu xí khác. Hôm đó tôi phải cố sức diễn đúng theo lời thuyết minh của một chị giáo sư cùng trường. May mắn chúng tôi cũng gây được nhiều trận cười cho khán giả.

Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, chúng tôi thường trực đêm trong trường. Chúng tôi uống bia và đánh phé để quên đi những lo âu về tình hình dất nước trong cái phòng tiếp tân gần cổng ra vào. Anh lao công gác cổng thường chạy ra, chạy vô mua thuốc lá hay bia cho chúng tôi. Thế mà tình đời thay đổi mau chóng. Chỉ vài ngày sau biến cố 30/4/75, khi trường đã bi tiếp quản, các giáo sư chúng tôi bị giáng cấp thành giáo viên, anh Huỳnh không còn là giám đốc thì có một đêm tôi vào trực, gọi cổng nhiều lần , anh bảo vệ chạy ra nạt nộ tôi: tại sao tôi gọi lớn quá làm đánh thức cả nhà anh dậy.

Trong thời gian tôi dạy lớp đêm ở trường nữ trung học đô thị  Cô Giang, tôi quen được một con gái sau trở thành bà xã của tôi. Số là tôi có dạy một lớp luyện thi Tú Tài ở đó và trong lớp có một em nữ sinh tên Mi, một đêm em dẫn một người bạn gái tên Nga vào lớp và xin phép tôi cho Nga học "ké" một buổi toán vì nghe nói tôi dạy dễ hiểu. Tôi đồng ý nhưng dặn thêm nếu Nga quyết định theo học luôn thì phải đóng học phí. Lúc tan học Nga ngỏ ý mời tôi đi uống nước để cám ơn tôi. Tôi cẩn thận goi anh Sơn giám đốc lớp đêm đi theo Mi và Nga tới một quán nước ở đường góc đường Cô Bắc và Đề Thám. Trong khi ăn uống, Nga nói em có một người chị trước học ở trường Tây, nay đã nghỉ học, thầy  có muốn quen với chị em thì em giới thiệu cho. Năm đó, tôi đã 30 tuổi nhưng vẫn còn độc thân, có quen một vài cô cúng như được bạn bè mai mối một vài chỗ nhưng tôi không ưng ý. Trông Nga thấy đẹp thì tôi nghỉ chị của em chắc cũng đẹp nên đồng ý coi xem sao Tối hôm sau đúng hẹn, tôi trở lại quán nước đó gặp hai chị em của Nga. Tôi không ngờ chị của Nga rất đẹp giống như những câu thơ của Nguyễn Du

Kiu càng sc so mn mà,

So b tài sc li là phn hơn.

Làn thu thy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thm liu hn kém xanh


image013Bà xã tôi khi còn là nữ sinh trường Phan Văn Huê

Sắc thì tôi đã thấy, nhưng tài thì sao?  Sau này khi sống với nàng tôi mới biết vợ tôi có tài nấu ăn, nhờ đó trong những lúc khó khăn nhứt nàng đã trở thành người khéo xoay sở để gia đình tôi tìm được lối thoát. Như lúc tôi dạy học sau năm 75 với lương 60 đồng một tháng, nàng đã mở quán ăn rất đông khách đem thu nhập bù đấp cho ngân quỹ của gia đình tôi, hoặc lúc tôi ra nước ngoài mà nàng và hai con còn ở Việt Nam, vợ tôi một mình có thể thầu nấu ăn cho một đám cưới để nuôi sống ba mẹ con.

Nàng tên là Mai, gia đình ngày trước rất khá giả nên đã cho nàng theo học chương trình Pháp ở trường Saint-Paul, đường Cường Để, sau đó ở trường Pasteur, đường Sương Nguyệt  Anh và trường Phan Văn Huê đến classe terminale.  Vào thời điểm tôi quen Mai thì gia đình nàng sa sút vì ba nàng bị người bạn đồng sáng lập công ty sang đoạt hết cổ phần của ông. Mai là con gái lớn trong gia đình đông con nên phải ở nhà chăm sóc các em để ba má nàng bươn chải kiếm tiền. Tôi không biết là nhà của Mai ở bên trong chợ Cầu Cống cùng đường Đỗ Thanh Nhơn, quận 4 với nhà tôi.


image015Đám cưới chúng tôi vào đầu tháng 4 năm 1975

Chúng tôi quen nhau hơn nửa năm cho đến đầu tháng 4 năm 1975 mới làm đám cưới. Lúc đó, tình hình hình chiến sự biến chuyển dồn dập. Việt Nam Cộng Hòa đã mất gần hết các tỉnh ở miền Trung. Lệnh giới nghiêm ở Sài Gòn  bắt đầu từ 8 giờ tối. Tiệc cưới chúng tôi tổ chức thật sớm vào 5 giờ chiều tại nhà hàng Sài Gòn gần rạp Đại Nam, đường Trần Hưng Đạo. Chỉ có các bạn bè tôi ở Sài Gòn tham dự đông đủ, đa số là các đồng nghiệp trường Hồng Bàng và các trường tư ở Sài Gòn, còn các bạn đồng nghiệp cũ ở tỉnh như Trà Vinh hay Biên Hòa tham dự rất ít vì đường đi bị cắt đứt, trừ một số bạn đang ở Sài Gòn như các anh Nguyễn Bình Tưởng, Nguyễn Quang Hiền, Nguyễn Văn Quan, Trần Kim Hoàng và Nguyễn Trung Hiếu. Kỷ sư Thọ cho tôi mượn xe hơi để rước dâu.

Chỉ hơn ba tuần sau thì miền Nam mất. Tôi còn nhớ ngày 28 tháng 4 năm 1975, vào buổi sáng, tôi đang dạy một lớp 12 của trường Saint-Thomas, ở Phú Nhuận, nhìn lên bầu trời qua cửa sổ lớp học tôi thấy từng đàn trực thăng bay ngang thật thấp: người Mỹ đang di tản khỏi Việt Nam. Tôi tự hỏi rồi mình sẽ ra sao? Lúc ở phòng giáo sư, Cha hiệu trưởng nói với tôi: sắp có giải pháp, thầy cứ yên chí mình sẽ tiếp tục dạy học như thường. Sự lạc quan của Cha hiệu trưởng không đủ sức trấn tỉnh tôi trước một tương lai mình không đoán được!

 

 (còn tiếp)

23 Tháng Sáu 202212:36 SA(Xem: 5044)
Xin đốt một nén hương cho những kẻ cách này cách khác đã bỏ mình trên dòng sông đó. Phải chăng đó là câu chuyện của dòng sông
21 Tháng Sáu 20223:32 CH(Xem: 6721)
Cố hương xa nửa địa cầu Nửa sầu nửa nhớ, một bầu tang thương Vật xưa nằm nát bên đường Nhặt lên ghép lại nét gương bẻ bàng
20 Tháng Sáu 202211:47 CH(Xem: 6592)
Thôi rồi... ngõ vắng, trăng tà Rồi em, thuộc của người ta... bao giờ! Thương sầu lột xác thành thơ Ngồi ôn HUYỀN THOẠI TRĂNG mơ... thuở nào!
20 Tháng Sáu 20222:28 SA(Xem: 5942)
Chúc mừng cháu mùa hè tươi trẻ Tiến lên đi thế hệ thứ ba Xin đừng quên nước Việt quê nhà Ở nơi đó ngoại gọi là tổ quốc.
18 Tháng Sáu 20223:19 SA(Xem: 5085)
Bài dưới đây, muốn được chia sẻ với những người bạn cùng trường. Tôi, Lý khánh Hồng cùng chung một ngôi trường một thời với những người bạn của tôi.
18 Tháng Sáu 20222:33 SA(Xem: 7292)
Ta về Đại Hội đồng môn Ngô Quyền trường cũ mất còn biết không? Bạn nào hạnh phúc ấm nồng Bạn nào bươn chải thành công ngoài đời?
18 Tháng Sáu 20222:09 SA(Xem: 5806)
Bộ môn CL trong lịch sử đã từng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam VN, nên cần được bảo tồn cẩn thận và có chính sách khôi phục tốt
17 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 8052)
Em hãy hình dung bóng của ai Bên Đồi Gió Thoảng ngắm trăng vơi Gởi em tình cũ dù chưa trọn Mà vẫn còn vương hết cả đời
17 Tháng Sáu 20223:10 SA(Xem: 5149)
Theo ba tôi trước tiên phải lo tu chỉnh bản thân để quản trị mái ấm gia đình tốt đẹp, còn việc trị quốc bình thiên hạ tính sau.
17 Tháng Sáu 20222:59 SA(Xem: 5860)
Vào mỗi tháng 6, hình ảnh của các người cha luôn rõ nét hơn bao giờ hết, những người cha đã làm hết sức để các con có một đời sống bình an, hạnh phúc,
17 Tháng Sáu 20222:41 SA(Xem: 6545)
Sắp đến NGÀY LỄ CHA Xin kính chúc : Quý Thầy, Quý Bạn Quý Anh trai, Anh rể Quý Em trai, Em rể một ngày Lễ bên gia đình thật đầm ấm hạnh phúc.
16 Tháng Sáu 202211:50 CH(Xem: 3265)
Chiều nay Mẹ có đôi lời : Cám ơn tất cả xin mời nâng ly ! Cùng nhau Ta chúc nhau đi Bình an vui khỏe như khi Xuân Thì !
16 Tháng Sáu 20221:49 SA(Xem: 5246)
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý.
13 Tháng Sáu 20226:54 CH(Xem: 6839)
Rượu rót nằm đau trong cốc lạnh Xa người, ta uống với ai đây?! Tàn canh khói thuốc vàng cô quạnh Ngọn nến đời soi...chiếc bóng gầy!
13 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 6288)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
13 Tháng Sáu 202212:55 SA(Xem: 6860)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ƠN CHA - Sáng tác Y Vân Nhạc đệm Ngô Nguyên Tiếng hát: Kim Phụng Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Sáu 20229:28 CH(Xem: 7533)
Những điều bình thường nhưng vĩ đại Khi trưởng thành con hiểu nhiều hơn Để ngậm ngùi tiếc "Giá cha còn" Thật hạnh phúc có cha bên cạnh.
12 Tháng Sáu 20229:21 CH(Xem: 4987)
Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.
11 Tháng Sáu 202211:35 CH(Xem: 7491)
Duyên may gặp lại ơn Trời? Tay trong tay nắm nhớ thời còn thơ? Thỏa lòng Ta vẫn ước mơ! Ngày vui tái ngộ là cơ hội vàng!
11 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 5949)
Hoa nở rồi tàn, trăng khuyết rồi tròn, nước lớn rồi ròng, bèo hơp rồi tan, sinh ký tử qui... là LẼ THƯỜNG của cuộc đời. Có sinh thì có diệt, và đó là một kiếp người.
11 Tháng Sáu 202212:29 SA(Xem: 5137)
Cuộc đời của ba tôi rất bình lặng với nghề thợ may khiêm tốn nhưng đối với tôi, ông là biểu tượng của một người cha lặng lẽ, cần mẫn sống âm thầm chu toàn cuộc sống cho vợ con.
10 Tháng Sáu 20221:05 SA(Xem: 6920)
Ta về đây. Rồi cũng sẽ đi Trăm năm bỏ cuộc biển dâu này Ta vào mê ảo đêm trăng lặn Như bóng sương mờ cánh vạc bay
10 Tháng Sáu 202212:26 SA(Xem: 6959)
Cha Là Nắng Ấm Thái Dương Là sao bắc đẩu soi đường cho con Trăm năm hiếu nghĩa vuông tròn Thiên thu nước mắt chảy mòn nhớ thương...
10 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 6514)
Anh như cơn trốt đêm khuya Tôi như cánh én bay về quạnh hiu Lẽ loi bên vạt nắng chiều Mưa sa, bão táp cô liêu dốc đời
01 Tháng Sáu 202211:34 CH(Xem: 6119)
Sau hơn hai năm bó gối ngồi nhà, khuya ngày 13 tháng tư năm 2022 tôi bước lên máy bay của hảng Singapore Airlines để bắt đầu cho chuyến du lịch đầu tiên sau mùa đại dịch,
31 Tháng Năm 202210:40 CH(Xem: 3667)
Nguyện ơn trên gia hộ cho thầy cô sức khỏe, an lạc và hạnh phúc. Xin tri ân những vị đã lái con đò trí tuệ dẫn dắt chúng em vào đời.
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 6205)
lửa mặt trời tôi nhìn thấy sáng nay bừng đỏ trong bình mình chiếu sáng toàn nhân loại cho tôi thấy rõ hơn khổ đau. chiến tranh và tuyệt vọng…
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 5186)
Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.
30 Tháng Năm 202211:20 CH(Xem: 6035)
Tuổi học trò, chưa nếm mùi sương gió Cũng tập tành thố lộ chuyện yêu đương Lá thư xanh ép cánh phượng, sân trường Thầm trao gởi... rồi vấn vương mộng mị
30 Tháng Năm 20229:57 CH(Xem: 5059)
Chiều nay tôi thật vui Thấy mình thật yêu đời. Chúc các em sinh nhật Tuổi 65 đẹp tươi .
29 Tháng Năm 20221:52 CH(Xem: 6819)
Mỗi hè sang... Mỗi lần hoa phượng Cuối đời rồi... Vẫn nhớ lắm... Phượng ơi! Cuối đời rồi... Vẫn nhớ mãi... Người xưa!
28 Tháng Năm 202211:31 CH(Xem: 5151)
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
27 Tháng Năm 20221:49 CH(Xem: 6413)
Nhưng chỉ là mơ có phải không? Khi mình bèo nước rẽ đôi dòng Mỗi độ hè về như nhắc nhở Tình đầu muôn thuở khắc ghi lòng!
26 Tháng Năm 202211:10 CH(Xem: 4941)
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
24 Tháng Năm 20221:05 SA(Xem: 3886)
Ta hãy gặp nhau dù một ngày Biết đâu ta chẳng có ngày mai Để mà mừng rỡ tay nắm chặt Nhắc chuyện ngày xưa thuở áo dài.
24 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 6515)
Lang thang hạnh phúc khỏe tươi Vào đời lúc tuổi sáu mươi là vừa Bạc tiền danh vọng giờ thừa Vui tươi sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đau
23 Tháng Năm 20222:56 SA(Xem: 5101)
Tôi đọc được một câu “danh ngôn”, không biết của ai. “Ai cũng có tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng có tuổi già”. Phải có phúc có phần mới được già.
23 Tháng Năm 20221:03 SA(Xem: 5305)
Tưởng rằng nơi đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu chào “Cô còn nhớ em không?”. Cô nhớ chứ.
20 Tháng Năm 20225:44 CH(Xem: 6389)
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
20 Tháng Năm 20225:40 CH(Xem: 7027)
Thủy chung không phải dễ Sợi ngắn thương sợi dài Những chăm sóc mỗi ngày Là bền lâu hạnh phúc.
20 Tháng Năm 202212:22 SA(Xem: 4002)
Gặp nhau nhắc về dĩ vãng chung trường chung lớp. Theo vận nước bôn ba. Dòng đời trôi nổi. Vào tuổi thất thập còn gặp nhau là hạnh phúc lắm rồi.
20 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5549)
.....thậm chí còn nghĩ thành phố Sydney là thủ đô của Úc. Không ít người ngỡ ngàng khi biết Canberra mới thực sự là thủ đô của xứ sở chuột túi này.
20 Tháng Năm 202212:02 SA(Xem: 5972)
Anh giờ tóc đã hết xanh Em còn xanh tóc loanh quanh dấu buồn Gởi lời thăm hỏi Sài Gòn Thấy trong cõi nhớ chỉ còn mình em!
19 Tháng Năm 20229:18 CH(Xem: 6796)
Hương vờn khói quyện Mẫu thân tôi ! Giọt tủi tràn mi… nghẹn cả lời Giọng nói hiền hòa êm sóng gió Câu khuyên ấm áp lặng trùng khơi
17 Tháng Năm 20221:01 SA(Xem: 4712)
Mong rằng cô tôi đầy đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua trận chiến gay go này. Nguyện ơn trên gia hộ cho cô giáo Huỳnh thị Ba của tôi mau bình phục.
16 Tháng Năm 202210:29 CH(Xem: 7145)
Nhiều đêm thao thức thở dài Xuân về Tết đến bên ngoài tuyết sương? Lệ tràn vì nhớ cố hương Giọt sầu nhỏ xuống trang thơ gửi người!
16 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6544)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc loài trong đêm!
15 Tháng Năm 20222:22 SA(Xem: 5079)
Giây phút này tôi chợt nhận ra tôi đã vẽ biết bao màu sắc cho cuộc đời mà vẫn còn thiếu sót hình ảnh tôi đã từng biết, từng gần gũi.
14 Tháng Năm 202211:59 CH(Xem: 8140)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả Trình bày
14 Tháng Năm 20229:37 CH(Xem: 6755)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
14 Tháng Năm 202212:48 SA(Xem: 4590)
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
10 Tháng Năm 202212:58 SA(Xem: 5914)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
07 Tháng Năm 202211:38 CH(Xem: 7092)
Bài thơ tôi viết buồn độc vận Tôi tự ru tôi khúc ngậm ngùi Xin hỏi ai từng làm Mẹ khóc Có mơ thấy Mẹ giống như tôi?
07 Tháng Năm 202212:29 SA(Xem: 4727)
Xin cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và bà suôi của tôi cũng như các bà mẹ trên khắp thế gian đã mang một sứ mệnh gian lao và cao cả là “làm mẹ”.
06 Tháng Năm 202211:54 CH(Xem: 6807)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 7100)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền & Thái Thủy Tiếng hát: Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6447)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
06 Tháng Năm 202212:21 SA(Xem: 6941)
Hồn “MỘNG DƯỚI HOA” buồn viễn xứ Giọt “SẦU LẺ BÓNG” rụng trong tim “MỘT CÕI ĐI VỀ” đời lữ thứ “NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG” gởi về em!
06 Tháng Năm 202212:14 SA(Xem: 6319)
Hạ ơi! Đừng khép cổng trường Ve ơi! Đừng hát lòng đường bâng khuâng Ngày mai bên vạn nẻo đường Còn đâu tiếng trống tựu trường nôn nao
05 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5106)
Và chốc nữa đây tôi sẽ vào chùa thắp nhang… sám hối vì bấy lâu nay tôi cứ hùa theo Liên chê trách bà mẹ chồng này. Mong bà tha lỗi cho tôi.
02 Tháng Năm 202210:56 CH(Xem: 6342)
Nghe tin mầy vượt trùng khơi Ra đi chẳng có nửa lời với tao Cuộc đời như vậy thế sao !! Xin câu khấn niệm Gửi Vào Thiên Thu...
01 Tháng Năm 202211:01 CH(Xem: 10703)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 8913)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
01 Tháng Năm 202212:08 SA(Xem: 5888)
Ba tôi rời Việt Nam sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng các con vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1987. Ông viết bài thơ sau vào ngày 30 tháng 4 năm 1988,
30 Tháng Tư 202211:59 CH(Xem: 6998)
Đêm café thao thức Mùi quê hương đâu đây Bóng mây chìm bóng mây Café chìm nước mắt Mây vẫn trôi bàng bạc Lưng chừng treo câu thơ
30 Tháng Tư 202211:00 CH(Xem: 7408)
Thôi đã tàn rồi một giấc mơ Còn gì nữa đâu mà đợi chờ Tháng Tư về, lòng tôi xao xuyến Nhớ Sài Gòn, nhớ một người xưa!
29 Tháng Tư 202211:17 CH(Xem: 7083)
Quê cha Quảng Trị mẹ Biên Hòa Lịch sử hình thành đã ghi ra Dù đi khắp năm châu bốn bể Hãy nhớ rằng đây cũng là nhà.
29 Tháng Tư 202210:26 CH(Xem: 5630)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa
29 Tháng Tư 20222:58 CH(Xem: 7485)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY EM TRỞ LẠI SÀI GÒN - Thơ Vương Đức Lệ Nhạc Trần Xuân Kính Tiếng hát: Đèo văn Sách
29 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 6369)
Ta ngồi nhìn giọt mưa rơi Tháng Tư Buồn Lắm tơ trời khóc than Thương cho mộ chí da vàng Bao nhiêu tiếng nấc hồn oan dật dờ.
29 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 7390)
Phải chăng ảo ảnh cuộc đời Xa rồi áo trắng của thời nguyên trinh Đắm chìm trong cuộc phù sinh Giấc mơ thiên cổ... DẤU TÌNH CHƯA PHAI!...
28 Tháng Tư 20222:21 CH(Xem: 7043)
Nói đi anh một lần cho đủ lẽ Dù mặn nồng cay đắng có mềm môi Dù ray rức có đầy vơi mắt lệ Thì mất nhau mình cũng mất nhau rồi?!
22 Tháng Tư 20222:01 SA(Xem: 5456)
Năm nay, tháng tư lại về, những thương đau của quá khứ gần nửa thế kỷ một lần nữa lại ùa về, chúng ta nhớ Sài Gòn da diết.
22 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 3204)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
21 Tháng Tư 20223:50 CH(Xem: 6964)
Muốn tóc bay trong dạt dào biển gió Cảm nhận được ngàn ve vuốt trùng khơi Nghe hồn ngập tràn niềm thương nỗi nhớ Về một người yêu dấu đã xa rồi.
21 Tháng Tư 20222:12 CH(Xem: 7441)
Rượu cạn bầu chưa? - Trăng xế bóng! Giọt sầu năm tháng cứ tuôn sa Canh tàn, nến lụn - Hồn thao thức NỬA KIẾP LƯU ĐÀY... Ta khóc ta!
21 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 7731)
Tháng năm làm biển dần thay đổi Cát sẽ không còn tiếng gọi nhau Chân giẫm đau, cát buồn không nói Chỉ thấy ngàn xanh biển hóa dâu
20 Tháng Tư 202210:33 CH(Xem: 5299)
Xin ơn trên đừng cướp đi ông bà ngoại yêu quý của tôi. Hãy để tôi còn có thời gian trả chút nghĩa tình ông bà trao cho tôi từ lúc tôi mới lọt lòng.
20 Tháng Tư 20222:17 CH(Xem: 7716)
Gỗ quí đâu? rừng vẫn im Tháng qua ngày lại người thêm muộn sầu! Thân Anh rách rưới ốm đau Rừng ơi gỗ quí cất đâu hỡi rừng?!
20 Tháng Tư 202212:27 CH(Xem: 6820)
Cám ơn mỗi sáng mai thức dậy Yên vui thanh thản sống một ngày Trần thế thiên đường ngay trước mặt Cám ơn đừng để lỡ ngày qua.
19 Tháng Tư 20223:53 CH(Xem: 6876)
Biết viết làm sao hết nhớ thương Lòng con khoắc khoải vạn đêm trường Bâng khuâng một chút niềm suy tưởng Của một người con BIỆT CỐ HƯƠNG
17 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 3893)
Nói cho nghiêm túc, đây là buổi họp đầu tiên của Ban Tổ Chức hội ngộ kỳ thứ 19 của trường trung học Ngô Quyền chúng ta.
15 Tháng Tư 202212:38 SA(Xem: 6019)
Đêm càng về khuya, nỗi nhớ về Sài Gòn xưa càng quay quắt, tôi ước mơ được một lần sống lại ở thành phố Sài Gòn, một hòn ngọc Viễn Đông trước năm 1975.
14 Tháng Tư 202211:50 SA(Xem: 7091)
Bảo toàn biển đảo nước non Duy trì tiếng Việt cháu con đời đời Lo sao nước Việt rạng ngời Sánh vai thế giới một thời Hùng Anh
14 Tháng Tư 202212:49 SA(Xem: 7655)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGƯỜI LẠC XỨ Thơ Dr. Nguyễn Quý Đoàn Nhạc Bùi Kim Cương
12 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 5864)
Đêm nay thức trắng bên con Rạng ngày con Mẹ nỗi buồn chia hai Ôm con ủ ấm đêm nầy Rồi mai gió sẽ lùa đầy phòng con
11 Tháng Tư 202211:43 CH(Xem: 5332)
Tôi không cảm thấy vui trọn vẹn, tròn trĩnh lắm vì trong một góc khuất nào đó của bộ não hình ảnh tang tóc, chết chóc tức tưởi lúc kết thúc VNWar 1975, cứ hiện về như phim quay chậm!
11 Tháng Tư 20226:15 CH(Xem: 5312)
Chúng tôi phải hoàn tất ba khóa học: Chương trình học tiếng Anh (ESL program), Cultural Orientation (CO) và Work Orientation (WO) trước khi đi Mỹ.
11 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 7967)
Hôm nay ngày giỗ mẹ của tôi Nén hương dâng mẹ lòng bồi hồi Không cây vú sữa bên thềm cũ Mà sao nhớ quá mẹ hiền ơi!
11 Tháng Tư 20224:01 CH(Xem: 7121)
Đeo lên cổ em thẹn thùng im lặng Tim non chờ đón nhận một tình yêu Rồi xa nhau trôi dạt tựa mây chiều Giờ về lại nhìn thôn nghèo thương nhớ
11 Tháng Tư 20223:57 CH(Xem: 7325)
Thời gian sạt lở vùng kỷ niệm Cánh phượng phai tàn ai tiếc thương?! Lần trang Lưu Bút màu mực tím Gởi nhớ về nhau THOÁNG HẠ BUỒN!
03 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 7055)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,
03 Tháng Tư 202211:12 CH(Xem: 6712)
Nỗi niềm gửi bạn khắp nơi Làm sao để nhớ thương vơi bây giờ? Đại dịch Vũ Hán đâu ngờ Cách ly cấm túc bơ phờ mấy năm
03 Tháng Tư 20221:13 CH(Xem: 6440)
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động. Cho Việt Nam, Ukraine bi thống. Hãy lên tiếng chống hành động giết người. Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
03 Tháng Tư 20221:25 SA(Xem: 5851)
Cám ơn cô Trí đã đỡ đầu cho thế hệ Ngô Quyền chúng em và tiếp nối. Kính mừng sinh nhật cô.
02 Tháng Tư 202211:47 CH(Xem: 7448)
Nến cháy mòn quá nửa Không đủ sáng đêm buồn Mưa thôi tuôn giọt mưa Đời cô đơn không dứt Ai làm cho hiu hắt Hồn Cư Xá ngày xưa ...
02 Tháng Tư 20226:43 CH(Xem: 5525)
Bây giờ người vắng mặt Mỗi tháng tư lệ thầm Nỗi đau này ai thấu Nên trốn mình trong chăn
02 Tháng Tư 20226:41 CH(Xem: 6199)
Có phải là em người trong mộng Mà sao thoáng gặp đã si mơ Mà sao ám ảnh hoài đôi mắt Dẫu đến ngàn năm vẫn đợi chờ!...
02 Tháng Tư 20226:36 CH(Xem: 6548)
Tựa ngón tay thon dài Thanh khiết cánh Ngọc Lan Gửi mùi hương huyền thoại Lắng vào hồn miên man.
02 Tháng Tư 20222:18 SA(Xem: 6092)
Bỗng dưng nghe một cái “RẦM” Đất trời sụp đổ, tối tăm mặt mày Ngỡ rằng động đất quanh đây Hay là sét đánh nổ ngay trên đầu