Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - THÁNG TƯ NGÀY ĐÓ

20 Tháng Tư 20198:33 CH(Xem: 18395)
Nguyễn Thị Thêm - THÁNG TƯ NGÀY ĐÓ
thang tư ngày đó



 

Tháng ba 1975, Đà Nẵng trong cơn sốt chiến tranh. Ngôi trường tôi dạy tạm thời cho học sinh nghỉ học. Người dân tị nạn từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị chạy vào lũ lượt. Trường mở cửa để làm trại tiếp cư. Các giáo viên phải có mặt để giúp đỡ dân chúng.

 

 

Nhà tôi ở đối diện với trường học. Đó là lý do tôi nhất định xin về dạy tại đây để tiện việc đi về. Mặc dù bên Ty Giáo Dục Đà Nẵng đã bố trí tôi dạy tại trung tâm thành phố.  

 

Con nhỏ tên Khanh dạy chung trường với tôi đã khuyên tôi từ tháng trước:

- Em nói với riêng chị, Đà Nẵng sẽ mất về phía bên kia. Chị nên rút hết tiền nhà băng ra và tìm cách cho anh ở nhà đừng về đơn vị. Quân Giải phóng sắp về.

 

Tôi nhìn Khanh bằng đôi mắt nghi ngờ. Đã từng ở vùng xôi đậu, tôi hiểu hai bộ mặt của một con người. Tôi nói:

- Em làm việc cho phía bên kia hả?

Nó cười:

- Em mà làm gì. Em nghe người ta nói!

 

Thế là Khanh rút tiền ngân hàng, dẫn nhóm tôi đi Chợ Cồn ăn uống một bữa thịnh soạn. Em mua tặng cho mỗi đứa một xấp vải áo dài hoa đồng màu và lơi dần không đi dạy. Chúng tôi phải thay phiên nhau đứng lớp dùm. Khi đoàn người tị nạn về trường, Khanh chỉ có mặt vài lần để xem tình hình. Lần cuối em nhắc tôi lần nữa:

 

- Chị đã làm như lời em dặn chưa? Hãy tin em. Em coi chị như chị ruột nên mới dám nói. Chị xem em nè.

 

Nói xong Khanh xòe hai bàn tay đã cắt móng sạch sẽ không sơn màu mè đỏ rực như lúc trước. Nó ôm tôi thật chặt. Cho địa chỉ nhà dặn khi nào cần thì tìm nó. Xong nó biến mất không tới trường.

 

Tôi lúc đó chạy qua chạy về phụ sắp xếp và giúp đỡ cho bà con trong nỗi lo sợ. Thế nhưng tôi nói ra thì mẹ chồng không tin, còn chồng thì ở mãi đơn vị với bao nhiêu tin xấu từ hậu cứ đưa về.

Đêm đêm pháo dội về ầm ĩ, vì nhà tôi gần phi trường Phước Tường. Đêm nào tôi cũng ôm con chạy xuống hầm trú ẩn. Tôi cũng như mọi người dân ở đây sống hồi hộp vô cùng.

Radio loan tin quân ta đã tháo chạy nhiều nơi và Đà Nẵng trong cơn dầu sôi lửa bỏng. Thiên hạ đua nhau tháo chạy về hướng bến tàu, nhà cửa bỏ trống, mọi người không màng làm ăn, chỉ nghe ngóng và bàn tính đi hay ở lại. Chợ thưa dần, dường những tên nằm vùng đã chính thức lộ mặt. Chồng tôi vẫn còn ở bộ chỉ huy trung đoàn. Mọi tin tức về anh mù mịt, không biết dọ hỏi nơi nào. Ai chạy mặc ai, chúng tôi chỉ ngồi nhà chờ tin anh trong sự hồi hộp và hoang mang.


da nang 1975

 

Ngày tiếp ngày, Đà Nẵng vẫn hổn loạn, bọn hôi của nhào vào những nhà chạy loạn lấy đồ. Những chiếc xe đạp, xe Honda, xe ba gác xuôi ngược với đủ thứ đồ dùng gia đình trên đó.  Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện những người mang trên tay những băng đỏ. Họ nghênh ngang đi khắp mọi nơi, mặt đằng đằng sát khí.  Những tin xấu trên radio vẫn liên tục đưa về. Chồng tôi vẫn bặt tăm. Chết sống ra sao không rõ.

 

Nhà tôi cũng là một trại tạm cư, ba gia đình bà con bên chồng từ Quảng Trị vào lánh nạn.  Mụ Xếp đến ở nhà tôi với cô con gái thật đẹp tuổi đang độ 17, 18. Đây là gia đình có người đi tập kết. Họ vui ra mặt khi cuộc chiến mỗi lúc nghiêng về phía bên kia. Gia đình anh Bi với hai vợ chồng và 5 đứa con nhỏ. Gia đình chú Đen, 2 vợ chồng với đứa con trai. Mẹ chồng tôi đã mua gạo thật nhiều gạo và thức ăn khô dự trữ để phòng khi hữu sự. Bây giờ là lúc phải dùng để phục vụ cho hơn 10 người đến ở mà không biết khi nào cuộc chiến chấm dứt.

 

Gia đình mụ Xếp bán vải nên đồ đạc mụ đem tị nạn chất chật căn phòng bên hông nhà. Vợ chồng anh Bi sáng sớm là bỏ đi ra ngoài. Tôi không biết anh chị đi đâu, bầy cháu tôi phải lo cho ăn uống và chăm sóc. Mỗi lần về đến nhà là đem rất nhiều đồ đạc. Anh chị bỏ vào trong phòng khách dành riêng cho anh chị. Tôi đoán anh chị đi hôi của những tiệm mà chủ đã bỏ đi ra bến tàu, nhưng không dám hỏi.

 

Tôi bận bịu với trường, con và 5 đứa cháu. Nấu nướng, cơm nước liền tay. Mẹ chồng tôi hết đi ra rồi đi vô, thở dài lo lắng. Có lúc bà và Mụ Xếp dẫn nhau đi dò tình hình cả buổi trời. Về nhà bà ngồi khóc vì không biết con trai mình sẽ ra sao.

 

Cuối cùng, trong cơn hỗn loạn đó, chồng tôi đã về với một toán lính mặt mày xơ xác, đầy mỏi mệt và sợ hãi. Họ mặc quân phục, súng ống đầy đủ vì từ căn cứ về. Nghe kể, chồng tôi ở trung tâm hành quân và nhận lệnh bỏ ngõ, nhưng không liên lạc được với Đại đội cũ của mình. Lo cho lính tráng anh đích thân lên tận nơi đóng quân của Đại đội  để kéo họ về. Lịnh trên tuyên bố bỏ Đà Nẵng, ở lại chiến đấu chỉ có con đường chết. Cho nên anh cùng một số lính về đây. Một số tan hàng đã trà trộn với dân chúng tìm về gia đình.

 

Tôi lo làm cơm nấu thức ăn cho một đại gia đình tối tăm mặt mũi. Ăn cơm xong, chồng tôi quyết định cùng anh em ra bến tàu chạy về Sài gòn.

Có người về báo tin ở bến tàu rất hổn loạn, lính và dân tràn về không thể chen chân. Mọi người tranh nhau tìm một chỗ để thoát khỏi Đà Nẵng.  Nghe nói có nổ súng và có người chết.


1154618354583668

  

Má chồng tôi lưỡng lự không muốn chạy vì còn phần mộ tổ tiên ở quê. Thương con bà đành chìu chúng tôi, miễn cưỡng đi theo. Mấy gia đình tạm cư nhà tôi họ ở lại chờ tình hình. Gia đình tôi nói lời từ biệt và gửi nhà lại cho họ trông chừng dùm. Những người lính đi thành một vòng cung bảo vệ đưa gia đình ông thầy ra bến tàu. Đi được một quảng đường, hòa mình vào dòng người di tản đông đúc, hỗn tạp, má chồng tôi không đi tiếp. Dừng ngay giữa đường, bà nói:

 

- Thôi! Vợ chồng mi đi đi. Mạ không đi nữa, mạ về có chết ở cươi mạ cũng chịu. Nếu còn sống thì mạ về quê lo phần mộ tổ tiên ông bà.

 

Là con một, mẹ anh ấy đã ở vậy nuôi con từ lúc chồng mất thật sớm, chồng tôi không thể làm đứa con bất hiếu. Anh quyết định ở lại cùng mẹ. Từ giã đồng đội, chồng tôi dẫn mẹ và vợ con rẽ đoàn người để ngược lại về nhà. Đó là ngày 28/3/1975.

 

Về nhà được một chút, mừng vì nhà không bị người ngoài vào hôi của. Chưa biết phải làm gì trong tình thế hổn loạn, thì xe chở người bên kia, cờ xí rợp trời, reo la inh ỏi chạy ngang đường lộ. Đà Nẵng đã thật sự thất thủ.

Tới tối, những người lính lục đục trở về nhà tôi trong sự sợ hãi, mọi việc đã kết thúc. Tôi lôi đồ dân sự của chồng phân phát cho họ. Mấy anh em quăng  quân trang, súng, đạn xuống cái hố kế ao rau muống sau nhà. Cuộc đời binh nghiệp chấm dứt hôm nay.

 

Chồng tôi cố thủ trong nhà để chăm mấy đứa cháu và con. Tôi đi chợ nấu ăn tất bật cả ngày. Những người lính cũng chỉ biết ngồi nhà nghe radio, thỉnh thoảng ra ngoài nghe ngóng. Không khí trong nhà trầm lại, nặng nề. Dường như có một bàn tay vô hình siết chặt cổ. Đau đớn, ngộp thở không thể vẫy vùng. Những người cùng quê ra khỏi nhà mỗi ngày, chôm đồ cũng có, tìm bà con cũng có. Họ dọ dẫm tìm phương tiện về lại Quảng Trị.

Cuối tháng ba, đầu tháng tư  những người bà con bên chồng tôi từng đi tập kết đã có mặt ở Đà Nẵng. Họ tìm cách liên lạc và nhắn tin khuyên má chồng tôi về quê.  Những người tạm cư nhà tôi lần lượt rời nhà tôi để về quê. Khi đi họ ít đồ. Khi về nhiều hơn. Chỉ có nhà tôi gạo cũng lưng, thức ăn cũng hết và tiền bạc cũng không còn là bao. Bây giờ đã đến lúc mạnh ai nấy bơi.

 

Tôi thuyên chuyển về đây dạy học, lương truy lãnh đầu tháng tư sẽ nhận coi như mất trắng. Mẹ con tôi dành dụm mới mua cái nhà này. Bà chủ nhà bán gấp để theo Cha Đạo vào Nam. Mọi sự việc xảy ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên chồng tôi còn sống và về nhà kịp thời là sự may mắn nhất hiện giờ.

 

Những người lính quê miền Trung chia tay chúng tôi về lại gia đình. Những người quê miền Nam không biết đi đâu, vẫn ở lại nhà tôi chờ đợi tình hình. Họ là những người bạn, người em chân thành dễ mến. Họ cũng như tôi đang hướng về Sài Gòn với tất cả thương yêu và lo lắng.

Má chồng tôi quyết định đem gia đình về lại quê nhà để ổn định đời sống. Nhất là để gặp lại người em trai út đã tập kết ra Bắc bao nhiêu năm không gặp. Tôi tìm Khanh, nhỏ bạn dạy chung. Đến nhà mới phát hiện nhà Khanh là căn cứ  nằm vùng. Ba em ấy là thành ủy và gia đình thuộc thành phần  cốt cán của chính quyền mới.

Khanh khuyên tôi đừng về Quảng Trị, hãy ở lại Đà Nẵng vì ở thành phố chính sách cho "lính ngụy" sẽ khác hơn. Tôi không thể cưỡng lại quyết định của mẹ chồng và chồng nên đành phải ra đi. Khanh dẫn tôi đến Ty Giáo Dục Đà Nẵng. Giữa cơn hỗn loạn, giấy tờ văn thư tung tóe khắp nơi, mà em vẫn tìm ra người tiếp quản. Em xin cho tôi được giấy thuyên chuyển từ ty giáo dục Đà Nẵng về Quảng Trị. Đưa giấy tờ cho tôi. Khanh dặn:

 

- Em khó khăn lắm mới có được giấy này. Chị phải giữ kỹ, không thể xin cái thứ hai. Vì khi ổn định, thành phần cán bộ cốt cán sẽ thay đổi. Chị nhớ chỉ trao cho Ty Giáo Dục Quảng Trị, không đưa cho bất cứ ai ở cấp Xã, Huyện. Chị phải đi dạy vì chị là một nhà giáo giỏi, có chuyên môn.

 

Khanh ôm tôi lưu luyến và từ biệt. Còn tôi trong vòng tay ấm áp đó tôi chợt rùng mình. Thì ra lâu nay bên cạnh mình là người của phía bên kia. Thật đáng sợ. Kể từ hôm đó, tôi không hề biết tông tích hay liên lạc với Khanh cho đến bây giờ. Cám ơn Khanh đã hết lòng giúp đỡ.

 

 Đúng như Khanh đã nói, tiền gửi ngân hàng của gia đình tôi không lấy được một đồng. Nhưng với tính cả tin, mẹ chồng tôi vẫn nuôi hy vọng chính phủ mới sẽ trả lại cho mình, vì mình gửi ngân hàng nhà nước. Mình là dân, nhà nước nào, chính phủ nào cũng đối xử với dân như nhau mà thôi.

Căn nhà của tôi đã được tháo gỡ, đồ đạc chất một đống trước sân. Che vài tấm tôn làm chỗ ngủ ban đêm và trưa nắng. Tôi như người mộng du làm việc liền tay mà đầu óc không tỉnh táo. Tôi sẽ về đâu, quê chồng tôi sẽ đến như thế nào?. Gia đình anh em tôi loạn lạc này sống hay chết? hai giới tuyến khác nhau biết bao giờ tôi mới gặp lại mẹ cha. Tôi có còn tiếp tục đi dạy được không? Cuộc sống mới sẽ ra sao?

Mẹ chồng tôi mừng vui ra mặt. Bà chỉ có một thằng con trai. Bây giờ im tiếng súng không còn chiến tranh. Hòa bình về rồi, quê hương là vòng tay ấm áp ôm những người xa xứ về lại gần gũi bên mồ mã tổ tiên. Bà sẽ về quê, sum họp với bà con làng nước, sửa sang lại nhà từ đường, vun quén lại mãnh đất bà từng sinh ra và lớn lên. Bà sẽ không còn lo sợ cho con trước làn tên mũi đạn.

 

Những người bên kia tìm cách liên lạc về:

- Mụ trở về làng mền đi. Không răng mô. Chi chứ việc của hắn có bầy choa lo, vợ hắn đi dạy tại làng. Mụ chừ yên tâm khỏi lo chi súng đạn. Đảng sáng suốt lắm. Mụ sợ chi. Chú chồng tôi từ quê cũng nhắn vào:

 

- Mụ về làng đi. Tui cho một sào lúa sắp chín ngoài đồng. Mụ về gặt mà ăn, lo chi đói với khổ. Khi mô mụ lo cho chúng tui, bi chừ tới lúc bầy choa lo cho mụ.

 

Ôi! những tin thật tốt, những tấm lòng mở ra như như hoa như gấm. Xóa đi bao nhiêu lời khuyên chân tình của tôi. Tôi khuyên gia đình chồng tôi khoan về quê, cứ ở lại đây chờ tình hình. Người ta sao mình vậy. Xem sao đã rồi hãy tính. Nhưng tiếng nói của tôi rơi vào vô vọng, khi mẹ chồng tôi buông một câu như đinh đóng cột với sự đồng tình của chồng tôi:

 

- Mi muốn ở lại thì ở. Tao và hắn sẽ đem con bé về quê. Mi mần răng thì cứ làm.

 

Tôi ở lại ư? Nhà đâu mà ở, tứ cố vô thân biết sống với ai. Còn con tôi, núm ruột yêu thương tôi không thể xa cách. Tôi ngậm ngùi buông xuôi số phận.

 

Mẹ chồng tôi cả tin nên không mua gạo đem về quê. Gạo nhà dự trữ đã  gần hết, Má chồng tôi chỉ cần gạo đổ vào các thùng đạn để chén, dĩa kiểu cho khỏi bể mà thôi. Khi tôi nói bà mua vài bao gạo đem về quê, bà lắc đầu cười rạng rỡ:

- Về làng mình ăn gạo mới con hè! Chi chớ lúa mới gặt về, chà ra, nấu cơm ăn với ruốc và rau luộc thì ngon chi lạ. Ai lại chở củi về rừng.

 

Bà thuê một chiếc xe tải chở nhà và gia đình về quê với giá hơn một cây vàng. Bà không tiếc nuối vì nghe lời cách mạng.

 

 Một người lính miền Nam là đệ tử ruột của chồng tôi, theo chuyến xe tải má chồng tôi mướn, cùng chuyển đồ đạc gia đình tôi về quê. Em ở lại phụ dựng nhà xong mới từ giã tìm đường về với gia đình. Chúng tôi sau này ở trong Nam cũng cố gắng đi tìm nhưng không gặp lại. Chúng tôi đã biệt tin em tới bây giờ.

 

Đây là lần đầu tiên tôi biết đến quê chồng. Một miếng đất từ đường nho nhỏ, căn nhà gạch bị hư nhiều, bây giờ được làm nhà bếp. Nhà từ Đà Nẵng đem về được dựng lại làm nhà trên. Gia đình bên chồng tôi đa phần làm nghề mộc nên anh em mỗi người góp một tay chỉ mấy ngày là xong. Chúng tôi tạm thời ổn định chỗ ở.

 

Con sông Ô Lâu rất gần nhà. Nước trong veo, cá lội nhìn thấy rõ ràng. Tắm giặt lấy nước uống, nước xài gì cũng ở đó. Tôi ra bến loay hoay không biết làm sao lấy nước. Không biết làm sao tắm. Mỗi chiều vợ chồng tôi tập gánh nước. Tôi tập gánh mỗi đầu 1/4 thùng nước rồi tăng dần dần. Vai sưng to đau nhức. Đã vậy tôi không dám tắm sông. Cứ khệ nệ gánh nước về nhà để tắm. Có lần chồng tôi xô tôi đại xuống sông rồi nói: "Tắm là vậy đó. Có gì khó đâu" Thế nhưng tắm sông đối với tôi cũng kỳ kỳ vì tôi không quen.

 

Nhà quê cho nên chỉ xài đèn dầu và cũng không có bếp gas. Về đây đầu tiên là phải kiếm cái gì để chụm lửa nấu cơm. Mấy mẹ con đi ra chợ quét lá cây bàng về thổi. Quơ nè tre gai đâm tay chảy máu. Con bé lớn đi qua nhà máy xay lúa xin trấu về chụm.Vợ chồng tôi xin ông chú gốc rạ ngoài đồng và cắt gánh về phơi khô chụm lửa. Hai vợ chồng gặp mưa và gió lớn. Tôi ướt mem, gió thổi muốn bay cả người và quang gánh. Chồng tôi lôi tôi vào trường học trú mưa. Anh lau nước mưa trên mặt tôi thương cảm. Đó là cái nhìn âu yếm lần cuối cùng trước khi anh đi tù Cộng Sản.

 

Vợ chồng tôi trình diện chính quyền địa phương. Ông Bí thư, ông Chủ Tịch đều là người làng. Cả hai nhìn chúng tôi như những con vật bị ghẻ lở. Họ soi mói nhìn tôi, một người phụ nữ ngụy quyền miền Nam có một đứa con lai Mỹ. Dù đứa con gái ấy tôi không sinh ra nhưng tiếp tay nuôi dưỡng tàn dư Đế quốc thì tội còn nặng hơn lỡ có con với Mỹ. Ông Chủ tịch xã giơ hàm răng vàng khè cáu thuốc lào cười vào mặt tôi:

 

- O có tội. Tội nặng lắm. Phải đi học tập, phải học tập cải tạo thông suốt mới được trả quyền công dân.

 

Chồng tôi bị Ủy Ban Xã đòi phải đưa ra tất cả huy chương anh đã được. Phải bằng vàng, bằng đồng thực sự. Họ không tin những huy chương đó chỉ là tượng trưng. Giấy tờ chứng minh đưa ra chúng bảo không hợp lệ. Lại một phen cãi vã sôi nổi của chồng tôi và nhóm cán bộ ngu ngốc mới từ miền Bắc vô. Chồng tôi bị ghi sổ bìa đen vì dám chống cự cãi tay đôi với cán bộ.

 

Các chú  chồng và cậu chồng tôi phán những câu thật mới mẻ và nhớ đời:

- Mi là đại úy, mi  có tội với Đảng với đồng bào. Tại sao mi ngoan cố cãi chi với cán bộ. Mi đi học tập cải tạo tư tưởng tốt sẽ được chính phủ khoan hồng về sum họp gia đình. Gia đình mi ở nhà có Đảng và nhà nước lo.

 

Thế là chồng tôi được lệnh gọi, khăn gói đi tù tận miền Bắc thâm sơn nước độc suốt hơn 8 năm trời. Không như miền Nam còn được về nhà rồi mới đi tiếp. Chồng tôi một lần đi và biệt vô âm tín.

 

Má chồng tôi bán nữ trang để mua gạo ăn ngay tuần đầu tiên dọn về. Bà bị rơi từ thất vọng này đến thất vọng khác. Bà không còn cười sảng khoái như trước. Bà thường khóc tức tưởi và bệnh thật nặng. Trong bà niềm hối hận vì nhẹ dạ cả tin Thương con đi tù không tin tức. Thương dâu ruộng đồng cực khổ. Không có cái ăn, bà phải vất vả buôn bán, nên bà đau yếu triền miên.

 

Tôi bị trấn lột hết giấy tờ tùy thân kể cả giấy thuyên chuyển đi dạy. Họ tuyên bố mọi việc được quyết định từ cấp xã. Muốn đi lên tỉnh không có chữ ký của xã tôi không thể rời khỏi làng. Họ cho tôi đi học tập chính trị tại Đông Hà 3 tuần. Ở nhờ  nhà dân, mọi sự tự túc. Con bé em ở nhà khát sữa không có mẹ. Làm gì có sữa Similac để bú, sữa hộp mua cũng không có tiền. Bà nội cho uống nước cháo pha đường đỡ đói. Ở đây tôi lên cơn sốt vì sữa căng cứng không biết sao giải quyết. Cuối cùng phải nhờ con người dân bú thép dùm.

 

Những buổi học chính trị nhàm chán, những bài giảng huấn vô lý và ngang ngược. Nuốt vào lòng bao bất mãn tôi chịu đựng để còn về với con. Một người trong khóa học vô tình hỏi một câu ngô nghê:

- Xin hỏi cán bộ.  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đặt thủ đô ở nơi nào trong nước ta?

Thế là hôm sau anh ta khuất bóng. Nghe nói đã được lịnh thuyên chuyển đi học tập nơi khác rồi. 

Sau hơn 3 tuần đi học chính trị tại Đông Hà tôi chính thức được gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Ông chủ tịch nói với tôi :

 

- Giấy tờ đi dạy của O tui giữ. O phải tập lao động chân tay. O lao động tốt thì chồng O sớm về. O ngoan cố, chồng O không được khoan hồng.

 

Cái mắc xích giữa người ở nhà và tù cải tạo ràng rịt như vậy nên tôi đành chịu nhịn sang sông. Tôi đã biết thế nào là lao động vinh quang. Biết thế nào là xã viên hợp tác xã miền Bắc. Thế nào là người dân dưới chính quyền Cộng Sản. Đây là một miền quê chuyên về trồng lúa. Tất cả ruộng của người dân bị xung vào hợp tác xã nhà nước. Trâu bò cũng vậy. Trong xã chia nhiều đội lao động dưới quyền một ông Đội trưởng, một đội phó và một thư ký đội. Đội tôi là đội 11.

 

Tất cả việc làm ngoài đồng đều được làm bằng sức người và sức trâu. Trâu cày, bừa và đạp lúa. Còn lại người xã viên làm mọi việc. Cuốc đất, gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, xịt thuốc, bón phân, cắt, gánh lúa...Tất cả công đoạn, mọi xã viên đều phải được phân công làm. Không vì yếu hay không biết mà miễn trừ. Mọi người đều phải lao động như nhau, hưởng quyền lợi như nhau và xem chừng lẫn nhau.

 

Tôi đã được phân công chăn trâu ngay từ ngày đầu tiên vào đội.  Tôi về nhà ôm mặt khóc vì sợ. Cả đời tôi không biết ruộng nương. Trâu là con vật tôi sợ nhất với cái sừng to và dài. Vậy mà tôi vẫn phải "Chăn trâu sướng lắm chứ". Tôi cắt cỏ cho trâu ăn bị gai quàu chảy cả máu tay. Không đúng loại cỏ, trâu chê, tôi không có điểm. Tôi cấy lúa hè thu ông xã trưởng đến ngay lối nhổ lên coi, độ sâu không đúng, bị mất điểm hôm đó.Tôi đi đạp nước ruộng sâu, đi bộ đến nơi là gần một ngày trời. Một tuần đạp nước, mỗi lần đạp là hai người, không quen làm, tôi bị bàn đạp đập vào chân bầm tím. Họ cho tôi đạp ít, nấu cơm nhiều. Cuối cùng bị trừ điểm . Tôi cắt lúa không quen cầm vằng tay bị thương chảy máu. Tôi không biết  dùng đòn xốc  đâm bó lúa để gánh đi,phải nhờ người khác giúp bị trừ điểm. Tôi gánh lúa không nổi và về sân đội chậm, bị trừ điểm.

Cuối cùng điểm nào tôi cũng thấp. Nhưng tôi học được nhiều thứ ở đây mà không trường nào dạy. Đó là kiên trì chịu đựng và học hỏi.  Sống ở đây mới biết miền Nam mình quá ư trù phú, sung sướng. Thật lòng, chỉ khi làm một xã viên hợp tác xã mới thấy thương dân miền Bắc và yêu quý vô cùng cuộc sống dưới chính thể VNCH tự do dân chủ.

 

Tham gia hợp tác xã, mọi xã viên ăn cơm nhà đi lao động. Lúa chỉ được chia khi vụ mùa kết thúc. Sau khi đóng thuế cho Xã, trả nợ phân, lúa giống, thuốc trừ sâu... còn lại mới chia cho xã viên. Lúa được chia theo công điểm lao động cộng lại suốt vụ mùa. Điểm  lao động được bình bầu sau mỗi ngày làm việc. Mà bình điểm lao động mới nhiêu khê.

 

Sau khi được lệnh nghỉ việc, cả nhóm ngồi lại và mỗi người đứng lên tự nhận xét mình làm hôm nay tốt hay không, đáng bao nhiêu điểm. Mỗi xã viên có ý kiến nhận xét số điểm ấy có xứng đáng hay không. Đồng ý thông qua hết, thư ký mới ghi vào sổ. Bình tới bình lui, tranh nhau, cãi nhau từng điểm một. Hôm nào về nhà cũng tối om. Tôi đi bờ ruộng không quen cứ bị sụp chân lọt xuống ruộng hoài.  Hai chân mốc cời, gót chân nứt nẻ. Lẹt đẹt đi sau, sợ ma muốn khóc.  Ôi còn đâu cái thời điệu đàng mang guốc cao đứng trên bục giảng.

 

Tôi là dân chưa hề biết ruộng đồng nên công điểm có là bao.  Nhất là cái khoản bình điểm tôi thấy như tập cho con người tranh chấp nhỏ mọn soi mói lẫn nhau. Thật là một việc làm đáng xấu hổ. Coi quyền lợi cá nhân quá lớn không ngại bôi bẩn hay hạ gục người khác. Tôi không bao giờ tự cho điểm mình hay bình điểm xấu cho người khác. Khi tới phiên tôi,  tôi chỉ xin tập thể cho bao nhiêu cũng được. Tôi đến đây để học làm cho nên không biết đáng được bao nhiêu điểm. Do đó cuối mùa lúa tôi chỉ được 100 ký thóc và vài gánh rơm đem về chụm lửa.

 

Mẹ chồng tôi bán dần nữ trang để mua gạo và thức ăn. Khi lấy lại cân bằng, bà phải thích nghi và bắt đầu buôn bán lại để có đồng ra đồng vô nuôi cả gia đình. Mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự bươn chải của bà mẹ già tội nghiệp. Tôi không quen ngôn ngữ và phong tục, không biết buôn bán, lại phải đi lao động hợp tác xã nên thật tội nghiệp mẹ chồng tôi cực khổ nuôi dâu và nuôi cháu.

 

Một lần cả ba bà cháu đều bệnh. Mẹ chồng tôi đau buồn, sức yếu không ngồi dậy được, toàn thân đau nhức. Tôi đun rơm nấu ba nồi nước. Một nồi nước lá thuốc, một nồi nước chè xanh, một nồi nước trà tươi để bà cần thứ gì thì có. Sáng sớm lo cho mẹ chồng xong, tôi để con bé nằm bên nội, cõng con bé lớn đi trạm xá.

Đoạn đường làng thật xa. Hai chân con như muốn quẹt dưới đất. Những cơn ho làm con bé như muốn ngất đi. Làn da trắng tái lại tội tình. Đến nơi khai bệnh để lấy vài viên xuyên tam liên đem về. Buổi chiều bồng con bé em đi trạm lần nữa cũng để lấy vài viên xuyên tam liên tán ra cho uống. Biết rằng thuốc cũng chẳng trị được gì, nhưng có sự chứng nhận của trạm, tôi mới được phép ở nhà chăm con.

 

Nhìn căn nhà trống vắng, nhìn ba người nằm rũ trên giường vì bệnh. Tôi muốn chết cho xong. Tôi ra giữa trời khấn tứ phương, tôi xin cho tôi một lối thoát, tôi xin cho mẹ chồng và hai đứa con tôi bình an. Tôi như muốn điên lên vì bao nghịch cảnh. Như một người máy hay một người mất trí, tôi ra vườn hái đủ loại cây cỏ kể cả dây tơ hồng, cỏ vườn chầu, rau má, cỏ gấu, mã đề, rau húng quế, rau sam, dây cứt quạ, dây nhãn lồng... Tôi chặt ra, phơi khô rồi rang thủy thổ. Tôi nấu nước cho cả ba người cùng uống. "Liều mạng". Tôi nhủ thầm. Thế mà mẹ chồng tôi ngồi dậy được, con bé lớn giảm ho, con bé em bớt sốt, những ban đỏ nổi lên rồi từ từ lặn. Một sự trả lời diệu kỳ từ ơn trên. Tôi cảm thấy mình vững tin hơn về sự sắp đặt an bài từ cõi vô hình. Tôi mạnh dạn đối diện thực tế. Tôi cứng cỏi hẳn lên. Tôi phải gánh vác cùng mẹ chồng lo nuôi con khôn lớn.

 

Tôi được tin Sài Gòn thất thủ vào một buổi chiều trên đường từ ruộng về nhà. Xa xa đã nghe loa của Xã vang vang báo tin toàn thắng.  Tôi khựng lại để nghe một lần nữa rồi lặng người đi. Vậy là toàn cõi VN đã là của Cộng Sản. Đành chấp nhận như một định mệnh đã an bài. Trong tôi nhen nhúm một niềm vui đoàn tụ song thân. Bên bờ sông Ô Lâu nhìn dòng nước êm đềm trôi tôi lại nghĩ đến Sài gòn trong cơn hổn loạn như Đà Nẵng trước đây. Nhưng tôi thật sự không thể tưởng tượng được sự hỗn loạn đó kinh khủng đến thế nào.

 

Chồng tôi vẫn biền biệt. Hình như anh đã được chuyển ra Bắc nhưng nơi nào thì chưa có tin về. Tôi ôm con vào trong lòng. Con bé ốm yếu xanh xao tội nghiệp. Mọi thứ đã chấm dứt hôm nay. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ được trở lại nghề dạy học. Tôi biết con đường phía trước sẽ đầy dẫy chông gai và tủi nhục. Tôi hoàn toàn không biết tin tức chính xác về Sài gòn. Chỉ biết tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng và toàn cõi VN đã rơi vào tay Cộng Sản.

 

Con bé lớn tôi đi học. Tờ giấy khai sinh kèm theo hồ sơ đóng một cái mộc đỏ "Con ngụy quân, ngụy quyền" làm tôi chới với. Làm sao thoát khỏi mấy chữ đỏ này trong suốt cuộc đời con tôi.

Con bé em lớn dần và bập bẹ nói. Mỗi khi đi ngang cỗng chào của xóm có hình ông Hồ và tấm bảng "Độc lập, tự do, hạnh phúc" Cháu giơ tay lên "Muôn năm, muôn năm". Trời ơi! những câu hô hào khẩu hiệu hàng ngày trên cái loa trước trụ sở Ủy Ban đã dạy con tôi hai chữ này. Mọi thứ nhồi nhét vào đầu óc trẻ thơ cho tôi thấy sự khác biệt của nền giáo dục tôi từng học và dạy,  khác bây giờ như thế nào.

 

Con bé chị đi học về hỏi tôi;

- Mạ có biết răng mà mền được như ri không? Tôi trả lời con là Không biết. Con bé hí hửng trả lời:

-Rứa là nhờ Bác Hồ Chí Minh hy sinh cứu nát. Khôn có Bác mền chết đói. Cô con dạy như rứa. Mền phải nhớ ơn Bác Hồ Chí Minh".

 

Học tập và giáo dục chính trị dường như tổ chức thường xuyên cho mọi người dân trong làng xã. Buổi tối đi làm về chưa kịp ăn cơm đã nghe kẻng đội vang lên báo tin lên Ủy Ban học tập.  Có khi về trễ không kịp tắm rửa thay đồ, nghe kẻng đội đánh là phải đi ngay. Mọi người tay cầm con cúi (là rơm bện thật chặc dùng để đốt lên làm đuốc đi đêm) để đi họp. Trên chiếc bàn con, đèn dầu leo lét, cán bộ miền Bắc quần chẻn áo ngắn nói như vẹt. Vừa dai, vừa dài vừa vô lý kéo dài trong cái ngáp mệt mõi và ngủ gật của bà con xã viên. Tan buổi họp, từng đoàn người như những bóng ma với đóm lửa lập lòe đi vào từng xóm. Những hàng tre  trúc thấp thoáng ánh lửa như âm hồn phảng phất trở về.

 

Tháng tư năm 1975, người con gái Biên Hòa hoàn toàn đổi đời để sống cho chồng và cho con. Tôi quên mình là ai và hòa nhập với đời sống một xã viên hợp tác xã. Dần dần giọng tôi cứng lại. Tôi nói chuyện bằng âm hưởng của người Quảng Trị nặng và trầm. Tôi dùng những từ địa phương mà người miền Nam không thể nào hiểu được. Thí dụ như "Lấy chỗi quét sân", tôi sẽ nói "Lấy chủi suốt trươi." "Vợ chồng" sẽ dùng chữ "Cáy Dôn", "Uống nước" là "Uống nát", "Cắt gốc rạ" gọi là Bứt Tót"...Mặt tôi sạm đen, chân mốc cời nứt nẻ. Bàn tay ô dề chai cứng, lưng bàn tay chằng chịt những đường gân nổi lên xấu xí. Chiếc vòng cẩm thạch lên nước xanh tuyền ngày xưa, đã bị vùi xuống bùn đen làm chết ngọc. Tôi muốn cỡi ra cất đi nhưng bàn tay đã quá to không cách nào lấy ra được.

 

 Tôi đã có thể chăn trâu, ra lịnh cho trâu đi hay đứng lại. Biết cỏ nào trâu ăn, cỏ nào trâu chê. Việc làm ruộng tôi cũng quen dần. Tôi đã không còn sợ đỉa. Quen dần những câu nói chơi, nói lóng tục tỉu của những người nông dân khi xuống đồng hay gặt lúa. Tôi đã biết cười mỉm khi nghe những bài lên lớp thần thoại Liên Sô vĩ đại hay sự trù dập của những người cầm quyền. Tôi không giận khi họ lấy tôi làm đề tài để chế nhạo vợ sĩ quan ngụy mất nết, hám danh. Tôi không nhục khi họ nói tôi là Me Mỹ có con lai, đi theo bám chân đế quốc.

 

Sống ở nơi này, tôi đã hứng chịu nhiều bi ai nhất trong cuộc đời. Nhưng cũng nơi này cho tôi một tình cảm thiêng liêng ràng buộc nghĩa tình. Cho tôi tập làm người đúng nghĩa, biết tiết kiệm và lo xa. Biết trân quý hạt gạo, củ khoai, chén nước ruốc. Biết sự nhọc nhằn của những người nông dân tay lấm chân bùn.

 

Hơn nữa, ở đây tôi đã biết thế nào là bão lụt. Con nước từ dưới sông cứ dâng lên theo cơn mưa không lớn lắm nhưng rất nhiều gió và lạnh. Chỉ vài giờ đồng hồ thôi là xung quanh nước ngập mênh mông. Ngồi trong nhà có thể vớt củi trôi về. Những bụi chuối ngoài vườn chỉ còn thấy những chiếc lá lay động như bàn tay con nguời giơ lên vẫy để cầu cứu. Người dân ở đây nghe gió là đoán biết con nước sắp về, lụt sẽ tới. Họ chặt sẵn chuối làm bè và đó là phương tiện duy nhất để đi từ nhà này sang nhà khác.

 

Lụt có thể kéo dài vài ngày, nhưng cái lạnh thì cả mấy tháng. Đó là lý do mà ruốc và thuốc lá rất mắc mỏ và cần thiết. Nhà nào cũng phơi khô khoai, sắn, ớt, trữ mắm ruốc để dành  ăn.  Cái lạnh  miền Trung mới đáng sợ. Lạnh đến cá cũng nhảy lên bờ để chết. Tay tôi cấy lúa mà trơ ra không nắm được. Hai chân đứng dưới ruộng quíu lại không thể bước. Tôi té nhiều lần, quần áo lấm đầy bùn nhưng phải đứng lên tiến tới cùng bạn cấy. Nếu không đỉa sẽ gom về tấn công và sẽ bị phê bình kiểm thảo. Mọi người ai cũng ăn trầu và hút thuốc. Riêng tôi chỉ nhai gừng để giữ ấm. Thức ăn đem theo họ kho ớt đỏ lòm, lại còn cắn ớt trái. Riêng tôi chỉ chút muối mè nên lạnh càng thêm lạnh.

 

 

Vâng, tháng tư năm 1975 riêng tôi là như vậy. Tôi từng nói đùa với chồng

 

Anh đi cải tạo miền xa.

Em cũng cải tạo ở nhà khác chi

Giữ trâu, cấy lúa khó gì

Làm thân vợ ngụy kiên trì vượt qua.

 

 Sau tháng 4/ 1975, biết bao oan khiên đã xảy ra cho dân tộc VN. Bao nhiêu xác người bỏ thây trên biển đông vì hai chữ tự do, bao nhiêu mạng tù nhân CS chết ức oan trên núi rừng Việt Bắc, bao nhiêu người con gái đã bị làm nhục vì hải tặc Thái Lan. Những vết hằn chiến tranh thành sẹo, thành hậu chấn theo mỗi mùa tháng tư lại về. Những khúc phim cũ được quay lại ngay chính từ mỗi con người để khắc khoải không nguôi.

Tôi đang ở đây, một nước Mỹ xa lạ trở thành quê hương. Những người láng giềng nhiều chủng tộc khác nhau. Hai thằng con trai tôi sinh sau ngày chồng ra tù, bây giờ đang là những người quân nhân trong quân đội Hoa Kỳ. Màu cờ con tôi phục vụ không phải là màu cờ của Tổ Quốc VN.

 

Các cháu tôi đã được sinh ra và lớn lên với quốc tịch Mỹ, nói tiếng Mỹ và sống theo người Mỹ. Con bé 5 tháng tuổi trong ngày 30/4/75 bây giờ là một phụ nữ trung niên công ăn việc làm ổn định. Chồng tôi do hậu chấn tù đày nên thân xác và tâm thần sa sút nặng nề. Những ám ảnh những ngày tù tội đè nặng quá khứ, anh vô phương vùng vẫy. Tôi sống trong sự tuyệt vọng về bệnh tình của chồng, dù đây là một nước văn minh có điều kiện về y tế tiên tiến nhất trên thế giới.

Tôi  cám ơn đất nước đã cưu mang gia đình tôi để chúng tôi có cuộc sống tự do. Các con và cháu tôi đến trường mà không bị cái lý lịch ngụy cản bước tương lai. Tôi đã có quá nhiều thứ trong cuộc sống nhờ bàn tay giúp đỡ của những người không hề quen biết. Ông Trời đã xếp đặt cho những kẻ thua cuộc lại có thể đứng thẳng lên hảnh diện vì lý tưởng của mình. Những chiếc áo lính, những cái nón, những bản nhạc... Tất cả những gì của Mỹ Ngụy bây giờ lại là những món đồ giá trị được yêu thích và đáng trân trọng. Những người con Ngụy thế hệ thứ hai đã làm rạng danh cha ông tham gia vào dòng chính của quốc gia tạm dung. Các cháu đang  và sẽ là những con người tài năng, giỏi giang đóng góp tài sức và trí tuệ cho đất nước cưu mang mình. Con tôi hãnh diện vì lý tưởng Quốc Gia của cha mình và dù lá cờ vàng không được tung bay tại quê hương VN nhưng nó lồng lộng rực rỡ mọi nơi trên thế giới.

 

Xin cám ơn những người đã tranh đấu cho người lính được đến Mỹ theo diện HO. Cám ơn những người đã dũng cảm đứng lên cất cao tiếng nói tự do của người Việt Nam. Cám ơn  anh, cám ơn chị, cám ơn mọi người đã cho chúng tôi đến đây để sống một cách lương thiện và đầy tình người.

 

Tháng 4 /2019 tôi viết lại bài này để nhớ một thời xã viên của mình.

 

Người chồng của tôi đã khuất núi. Anh đã về với tổ tiên và anh em đồng đội. Anh đã không còn đau đớn và khổ sở vì hậu chấn của chiến tranh và tù đày.

 

Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được. Sống vui vẻ từng ngày cho con cháu vui theo.

 

Quê hương Việt Nam vẫn mãi mãi nằm trong trái tim tôi.

 

 

Nguyễn thị Thêm.
tháng 4 /2019

 

03 Tháng Ba 201810:26 CH(Xem: 21881)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Nhớ Một Chiều Xuân" & "Sắc Hoa Màu Nhớ"-Tiếng hát Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Ba 201810:39 CH(Xem: 22243)
Tôi ở đây gom hương nồng quê cũ Giọt yêu thương cùng nắng lụa ngọt ngào Mây trời bay theo gió xuân phủ dụ Gửi cho người phương ấy chút xôn xao.
02 Tháng Ba 201810:33 CH(Xem: 20078)
Hai tuần lễ Tết trôi qua Tháng giêng nằm ngủ lượt là trên tay Tết nguyên tiêu đến ngày mai Tháng giêng lễ hội theo dài với Xuân.
02 Tháng Ba 201810:28 CH(Xem: 19207)
Ngẩn ngơ nhớ nước, nhớ nhà, Bao năm viễn xứ biết là về đâu? Đón Xuân nô nức vẫn sầu, Biển Đông dậy sóng vì Tầu mà ra.
02 Tháng Ba 201810:18 CH(Xem: 8535)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
02 Tháng Ba 20188:31 CH(Xem: 22794)
Một ngày hành hương nhiều lợi ích cho bản thân tôi. Ý nghĩa HÀNH HƯƠNG TU TẬP đã làm chuyến đi mang một sắc thái đúng nghĩa nhất mà tôi đã có duyên được thực hành
02 Tháng Ba 20187:10 CH(Xem: 26073)
Em hỡi em, Cô thiếu nữ Việt Nam Hãy yêu mến, bảo tồn văn hóa Việt Bài thơ này gửi đến em tha thiết Xin hãy mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
01 Tháng Ba 201810:54 CH(Xem: 23782)
Từ dạo phân ly... tôi cũng đi, Khung trời kỷ niệm, thương nhớ gì? Phương xa vẫn nghĩ rằng Em đã... Mãi mãi... Em là em của tôi.
25 Tháng Hai 201810:41 CH(Xem: 15883)
Thực ra rất dễ dàng nếu nắm vững 1 điểm căn bản là trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956 và khóa 1 bắt đầu từ thời điểm đó để "tính lần mò" ngược lại ra khoá của mình.
24 Tháng Hai 20182:10 CH(Xem: 16330)
Cô giáo tên Nhứt, dạy lớp Nhứt năm 1967, lúc trước nhà cô ở gần ga Biên Hòa… Lần này trở lại quê xưa, Hiếu rất ước ao thăm cô giáo Nhứt.
23 Tháng Hai 201810:56 CH(Xem: 22102)
Dù Xuân có đi nhưng tuổi Xuân vẫn nằm trong trái tim mỗi người. Nếu chúng ta biết giữ lấy cho mình và mang đến cho những người xung quanh thì hạnh phúc biết mấy.
23 Tháng Hai 201810:11 CH(Xem: 22484)
Mấy ngày Tết lại qua nhanh Như là trái đất vờn quanh mặt trời Xuân cười rạng rỡ nghiêng trôi Quay lưng đã thấy một đời gió sương.
23 Tháng Hai 201810:01 CH(Xem: 19956)
Chẳng còn chia cách đôi nơi, Gia đình đoàn tụ thảnh thơi tuổi vàng. Các con thành đạt rỡ ràng, Quãng đời còn lại Thiên Đàng hoan ca...
22 Tháng Hai 20189:34 CH(Xem: 25434)
Tết đến rộn ràng quê hương ta Tết vui cùng khắp nẻo gần xa. Từ Âu sang Á. Người dân Việt Đón Tết hân hoan khắp mọi nhà
22 Tháng Hai 20188:07 CH(Xem: 29498)
Nắng lên cao, bao người về lần lượt, WESTERN INSURANCE, pháo vang đón Xuân nồng. Bai ca Xuân... gợi nhớ mênh mông, Tình ca ấy, làm sao quên được
21 Tháng Hai 201812:44 SA(Xem: 12488)
Đầu Xuân Mậu Tuất 2018 Sơn Ca phiêu lưu Nguyễn Quang Minh lặng lẽ lìa rừng, đặt dấu chấm hết cho một quãng đời tang bồng hồ hải…
20 Tháng Hai 20183:18 CH(Xem: 8694)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Sáng tác: NGÔ CÀN CHIẾU Hòa âm: QUANG ĐẠT Trình bày: DUY LINH
19 Tháng Hai 201810:57 CH(Xem: 18061)
Xin trả lại tôi thời thơ dại Chẳng biết yêu thương, chẳng biết buồn Mùa Đông xứ lạnh cay nghiệt quá Xuân đến nhưng lòng vẫn không tươi.
18 Tháng Hai 201812:27 SA(Xem: 19482)
Bài hát “Anh Đến Thăm Em Đêm 30” của NS Vũ Thành An (VTA) phổ thơ của Nguyễn Đình Toàn đã được nhiều người, nhiều thế hệ viết và phân tích về nó
17 Tháng Hai 201810:13 SA(Xem: 19901)
Tự dưng trong đầu tôi hiện lên hình ảnh ông Phật thật hiền với một nụ cười. Tâm tôi cũng vang lên những câu tụng niệm hàng ngày của các vị tăng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
17 Tháng Hai 201810:08 SA(Xem: 25581)
Hôm nay là ngày lễ tình nhân. Chẳng hoa, quà cáp như mọi lần. Sao em lại nhớ anh nhiều thế Hương linh anh hỡi. Biết hay không?!
17 Tháng Hai 20189:18 SA(Xem: 20833)
Ta ngồi nhớ lại câu ca Ngày mùng một tết, tết Cha dưỡng từ Mùng hai ngày tết Mẹ ru Ngày mùng ba tết Thầy Cô cao dầy.
16 Tháng Hai 20189:29 CH(Xem: 23234)
Đầu năm sớm đón mừng người bạn quý, Chén Trường Xuân chưa nhắp đã say rồ Chúc thân thương, bằng hữu một tâm vui, Một Năm Mới An Khang tràn Hạnh Phúc.
16 Tháng Hai 20189:05 CH(Xem: 28393)
Cho Thi nhân, thả vần tơ vướng, Trách người đi, sao quá hững hờ! Mấy Xuân rồi, đất khách bơ vơ! Bao lâu nữa? Xuân về đoàn tụ.
16 Tháng Hai 20189:00 CH(Xem: 27160)
Đón Xuân Ăn Tết Vui Mừng, Mong rằng dân Việt ta đừng có quên. Giầu ,nghèo cả nước cũng nên, Lưu truyền con, cháu Rồng Tiên giữ gìn.
16 Tháng Hai 20187:17 CH(Xem: 21176)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới "LY RƯỢI MỪNG" Phạm Đ. Chương & ''XUÂN VÀ TUỔI TRẺ " La Hối Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Hai 20187:00 CH(Xem: 15209)
Người Mỹ có ngày “Lễ Tình Nhân” thật lãng mạn và rất ý nghĩa, đã có rất nhiều cuộc tình gắn bó keo sơn cũng vào mùa “Lễ Tình Nhân” này.
15 Tháng Hai 20182:38 SA(Xem: 15632)
Chúng tôi cầu mong cho bạn có hạnh phúc, một hạnh phúc muộn màng ở tuổi hơn nửa đời người.
13 Tháng Hai 201812:06 SA(Xem: 19593)
Lại về Ngày Lễ Tình Nhân Tháng hai mười bốn lượt lần đến đây Valentine đỏ tình say Bên nhau tháng rộng năm dài yêu đương.
11 Tháng Hai 201812:39 SA(Xem: 21258)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Sáng tác & trình bày: NGÔ CÀN CHIẾU Hòa âm : QUANG ĐẠT
10 Tháng Hai 20182:42 CH(Xem: 25479)
Tờ trình đã hết Ta cho Táo lui Gửi lời chúc vui Toàn dân thiên hạ Ngô Quyền, Biên Hòa Đồng hương gần xa An vui, sức khỏe.
09 Tháng Hai 201811:53 CH(Xem: 16245)
Thân chúc các cựu đồng nghiệp cùng các em một mùa xuân mới Mậu Tuất 2018 nhiều an vui, sức khỏe và hạnh phúc.
09 Tháng Hai 20189:51 CH(Xem: 17759)
Xuân lại về đây, nơi đất khách Trong tiết Đông hàn, lạnh buốt căm Tuyết đọng, đong đưa, cành trụi lá Ngóng về quê Mẹ, mịt mù tăm…
09 Tháng Hai 20189:44 CH(Xem: 23662)
Xuân ơi Em hỡi ở đâu? Trời cao đất rộng biển sâu sao tìm? Hình Em ghi dấu trong tim, Hương Xuân bát ngát đã chìm nơi nao?
09 Tháng Hai 20188:22 CH(Xem: 16182)
Xem vậy không phải cứ lớn mạnh là có quyền hà hiếp kẻ yếu. Phần kẻ yếu, nếu biết đoàn kết, mưu trí vẫn tạo được sức mạnh để chống trả hữu hiệu
09 Tháng Hai 20187:16 CH(Xem: 19153)
Ngày Tết, thật trang trọng đốt nén hương trên bàn thờ gia tiên. Ta sẽ cảm nhận được những người muôn năm cũ đang hiện diện trong tâm ta. Đang lắng nghe ta tâm sự và cùng ta vui Xuân đoàn tụ.
09 Tháng Hai 20185:30 CH(Xem: 27258)
Tiếng chim én gọi nhau tìm nắng ấm Tiếng chiều rơi trên sân cỏ hiền hòa Tiếng hoàng hôn nhẹ nhàng buông thăm thẳm Tiếng chuông chùa xa vắng cuối trời xa.
09 Tháng Hai 20183:52 CH(Xem: 31955)
Một vòng qua chợ... Anh thấy gì ? Ghé quán cả phê để nhâm nhi... Những bài ca Xuân, còn vang vọng... Lan trong nỗi nhớ, nhẹ nhàng đi...
03 Tháng Hai 20188:34 CH(Xem: 23205)
Tình đôi ta đẹp như mơ, Xuân này sẽ hết bơ vơ một mình. Thầy,Cô chứng kiến mối tình Bạn bè, quyến thuộc chúc mình Trăm năm.
03 Tháng Hai 201812:52 CH(Xem: 17526)
Một mình giữa đồi thông Nghe hương xuân nồng ấm Nghiêng tóc cỏ bềnh bồng Quanh dốc đồi thăm thẳm.
03 Tháng Hai 201812:21 SA(Xem: 10221)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
03 Tháng Hai 201812:04 SA(Xem: 15146)
Ngày tháng đang dần trôi về phía cuối năm, nghe như có một chút giật mình thảng thốt, thời gian kia chẳng bao giờ dừng bước!
02 Tháng Hai 201810:33 CH(Xem: 22159)
Người ta không tin vào tình yêu. Nhưng theo tui. Quả có một tình yêu hiến dâng, tha thứ và hy sinh như vậy.
02 Tháng Hai 201810:28 CH(Xem: 27766)
Ai lại không có cội nguồn, Đêm thầm nhung nhớ... đẫm lệ tuôn! XUÂN, thiếu quê hương, không đoàn tụ, Cảnh nào buồn hơn? Luống đoạn trường!
02 Tháng Hai 201810:23 CH(Xem: 28892)
Ngày Xuân đoàn tụ lạy ông bà. Áo quần trịnh trọng lễ mẹ cha Chúc nhau sức khỏe nhiều tài lộc. Giữ gìn truyền thống Việt Nam ta.
02 Tháng Hai 20189:43 CH(Xem: 18047)
CUNG kính nghiêng mình đón chúa Xuân CHÚC phúc gieo an lạc tâm thần TÂN niên bách lão giai trường thọ XUÂN vui đầu ngõ, pháo vờn lân.
02 Tháng Hai 20189:34 CH(Xem: 18325)
Ở bên nầy đầu sắp sửa pha sương Nghĩ bên đó tóc ai còn óng mượt Rồi ngày qua tóc trổ màu hoa tuyết Như màu mỡ gà áo mỏng tối hẹn nhau!
02 Tháng Hai 20189:28 CH(Xem: 28411)
Đón Xuân vui, bớt ưu phiền, Mở lòng hỷ xả tăng niềm yêu thương. Xuân về gợi nhớ quê hương, Việt Nam yêu dấu bốn phương một nhà.
02 Tháng Hai 20189:20 CH(Xem: 9325)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
28 Tháng Giêng 20184:52 CH(Xem: 18579)
Tưởng chừng như cổ tích - Chuyện không thể tưởng tượng nổi đã xảy ra.
28 Tháng Giêng 20181:10 SA(Xem: 18327)
cuộc chiến vô hình vô tình cướp mất anh khi tháng ngày đau cũ. đã xa... anh ra đi... hay đã trở về bình an bên nước Chúa... Rest in peace anh HĐK.
26 Tháng Giêng 201810:36 CH(Xem: 34620)
Cho anh mượn nhé nụ cười Cho lòng đông lạnh đâm chồi nụ xuân Gọi về ngọn gió lâng lâng Xua tan phiền muộn gót trần đa đoan
26 Tháng Giêng 201810:22 CH(Xem: 19684)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT CHỀU ĐÔNG & MÙA ĐÔNG CHIẾN SĨ - Nhạc Tuấn Khanh & Phan H Điểu Sĩ Phú & Khánh Ly trình bày
26 Tháng Giêng 201810:17 CH(Xem: 19648)
Xuân Yêu Thương ấm tình trao Cầu mong gia đạo ngọt ngào hạnh yêu Xuân tươi khắp ngõ sớm chiều Mọi người vui vẻ nâng niu lộc tồn...
26 Tháng Giêng 201810:11 CH(Xem: 30004)
Không gian cách trở sơn khê, Đông, Tây đôi ngả tình quê nhớ nhiều. Chiều đi đêm tới cô liêu, Nhớ thương xin gởi đôi điều thăm nhau.
26 Tháng Giêng 20181:34 CH(Xem: 20609)
Ngoài kia những giọt mưa vẫn rơi đều đặn. Buổi sáng mùa Xuân Cali đẹp hơn với những cơn mưa. Chúc các bạn một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
26 Tháng Giêng 20181:23 CH(Xem: 26523)
Quê nghèo mái lá đơn sơ Người ơi! Biết đến bao giờ về thăm Hai phương trời...quá xa xăm Mà đời thì: "Bến trăm năm" gần kề
26 Tháng Giêng 20181:19 CH(Xem: 24698)
Chợ Tết Cali, đêm nay thật rộn ràng, Đường phố đông người, nô nức hân hoan. Bắt mắt đèn giăng, trưng bày mọi thứ, Chỉ thiếu tình quê, nỗi nhớ thôn làng.
26 Tháng Giêng 20181:12 CH(Xem: 26155)
Gửi anh lời chào cuối Sót lại tuổi xế chiều Như một câu từ tạ. Xin “Vĩnh Biệt Tình Yêu”
20 Tháng Giêng 201810:42 CH(Xem: 19724)
Mẹ hái lá trầu vàng trên nọc Buồng cau xanh bố trẩy trong vườn Vôi hồng châm vào đầy bình ngọc Chùm hoàng lan ngào ngạt mùi hương.
20 Tháng Giêng 20182:38 CH(Xem: 19697)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Miền Đông Bắc Hoa Kỳ vào Đông---Washington, DC Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Giêng 20182:18 CH(Xem: 17177)
Hy vọng lần này thời gian "trâu bò húc nhau" ngắn hơn để con số "ruồi muỗi" bị thiệt hại ít hơn 17 năm trước,
20 Tháng Giêng 20183:53 SA(Xem: 13698)
tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ, và đã bao lần rồi, tôi vẫn không về kịp... Về, để chia tay cho một chuyến trở về!
19 Tháng Giêng 201811:39 CH(Xem: 21368)
Nắng lên, nắng cháy quanh vòng ngực Nắng rớt phù sa trong mắt em Nắng đậu, trên bờ môi đỏ rực Em cười tan biến những ưu phiền
19 Tháng Giêng 201811:31 CH(Xem: 29345)
Vượt qua đi em. Nỗi buồn hiện tại Tuyết sẽ tan dần vào sáng ngày mai Chị cũng như em. Một người ở lại. Đơn chiếc một mình ở tuổi tàn phai.
19 Tháng Giêng 201811:26 CH(Xem: 32252)
Một chút riêng tư, tận đáy lòng, Một chút buồn, gợi nhớ mênh mông. Một chút tâm tình, chưa muốn tỏ, Một chút quà, trao mãi chưa xong.
19 Tháng Giêng 201810:14 CH(Xem: 18273)
Về đây Tháng Chạp Giao Mùa Huyền vi con tạo nắng mưa giả từ Vần xoay mầu nhiệm thiên thư Mùa Xuân nắng ấm tiếng cười rộn vang...
19 Tháng Giêng 201810:09 CH(Xem: 17623)
Bâng khuâng gặp lại không ngờ, Gió hiu hiu lạnh sương mờ vây quanh. Thời gian trôi thực là nhanh, Giã từ, Em bỏ mặc Anh, ra về.
18 Tháng Giêng 201811:53 CH(Xem: 13496)
Trưởng tham gia sinh hoạt Hướng Đạo liên tục từ năm 1936, cho đến lúc lìa rừng ngày 16 tháng 01 năm 2018, hưởng đại thọ 100 tuổi chẵn…
18 Tháng Giêng 201810:26 CH(Xem: 19297)
Tháng Giêng nghe sóng thét gào Khói bay đạn réo bạc đầu biển Đông Bầu trời lóe lửa thinh không Hờn căm bốc cháy đỏ lòng Hoàng Sa
13 Tháng Giêng 20182:13 SA(Xem: 9381)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 201810:56 CH(Xem: 22002)
Cảm ơn em, Tánh Không hoài biến dịch Đã sinh ra muôn loài và biểu tượng thế gian Được sống cùng em, anh sẽ chẳng cần gì Ngoài niệm Biết rõ ràng tĩnh lặng miên man!
12 Tháng Giêng 201810:47 CH(Xem: 24423)
Khi phải rời xa một thời thơ trẻ Để muộn phiền chạm mặt với hoàng hôn Nhớ nao lòng những điều dù thật bé Bước trở về nhìn nắng ngủ chơi vơi.
12 Tháng Giêng 201810:42 CH(Xem: 33467)
Gặp nhau do một chữ duyên Bởi là kiếp trước nợ tiền oan nhau Ông trời thấy trước thấy sau Để mà trả nợ nghĩa trao tình đầy.
12 Tháng Giêng 201810:34 CH(Xem: 20982)
Để nhìn Xuân thắm Mai vàng, Với bầy chim hót rộn ràng sớm mai. Hai ta sánh bước kề vai, Tay trong tay nắm cùng ai vui cười…
12 Tháng Giêng 201810:27 CH(Xem: 8810)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
12 Tháng Giêng 20186:48 CH(Xem: 21993)
Khói lam chiều quyện theo mây la đà... Đèn khuya, bóng lẻ, mình ta Ngồi ôn kỷ niệm - Lệ nhoà mắt cay! Người buồn tóc cũng buồn lây!...
12 Tháng Giêng 20186:38 CH(Xem: 22717)
Nâng ly sum họp, mừng Xuân đến Cầm đặc san Xuân, chúc Tết này Gặp thầy gặp bạn vui năm mới Tái ngộ đồng hương ngây ngất say.
12 Tháng Giêng 20186:28 CH(Xem: 24588)
Chắc mai, Trăng về đến quê nhà? Mang lời nhắn gởi, kẻ phương xa. Vẫn còn ấp ủ: “tình xưa nghĩa cũ”, Dẫu biệt ly rồi, luôn thiết tha.
11 Tháng Giêng 201810:52 CH(Xem: 15563)
Ta gặp gỡ, nơi miền quê êm ả, Bên bờ rào, sóng lúa vẫn tươi xanh. Ngày trong trẻo như tiếng ca năm tháng, Hãy vui đi, tiếng đàn réo rắt vang.
07 Tháng Giêng 20183:40 SA(Xem: 18038)
dấu chân ai. có mờ dần theo ngày tháng… bụi thời gian. vây phủ đời người lá vàng. theo thu về. phủ ngập lối đi quen. ấp ủ vết chân người mưa. những cơn mưa tiếp nối
06 Tháng Giêng 201810:56 CH(Xem: 12451)
Quán café Tip Top ở Garden Grove, hôm nay đông đúc lạ hơn không như mọi ngày thứ Ba vì hôm nay Hội Biên Hòa và Ngô Quyền có một cuộc họp mặt bất ngờ để gặp gỡ lại người em gái tên Duyên,
06 Tháng Giêng 20189:15 CH(Xem: 19376)
Dẫu thời gian thầm lặng trôi xuôi mãi Ơn Thầy Cô vẫn đọng lại trong tôi Chưa một lần, chưa tỏ nỗi thành lời Kỷ niệm dễ chi quên trong tiềm thức
06 Tháng Giêng 20182:57 CH(Xem: 25723)
Theo dòng đời, vận nước nổi trôi... Còn gặp nhau đây, quý lắm rồi. Tình bạn mãi còn, không phai nhạt, Dẩu mai xa rồi... mỗi kẻ một nơi.
06 Tháng Giêng 20181:48 CH(Xem: 20482)
Đây là mùa Xuân đầu tiên của tôi nơi xứ người. Đêm nay tôi sẽ cùng mẹ lisa coundown mừng xuân mới. Mùa Xuân nơi đây, xứ sở hoa Anh Đào sẽ là mùa Xuân thần thoại của tôi.
06 Tháng Giêng 20187:04 SA(Xem: 18086)
NĂM vừa mới nhú lộc non MỚI thêm giọt nắng gió luồn thênh thang MẾN thương xòe cánh hoa vàng CHÚC thầy trò bạn hân hoan nụ cười
05 Tháng Giêng 20189:53 CH(Xem: 17060)
Này bạn trẻ Hãy cầm lên cung kiếm Dân mình đang chờ đợi kẻ Hiếu- Trung. Lớp cháu con của nòi giống Tiên Rồng
05 Tháng Giêng 20189:47 CH(Xem: 21244)
Mùa Xuân nắng ngập phố phường Tháng giêng hoa cỏ đậm hương say tình Một mình góc phố lặng thinh Nghe chừng lạc lõng đôi hình bóng nhau...
05 Tháng Giêng 20189:42 CH(Xem: 20516)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Thơ Lưu Trọng Lư phổ nhạc - tiếng hát Xuân Sơn Kiều Oanh thực hiện youtube
05 Tháng Giêng 20189:33 CH(Xem: 22433)
Hẹn ngày mừng lễ Kim Cương, Tình Ta lấp lánh Yêu thương muôn đời. Thênh thang mây trắng trên Trời, Rong chơi đây đó không rời xa nhau.
05 Tháng Giêng 20189:26 CH(Xem: 8159)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
01 Tháng Giêng 20188:10 SA(Xem: 19266)
Xuân đến rồi đi, thêm mùa Xuân. Rộn rã nhạc vui thật tưng bừng. Gieo niềm tin mới trong hy vọng. Dẫu bao nhiêu tuổi vẫn còn Xuân.
01 Tháng Giêng 201812:20 SA(Xem: 11856)
Duy chỉ còn cái tên TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN còn sừng sững cùng thời gian, để mỗi lần khi đi ngang qua tôi lại bồi hồi nhớ đến thời thơ ấu của mình.
31 Tháng Mười Hai 20179:55 CH(Xem: 18104)
CHÚC gì Xuân lại bước sang? MỪNG vui trời đất rộn ràng tiễn đưa NĂM cũ ngã mũ chào thưa MỚI qua thời tiết giao mùa Xuân trôi.
31 Tháng Mười Hai 20171:30 SA(Xem: 19476)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Happy 2018 New Year" from ours to yours Kiều Oanh thực hiện youtube
31 Tháng Mười Hai 20171:21 SA(Xem: 15343)
Bài toán cuộc đời chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ẩn số hài lòng người giải nhưng cứ mỗi một năm mới đến lại đem theo hy vọng
30 Tháng Mười Hai 20178:22 SA(Xem: 20394)
Leng keng tiếng nhạc xe xa Tuyết rơi thoảng bóng ông già Nô En Cõi lòng thắp ngọn lửa lên Tiếng chim ríu rít bên thềm ngân nga
29 Tháng Mười Hai 201710:20 CH(Xem: 18506)
Bên ngoài khung cửa sáng nay Phố phường vắng vẻ sương mai giăng đầy Nhìn lên trời chẳng thấy mây Nhắm đôi mắt lại còn ngây giấc nồng
29 Tháng Mười Hai 201710:04 CH(Xem: 17605)
Em mong anh Mong anh đến với em thêm lần nữa Để ngọt ngào hong môi khô thành mềm ướt Để say chiều tay lại tìm tay
29 Tháng Mười Hai 20179:50 CH(Xem: 29787)
BÓNG CHIỀU chợt tắt, nhường đêm sang, Tờ lịch cuối rơi, năm ngỡ ngàng. Giá buốt Đông về, thêm lạnh lẽo, Ngập ngừng nghe gió, tiếng thở than.