Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đỗ Thế Vinh - MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH PHẢN BIỆN, ÓC SÁNG KIẾN, ĐỨC DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

28 Tháng Hai 20193:39 CH(Xem: 10897)
GS. Đỗ Thế Vinh - MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH PHẢN BIỆN, ÓC SÁNG KIẾN, ĐỨC DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan, có nhiều thiên kiến, và có thể gây tranh cãi.

 

Một số nhận định chủ quan về tư duy phê bình phản biện,
tư duy sáng kiến, đức dục, và triết lý giáo dục

 

A) Nhận định về tư duy phê bình phản biện và tư duy sáng kiến

Một số người cho rằng giáo dục Trung Hoa và Việt Nam không dạy học sinh và sinh viên tư duy phản biện do giáo dục Khổng Tử không cho học trò phê bình phản biện thày giáo của mình vì những giá trị trật tự từ trên xuống dưới quá cứng nhắc. Đôi khi có người còn kết án Nho giáo đã tạo ra một dân tộc Trung Hoa và Việt Nam rụt rè, nhu nhược, không thể phê bình phản biện những người ở vị trí bên trên (quân, sư, phụ) nhất là chỉ trích phản biện những người cầm quyền bạo ngược và làm cách mạng được. Ông Nguyễn Gia Kiểng đã phê bình chỉ trích Khổng Tử rất mạnh mẽ. Tôi không đồng ý với lời chỉ trích quá đáng của ông Nguyễn gia Kiểng (3C5), và nhất là phong trào cải cách văn hoá tàn bạo ngu xuẩn của Mao Trạch Đông đối với Khổng Tử.

Tôi đồng ý với GS Đàm Trung Pháp về những điều quý giá Đức Khổng Tử, với tư cách người thầy muôn thủa, đã để lại cho người Việt Nam và nhất là người Trung Hoa như những đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nền giáo dục nhân bản của ông như GS Pháp đã viết dạy mọi học trò không phân biệt giai cấp, học và hành phải đi đôi với nhau, dạy mỗi học sinh một lối khác nhau tùy theo trình độ và sở thích, và dạy suy tư chính chắn. (1bis)  Tôi chỉ xin thêm ý về điều thứ tư của GS Pháp là tôi cho rằng "suy tư chính chắn" chưa phải là "suy tư phê bình phản biện". Tôi thấy Khổng Tử là một nhà giáo đạo đức theo văn hoá Trung Hoa  và một nhà viết sử tài có công soạn sách Tứ Thư Ngũ Kinh (Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu) cẩn thận, giỏi, rất ích dụng thời trước nhưng không phải là một triết gia giáo dục vĩ đại gây cảm hứng (inspire) cho người học trong xã hội hiện tại. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng của Khổng tử đã giúp Trung Hoa và cả Việt Nam sau đó giữ được hoà bình và nếp sống hài hoà trong giao tế xã hội, tuân theo trật tự trước sau, không loạn lạc và bạo động như thời Xuân thu chiến quốc trong quá khứ. Tuy vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với GS BS Trần Ngọc Ninh  (3C7) là sử gia Trần Trọng Kim đã là một sử gia đáng kính phục khi ông viết là vua Gia Long nhà Nguyễn đã làm chuyện quá đáng đối với nhà Tây Sơn dù ông đang sống và có chức vụ dưới triều Nguyễn. Trần Trọng Kim dùng phê bình phản biện ngay cả với vua chúa, và  hơn Khổng Tử (có lẽ vì sanh sau), vượt lên được "vòng kim cô tư tưởng Khổng Tử" thời đó tại Việt Nam quả là đáng kính phục xứng danh là một sử gia, một nhà giáo vĩ đại "tuyệt vời".  Tôi cũng đồng ý với Chomsky là một nhà giáo giỏi phải chia sẻ kiến thức với học trò nhưng luôn luôn phải tránh cho học trò nể sợ mà không thể thấy chỗ mình thiếu xót để có thể tìm ra cái mới bổ xung kiến thức cho ngày một hoàn mỹ hơn. Chomsky cho rằng việc làm cho học trò nể sợ, tin hoàn toàn vào mình hoặc sách thánh hiền đời trước như Khổng Tử đã làm, là một hình thức áp đặt bạo động. (6L5) Dạy theo lối này làm học trò  mất dần tinh thần độc lập, tự chủ và không thể phát triển óc phản biện phê bình được.

 Khổng tử ca ngợi thời Nghiêu Thuấn và viết về vua Nghiêu: "Làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại thay! Thật là cao quý thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu là người biết dựa vào đạo trời. Công đức của Nghiêu to lớn không cùng, dân chúng không thể ca ngợi cho xiết. Công lao của Nghiêu vô cùng vĩ đại. Chế độ lễ nhạc do Nghiêu đặt ra vô cùng sáng tỏ, chiếu tỏa hào quang khắp mọi nơi. (1bis)

Tuy nhiên, theo "Trúc thư kỷ niên" có phản biện cho rằng vua Nghiêu đã dại ngây thơ tin vào vua Thuấn để bị giam cầm: (1ter)

Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua.

Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.

 

Tại Việt Nam, Nguyễn Trãi, một vị khai quốc công thần dưới triều Hậu Lê bị tru di tam tộc năm 1442 một cách phi lý tàn nhẫn và bất công trong vụ án Lệ Chi Viên theo thủ tục kỳ quái vô nhân đạo của văn hoá Trung hoa. (1 quater)  Tuy những sử gia Việt Nam sau này đã nghiên cứu minh oan cho Nguyễn Trãi nhưng chưa có ai phản biện mạnh mẽ sai lầm, khuyết điểm của Lê Thái Tông. Trái lại, giáo dục và lịch sử Hoa Kỳ vì thoát hẳn khỏi ảnh hưởng kiểm soát của La Mã luôn luôn được tranh cãi liên tục để tìm ra những sự kiện trong lịch sử càng gần sự thật càng tốt, ngay cả đối với những tổ phụ như vụ liên hệ giữa Tổng Thống Jefferson và bà Hemings (3C8) từ năm 1802 cho tới đầu thập niên 2010's. Cuối cùng sau những chứng cứ DNA tests, mọi sử gia đều đồng ý là TT Jefferson đã có con với bà Hemings và để lại rất nhiều cháu chắt lai đen trắng.

Hơn nữa, giống như cụm từ "nhân quyền" mà triết gia hậu hiện đại (Postmodernism) Derrida đã phân tích và làm đầy đủ hơn (deconstruct) cho đúng hơn trong bối cảnh toàn cầu của thế kỷ thứ 21 này, (6M2), nếu ta phân tích và làm đầy đủ hơn (deconstruct) những sách vở của Khổng Tử  theo thuyết hậu hiện đại thì ta thấy Khổng Tử có rất nhiều bất công đối với phụ nữ và những người bị trị thấp cổ bé miệng trong xã hội. Theo quan điểm chủ quan, tôi thấy ông Chu Văn An của Việt Nam có lẽ vì sinh sau Khổng Tử đã vượt xa ý niệm phải làm quan và phục vụ vua chúa. Ông đã không cần phục vụ một vị vua lú lẫn, rũ áo từ quan sau khi ông dâng sớ xin chém bảy tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Tôi rất tự hào Việt Nam đã có một " vạn thế sư biểu" như ông Chu Văn An với tinh thần phê phán phản biện cả với vua ngay từ thế kỷ thứ XIV. (1A) Xa hơn một bước gần đây, thánh Gandhi, Mục sư tiến sỹ King và ông Mandela đã không ngại chỉ trích phản biện và chống lại chính phủ cường quyền bất công bằng những phương pháp bất bạo động và cũng đã đem lại công lý mà không gây bạo loạn và đổ máu.

 

Về  phương pháp giáo dục ở Á Châu, khác với Khổng Tử, đức Phật Thích Ca đã nói: "Tất cả những kinh sách và những điều ta giảng dậy chỉ như "ngón tay chỉ mặt trăng" nếu các đệ tử chỉ chú ý học kinh sách và bài giảng của ta sẽ không bao giờ tới được mặt trăng". Như vậy tôi đoán ngài muốn nói nếu không tự nhẩy vọt hoặc bằng "Thiền", hoặc bằng tu học và tư duy nát óc mà chỉ nghe lời giảng và dùng kinh sách Phật dạy sẽ không bao giờ ngộ (trực giác) ra chân lý được. GS Chu Hảo cho rằng sau tư duy phối hợp phải có tư duy lý luận gồm logic biện chứng, phê phán rồi mới sáng tạo. Tư duy sáng tạo phải mới lạ, độc đáo, phải hoài nghi lành mạnh như  hoài nghi khoa học rồi phải có tính liên đới, biết kết nối những cái ta đã biết và cuối cùng phải có trực giác là quà tặng thiên nhiên của Thượng Đế. (4H3) Chính đức Phật đã tự kiên trì tu tâp, suy nghĩ phản biện phê bình những lý thuyết, các cách giải quyết khổ đau, phiền não của nhiều vị thày đức Phật đã theo học nhiều năm trước để cuối cùng sau 49 ngày tư duy phản biện qua rất nhiều cố gắng, kiên trì lâu dài ngài đã trực giác "ngộ" (tư duy sáng tạo) ra chân lý. Trực giác không như GS Chu Hảo nói là tính "thiên bẩm" quà tặng thiên nhiên của Thượng Đế tự biết ngay, biết thẳng biết tức khắc" nhưng thiên tài là cả một cố găng bền bỉ lâu dài suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu mới dẫn tới sáng tạo được. Theo tôi sáng tạo không thể dạy những loại suy luận như GS Chu Hảo giảng giải, hiểu mà làm được. Trước tiên thày cô giáo phải tìm cách tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với những điều các em rất thích học và tìm hiểu để kích thích tính tò mò của mình. Dạy theo lối này, người dạy phải biết tâm lý giáo dục là mỗi học sinh đều khác nhau về cá tính, năng lực và sở thích. Sau đó trong những nhóm có sở thích tương tự nhau phải được cơ hội làm việc chung để bàn bạc thảo luận những vấn đề các em muốn tìm hiểu với sự giúp đỡ của thày cô giáo (đóng góp ý kiến hoặc chỉ cách tìm tài liệu).  Sau đó phải tạo cơ hội để các em bàn bạc thảo luận những điều đã được viết về các vấn đề đó của tiền nhân. Trong gia đoạn này, phải giúp các em thấy được những giả định khác nhau, đôi khi chống đối nhau để các em hoài nghi và đóng góp sự đồng ý hay không đồng ý với tác giả đó nhằm phát triển tư duy lý luận phê bình phản biện. Khi giảng về tư duy sáng tạo, GS Hảo cũng nhắc tới Đức Phật Thích Ca và những đức tính nhờ đó ngài trực giác (ngộ) ra chân lý giải thoát được đau khổ. Theo tôi, như Đức Phật đã nói, mọi người đều có phật tính chỉ cần tự mình kiên trì tìm tòi tu luyện sẽ đều ngộ ra chân lý và thành Phật được. Xin lấy một số thí dụ khác về tư duy sáng tạo như vị sư sau nhiều năm kiên trì tu tập, đang quét sân chùa, nghe tiếng lá rơi rồi đắc đạo "ngộ" ra chân lý cũng tương tự như Newton sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu tìm tòi, nhìn thấy quả  táo đang rơi xuống đất mà tức khắc khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn; Archimedes suy nghĩ nát óc về vấn để "trọng khối và vật nổi" cho tới lúc đang tắm chợt trực giác tìm ra điều mình muốn biết, reo lên "Eureka!"

 

Sở dĩ giáo dục Hoa kỳ dẫn đầu thế giới về những phát minh sáng chế vì giáo dục Mỹ luôn luôn áp dụng lý thuyệt giáo dục của Humboldt và Dewey ngay từ ở mẫu giáo, cho học sinh cơ hội tự chọn điều muốn học theo năng khiếu sở thích của mình, từ đó phát triển được động lực học, khả năng sáng tạo, và tính say mê tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết. Khi sở thích được cung cấp cơ hội để thấu hiểu những điều mình thích sẽ rất dễ trở thành đam mê để khi lớn lên học sinh Mỹ có thể tiếp tục học và nghiên cứu sâu rộng tại những đại học nghiên cứu loại Carnegie R1 của Hoa Kỳ. Giả định của giáo dục Mỹ này cho học sinh cơ hội tự chọn điều muốn học theo năng khiếu, ý thích và  tài  năng của mình, từ đó phát triển động lực học, tính say mê tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết và có thể dẫn tới tính đột phá, sáng tạo và suy nghĩ không bị gò bó trong khuân vàng thước ngọc của sách giáo khoa hay sách thánh hiền (thinking out of the box). Sau đó họ sẽ có thể đứng lên vai những tiền nhân vĩ đại trong lãnh vực đam mê của mình để vươn lên những từng cao mới.

B. Nhận định về vấn đề đức dục

 

Theo nhận định chủ quan của tôi, đức dục không thể bao gồm được mọi  tín ngưỡng của từng cá nhân nên ngay cả kinh sách đức Phật, đức Chúa Jesus, và những vị lãnh đạo tôn giáo khác cũng cần phải dùng óc phán đoán và thời gian (2019), không gian (thế giới ngay bây giờ "thế giới co cụm lại "the shrinking world" "Thế giới phẳng" (the flat world) để nhìn vấn đề đạo đức một cách chính xác và tổng hợp hơn. Hơn nữa, những kinh sách viết lại thường "tam sao thất bổn" và thường có thêm ý kiến của những vị thánh và tu sỹ thêm thắt những thiên kiến của mình vào. Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa, Phật giáo Zen của Nhật và những giáo phái Tin Lành bên Âu Châu đều đã dùng phán đoán và phản biện của mình để tìm về những lời giảng dạy đích thực của Đức Chúa, Đức Phật. Các hệ thống đạo đức này đúng hay sai tùy vào niềm tin của từng cá nhân, có thể chia sẻ nhưng tuyệt đối không thể áp đặt cho người khác. Những sai lầm trong lịch sử khi muốn áp đặt đạo đức tôn giáo cho người khác đã dẫn đến thánh chiến, chiến tranh khủng bố, tàn sát người Hồi giáo tại Nam Tư, Miến  Điện và tội ác cộng sản với niềm cuồng tín vào vô  thần và chủ nghĩa Mác Lê, nhất là cuộc cách mạng văn hoá của Mao Trạch Đông đã giết hại hàng triệu người. Russell cũng bàn tới việc đức dục liên quan tới những giả định của tâm lý là :"nhân tri sơ tính bản thiện hay nhân tri sơ tính bản ác" (Rousseau vs. Hobbs and Freud) (6B & 6C) mà bên văn hoá Trung Hoa và Việt Nam đã thường nói tới trong hai giả định khác nhau của Mạnh Tử và Tuân Tử (6D & 6E).  Trước đây không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Anh, phụ huynh và thầy cô thường có niềm tin là "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" hoặc "If you spare the rod, you spoil the child". Theo nhận định của tôi một số không nhỏ phụ huynh và thầy cô Việt Nam thường chỉ  dùng kinh nghiệm cá nhân hay thói quen văn hoá để dạy dỗ trẻ em với lòng thương trẻ thật sự và vẫn ấm ức với lối giáo dục mới của Âu Mỹ quá nuông chiều trẻ em. Tuy nhiên, tôi nghĩ phải bỏ kinh nghiệm bản thân và nhìn vào những con số thống kê, dùng sự kiện và dữ kiện (facts) để kiểm chứng lối dạy con như Russell đề nghị. Russell đề nghị phải hết sức cẩn thận dung hoà chú ý tới tính hướng thiện và đam mê của trẻ con để phát triển óc sáng tạo đồng thời cũng phải biết điều chế tính hướng ác thích bắt nạt dùng bạo lực nơi trẻ con trong việc dạy trẻ em quan tâm đến người khác trong những sinh hoạt nhỏ nhặt hàng ngày. (6A; 6F) Một điểm quan trọng nữa cần nhấn mạnh ở đây là thầy cô dạy tiểu học ở Việt Nam phải được huấn luyện tâm lý giáo dục để biết kiềm chế và điều hoà chính sự giận dữ phẫn nộ chính đáng (righteous indignation) của chính mình khi thấy học sinh quá hư hay quá ác với bạn trong lớp. Ngay cả khi thầy cô giáo Mỹ dùng phương pháp phạt "time out" khá hiệu quả để ngừng những hành vi trái quấy của trẻ em cũng bị chỉ trích nặng nề là rất có hại cho tâm lý trẻ con (6J3)

Về đức dục, qua những tranh cãi của những triết gia và những nhà giáo như cuộc tranh cãi lừng danh giữa Chomsky và Foucault về đạo đức của con người là tuyệt đối bẩm sinh hay tương đối vì khác nhau do tôn giáo, văn hoá và xã hội tạo nên, ta thấy rất khó để biết đâu là chân lý khách quan. (6L9) Chomsky tin rằng đạo đức tính cũng như ngôn ngữ nội tại (Internal language "I-language") đã có sẵn trong đứa bé lúc sinh ra nhưng rất cần môi trường để phát triển nếu không có thể bị mai một. Bác bỏ thuyết luân lý tương đối của những lý thuyết gia phê bình phản biện (critical theorists), Chomsky khẳng định giá trị luân lý hoàn vũ (universal values) cũng giống như ngôn ngữ hoàn vũ  (universal language) là bẩm sinh. (6L7) Chomsky đã xác định ông vẫn có thể vượt lên những khó khăn để xuất bản sách của ông sau nhiều năm bị đa số nhà xuất bản chống đối không cho in. Ông cũng bác bỏ quan niệm lạc quan của tâm lý gia Pinker (6F1) về sự tiến hoá đạo đức của nhân loại qua những dữ kiện thống kê ít có chiến tranh và giết hại nhau như những thế kỷ trước. Chomsky chỉ chấp nhận có một lãnh vực đúng của Pinker là quyền phụ nữ và dân quyền tiến bộ hơn trước. (6F2) Ngay cả triết gia hậu hiện đại Derrida (6M2) cũng xem xét phân tích lại (deconstruct) những ý niệm "thiện" của thời hiện đại và triết lý anh sáng không phải để bác bỏ mà sửa chữa làm giầu hơn, tốt hơn và đúng hơn, thí  dụ như cho quan niệm "nhân quyền" từ thời Magna Carta rồi cách mạng Pháp cho tới bây giờ. Derrida đề nghị phải thêm và bao gồm cả trẻ con, phụ nữ, những người ở Châu Á và Châu Phi vào ý niệm "nhân quyền". Các nghiên cứu phê phán của thuyết Hâu Hiện Đại (Postmodernism), (6M; 6M2) theo tôi hiểu, không phải là để phá bỏ, phủ nhận (destroy or destruction) tất cả mọi triết lý thời khai sáng nhưng là để đọc lại và tìm hiểu sâu xa hơn, đúng hơn những lý thuyết đó (deconstruction) với những thay đổi và hiểu biết hơn thời hiện tại .

 

Tóm lại đức dục tại Hoa Kỳ cũng không độc quyền dạy đạo đức Ky Tô Giáo là tôn giáo của những tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ. Tuy đức dục luôn được tranh cãi thí dụ như trong trường nên chúc nhau trong dịp Giáng Sinh là "Merry Christmas" (chân thật (authenticity) vì đúng là lúc Đức Chúa Jesus ra đời) hay "Happy Hollidays" (để mọi người có tôn giáo khác cũng được bao gồm (inclusive). Người Mỹ  thường gọi những tranh cãi này là muốn đúng về chính trị (politically correct). Ngược lại tại VNXHCN ngay trong hiến pháp đã  áp  đặt  đạo đức xã hội chủ nghĩa lên toàn thể nhân dân Việt Nam một cách độc đoán và chỉ "ban" hay "cho" họ dạy dỗ đức dục con cái tại nhà hoặc ở những nơi thờ phượng. Đức dục tại Hoa kỳ vẫn phỏng theo đề nghị của Russell, tuy luôn luôn được tranh cãi, xem xét, cập nhật, sửa đổi theo những biến chuyển mới, hiểu biết mới cũng như những khám phá mới về tâm lý của con người. Nhân viên và thày cô giáo trong trường tuy không giảng dạy đức dục nhưng luôn luôn làm gương phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp, công lý, tôn trọng những mục đích không gây tổn thương bảo tồn lâu dài môi trường sống cho loài người, và cân bằng uyển chuyển giữa hai giả định của tâm lý là :"nhân tri sơ tính bản thiện hay nhân tri sơ tính bản ác". Theo tôi, khi nói về đức dục" có nhiều tôn giáo và lý thuyết đạo đức khác nhau nên nếu chính phủ áp đặt một loại đức dục cho mọi học sinh trong nước đã là bất công và phản đức dục rồi! Tính siêu việt của đức dục Hoa kỳ nằm ở chỗ là tránh được sự độc quyền của một tôn giáo hay một lý thuyết đạo đức áp đặt từ chính phủ hay bộ giáo dục xuống toàn thể học sinh có nhiều tôn giáo khác nhau, kể cả vô thần, do đó hợp thời, nhân đạo và hơn xa những chính sách đức dục tại những nước độc tài khác. Như vậy về đức dục, tôi đồng thuận và  ủng hộ như nhiều nhà giáo dục tại Mỹ là đề nghị của Russell vẫn còn hợp thời và tốt nhất.

 

C) Nhận định về triết lý giáo dục

Nói về triết lý giáo dục tại Hoa Kỳ, ông Lưu Văn Vịnh đưa ra ba mục tiêu, lấy lại hai mục tiêu nhân bản, khai phóng của Hoàng Xuân Hãn và thay mục tiêu "Dân tộc" bằng mục tiêu "Khoa học" (3A4) để cho hợp với thời thế và hoàn cảnh hiện tại của người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi là vẫn không nói lên được trào lưu của thế giới hiện nay đang được Hoa Kỳ khuyến khích là hướng dân chủ phải từ dưới lên trên. Những nhà trí thức, giáo dục và triết gia có thể đề nghị và vận động người Việt mình ở hải ngoại để đa số đồng thuận vì thấy hợp và đúng với họ nhưng không thể áp đặt những  điều mình nghĩ là đúng lên người khác. Cũng vậy, theo hướng dân chủ đó, nhà cầm quyền trong nước không thể áp đặt triết lý giáo dục trên toàn quốc như nhiều trí thức trong nước  nhận xét: "Xã Hội Chủ Nghĩa trong cơ chế thị trường hoàn toàn mâu thuẫn gượng ép và không tưởng, triết lý giáo dục VNXHCN không giải quyết ổn thoả được vì lỗi hệ thống và mâu thuẫn nội tại". Triết lý giáo dục là một cụm từ cũng cần phải nghiên cứu, xem xét để bổ sung cho đúng hơn, hợp thời hơn và đầy đủ hơn (deconstruct). Ngày xưa trong văn minh La Mã và quyền lực của nhà thờ La Mã, mục đích và triết lý giáo dục đều từ La Mã đưa xuống. Sau đó tới thời kỳ Ánh Sáng khi những đạo Tin Lành, Anh giáo đã lần lượt đặt vấn đề với nhà thờ La Mã, chủ nghĩa dân tộc dần dần trở trở thành định hướng và triết lý trong giáo dục. Ở phương  đông vì không phát triển khoa học kỹ thuật được, Ấn Độ và Trung Hoa đã bị đô hộ và nền giáo dục do giai cấp quý tộc Ấn độ và hoàng đế Trung Hoa đã dần dần bị lỗi thời và càng ngày càng suy yếu. Chủ nghĩa Cộng sản với chiêu bài giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc bắt dầu trở thành phương hướng và triết lý cho giáo dục tại Liên Xô, Trung Hoa, những nước Đông Âu và Bắc Việt. Trong Nam, Việt Nam Cộng Hoà vẫn duy trì chủ nghĩa dân tộc theo kiểu Pháp quốc. Theo thiển ý chủ quan của tôi, hai bài viết của GS Nguyễn Thanh Liêm (VNCH), (2) Lưu Văn Vịnh (VNCH hải ngoại) (3A4), và của Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng GD-ĐT (4B) (VNXHCN) về triết lý giáo dục đều cần phải nghiên cứu, xem xét để bổ sung cho đầy đủ hơn qua đối chiếu với giáo dục Hoa Kỳ. Trước tiên, tại Hoa Kỳ sở dĩ triết lý và những mục tiêu giáo dục đứng hàng đầu thế giới từ năm 1945 cho đến tận bây giờ nhờ những lý do sau đây: Dân chủ Hoa Kỳ từ dưới đi lên, không để cho bất cứ thành phần ưu tú nào trong xã hội tự quyết  định chính sách giáo dục cả. Những danh từ hoa mỹ như "nhân bản", "dân tộc", "khai phóng", "khoa học" hoặc "định hướng xã hội chủ nghĩa", "khẳng định niềm tin của Đảng và nhà nước về giáo dục với cơ sở là triết học giáo dục VNXHCN và tư tưởng Hồ Chí Minh", hoặc "triết lý giáo dục của VN là Giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực hội nhập và giàu lòng yêu nước" (4B) v.v... đều không thể áp đặt từ chính phủ, những nhà trí thức hay những tập đoàn doanh thương lên dân chúng Mỹ với quyền lực là lá phiếu của mình. Họ có thể tuyên truyền, quảng cáo những điều hay tốt của mình, tuyên truyền có thể lệch lạc mà những người thiên hữu như Tổng Thống Trump gọi là "tin giả" (fake news) hay nhà trí thức khuynh tả tự do cấp tiến (liberal) Chomsky gọi là tạo dựng sự đồng thuận (manufacturing consent), nhưng quyền quyết định vẫn nằm trong tay lá phiếu của đa số nhân dân Mỹ dùng lương tri (common sense) của mình quyết định triết lý và chính sách giáo dục từ địa phương mình ở lên tới tiểu bang rồi mới tới liên bang. Vì thế, tại Mỹ bộ giáo dục của chính phủ liên bang và tiểu bang không áp đặt một triết lý giáo dục lên mọi thày cô giáo và dân chúng Mỹ vì có quá nhiều triết lý, cách giáo dục và những giả đinh khác nhau nhưng có thể rất tốt cho một số người này mà lại không thích hợp cho một số người khác. Mỗi thày cô giáo đều có một triết lý giáo dục riêng cho mình tùy theo giả định về bản chất con người, làm thế nào để dạy dỗ học sinh tốt nhất và làm thế nào để thích hợp với mong đợi của phụ huynh và người đại biểu cho học sinh (school district board members) tin tưởng ủy nhiệm việc dạy dỗ cho mình. Rất nhiều thày cô giáo chọn phương pháp chiết trung (eclectic), có người thiên về thuyết duy lý (rationalism), có người dùng thuyết học viên trong tâm (Student-centered), để ý nhiều đến tình cảm, cảm xúc, đam mê (emotion, feeling, passion), một số ít vẫn còn dùng thuyết động thái (behaviorism) hoặc phối hợp động thái với lý trí hay lý trí với tình cảm (rational-emotive theory). Trong ngành khải đạo, khải đạo viên trong buổi gặp mặt đầu tiên, phải nói rõ triết lý khải đạo của mình cho thân chủ biết. Vào khoảng cuối thập niên 1990's và đầu thập niên 2000's, có phong trào mục đích giáo dục phải thực tiễn, chú trong đến kết quả học tập hay còn gọi là "chuẩn đầu ra" (outcome) của việc mình dạy, tuy rất thịnh hành những cũng bị chống đối rất mạnh mẽ bởi những nhà giáo dục cho giáo dục là đời sống (education is life) mà không phải là để sửa soạn cho đời sống (education is preparation for life).

Tôi thấy chủ nghĩa cá nhân (individualism) của Tự Lực Văn Đoàn mà những người Cộng Sản phê bình (1F) là một sai lầm lớn vì chưa hiểu rõ tầm mức dân chủ quan trọng của nó tại những nước phương tây và nhất là Hoa Kỳ theo mô hình đại học Humboldt (6; 6 bis) đã manh nha từ thời kỳ khai sáng. Mô hình này nhấn mạnh giáo dục chính là đời sống (Education is life) dẫn tới phát triển óc suy luận phản biện (critical thinking) và sáng kiến (creativity) của mỗi cá nhân vượt lên trên những khuân khổ ràng buộc xã hội và ý tưởng của những nhà giáo dục, triết gia, khoa học gia v.v... thế hệ trước. (6L1; 6L2) Nhà cầm quyền ở Việt Nam chỉ giải thích triết lý giáo dục theo chủ nghỉa Mác Lê, dùng kinh tế  giai cấp (quý tộc, tư bản, vô sản) và tôn giáo (Thiên Chúa Giáo, tam giáo, vô thần) đã bị đặt vấn đề từ thời kỳ khai sáng với Galileo khi ông nói lên được mục đích quan trọng nhất của giáo dục là phát triển óc phê phán và sáng tạo của từng con người can đảm chống lại cường quyền để tìm ra chân lý. Chomsky nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghiên cứu độc lập, phê phán kiến thức đang có sẵn của từng nghiên cứu sinh để sáng tạo tìm ra được nhiều điều hay hơn và đúng hơn. (6L5) Ông cũng thừa nhận mục đích giáo dục của nhà cầm quyền và những thế lực kinh tế, tài chính luôn luôn song hành tranh đua với mục đích nghiên cứu độc lập sáng tạo. Trên thực tế những đại học bậc cao học sau cử nhân (graduate), nhất là tiến sỹ trở lên loại Carnegy R1 và R2 (6 ter) của Mỹ, thường hướng theo mô hình đại học Humboldt, độc lập nghiên cứu, và sáng tạo tuy vẫn phần nào bị ảnh hưởng bởi  những nguồn cung cấp tài chính.

 

Tuy giáo dục Mỹ nhấn mạnh từ sở thích của từng học sinh, nhu cầu thực tại và kinh tế của từng địa phương nhưng vẫn có những tiêu chuẩn bắt buộc từ tiểu bang và sau hết từ liên bang thí dụ như Anh văn và toán, những kỳ thi SAT hoặc ACT v.v.. Chính sách và triết lý giáo dục của Hoa Kỳ luôn luôn thay đổi thích ứng với hoàn cảnh mới nếu được toàn dân Mỹ ưng thuận qua lá phiếu của mình. Theo Chomsky, hai khuynh hướng triết lý giáo dục chính trong giáo dục Mỹ cạnh tranh ráo riết và ít khi để triết lý kia độc tài kiểm soát. Một bên cho mục đích là giáo dục để sửa soạn thành công trong cuộc sống (Education is preparation for life) trên cả phương diện kinh tế, nghề nghiệp hợp với khả năng học vấn của mình; bên kia là giáo dục chính là đời sống (education is life) vì từ thời khai sáng, giáo dục nhằm phát triển sự hiểu biết của mỗi người theo đam mê, sở thích và khả năng của mình mà không bị ràng buộc bởi bất cứ mọi quyền lực xã hội bên ngoài nào. Xin xem thêm utub bằng tiếng Anh của Chomsky nói về giáo dục và làm thế nào để tạo cảm hứng cho người học phát triển khả năng sáng tạo. (6L5; 6L8)

 

Nhìn chung, giáo dục Mỹ không nhắm đào tạo mọi học sinh phải rắp khuân học tất cả những lớp đòi hỏi từ trên bộ giáo dục liên bang xuống để tốt nghiệp trung học. Trái lại học sinh bỏ học (drop out) có thể sang học những trường dạy nghề (vocational schools) hoặc bỏ ra đi làm lao động và sau đó lấy bằng trung học tương đương (GED). Người trưởng thành có thể xin thẳng vào học những ngành nghề kỹ thuật không đòi hỏi khả năng Anh văn và toán nhiều ở những trường đại học cộng đồng. Triết lý của giáo dục Mỹ đi từ dưới từng học viên đi lên cho đến bộ giáo dục liên bang, cho quyền học sinh, sinh viên muốn theo đuổi bất cứ điều gì họ thích dù ngay từ bậc tiểu học và trung học. Giả định của triết lý giáo dục này là nếu con người được tư do học hỏi điều mình thích và đam mê và được cung cấp phương tiện và môi trường để phát triển và theo đuổi đam mê của mình, họ sẽ không bị ràng buộc theo sách thánh hiền và những kiến thức có sẵn mà sẽ có thể vượt bỏ thông lệ suy nghĩ cao và xa hơn những kiến thức cũ (thinking out of the box). Họ có thể đứng lên vai những thiên tài đi trước để phát mình và tìm ra những kiến thức hay và mới chưa ai nghĩ tới. Hơn nữa tính dân chủ dành quyền định đoạt cho phụ huynh học sinh bầu chọn thành viên ban quản trị (board members) từng học khu (school district) do dân trực tiếp để làm những quyết định quan trọng cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của địa phương mình rất thực tiễn và hiệu quả. Những đại học chuyên nghiệp (professional) phân loại theo Carnegie loại D/PU tại Hoa Kỳ (6 ter) thường chú trọng việc chuẩn bị cho sinh viên có khả năng và tay nghề để sinh tồn và phụng sự xã hội thường  áp dụng triết lý" giáo dục để sửa soạn cho đời sống" (eduacation is preparation for life).

 

 Ngay cả trong hướng triết lý giáo dục "sủa soạn cho đời sống" này thì triết lý giáo dục VNXHCN cũng vá víu với phong trào đổi mới và hội nhập đang bùng nổ ở Việt Nam một cách lệch hướng vì muốn phát triển theo kịp những nước phương tây, Nhật, Nam Hàn và Mỹ theo mô hình kinh tế và giáo dục "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Trong giáo dục VNXHCN, việc tranh cãi "có hay không có thị trường giáo dục?" (4I) đầy mâu thuẫn nội tại, đã gây ra nạn tham nhũng trầm trong, mua bán bằng cấp gần như không thể sửa chữa được nữa. (4K) Theo tôi tại Việt Nam, giảng dạy phương pháp dân chủ của Dewey (Dewey, 2011) và nhân vị trọng tâm của Rogers (Rogers, 1993) rất khó và không thích hợp vì triết lý giáo dục của VNCH đã có những cứu cánh và mục tiêu ấn định sẵn từ trung ương (bộ giáo dục) như nhân bản, dân tộc, khai phóng (3A4) và nhất là giáo dục VNXHCH với định hướng xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu là xã hội cộng sản không tưởng (4B). Tôi đồng ý với GS Hoàng Tụy khi ông kết luận là giáo dục Việt Nam hoàn toàn lạc hướng và phải làm lại từ đầu mới dần dần đúng hướng bắt kịp giáo dục Mỹ được.

Tôi rất thích lối học theo kiểu Chomsky gọi "giáo dục là đời sống" (education is life) vì bản tính tự nhiên thính tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết để mở mang kiến thức theo thuyết duy lý (rationalism). Tuy nhiên, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn tại VNCH không như ở Mỹ làm việc gì cũng sống được, nên khi chọn môn học tôi đã chọn ĐHSP để được bảo đảm có việc lúc ra trường. Khi làm việc và dạy khải đạo tại Mỹ, tôi bắt đầu hiểu và rất thích triết lý giáo dục "Học viên trọng tâm" của Roger có thể xếp vào một trong các thuyết nhân bản (humanism), hướng nhiều về phát triển thông minh cảm xúc (emotional intelligence) mà nhà "radio talk" chính trị nổi tiếng cực hữu Rush Limbaugh chỉ trích gọi là muốn "cảm thấy thích và vừa lòng nhưng không làm được tốt" (feeling good but not doing well). Trí thông minh cảm xúc đã giúp tôi thành công nhiều lần trong công việc tại Hoa Kỳ.  Khi tôi theo học Ph. D tại Oregon State University, tuy đa số đều rất tự hào và thích thuyết thực dụng (pragmatism) của Dewey, thuyết nhân bản (humanism) hoặc thuyết học viên trọng tâm (student-centered). Tuy nhiên, có một số sinh viên nguồn chính theo học Ph. D in education và Ed.D cũng rất thích nghiên cứu và làm luận án về những lý thuyết và triết lý giáo dục phê bình phản biện, kiến tạo (critical theory, constructivism) từ những trường phái thiên tả thí dụ như của paulo Freire, một giáo sư người Ba Tây với quyển sách lừng danh thế giới của ông "Pedagogy of the Oppressed" (Friere; 1972) dùng phân tích giai cấp để ví giáo dục của xã hội tư bản như kiểu nhà Băng vì loại giáo dục này coi học sinh và sinh viên như những con lợn để dành tiền (piggy bank) được nhét đầy kiến thức (nhồi sọ). Friere cho rằng giáo dục phải  coi học sinh và sinh viên như những người cùng kiến tạo ra trí thức mới. (6M; 6M1)

Gần đây với mạng internet, giáo dục và cách học  trực tuyến (distance learning or e-learning) và lối học mới với các khóa học mở miễn phí trên mạng (Massive Open Online Courses 'MOOC') cũng đã bắt đầu và càng ngày càng mở rộng tại Hoa Kỳ cũng như một số nước khác. Như vậy những triết lý giáo dục tại Hoa Kỳ đều được tự do lựa chọn từ từng sinh viên chứ không phải từ bộ giáo dục hay những trí thức giáo dục chọn rồi bắt buộc mọi người phải tuân theo. Khi chọn triết lý giáo dục dể dạy, mọi thày cô giáo đều được lựa chọn hoàn toàn tự do là họ muốn được trường học nhận cho làm việc hay muốn tìm hiểu học hỏi điều mình thích hơn. Đa số đều dung hòa cả hai mục đích. Tuy nhiên có người chỉ muốn học điều mình muốn tìm hiểu và ngược lại có người chọn triết lý giáo dục chiết trung (eclectic) để dễ vừa lòng tất cả những người phỏng vấn tuyển họ vào trường dạy. Ở Mỹ, gần như bắt buộc mỗi giáo viên phải xây dựng riêng cho mình một triết lý giáo dục cá nhân thường có 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu (objective), nội dung chuyên môn (subject matter), phương pháp và tổ chức (method and organization) và cách đánh giá (evaluation) của mình. Những điều này được trình bày thành văn bản trong hồ sơ tuyển dụng và được định kỳ cập nhật, bổ sung trong quá trình dạy học. Giáo viên phải trình bày một cách khúc chiết, ngắn gọn niềm tin của mình vào một số quan điểm triết học giáo dục, từ đó đề cập cách nhìn riêng của mình về việc dạy, việc học, các mục tiêu mong muốn và những việc cần để giúp học sinh. (5C) Như vậy mỗi phụ huynh, học khu, tiểu bang và thầy cô đều có những giả định và triết lý giáo dục khác nhau luôn luôn tương tác, kềm chế lẫn nhau nhằm mục đích dạy tốt nhất cho con em của địa phương mình. Mọi tiểu bang đều cho phép cha mẹ dạy con tại nhà (home school) nếu không muốn cho con đến trường học với một số luật lệ khác nhau. Chính phủ liên bang và tiểu bang chỉ giữ vai trò tư vấn và kiểm soát xem giáo dục đia phương có hợp với Hiến Pháp và luật pháp liên bang và tiểu bang cũng như một số ít chính sách giáo dục quốc gia như giáo dục đặc biệt, ESL v.v... Trong môi trường học, phải trình bày được nhiều lý thuyết và giải pháp đã có để giải đáp những thắc mắc học sinh muốn tìm hiểu và khuyến khích học sinh tìm tòi ra những giải đáp và vấn đề mới qua thảo luận với nhiều nhóm trong lớp và với giáo viên.

Tóm lại tôi cho rằng không cần phải có một chính sách giáo dục từ chính phủ trung ương áp đặt xuống từng địa phương, từng thầy cô giáo và từng học sinh. Trái lại, mỗi con người dù là học sinh hay thầy cô giáo đều khác nhau về cách dạy và cách học phải tìm cách cung cấp môi trường thuận lợi để mỗi học sinh được dạy và học một cách hiệu quả nhất cho học sinh đó. Động lực học (motivation) của học sinh có thể là học để tìm hiểu thỏa mãn trí tò mò của minh hay có thể là để đạt được nghề nghiệp hợp với năng khiếu, sở thích và giá trị chủ quan của mình để nuôi thân, giúp đỡ gia đình, và phục vụ người khác trong xã hội. 

Đỗ Thế Vinh, Ph.D

 

Sách tham khảo (References)

Dewey, J. (2011) Democracy and Education. Milton Keynes: Simon and Brown.

Freire, P. (1972) Pedagogy of the Oppressed, London: Penguin.

Rogers, C. and Freiberg, H. J. (1993) Freedom to Learn (3rd ed.), New York: Merrill. Freedom to Learn takes the principles that Carl Rogers developed in relation to counseling and reworks them in the context of education.

Tất cả những websites sau đây truy cập lại được từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 22 tháng 2 năm 2019. Nếu click vào liên kết cầu nối "link"  mà không dẫn tới địa chỉ trên mạng (I address), xin làm nổi bật (highlight) rồi right click để copy và "paste" vào địa chỉ trên internet.

 

 (1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

(1bis) http://viethocjournal.com/2018/03/cua-khong-cai-noi-cua-nen-giao-duc-nhan-ban/

(1ter) http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_th%C6%B0_k%E1%BB%89_ni%C3%AAn

(1 quater) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i

(1A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_V%C4%83n_An

(1B) http://ongvove.wordpress.com/2015/06/05/giao-duc-o-nam-viet-nam-tu-xua-den-het-de-nhat-cong-hoa/

 (1C) http://chimviet.free.fr/giaoduc/lainhubang/lnb_aymonier_TiengphapVaHCDD1_GD.htm

 (1D) http://chimvie3.free.fr/16/nqdn054.htm

(1E) http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Kinh_Ngh%C4%A9a_Th%E1%BB%A5c

(1F) http://voer.edu.vn/m/tu-luc-van-doan/cc612795

(1G) http://viethocjournal.com/2019/01/luoc-su-che-do-khoa-cu-viet-nam-thoi-nho-hoc/

(2) http://son-trung.blogspot.com/2017/04/ts-nguyen-thanh-liem-giao-duc-vioet-nam.html

hoặc:

http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/

 (2A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_S%C3%A0i_G%C3%B2n

(2B)  http://ongvove.wordpress.com/2011/02/13/d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-mi%E1%BB%81n-nam-tr%C6%B0
%E1%BB%9Bc-1975-h%E1%BB%93i-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-va-nh%E1%BA%ADn-d%E1%BB%8Bnh/

(2C) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

 (2D) http://trinhhoaiduc.netfirms.com/sangtac/caohoc1.html

 (2E) http://www.youtube.com/watch?v=ShzIjzgh6So&feature=em-lsp

(2F) http://nsvietnam.blogspot.com/2015/10/giao-chuc-thoi-viet-nam-oc-lap-9-thang.html

(2G) http://www.kieumauthuduc.org/index.php/kmtd

 (3) http://www.viethoc.com/

hay

http://viethocjournal.com/bientap/

3A)  http://viethocjournal.com/ban-chu-bien/

 (3A1) http://www.viethoc.com/tap-chi/dong-viet

(3A3)  http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_H%C3%B2a

(3A4) http://viethocjournal.com/2018/12/giao-duc-viet-nam-nhan-ban-khai-phong-khoa-hoc/

 (3B) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-44466002

(3B1) http://www.oregonlive.com/portland/index.ssf/2014/10/portland_public_schools_vietna.html

(3B2) http://eric.ed.gov/?id=ED445516

(3B3) http://www.bbc.com/vietnamese/forum-47028662

(3B4) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-46292952

(3B5) http://www.vanlangoregon.org/vschedule.php

(3B6) http://viethocjournal.com/2018/11/tai-lieu-viet-hoc-tai-dai-hoc-cornell/

(3C) http://www.youtube.com/watch?v=Vn_m9WCd-88

(3C1) http://www.youtube.com/watch?v=HC1cQCtbEBo

(3C2) http://www.youtube.com/watch?v=dJMYhtYwwJM

 (3C3) http://www.youtube.com/watch?v=kBoGEx55eyA&t=1123s

 (3C4) http://www.youtube.com/watch?v=RD_XAj4NGWA

 (3C5) http://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/

 (3C6) http://www.wattpad.com/story/166962997-nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD-%C4%91%E1%BA%B7ng-th%C3%B9y-tr%C3%A2m-full

(3C7) http://www.youtube.com/watch?v=eKEUK1ksZmM&t=326s
(3C8) http://en.wikipedia.org/wiki/Jefferson%E2%80%93Hemings_controversy

(4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam

(4A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam

(4B) http://web.archive.org/web/20071010143226/http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/09/743503/

(4C) http://web.archive.org/web/20071218204841/http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/657493/

(4D) http://web.archive.org/web/20071228014559/http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/656655/

(4E) http://web.archive.org/web/20071228014609/http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/657803/

(4F) http://web.archive.org/web/20071229021156/http://vietnamnet.vn/nhandinh/2006/12/646897/

(4F1) http://web.archive.org/web/20071105204025/http://www2.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/540758/

 (4F2) http://www.bbc.com/vietnamese/forum-45623019

(4G)  http://duongtrongtan.wordpress.com/2012/02/09/kinh-di%E1%BB%83n-dan-ch%E1%BB%A7-va-giao-d%E1%BB%A5c

 

 (4H) http://www.youtube.com/watch?v=ShzIjzgh6So&feature=em-lsp

(4H1) http://www.youtube.com/watch?v=mLoKRXAWR70

(4H2) http://www.youtube.com/watch?v=YHZiDJ4Bcr0

(4H3) http://www.youtube.com/watch?v=EZtgh6YI47w

(4I) http://web.archive.org/web/20080130010935/http://vietnamnet.vn/giaoduc/2004/12/353237/

(4J) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45318544

(4K) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/ai-mua-bang-tien-si-khong-111052/

(4L) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/neu-duoc-chon-lai-toi-khong-chon-su-pham-148722/

(4M) http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chung-toi-kich-liet-phan-doi-de-xuat-cap-chung-chi-day-hoc-cho-nha-giao-post194765.gd

(4O) http://www.youtube.com/watch?v=3okFbDKHlEE&feature=youtu.be

 (4P) http://vietbao.com/a81533/di-san-tong-thong-john-f-kennedy-de-lai

(4Q) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/su-chuyen-nghiep-va-trai-tim-nguoi-thay-121640/

 (5) http://ballotpedia.org/Education_policy_in_the_United_States

(5bis) http://www.academia.edu/10239647/Gi%C3%A1o_tr%C3%ACnh_GI%C3%81O_D%E1%BB%A4C_%C4%90%E1%BA%A0I_H%E1%BB%8CC_VI%E1%BB%86T_NAM_V%C3%80_TH%E1%BA%BE_GI%E1%BB%9AI

 (5A) http://www.acf.hhs.gov/ecd/early-learning/head-start

(5B) http://www.pps.net/head-start

(5C) http://www.thoughtco.com/design-your-educational-philosophy-2081733

(5D) http://ctle.hccs.edu/facultyportal/tlp/seminars/tl1071SupportiveResources/comparison_edu_philo.pdf

(5D1) http://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy_of_education

(5D2) http://www.researchgate.net/publication/254570477_School_Reform_Strategies_and_Normative_Expectations_for_Democratic_Leadership_in_the_Superintendency

(5D3) http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/14683/13185/

(6) http://www.talawas.org/?p=25676

(6 bis) http://en.wikipedia.org/wiki/Humboldt_University_of_Berlin

(6 ter) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_research_universities_in_the_United_States

(6 quater) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Nobel_laureates_by_university_affiliation

(6A) http://www.dkn.tv/the-gioi/giai-nobel-van-chuong-bertrand-russell-ban-ve-giao-duc-va-ky-luat.html

(6B) http://www.telegraph.co.uk/science/2016/09/29/science-shows-thomas-hobbes-was-right--which-is-why-the-right-wi/

(6C) http://www.cairn-int.info/article-E_RDM_037_0243--freud-judge-of-sigmund-narcissism-and.htm

(6D) http://www.baodanang.vn/channel/5433/201204/cua-so-tri-thuc-tinh-ban-thien-va-tinh-ban-ac-2162450/

(6E) http://sjjs.edu.vn/blog/2018/08/12/quan-niem-cua-tuan-tu-ve-tinh-ban-ac-noi-con-nguoi/

(6F) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-46858187

(6F1) http://www.youtube.com/watch?v=o5X2-i_poNU

(6F2) http://www.youtube.com/watch?v=zy0n4dbHbdA

(6F3) http://www.youtube.com/watch?v=i63_kAw3WmE

 (6G) http://www.bartleby.com/essay/The-Developmental-Theories-of-Jean-Piaget-Sigmund-FK28PKE36YY
 

(6G1) http://ntweb.deltastate.edu/vp_academic/cbranton/vygotskybrunerpiaget.htm

(6G2)
http://www.ibe.unesco.org/sites/default/files/vygotske.pdf

(6G3)  http://vforum.vn/diendan/showthread.php?82874-Chi-so-IQ-EQ-co-nghi-a-la-gi-

(6G3bis) http://vnexpress.net/khoa-hoc/eq-sq-cq-nhung-chi-so-cua-nguoi-thanh-dat-2015222.html

(6G4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Ford

 (6G4bis) http://tailieu.vn/doc/de-tai-cap-dhqg-quan-ly-chat-luong-cua-w-edwards-deming-triet-ly-noi-dung-va-y-nghia-1930097.html

http://en.wikipedia.org/wiki/W._Edwards_Deming

(6G4 Ter) http://vi.wikipedia.org/wiki/Bill_Gates

http://vi.wikipedia.org/wiki/Steve_Jobs

http://vi.wikipedia.org/wiki/Mark_Zuckerberg

(6G5) http://saigonhomeschooling.com/sach-hay-montessori-mien-phi/

(6G5Bis) http://en.wikipedia.org/wiki/Montessori_education

(6G6) http://chungta.vn/tin-tuc/kinh-doanh/giao-duc-theo-constructivism-tat-yeu-se-lan-toa-35206.html

(6G7) http://www.edutopia.org/envision-schools-rigor

(6G8) http://ncgdvn.blogspot.com/2015/10/xin-ung-goi-learning-outcomes-la-chuan.html

(6H) http://www.ibe.unesco.org/sites/default/files/rogerse.PDF

(6H1) http://www.mhhe.com/cls/psy/ch14/encount.mhtml

 (6H2) http://www.instructionaldesign.org/theories/experiential-learning/

(6H3) http://www.youtube.com/watch?v=UzqZffjl4D8

(6H4) http://www.youtube.com/watch?v=2k_bVHUS9rA

(6H5) http://www.youtube.com/watch?v=iMi7uY83z-U

(6I1) http://www.youtube.com/watch?v=2N1I6sOhDiw

(6I2)  http://www.youtube.com/watch?v=dwUOfeZ7BRo

(6I3)  http://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Placement

(6J) http://vietpsy.wordpress.com/2011/10/08/vi-sao-nguoi-ay-van-chua-ngo-loi-hen-ho/

(6J1) http://trangtamly.blog/2018/07/31/the-nao-la-dieu-kien-hoa-tu-ket-qua-operant-conditioning/

(6J2) http://www.learning-theories.com/behaviorism.html

(6K) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_de_Saussure

(6L) http://www.youtube.com/watch?v=-QkhJTHp5r8

(6L1) http://www.youtube.com/watch?v=e_EgdShO1K8

 (6L2) http://www.youtube.com/watch?v=br8n_3x6MDo

(6L3) http://www.youube.com/watch?v=2Ll6M0cXV54&t=414s

(6L4) http://www.youtube.com/watch?v=e_EgdShO1K8&t=39s

 (6L5) http://www.youtube.com/watch?v=aDx2-mdInhI
(6L6) http://www.youtube.com/watch?v=DbMP-cy1INA

(6L7) http://www.youtube.com/watch?v=0hzCOsQJ8Sc

(6L8) http://www.youtube.com/watch?v=uBVb6wRdwV4&t=7143s
(6L9) http://www.youtube.com/watch?v=3wfNl2L0Gf8

(6L10) http://en.wikipedia.org/wiki/Manufacturing_Consent

(6M) http://www.youtube.com/watch?v=v4UL-IXAAHE

(6M1) http://puente2014.pbworks.com/w/file/fetch/87465079/freire_banking_concept.pdf

 (6M2) Derrida: section 1; 2; 3; and 4

http://www.youtube.com/watch?v=7s8SSilNSXw

http://www.youtube.com/watch?v=ps-CqdIRL40

http://www.youtube.com/watch?v=0B-gzOQLzJk

http://www.youtube.com/watch?v=AdHObzYpIFA

(6M3) http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/Khuynh-huong-liberal-la-gi-tai-Hoa-Ky-2845/

(7) http://www.usni.org/magazines/proceedings/2016-02/dod-20-high-tech-eating-pentagon

(7A)  http://en.wikipedia.org/wiki/DARPA

(7B) http://en.wikipedia.org/wiki/G.I._Bill





 

 

11 Tháng Tám 20172:10 CH(Xem: 18131)
Mặt trời xuống, mặt trời lên Bắt đầu ngày mới sấm rền mưa dông Nghe trong lồng ngực căng phồng Thở bầu khí mát thong dong cuộc đời.
11 Tháng Tám 20171:59 CH(Xem: 23296)
Một hôm về thăm trường cũ Sân trường gió mát lao xao Dãy hàng lang dài hun hút Líu lo tiếng chim rơi vào
11 Tháng Tám 20171:53 CH(Xem: 22400)
Xin Người đừng có hững hờ, Muốn cùng sum họp đành chờ năm sau. Giờ ta cũng đã xa nhau, Nắng vàng đã nhạt chiều mau qua dần.
11 Tháng Tám 20171:42 CH(Xem: 17100)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 20179:35 CH(Xem: 18974)
Trăng đêm nay... bỗng sáng lạ lùng, Một mình vằng vặc... giữa không trung. Sao mờ lẩn khuất, nơi xa thẳm! Không đến cùng Trăng, tâm sự chung.
05 Tháng Tám 20178:45 CH(Xem: 18076)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
05 Tháng Tám 20177:21 SA(Xem: 10861)
Tháng tám vừa ngang qua ngõ Xôn xao ký ức hiện về Hồn thơ bao ngày trăn trở Đắm chìm mộng mị tỉnh mê
05 Tháng Tám 20177:14 SA(Xem: 22594)
Câu thơ tôi viết gửi em Gùi theo tiếng gió êm đềm gọi nhau Em dài mái tóc hương cau Nghiêng che vành nón qua cầu áo bay
04 Tháng Tám 20174:52 CH(Xem: 19463)
.Thức ăn đơn giản như cái tâm tha thứ, buông xả của bà Hoa. Bà đã ngộ ra sự vi diệu của luân hồi, nhân quả. Bà đang hướng tới những cái nhẹ nhàng, tươi đẹp của đất trời.
04 Tháng Tám 20174:41 CH(Xem: 25384)
Và thế đó khám bệnh xong về bận lắm. Giờ khuya rồi viết lại đọc cho vui. Một ngày phù du, thoắt cái đã qua rồi. Vui hiện tại, ngày mai rồi sẽ tính.
04 Tháng Tám 20171:28 CH(Xem: 20129)
Ta về thăm lại ngôi trường cũ Xanh lớp rong rêu phủ bụi mờ Bạn bè chung lớp còn dăm đứa Bàn tròn kể chuyện những ngày thơ.
04 Tháng Tám 20171:20 CH(Xem: 18243)
Mong chờ Xuân thắm tới mau, Để xem hoa nở đua nhau khoe màu. Cho dân nước Việt bớt sầu, Tự do dân chủ dân giàu mạnh lên.
04 Tháng Tám 20171:14 CH(Xem: 18568)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
04 Tháng Tám 20175:14 SA(Xem: 24714)
Mùa Hè có những cơn mưa rất lạ Mưa rạt rào, ướt đẫm mảnh vườn khô Sân cỏ cháy, nhờ mưa tuôn tưới mát Mây nhạt nhòa, đang nắng, bất chợt mưa
31 Tháng Bảy 201711:28 SA(Xem: 15863)
Nắng nhẹ vàng như màu mật Vương trên mái tóc lứa đôi Ngang qua…mặt hồ xao động Hương mùa thu lẫn bóng thơ bềnh bồng!
31 Tháng Bảy 201711:20 SA(Xem: 19720)
Tóc rối, môi thơm; lời nồng say có thể Ví như em như lộc biếc của trời Rồi mây hồng theo ngọn gió xa xôi Đưa em đến và ra đi lặng lẽ
29 Tháng Bảy 20178:31 CH(Xem: 10903)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 201710:34 CH(Xem: 18327)
Sáng ngồi bỗng nhớ phương xa Chừng như có nụ cười hoa trổ bừng Thoảng qua ngan ngát nắng hồng Là đôi tà áo em hong mây trời
28 Tháng Bảy 201710:27 CH(Xem: 24474)
Em trở về thăm lại nhánh sông xưa Tội bến nước tủi hờn nghiêng dáng đợi Đám lục bình ngược xuôi không mệt mỏi Còn riêng em nghe nỗi nhớ tràn về
28 Tháng Bảy 20172:06 CH(Xem: 24990)
Dân cao su nhọc nhằn như vậy đó. Da tái xanh vì thiếu ánh mặt trời Giọt mũ trắng tinh đổi bằng những mồ hôi. Thấm thía lắm. Cuộc đời dân phu cạo mũ
28 Tháng Bảy 20171:33 CH(Xem: 19457)
Lời thương muốn ngỏ trăm lần, Gần nhau bối rối tần ngần lặng im. Ra về buồn nát con tim, Trời cao xa tắp biết tìm Nhạn đâu?
28 Tháng Bảy 20171:14 CH(Xem: 14602)
Lâu lắm rồi tôi không trở về quê cũ. Nhưng tôi biết tất cả đã không còn như trong ký ức của tôi. Có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay trên quê hương mình. Ngay nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhưng dù gì chăng nữa khi nhìn các cháu nội ngoại ngây thơ đùa giỡn tôi lại thấy hình bóng mình trong đó. Thật đáng yêu và vô cùng thánh thiện hồn nhiên.
28 Tháng Bảy 20171:10 CH(Xem: 8968)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
27 Tháng Bảy 20179:30 CH(Xem: 24800)
Mắt nặng chĩu, buồn vương vương ngấn lệ Nhìn quê Hương mà thương xót ngậm ngùi Mang cô đơn, dấn thân người viễn xứ Trở về đây nghe chuông đổ “Chiều Tàn”
27 Tháng Bảy 20176:30 CH(Xem: 22768)
Vẫn một mình ...lội mãi thế sao ?! Sáng bên kia , tối qua bên nào ? Rồi có một ngày , bổng dưng thấy: Một góc ao buồn ,rời rã ...thân đau
27 Tháng Bảy 20176:21 CH(Xem: 23104)
Bụi bay mờ mịt con đường Mưa rơi giũ sạch buồn vương gót đời Tôi ngồi nhìn lại bóng tôi Bừng con mắt tỉnh khóc cười thiên thu...
22 Tháng Bảy 201712:42 CH(Xem: 18315)
Và bây giờ ta không còn nhau nữa Người phương xa khắc khoải nhớ bờ gần Đồi cỏ xưa cùng bài ca chan chứa Đã trôi vào vùng xa lắc bâng khuâng.
22 Tháng Bảy 20178:16 SA(Xem: 19939)
Tại phố núi chiều nào mây cũng giăng kéo tình ta Làm viên kẹo sô cô la ngọt trở thành vị đắng Xin hãy giữ dùm anh chiếc nón đôi màu trắng Để một ngày nào lẳng lặng đến tìm nhau...
22 Tháng Bảy 20177:38 SA(Xem: 18895)
Ai đem hương rải hàng cây Mà con phố đẹp sáng này ngẩn ngơ Hương bay ngan ngát ngõ chờ Ngả nghiêng cánh phượng đỏ bờ hạ thương
21 Tháng Bảy 20175:50 CH(Xem: 14224)
Mong rằng kiếp sau nó đầu thai làm người. nếu vẫn không thoát khỏi kiếp chó, xin cho nó được sinh ra ở Nhật, ở Mỹ, hay ở những nước văn minh. Nơi đó họ coi chó như bạn và chó sẽ có những điều kiện chăm sóc thật tốt như con người. Một câu cuối cùng, tôi xin viết để chấm dứt bài này:" XIN ĐỪNG ĂN THỊT CHÓ "
21 Tháng Bảy 20175:34 CH(Xem: 16111)
Chỉ còn lại đây , nổi nhớ nhung ! Nhen nhúm tâm tư ...buồi tương phùng , Những bóng dáng xưa , bao giờ gặp lại ? Trút hết tơ lòng ...hoà bản đàn chung ./.
21 Tháng Bảy 20173:48 CH(Xem: 28990)
Giọt mưa buồn tháng Bảy Thấm ướt mảnh vườn xanh Mưa dạt dào trên lá Giọt nắng vàng lung linh
21 Tháng Bảy 20172:33 CH(Xem: 12354)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 20171:38 CH(Xem: 13325)
Mừng nhau cuộc sống an khang, Họp nhau ca hát vang vang một trời. Tình Ta bừng sáng tuyệt vời, Hương, Hoa tô điểm cho đời thêm tươi.
21 Tháng Bảy 20171:30 CH(Xem: 10131)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
20 Tháng Bảy 201711:26 CH(Xem: 35295)
Lạy Phật Tổ Dẫn lối soi đường. Lời kinh sám hối. Cầu an Chiều nay Tôi đã tụng.
20 Tháng Bảy 20179:20 SA(Xem: 15070)
Mưa rơi giọt ngắn giọt dài Mây trôi dạo khúc bi ai dậm trường Em còn đi giữa gió sương Anh còn rong ruổi muôn phương ấm nồng. Mùa Về Tháng Bảy Mưa Dông Em ngồi trang điểm má hồng cho ai...
15 Tháng Bảy 201711:47 SA(Xem: 34604)
Nghiêp căn, dẫu đến hạn kỳ Bước ra khỏi kiếp còn gì nữa đâu Rời xa cõi tạm phù du Đi về thiên cổ ngàn thu vĩnh hằng.
15 Tháng Bảy 20178:49 SA(Xem: 9241)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
15 Tháng Bảy 20177:44 SA(Xem: 24231)
Để hồn Bạn sớm siêu sinh, Cầu xin Đức Phât hiển linh đưa đường. Thiên thai chốn ấy nghê thường, Vô ưu thanh thản, chẳng vương bụi trần.
15 Tháng Bảy 20177:15 SA(Xem: 30406)
Con đường tôi về, niềm đau tan tác Đón chào tôi, chập choạng, bước chân hoang Quê Mẹ đó, giờ như manh áo rách Rách tả tơi, vá mãi vẫn điêu tàn…
14 Tháng Bảy 201711:09 CH(Xem: 17135)
Hình thành từ chốn trùng khơi Gió mang mưa bão về nơi đất liền Lặng chờ giông tố nỗi lên Chừng nghe bão rớt qua miền cô đơn...
14 Tháng Bảy 20176:26 CH(Xem: 15288)
Cám ơn anh chị Kiệt & Chung đã cho chúng tôi có một nơi họp mặt đông vui. Nụ cười đôn hậu của hai anh chị đã làm cho buổi tiệc thêm đậm đà tình nghĩa
12 Tháng Bảy 20173:52 CH(Xem: 17481)
Ngày em đến , xôn xao lá xạc xào, Nghe ngập tràn con tim đầy sức sống. Ôm vào lòng , ôi đêm sao huyền diệu, Nỗi nhớ mong , ngập tràn nỗi nhớ mong.
09 Tháng Bảy 20172:12 SA(Xem: 10982)
chiều nay bước nhẹ với thời gian ôi lãng du quay về điêu tàn câu hát vang thầm theo cát bụi tiếng đàn rung nhẹ với tro than sương rơi nương bóng thềm rêu nhạt lá rụng nghiêng vai giọt nắng tràn
09 Tháng Bảy 20171:59 SA(Xem: 9191)
Bài thơ Không Đề Tháng Tư của Nguyễn Lương Vỵ là một bài thơ thâm sâu, thấm đậm một nhận thức dung hòa cả đời và đạo về một biến cố lịch sử ...
08 Tháng Bảy 20179:50 SA(Xem: 15052)
Cám ơn những người Mỹ đã đi ngang qua tôi trong buổi diễn hành với nụ cười, vẫy tay và những tiếng hô "God Bless America" " Happy 4th of July" thật hạnh phúc. Vâng! "God Bless The USA" phải không các bạn?.
08 Tháng Bảy 20179:34 SA(Xem: 14939)
cầm tay em trong dáng đi tha thướt ấp ung, vụng về, anh ngất ngây sung sướng không gian lan toả một mùi hương nàng Tiên ơi, anh thương em lạ thường! bừng mắt dặy...ôi giấc mộng chàng Trương!
08 Tháng Bảy 20172:21 SA(Xem: 9561)
Họp "toàn thế giới" tưng bừng, Đẹp, vui, vĩ đại chưa từng thấy qua. "Tâm" " Tình" chan chứa thiết tha, Không gian xa cách lòng Ta vẫn gần. Dù cho con Tạo xoay vần, Chúng ta luôn sẽ quây quần bên nhau.
08 Tháng Bảy 20172:11 SA(Xem: 9763)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
08 Tháng Bảy 20171:53 SA(Xem: 9313)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức Sao Rơi Trên Biển & Anh Sẽ Về Thăm Em" - Nhạc Nguyên Vũ Giao Linh-Trường Hải & Ngọc Thu... Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Bảy 20173:53 CH(Xem: 23700)
Đêm không là biển đen, Ngày không là bão nổi. Như cánh đồng mát rượi. Tâm ta thật an vui.
06 Tháng Bảy 20177:54 SA(Xem: 17289)
Chênh chếch Trăng khuya ...khuất xa mờ, Lạnh lùng nửa bóng, đứng bơ vơ Nhớ thuở Trăng tròn ... thời son trẻ . Trăng nào đẹp hơn, Trăng tuổi thơ.
04 Tháng Bảy 20176:59 SA(Xem: 24291)
Tháng Năm hái chút nắng vừa lên. Kết hoa dâng cúng đấng Cha hiền Mừng ngày Phật Đản. Con quỳ xuống Niệm Phật cầu an khắp mọi miền.
03 Tháng Bảy 20171:44 SA(Xem: 10188)
Ta lại về đây ngày họp mặt. Nhà chị Chung rộn rã vui thay. Mỗi một năm ta lại có một ngày. Tiền hội ngộ, bạn bè cùng tâm sự.
03 Tháng Bảy 20171:00 SA(Xem: 17856)
Chúng ta cũng vậy, tuổi cũng không còn trẻ. Mỗi năm chỉ có một ngày để họp mặt. Được nhìn lại thầy, cô xưa. Được gặp gỡ bạn bè, được chụp hình chung và cùng nhau tâm sự.
02 Tháng Bảy 20179:58 CH(Xem: 20871)
Trở về mái nhà xưa? Đó là một hình ảnh ẩn dụ, vừa lãng mạn vừa mang ý nghĩa tâm linh. Bước lãng du nào rốt ráo cũng cần một nơi chốn để trở về!
02 Tháng Bảy 20178:37 CH(Xem: 20889)
có ai về xứ Bưởi quê tôi xin cho nhắn gửi một đôi lời nghìn trùng xa cách buồn viễn xứ chạnh nhớ Đồng Nai,nhớ một người
02 Tháng Bảy 201712:25 CH(Xem: 22457)
Nhạt nhòa mắt lệ chiều mưa, Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa tràn về. Mưa còn rả rích lê thê, Hai mùa mưa nắng nhớ quê hương mình.
02 Tháng Bảy 201711:30 SA(Xem: 19290)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
02 Tháng Bảy 20178:27 SA(Xem: 19234)
Cầm tay tháng bảy mà thương Bàn giao chuyển hướng Hạ nhường Thu sang Mông mênh thu tím lá vàng Hàng cây rũ bóng gió ngàn lũng sâu.
01 Tháng Bảy 20171:16 SA(Xem: 24062)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KỶ NIỆM NÀO BUỒN - GIÂY PHÚT TẠ TỬ - Hoàng Oanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Bảy 201712:52 SA(Xem: 17237)
Ánh nắng chiều yếu dần. Đưa mẹ vào giường bệnh. Con hôn mẹ để chào Còn bao ngày bên nhau. Mẹ ơi! Con đã khóc. Hoàng hôn đà buông xuống
30 Tháng Sáu 20171:42 SA(Xem: 20924)
Lá sân trừơng ...chào bước tương lai , Luôn ủ mầm xanh , qua tháng ngày . Sẽ có lần buồn...rơi theo gió , Em rời trường ...áo trắng thôi bay !
26 Tháng Sáu 20171:50 SA(Xem: 18343)
Mai vàng trên vai vẫn chan màu rực rỡ Dáng oai hùng vẫn nhịp bước hiên ngang Ai gieo chi cảnh tan tác bàng hoàng? Để tháng sáu tơ sầu giăng lãng đãng!
26 Tháng Sáu 20171:40 SA(Xem: 20379)
Chiếc xe lam ngày xưa, nhớ thương nhiều lắm. Dẫu chẳng đẹp, chẳng sang. Nhưng ấm áp tình quê Biên hòa -Long Thành những cuối tuần đi về
26 Tháng Sáu 20171:39 SA(Xem: 20006)
Mùa mưa đã đến hôm rày Em đi bao đoạn đường dài nắng mưa Tôi ngồi đếm giọt mưa thưa Gói tròn kỷ niệm bao mùa xa nhau.
26 Tháng Sáu 201712:44 SA(Xem: 20842)
Thầy, Cô, bạn hữu xa rời, Tóc xanh dần bạc nhớ thời còn thơ. Hè về sống lại giấc mơ, Gặp nhau để bớt bơ vơ phận mình.
25 Tháng Sáu 201711:28 CH(Xem: 18870)
Viết tới đây, tôi lại nghĩ đến loài chim tu hú. Chúng không thèm làm tổ. Chỉ tìm những tổ có sẳn để đẻ vào.
24 Tháng Sáu 201710:16 SA(Xem: 18330)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
18 Tháng Sáu 20179:56 SA(Xem: 30651)
Cha ơi, sinh tử vô thường Con xin Cha chớ vấn vương, nặng lòng Nhớ Cha con vẫn cầu mong Linh hồn siêu thoát non Bồng, cảnh Tiên.
17 Tháng Sáu 20171:49 SA(Xem: 14944)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 20171:13 SA(Xem: 19102)
Khúc Hát Cha Yêu" Lý Hải trình bày. Thân chúc quý Hiền Phụ một ngày Father's Day vui mạnh, hạnh phúc. Thâm tâm an lạc. Kiều Oanh
17 Tháng Sáu 201712:52 SA(Xem: 25294)
Bắc Nam cách trở xa xôi, Bờ vai nặng gánh Mẹ tôi ốm gầy. Thương Cha khổ cực đọa đày, Xót đau thấy Mẹ đêm ngày đợi Cha.
17 Tháng Sáu 201712:32 SA(Xem: 19436)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
16 Tháng Sáu 201711:05 CH(Xem: 21578)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dù có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy nỗi nhớ tròn vo!
16 Tháng Sáu 20172:04 SA(Xem: 18969)
Ngày ''Lễ Cha'' nghĩ về Ba nhiều lắm Quỳ xuống đây, chân thành để lạy Ba Nguyện hư không ở nơi cõi ta bà Ba chứng giám tấm lòng con gái nhỏ.
16 Tháng Sáu 20171:55 SA(Xem: 22229)
Bài thơ viết thứ một ngàn (1.000) Tặng Cha thương mến vô vàn kính yêu Loay xoay giọt nắng cuối chiều Con ngồi góc phố nặng nhiều âu lo...
16 Tháng Sáu 20171:44 SA(Xem: 18431)
Ừ thì buồn! Giữa đêm dài không ngủ, Mưa nào rơi lất phất suốt đêm hè . Trời tháng sáu mưa buồn như gợi nhớ, Một đêm xưa tiếng ai hát bên thềm.
15 Tháng Sáu 201710:04 CH(Xem: 17661)
Tiếc vì lúc ấy ta là hạt bụi Nên núi đồi xưa chỉ thấy qua hình Tiếc vì bây giờ rừng dần tàn lụi Suối nhớ nguồn nên cúi mặt làm thinh.
15 Tháng Sáu 20171:09 SA(Xem: 24876)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mùa Hoa Phượng Vĩ & Những Con Đường Có Hàng Phượng Tím" (Thanh Tuyền & Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 201712:40 CH(Xem: 20258)
Về một thuở đi trong mưa tháng sáu Chiếc dù che chung chợt ngắn đường về Xòe tay ra đón mưa trên vai áo Giờ tháng sáu xa,xa ngút não nề.
04 Tháng Sáu 201712:38 CH(Xem: 19644)
Hè về bên này không có tiếng ve. Cũng không có phượng hồng rực rỡ Chỉ có trong tôi một niềm nhung nhớ. Hè của ngày xưa, một thuở ngây thơ
04 Tháng Sáu 201712:29 CH(Xem: 22492)
Người về ... Đà lạt nhượm tơ sầu ! Đêm buồn ... sương tỏa suốt canh thâu ! Thông buồn ... rũ lá không reo nữa ! Tiễn Nàng về ... tận mãi đâu đâu ...!
04 Tháng Sáu 20174:47 SA(Xem: 20341)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC THÁNG SÁU-- Ngô Thụy Miên- Kim Anh hát CHIỀU MƯA CÔNG VIÊN --Y Vân - Mỹ Thể hát Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20174:44 SA(Xem: 19681)
Các Anh Hùng đã quên mình, Bỏ thân vì nước, an bình cho dân. Mỗi năm dần cuối mùa Xuân, Hàng hàng lớp lớp dân quân cùng về.
04 Tháng Sáu 20174:32 SA(Xem: 20195)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
03 Tháng Sáu 20176:50 SA(Xem: 17833)
Người rằng: Lão giã an chi Lời xưa, sách cũ đã ghi rõ ràng Hỏi sao trong cõi trần gian Lão nô lại phải rộn ràng thế kia
02 Tháng Sáu 20173:17 CH(Xem: 21856)
Chim Ô Thước đã bắt cầu rất sơm Và mưa ngâu cũng lãng đãng quay về Sao người còn ở mãi chốn sơn khê Cho thương nhớ rơi đầy cầu hẹn ước
28 Tháng Năm 20171:39 SA(Xem: 13045)
Tuổi đời của chúng ta khá cao, thời gian còn lại thật quá ngắn. Tôi mong được gặp các Bạn cùng vui, cùng cười càng nhiều lần càng tốt.
27 Tháng Năm 20174:55 SA(Xem: 16561)
Chỉ với năm chữ rất đơn giản và bình dị“Mần thơ là mần thinh,” “cái-không-lời” và “cái-không-nói” đã về “an trú” ngay trong ngôn ngữ “câm” nhưng lại rất thâm hậu,
26 Tháng Năm 201710:52 CH(Xem: 25399)
Chiều nay ướt áo trời mưa Mà người thuở ấy vẫn chưa thấy về Giáo đường say giấc ngủ mê Bốn mươi năm chẵn bộn bề dấu chân
26 Tháng Năm 201710:42 CH(Xem: 21694)
Đêm tỉnh giấc sao tâm mình bận rộn Trời về khuya yên ắng thật lạ thường Người thực nằm kia, tiếng ngáy thật ồn Mộng và thực. Cũng đều là tạm bợ...
26 Tháng Năm 20171:27 CH(Xem: 18454)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIẤC NGỦ TRÊN ĐỒI XANH - Nhạc Trần thiện Thanh - Tứ Ca Nhật Trường trình bày CHUYỆN MỘT ĐÊM - Nhạc Anh Bằng - Tiếng hát Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
26 Tháng Năm 20174:03 SA(Xem: 24737)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN THA PHƯƠNG - Nhạc: Lsmt- Hoà âm Võ Công Diên - Ca sĩ : Quốc Duy trình bàY Duy Quang thực hiện Slide show
25 Tháng Năm 20171:54 CH(Xem: 25905)
Nhớ ngày tháng cũ tuổi thơ, Em mang áo trắng mộng mơ tới trường. Áo bay đi khắp phố phường, Em như tiên nữ thiên đường xuống đây.
25 Tháng Năm 20171:45 CH(Xem: 21027)
Tuổi hoa ươm mộng vườn hồng Ta về tìm lại ngược dòng thời gian Mỗi năm ba tháng hè sang Ve kêu rời rã điệu đàn chia tay...
25 Tháng Năm 20171:19 CH(Xem: 19711)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
21 Tháng Năm 201710:55 CH(Xem: 19648)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung - Hồng Vân diễn ngâm - Duy Quang thực hiện Youtube
21 Tháng Năm 20176:55 SA(Xem: 37939)
Mẹ lo tất cả vì con, Trời cao biển rộng, Mẹ còn lớn hơn. Cha làm chẳng đợi trả ơn, Công Cha như núi Thái Sơn cao vời.