Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - MỘT THỜI KỶ NIỆM

14 Tháng Tư 201810:37 CH(Xem: 17873)
Nguyễn Hữu Hạnh - MỘT THỜI KỶ NIỆM

MỘT THỜI KỶ NIỆM


sad-love-680x3801


Trăng cuối tháng trăng về non lạnh, chiếc lá lìa cành không đợi nắng mùa xuân. Nhưng những tiếng chim non kêu ríu rít trên cành, vẫn hân hoan đón chào một mùa xuân mới. Đời người thoáng nhanh quá, tưởng như mới ngày nào, những ngày đi học của tuổi thơ, những bước trưởng thành với bao gian nan và vất vả. Hạnh phúc chan hòa bao nỗi khổ đau, gia đình bạn bè thân quen kẻ còn người mất và những mối tình đi qua đời chỉ còn là một thời kỷ niệm.

Trong tâm tưởng của một đời người, những chuyện mình muốn quên, nhưng vẫn nhớ dù tưởng rằng đã quên. Muốn quên đi để tập tành tha thứ, quên đi để bao dung, quên đi như thế sự an bài, và tự dặn lòng với quãng đời còn lại luôn làm điều lành, mang đến cho đời những nụ cười, dù biết rằng cuộc đời đã mang lại cho mình sự khóc thầm không nước mắt.

Hóa An quê tôi. Bên kia sông Đồng Nai là chợ Biên Hòa, bên nầy sông là xã Hóa An, tên ấp là Đồng Nai nhưng đa số dân địa phương vẫn quen gọi là xóm Lò Lu, vì bên cạnh bến đò Hóa An ngày xưa là lò lu, do ông Trần Lâm làm chủ. Mặt sau lò lu nằm sát sông Đồng Nai là một bến bãi, luôn  tấp nập ghe thuyền thương lái, từ miền Hậu Giang theo giòng sông nước Đồng Nai, với con nước ròng rồi nước lớn, từng chiếc lu chiếc hủ được mang về cung cấp cho miền Tây sông nước. Lò lu Trần Lâm cũng là nguồn nuôi sống người dân xã Hóa An với bao lớp thợ sống đời cha truyền con nối.

Con đường đất đỏ nối dài từ bên đò tới đình Hóa an, ở ấp An Hòa có tên gọi là Gò Chùa, vì vùng đất nầy có hai ngôi chùa cổ, chùa Làng và  Chùa Hóc Ông Che, bên nầy là núi Châu Thới bên kia là  rừng Cò Mi. Xóm Lò lu nằm ngày ngả tư Liên Tỉnh 16 con đường huyết mạch, ngày xưa nối liền Tân Vạn, Chợ Đồn, Hóa An, Tân Hạnh, Tân Ba,Tân Uyên lên đến Bình Dương. Chợ Lò Lu là nơi họp chợ vào mỗi buỗi sáng, người dân buôn bán trong xóm lấy hàng từ Chợ Đồn lên hay từ Tân Hạnh xuống.

 Quầy thịt heo của ông Chín Kiệt, hàng cá đồng lóc cá trê của chị Sấu, thúng bán xôi của bà sáu Vẹo, sạp bán bánh mì bì của Thím Tư Trí và 2 tiệm Hủ tiếu mì của Bác Hai Lúa và Ông Một được mở cửa đón khách từ sáng sớm. Độc nhất vô nhị là gánh cháo cá của Bà Tám tại quán chị Tình con bác ba Bèo, nồi cháo cá được giữ trong rỗ lớn, giữ than hồng đủ cháo đun sôi, chỉ thêm một chút giá một chút rau thơm một muỗng tương hột và vài hạt đậu phọng rắc lên, là thấy cuộc đời hạnh phúc! Nơi đây cũng là nơi tập họp các ông, các bác trong xóm. Những bậc trưởng thượng, được ba tôi lúc sinh thời xem như là những ba nuôi, vì ông nội tôi mất sớm, do đó tôi có được nhiều ông nội nuôi, như ông nội Hai, ông Nội By, Ông Hai Việc, Ông Hai Cò, Ông Bảy Kình, Ông Bảy Vẹn, Ông Tư Quới và những người bạn người em của ba tôi như Bác Tư Công Tạo, Bác Hai Đò, Bác Ba Bèo, Bác Hai Bảnh, Bác Bảy Thạnh, chú Tư Minh Chí, Chú Tư Trí, chú Chín Suổi, Chú Năm Bạch, chú Nghĩa Lãi, chú Năm Bé, chú Bảy Trung Lynh, chú Năm Bé, chú Hai Nuốc... Vang bóng một thời không phải là trả dư tửu hậu mà là những bài học nghĩa nhân, tình xóm giềng đùm bọc, với những câu chuyện tích xưa qua những tiếng đàn kìm, đàn cò, những bài ca Sơn Đông Hớn Mã, điệu Xuân Tình hiên ngang, bài ca Lý Con Sáo não lòng, xuống xề câu vọng cổ khơi động lòng người…

Thời đó chưa có chiếc cầu mới bắc ngang, chưa có máy đuôi tôm, nên những chuyến đò đưa khách qua chợ Biên Hòa, với những tay chèo của những con người Hóa An luôn vững tay chèo trên sóng nước. Những chiều tan chợ về muộn, khách hàng không thể cất tiếng gọi đò bên sông, trong một không gian tỉnh mịch. Bên nầy thành phố Biên Hòa với ánh đèn điện sáng, bên kia bờ sông Hóa An quê tôi là ánh đèn dầu leo lét… .

Tiếng chiêng trống dập dồn trong những ngày cận tết, của đội Lân Tái Khánh Đường Hóa An, gồm những trai tráng trong làng chú Sáu Tửng, Chú Bảy Tý, anh Tâm, Anh Thương, anh Lang, chú Xình Chây, qua sự dẫn dắt của các võ sư ngang dọc một thời Ông Tư Keo, ông Phan Bỉnh, Bác Ba Hoặc, bác hai Mạnh, bác Ba Lường, Dượng Tư Ôi. Sinh động nhất vào những lần làng cúng kỳ Yên hằng năm, những hình ảnh lễ nghi, những tập tục thỉnh sắc thần, chầu quan, trong những lễ phục trang trọng, được truyền đạt và gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Những ngày học lớp học vỡ lòng tại nhà Thầy Tám Rột, trường sơ cấp Hóa An trong Gò Chùa với bác Tám Rèn làm Hiệu Trưởng. Những thầy cô giáo gắn liền với tuổi thơ như thầyNhơn, cô Kiều.

 Trên con đường đất đỏ từ xóm Lò Lu vào xóm Gò Chùa, hai bên là ruộng lúa mênh mông, tôi luôn được người chú của tôi, chú Chín Suổi từng buổi chiều đã tập cho tôi đạp xe đạp, chú Chín đã nhiều lần đỡ tôi đứng dậy mỗi khi tôi đạp xe lao xuống ruộng. Tình cảm của chú Chín dành cho tôi nhiều lắm… hơn cả ba tôi.Thời ấu thơ đến lúc trưởng thành, chú đã từng vào quân trường Thủ Đức thăm tôi trong những tuần huấn nhục, đôi mắt chú cũng tỏ vẻ lo buồn, khi tôi ra trường về đơn vị tác chiến sư đoàn 21 bộ binh, chú đã vội vã theo xe đò từ Biên Hòa xuống bệnh viện Chương Thiện khi hay tin tôi bị thương trận và cũng chính chú đã từng vác bao, xách bị lên Phú Lợi đi thăm nuôi tôi sau 1975.

 Lúc tôi còn nhỏ ba tôi là lính, má tôi theo ba những nơi đóng quân Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Lộc Ninh. Năm 4 tuổi tôi đã về ở với bà nội tại xóm Lò Lu Hóa An trong tình thương của bà nội, cô ba, cô tám và chú chín.

Bà nội là người gần gũi tôi nhất từ lúc bé đến trường thành, gần gũi đến nỗi tôi không muốn xa bà, tôi nhớ lại thời trẻ thơ có những lần má tôi từ Đồng Xoài về thăm con, thay vì mừng rỡ gặp má, tôi lại vội vàng chạy bỏ trốn, trốn vì sợ má tôi bắt tôi lên Đồng Xoài ở trong trại lính của ba tôi. Bà nội có nghề làm bánh tét, bánh ú thường ngày bưng bán dạo trong Lò lu Trần Lâm và các bà con trong xóm. Tôi vẫn phụ bà lau lá chuối, chẻ dây, nhưng khi bỏ bánh tét vào thùng chuẩn bị đốt lửa là lúc bà nội tôi đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi vẫn còn nhớ câu nói của bà: “Mầy lì lắm bánh sẽ không chín”. 

Nhớ nhất lần tôi chuẩn bị đi Tú Tài, bà nội tôi nhang đèn quỳ lại trước bàn thiên khấn vái và cầu nguyện cho tôi thi đậu.

Hình ảnh thời ấu thơ tôi vẫn nhớ hoài, nhớ lúc mùa mưa bà nội mua cho tôi 1 chiếc áo mưa ny lon để tôi đi học. Với niềm vui mong muốn mặc chiếc áo mưa mới, một buổi chiều tan học về, trời vần vũ không mưa nhưng tôi vẫn mãi chờ đợi mưa, bước chậm không muốn về nhà. Cơn mưa bắt đầu rớt hột tôi vui mừng mặc chiếc áo mưa chậm bước về nhà. Những giọt nước mưa tung tóe trên đường đất đỏ, khi về đến lò lu tôi thấy bà nội tôi đứng đón đợi tôi ở đầu đường, với chiếc nón là trên đầu và áo bà ướt đẫm những hạt mưa.

 Tôi nhớ đến từng anh Nghĩa quân: anh Tý Mỹ, anh Chà, anh Thương và bác xã trưởng Hai Tốt, nhớ từng ánh mắt ân cần và nhân hậu. Trên con đường dẫn vào Gò chùa để đi học, tôi cũng như bạn bè trong sớm đã từng mài mình xuống ruộng, để tránh lằn đạn của người bên kia về, trước sự bảo vệ mảnh đất lò lu của các anh  Nghĩa Quân.

Tiệm hớt tóc của bác Tám Ô Môi ngay trước nhà của cô ba tôi, cũng là một trung tâm văn hóa, với những tờ nhựt báo SàiGòn Mới và Ngôn Luận. Bác Tám Ô Môi là chủ cũng là thợ chánh, nhưng cũng sẵn sàng đóng cửa bất cứ lúc nào đề cùng các bác, các chú đối ẩm và xướng hát đờn ca. Đại Sĩ là thằng bạn trong xóm, theo bác Tám Ô Môi học nghề hớt tóc và tôi cũng thí thân đưa đầu cho bạn tôi ngày đầu thực tập.

 Xóm Lò Lu của tôi nhỏ và nghèo lắm, những cô bác trong xóm phải vất vã buôn gánh bán bưng và đổ mồ hôi trong các công việc tại lò lu lò gạch, khi xưa phần đông con cái không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng đến thời chúng tôi, đã xuất hiện trên chuyến đò Hóa An những bộ đồng phục màu trắng, áo dài xanh của trường trung học Ngô Quyền, lớp đàn anh có anh Dũm, anh Thơm, anh Thông và thời của tôi có Châu Kim Mỹ, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Lê, Lâm Phước Vân, Võ văn Nghĩa và tôi nữa chứ…

Những người bạn học của tôi phải nói là may mắn hơn tôi, dù nhà không giàu nhưng được ba má lo đầy đủ, riêng tôi vì ba đi lính giải ngũ về gia đình rất nghèo, ba má phải về tá túc trên mảnh đất quê ngoại,  Bình Đa lúc bấy giờ còn hoang vu anh em tôi mỗi đứa một nơi, riêng tôi vẫn còn ở với bà Nội tại Lò Lu để tiếp tục học hành, tôi phải đi binh xập xám mướn, phải đi phá hỏa (chung tiền) cho các sòng me, sòng bông vụ trong các sòng bài vào lúc ban đêm, để có tiền đi học. Bạn học cùng lớp Ngô Quyền thân thiết với tôi như Giang Hưng, Đỗ Đình Tâm, Nguyễn Nhựt Hoành, Phạm Ngọc Nhanh, Lê Bá Kim v.v... nào ai biết, vì tôi vẫn là người bạn hiền lành mẫu mực, từ một học trò giỏi bỗng dưng không còn giỏi..

 Nhưng chắc trời còn thương kẻ khổ, tôi đã đậu tú tài 1. Khi hay tin tôi thi đậu, bà Nội đã vội vã đội nón lá đi bộ theo ngã cù lao và qua bến đò kho xuống Bình Đa, để báo tin cho má tôi trong niềm vui hớn hở “Thằng Hạnh thi đậu rồi... nó thi đậu rồi”. 

Năm sau tôi tiếp tục học thi Tú Tài 2, nhưng bà nội tôi đã ngã bệnh vì tuổi già, bà qua đời khi tôi vừa đậu tú tài 2, Nội  không còn dịp xuống Bình Đa để báo cho má tôi tin tôi thi đậu lần nữa. Nội ơi! Nội chết rồi… Nội ơi!!!

Nội chết đi, căn nhà tôi sống với bà nội hoang vắng và cũng không còn. Khi tôi lên Sài Gòn học, cô chú tôi đã bán căn nhà đầy kỷ niệm ấu thơ. Gia tài của tôi là 1 tủ sách cũ kỹ, chứa đựng tất cả những vở học cũ, những bằng ban khen, bằng danh dự từ lớp nhì đến lớp 12, được chuyển sang nhà của cô ba tôi, tôi được xem như là kẻ không nhà, tài sản tôi còn giữ được là những kỷ niệm, những sách vở của thời đi học.

Ngôi nhà của chú Bảy Thinh (Trung Lynh) cũng ngay ngã tư Lò Lu sau nhà của bác Bảy Rơi, là nơi tôi đến ngủ đêm sau nầy cũng  là nơi tụ họp của nhóm trẻ chúng tôi, vì tôi được nhiều bạn bè Ngô Quyền trên tôi một lớp đã là các sinh viên của các phân khoa đại học Sài Gòn, những người bạn không là người lò lu nhưng đến với nhau, vì tình bạn cùng trường mến thương theo nghĩa khí giang hồ, có Phan Kỳ Hiệp sau về cán bộ kỹ thuật ở xã, Đỗ Thái Hùng, Phan văn Hết, Trương Văn Út, Lê Quang Luật, Nguyễn Minh Hoàng...  lại thêm Trung úy Dương Minh Đức, Pháo binh sư đoàn 18 quê ở Tân Hạnh cũng về nhập bọn. Những người đàn anh của xóm lò lu đầy tình nghĩa, anh Ba Kiền, anh sáu Đặng sau thời gian làm phó xã trưởng hành chánh xã Hóa an đã vào Thủ Đức ra sư đoàn 9 về phép qua tác phong người lính, cũng có anh Phùng văn Yến, Đại úy đại đội trưởng đại đội 254 ĐPQ ở Long Thành góp mặt trong nhạc bản “Mùa Đông của Anh”  và có cả nhà tướng số Thạch Mai Kim với tiếng hát rặc miền Trung “Ai Ra Xứ Huế” sau những màn say sưa qua những chầu rượu đế. Chúng tôi đã cùng tiếp tay vận động cho chú Bảy Thinh, từ một người lính, đắc cử nghị viên hội đồng tỉnh đơn vị quận Dĩ An, Tổng Thư Ký của Hội đồng tỉnh Biên Hòa.

Các cô bác trong xóm Lò Lu lúc bấy giờ rất vui mừng, vì xóm mình đã có cậu Tú Hạnh và ông Nghị Thinh…

Hạnh phúc lớn nhất của tôi là được làm một người cháu, người bạn, người em của những bậc trưởng thượng, những đàn anh tràn đầy tình nghĩa của xóm Lò lu, tôi đã hấp thụ và học được tâm tính từ những con người Lò lu chân thật quê mùa nầy nhưng đầy nghĩa nhân, qua những nhân vật của lớp tuồng Tống Tửu Đơn Hùng Tín và Tần Quỳnh khóc bạn. Những vận mệnh đã đi theo suốt cuộc đời tôi. Hạnh phúc một đời được nhận đầy nghĩa ơn, chỉ e rằng quãng đời còn lại không sống cho tròn với ơn với nghĩa.

Năm 1975, sau những năm dài qua những trại tù, tôi trở về nhà ba má ở Bình Đa bắt đầu một cuộc đời mới. Bình Đa thuộc khu công nghiệp nhiều nhà máy nhưng không có nơi nào cho tôi 1 chỗ dung thân. Tôi trở lại Lò lu quê nội của mình nhưng không tránh khỏi đau lòng, trước cảnh gia đình cô Ba và chú Chín của tôi đều xuống dốc, phải bán cả chiếc xe lam một phương tiện làm kế sinh nhai, phải gở từng mái nhà  bán đi để sống. Tôi phải đi làm công cho các lò đường quay máy ly tâm, làm mỹ nghệ, dù rằng chưa làm những công việc nầy bao giờ. Lò lu ông Tám Bình trong Tân Bản, đã từng được xem là nhà, nơi trú ngụ qua đêm của tôi. Sau cùng tôi về chợ Biên Hòa với sự giúp đỡ của gia đình của những bạn tù, tạo cho tôi việc làm mới là bán nước đá, đây là bước ngoặc cho tôi tồn tại và tiếp tục nhìn đời…

Những ngày còn lại tôi đã chứng kiến sự ra đi của Chú Chín, cô Ba của tôi trong nghiệt ngả và đói khổ và bản thân tôi cũng không khá gì hơn. Ba tôi cũng mất trong những năm đó.

”Lò Lu” hai tiếng gọi êm đềm không thể nào quên, tôi đã thường trở lại nơi đây để tìm thăm lại những người bạn cùng thời với ba và chú. Cùng uống từng ly rượu nhắc chuyện đời xưa, như mong tìm lại hình ảnh của ba và chú. Tôi đã cùng bác Bảy Thạnh từng là xã trưởng xã Hóa An ngày xưa, song hành cầm nén nhang lên bàn thờ Thần trong ngày cúng đình kỳ yên. Tôi nghe tiếng của người trong đình “ông quan đi với  ông làng”. Cũng được nghe tâm tình rất thật của lớp đàn em, ngày nay chắc đã vào đoàn vào đảng “Hình ảnh của anh Hạnh ngày xưa tụi em vẫn không thể nào quên, có một thời tụi em ao ước khi lớn lên sẽ giống như anh Hạnh”.  Cũng may là xóm Lò Lu không tìm đâu ra một người cách mạng 30 tháng 4 của những ngày “Giậu đổ bìm leo”.


Người lò lu đã nghèo lại nghèo hơn, hình như không còn gì để bán. Từng người ông, người bác quý mến của xóm lò lu đã ra đi, tôi lần về là đưa tiễn một người. Nhớ chú tư Minh Chí, chú tư Trí, bác tư Công Tạo với những nụ cười pha nước mắt. Với bác tư Công Tạo, chuyện khó tin mà có thật, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bác tư Công Tạo được chỉ định làm trưởng công an xã chỉ vì xóm Lò lu không tìm được ai là cán bộ nằm vùng, tập kết, cách mạng dù là cách mạng 30 tháng 4.  Với chú tư Minh Chí, người đã mang theo cây đờn cò theo phái đoàn Tổng Liên Đoàn Lao Công VN sang Hoa Kỳ, đứng giữa New York chú đã so dây kéo đờn cò theo nỗi nhớ quê hương và chú Tư Trí với biệt danh “Tư Trời Biển” với bản tánh thẳng ngay.

Chỉ tiếc là lần sau cùng gặp mặt hai chú Tư tại chợ Biên Hòa, tôi bận giao nước đá buổi sáng, nên đã không tạo dịp 3 chú cháu gặp nhau tại quán soda Hoàng Kỳ, xừ Quang xừ Tỷ (chỉ cần một lời mời) như một lời đưa tiễn để hai chú vui lòng gặp lại ba và chú của tôi Sáu Xường và Chín Suổi nơi chín suối…

- Anh Hạnh phải là người Hóa An không?

- Hạnh Hóa An đây… xin lỗi cô là ai?
- Đúng là anh Hạnh rồi. Em là Hồng Phượng đây anh quên em rồi sao? 

- Hồng Phượng… Hồng Phượng

- Có người Hóa An đang tìm anh, khi đọc những bài viết của anh trên đặc san Biên Hòa. Anh còn nhớ Thu không? 

- Thu?

- Thu nói ba Thu và bà anh là bạn vong niên thời Hóa An xưa cũ. Em là bạn học cùng lớp với Thu ở Trần Thượng Xuyên. Em đã có dịp gặp anh Hạnh nhiều lần ở nhà Thu, em vẫn không quên hình ảnh anh mặc đồ lính.

- Nhớ rồi nhớ rồi … Thu con gái lớn của chú Tư Minh Chí đây mà.
- Còn Hồng Phượng…

- Anh Hạnh còn nhớ có lần anh trao tặng cho em bản nhạc “Bao giờ biết tương tư” của Phạm Duy không?
- À ha, nhớ rồi… nhớ rồi


Không biết tôi quên do trí nhớ già nua, hay mình tặng nhiều bản nhạc “Bao giờ biết tương tư“ như lời tỏ tình kín đáo cho nhiều em quá. Chung cuộc là em nào cũng lạnh lùng không đáp lại tình tôi, để riêng tôi ôm những mối tình si không chờ đợi.

Phải chi? Phải chi? Tôi chợt nhớ đến cô em hàng xóm, vẫn thường gặp nhau trên đường đi học trên lối đi về của chuyến đò ngang, của tuồi hồn nhiên và ngây thơ. Chúng tôi chỉ biết trao đổi cùng nhau chuyện học hành trường lớp, chuyện thầy cô kéo dài hết niên học nầy đến niên học khác, hết chuyện học hành đến chuyện con đò bến nước Lò lu. Tôi và em chỉ nhìn nhau qua ánh mắt, chưa một lần thố lộ cùng nhau.

Thế rồi em xuống Sài Gòn ”Từ khi em lên tỉnh về, Hoa đồng cỏ nội vơi đi ít nhiều”, tôi sẽ không bao giờ nhận được cánh thư màu hồng trong quyển lưu bút ngày xanh. Phải chi? Phải chi ông nhạc sĩ PD sáng tác bài nhạc “Bao giờ Biết tương tư” sớm hơn!!! Tôi sẽ không mang mối  tình si với lời yêu chưa tỏ…

Định mệnh an bài, thà ôm giữ một kỷ niệm tình đẹp còn hơn đón nhận sự thật phủ phàng, vì đời tôi là người lính chắc gì em dám dấn thân và phiêu lưu???

Bao năm lưu lạc xứ nguời, tôi đã có lần cuối cùng thăm lại xóm Lò Lu của Xã Hóa an, nhìn lại con đường từ ngã tư xuống bên đò, lòng tôi như se lại. Con đường đã thu hẹp hơn, con đò ngang không còn và bên đò cũng vắng bóng. Tôi thẫn thờ như một người xa lạ, tôi không tin chính mình vì không còn ai để tôi nhận cũng như không còn ai nhận ra tôi. Những người quen cũ của tôi còn lại đã dạt vào cấm đất gần khu nghĩa địa Triều Châu nay là Hóa An. Ngã tư Lò Lu với những khuôn mặt và những tiếng nói dường như xa lạ. Tôi lạc lõng trên quê hương tôi. Lò lu quê hương của tôi đây sao? Không phải lạ người và lạ cảnh, nhưng vật đổi sao dời..”Đồng Nai ơi tôi trở về đây sau nhiều năm xa xứ. Sông vẫn còn đây với ngày đêm trăn trở có nhận ra tôi đang đứng lặng yên trước con nước êm đềm''. Xóm lò Lu Hóa An quê tôi bây giờ cũng lặng yên với tháng ngày trăn trở, tôi cố quay mặt đi để tránh đôi giòng nước mắt.

 Những người muôn năm cũ của xóm Lò lu, hầu như không còn nữa. Tiền tài danh vọng, mọi việc trên cõi đời nầy rồi sẽ qua đi, tất cả sẽ trở về cát bụi. Có còn chăng là những tấm lòng. Gọi tên người thân trong gia đình, của các ông, các bác, các chú, các anh và những người bạn. Như một sự nhắc nhớ, một lòng kính dâng lên hương hồn của những người đã khuất... Nhớ lắm tình cảm xóm giềng làng xã, thân thương đùm bọc, tình cảm anh em bạn bè chan hòa, sống hết lòng cho nhau qua những chén rượu mềm môi. Lò lu quê hương của tôi như thế đó… của một thời kỷ niệm…


NGUYỄN HỮU HẠNH




 

30 Tháng Năm 20229:57 CH(Xem: 4561)
Chiều nay tôi thật vui Thấy mình thật yêu đời. Chúc các em sinh nhật Tuổi 65 đẹp tươi .
29 Tháng Năm 20221:52 CH(Xem: 6281)
Mỗi hè sang... Mỗi lần hoa phượng Cuối đời rồi... Vẫn nhớ lắm... Phượng ơi! Cuối đời rồi... Vẫn nhớ mãi... Người xưa!
28 Tháng Năm 202211:31 CH(Xem: 4677)
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
27 Tháng Năm 20221:49 CH(Xem: 5875)
Nhưng chỉ là mơ có phải không? Khi mình bèo nước rẽ đôi dòng Mỗi độ hè về như nhắc nhở Tình đầu muôn thuở khắc ghi lòng!
26 Tháng Năm 202211:10 CH(Xem: 4422)
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
24 Tháng Năm 20221:05 SA(Xem: 3632)
Ta hãy gặp nhau dù một ngày Biết đâu ta chẳng có ngày mai Để mà mừng rỡ tay nắm chặt Nhắc chuyện ngày xưa thuở áo dài.
24 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 5870)
Lang thang hạnh phúc khỏe tươi Vào đời lúc tuổi sáu mươi là vừa Bạc tiền danh vọng giờ thừa Vui tươi sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đau
23 Tháng Năm 20222:56 SA(Xem: 4643)
Tôi đọc được một câu “danh ngôn”, không biết của ai. “Ai cũng có tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng có tuổi già”. Phải có phúc có phần mới được già.
23 Tháng Năm 20221:03 SA(Xem: 4811)
Tưởng rằng nơi đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu chào “Cô còn nhớ em không?”. Cô nhớ chứ.
20 Tháng Năm 20225:44 CH(Xem: 5692)
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
20 Tháng Năm 20225:40 CH(Xem: 6263)
Thủy chung không phải dễ Sợi ngắn thương sợi dài Những chăm sóc mỗi ngày Là bền lâu hạnh phúc.
20 Tháng Năm 202212:22 SA(Xem: 3769)
Gặp nhau nhắc về dĩ vãng chung trường chung lớp. Theo vận nước bôn ba. Dòng đời trôi nổi. Vào tuổi thất thập còn gặp nhau là hạnh phúc lắm rồi.
20 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5050)
.....thậm chí còn nghĩ thành phố Sydney là thủ đô của Úc. Không ít người ngỡ ngàng khi biết Canberra mới thực sự là thủ đô của xứ sở chuột túi này.
20 Tháng Năm 202212:02 SA(Xem: 5428)
Anh giờ tóc đã hết xanh Em còn xanh tóc loanh quanh dấu buồn Gởi lời thăm hỏi Sài Gòn Thấy trong cõi nhớ chỉ còn mình em!
19 Tháng Năm 20229:18 CH(Xem: 6044)
Hương vờn khói quyện Mẫu thân tôi ! Giọt tủi tràn mi… nghẹn cả lời Giọng nói hiền hòa êm sóng gió Câu khuyên ấm áp lặng trùng khơi
17 Tháng Năm 20221:01 SA(Xem: 4321)
Mong rằng cô tôi đầy đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua trận chiến gay go này. Nguyện ơn trên gia hộ cho cô giáo Huỳnh thị Ba của tôi mau bình phục.
16 Tháng Năm 202210:29 CH(Xem: 6432)
Nhiều đêm thao thức thở dài Xuân về Tết đến bên ngoài tuyết sương? Lệ tràn vì nhớ cố hương Giọt sầu nhỏ xuống trang thơ gửi người!
16 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6025)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc loài trong đêm!
15 Tháng Năm 20222:22 SA(Xem: 4607)
Giây phút này tôi chợt nhận ra tôi đã vẽ biết bao màu sắc cho cuộc đời mà vẫn còn thiếu sót hình ảnh tôi đã từng biết, từng gần gũi.
14 Tháng Năm 202211:59 CH(Xem: 7439)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả Trình bày
14 Tháng Năm 20229:37 CH(Xem: 6036)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
14 Tháng Năm 202212:48 SA(Xem: 4270)
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
10 Tháng Năm 202212:58 SA(Xem: 5440)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
07 Tháng Năm 202211:38 CH(Xem: 6409)
Bài thơ tôi viết buồn độc vận Tôi tự ru tôi khúc ngậm ngùi Xin hỏi ai từng làm Mẹ khóc Có mơ thấy Mẹ giống như tôi?
07 Tháng Năm 202212:29 SA(Xem: 4355)
Xin cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và bà suôi của tôi cũng như các bà mẹ trên khắp thế gian đã mang một sứ mệnh gian lao và cao cả là “làm mẹ”.
06 Tháng Năm 202211:54 CH(Xem: 6316)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 6354)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền & Thái Thủy Tiếng hát: Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6157)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
06 Tháng Năm 202212:21 SA(Xem: 6137)
Hồn “MỘNG DƯỚI HOA” buồn viễn xứ Giọt “SẦU LẺ BÓNG” rụng trong tim “MỘT CÕI ĐI VỀ” đời lữ thứ “NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG” gởi về em!
06 Tháng Năm 202212:14 SA(Xem: 5644)
Hạ ơi! Đừng khép cổng trường Ve ơi! Đừng hát lòng đường bâng khuâng Ngày mai bên vạn nẻo đường Còn đâu tiếng trống tựu trường nôn nao
05 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 4629)
Và chốc nữa đây tôi sẽ vào chùa thắp nhang… sám hối vì bấy lâu nay tôi cứ hùa theo Liên chê trách bà mẹ chồng này. Mong bà tha lỗi cho tôi.
02 Tháng Năm 202210:56 CH(Xem: 5606)
Nghe tin mầy vượt trùng khơi Ra đi chẳng có nửa lời với tao Cuộc đời như vậy thế sao !! Xin câu khấn niệm Gửi Vào Thiên Thu...
01 Tháng Năm 202211:01 CH(Xem: 9624)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 8360)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
01 Tháng Năm 202212:08 SA(Xem: 5478)
Ba tôi rời Việt Nam sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng các con vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1987. Ông viết bài thơ sau vào ngày 30 tháng 4 năm 1988,
30 Tháng Tư 202211:59 CH(Xem: 6251)
Đêm café thao thức Mùi quê hương đâu đây Bóng mây chìm bóng mây Café chìm nước mắt Mây vẫn trôi bàng bạc Lưng chừng treo câu thơ
30 Tháng Tư 202211:00 CH(Xem: 6525)
Thôi đã tàn rồi một giấc mơ Còn gì nữa đâu mà đợi chờ Tháng Tư về, lòng tôi xao xuyến Nhớ Sài Gòn, nhớ một người xưa!
29 Tháng Tư 202211:17 CH(Xem: 6362)
Quê cha Quảng Trị mẹ Biên Hòa Lịch sử hình thành đã ghi ra Dù đi khắp năm châu bốn bể Hãy nhớ rằng đây cũng là nhà.
29 Tháng Tư 202210:26 CH(Xem: 5113)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa
29 Tháng Tư 20222:58 CH(Xem: 6580)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY EM TRỞ LẠI SÀI GÒN - Thơ Vương Đức Lệ Nhạc Trần Xuân Kính Tiếng hát: Đèo văn Sách
29 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 5789)
Ta ngồi nhìn giọt mưa rơi Tháng Tư Buồn Lắm tơ trời khóc than Thương cho mộ chí da vàng Bao nhiêu tiếng nấc hồn oan dật dờ.
29 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 6563)
Phải chăng ảo ảnh cuộc đời Xa rồi áo trắng của thời nguyên trinh Đắm chìm trong cuộc phù sinh Giấc mơ thiên cổ... DẤU TÌNH CHƯA PHAI!...
28 Tháng Tư 20222:21 CH(Xem: 6204)
Nói đi anh một lần cho đủ lẽ Dù mặn nồng cay đắng có mềm môi Dù ray rức có đầy vơi mắt lệ Thì mất nhau mình cũng mất nhau rồi?!
22 Tháng Tư 20222:01 SA(Xem: 5033)
Năm nay, tháng tư lại về, những thương đau của quá khứ gần nửa thế kỷ một lần nữa lại ùa về, chúng ta nhớ Sài Gòn da diết.
22 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 2980)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
21 Tháng Tư 20223:50 CH(Xem: 6359)
Muốn tóc bay trong dạt dào biển gió Cảm nhận được ngàn ve vuốt trùng khơi Nghe hồn ngập tràn niềm thương nỗi nhớ Về một người yêu dấu đã xa rồi.
21 Tháng Tư 20222:12 CH(Xem: 6578)
Rượu cạn bầu chưa? - Trăng xế bóng! Giọt sầu năm tháng cứ tuôn sa Canh tàn, nến lụn - Hồn thao thức NỬA KIẾP LƯU ĐÀY... Ta khóc ta!
21 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 6894)
Tháng năm làm biển dần thay đổi Cát sẽ không còn tiếng gọi nhau Chân giẫm đau, cát buồn không nói Chỉ thấy ngàn xanh biển hóa dâu
20 Tháng Tư 202210:33 CH(Xem: 4826)
Xin ơn trên đừng cướp đi ông bà ngoại yêu quý của tôi. Hãy để tôi còn có thời gian trả chút nghĩa tình ông bà trao cho tôi từ lúc tôi mới lọt lòng.
20 Tháng Tư 20222:17 CH(Xem: 6889)
Gỗ quí đâu? rừng vẫn im Tháng qua ngày lại người thêm muộn sầu! Thân Anh rách rưới ốm đau Rừng ơi gỗ quí cất đâu hỡi rừng?!
20 Tháng Tư 202212:27 CH(Xem: 6258)
Cám ơn mỗi sáng mai thức dậy Yên vui thanh thản sống một ngày Trần thế thiên đường ngay trước mặt Cám ơn đừng để lỡ ngày qua.
19 Tháng Tư 20223:53 CH(Xem: 6150)
Biết viết làm sao hết nhớ thương Lòng con khoắc khoải vạn đêm trường Bâng khuâng một chút niềm suy tưởng Của một người con BIỆT CỐ HƯƠNG
17 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 3675)
Nói cho nghiêm túc, đây là buổi họp đầu tiên của Ban Tổ Chức hội ngộ kỳ thứ 19 của trường trung học Ngô Quyền chúng ta.
15 Tháng Tư 202212:38 SA(Xem: 5537)
Đêm càng về khuya, nỗi nhớ về Sài Gòn xưa càng quay quắt, tôi ước mơ được một lần sống lại ở thành phố Sài Gòn, một hòn ngọc Viễn Đông trước năm 1975.
14 Tháng Tư 202211:50 SA(Xem: 6547)
Bảo toàn biển đảo nước non Duy trì tiếng Việt cháu con đời đời Lo sao nước Việt rạng ngời Sánh vai thế giới một thời Hùng Anh
14 Tháng Tư 202212:49 SA(Xem: 6887)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGƯỜI LẠC XỨ Thơ Dr. Nguyễn Quý Đoàn Nhạc Bùi Kim Cương
12 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 5507)
Đêm nay thức trắng bên con Rạng ngày con Mẹ nỗi buồn chia hai Ôm con ủ ấm đêm nầy Rồi mai gió sẽ lùa đầy phòng con
11 Tháng Tư 202211:43 CH(Xem: 4853)
Tôi không cảm thấy vui trọn vẹn, tròn trĩnh lắm vì trong một góc khuất nào đó của bộ não hình ảnh tang tóc, chết chóc tức tưởi lúc kết thúc VNWar 1975, cứ hiện về như phim quay chậm!
11 Tháng Tư 20226:15 CH(Xem: 4890)
Chúng tôi phải hoàn tất ba khóa học: Chương trình học tiếng Anh (ESL program), Cultural Orientation (CO) và Work Orientation (WO) trước khi đi Mỹ.
11 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 7118)
Hôm nay ngày giỗ mẹ của tôi Nén hương dâng mẹ lòng bồi hồi Không cây vú sữa bên thềm cũ Mà sao nhớ quá mẹ hiền ơi!
11 Tháng Tư 20224:01 CH(Xem: 6569)
Đeo lên cổ em thẹn thùng im lặng Tim non chờ đón nhận một tình yêu Rồi xa nhau trôi dạt tựa mây chiều Giờ về lại nhìn thôn nghèo thương nhớ
11 Tháng Tư 20223:57 CH(Xem: 6496)
Thời gian sạt lở vùng kỷ niệm Cánh phượng phai tàn ai tiếc thương?! Lần trang Lưu Bút màu mực tím Gởi nhớ về nhau THOÁNG HẠ BUỒN!
03 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 6556)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,
03 Tháng Tư 202211:12 CH(Xem: 6294)
Nỗi niềm gửi bạn khắp nơi Làm sao để nhớ thương vơi bây giờ? Đại dịch Vũ Hán đâu ngờ Cách ly cấm túc bơ phờ mấy năm
03 Tháng Tư 20221:13 CH(Xem: 5631)
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động. Cho Việt Nam, Ukraine bi thống. Hãy lên tiếng chống hành động giết người. Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
03 Tháng Tư 20221:25 SA(Xem: 5498)
Cám ơn cô Trí đã đỡ đầu cho thế hệ Ngô Quyền chúng em và tiếp nối. Kính mừng sinh nhật cô.
02 Tháng Tư 202211:47 CH(Xem: 6640)
Nến cháy mòn quá nửa Không đủ sáng đêm buồn Mưa thôi tuôn giọt mưa Đời cô đơn không dứt Ai làm cho hiu hắt Hồn Cư Xá ngày xưa ...
02 Tháng Tư 20226:43 CH(Xem: 5057)
Bây giờ người vắng mặt Mỗi tháng tư lệ thầm Nỗi đau này ai thấu Nên trốn mình trong chăn
02 Tháng Tư 20226:41 CH(Xem: 5471)
Có phải là em người trong mộng Mà sao thoáng gặp đã si mơ Mà sao ám ảnh hoài đôi mắt Dẫu đến ngàn năm vẫn đợi chờ!...
02 Tháng Tư 20226:36 CH(Xem: 5902)
Tựa ngón tay thon dài Thanh khiết cánh Ngọc Lan Gửi mùi hương huyền thoại Lắng vào hồn miên man.
02 Tháng Tư 20222:18 SA(Xem: 5482)
Bỗng dưng nghe một cái “RẦM” Đất trời sụp đổ, tối tăm mặt mày Ngỡ rằng động đất quanh đây Hay là sét đánh nổ ngay trên đầu
01 Tháng Tư 20221:26 SA(Xem: 6105)
Theo về giọt nắng tháng tư Hôn môi cháy bỏng ngôn từ than van Từ khi binh lửa ngập tràn Em thân cô phụ đeo mang lửa hờn.
28 Tháng Ba 202210:40 SA(Xem: 6396)
Tôi cúi đầu thật buồn Tử nghiệp kìa con đường Một sát na ngừng thở Để lại bao tiếc thương. Bạn già ơi! bạn già. Vô thường cuộc đời ta Mình mới vừa trò chuyện Mà giờ đành cách xa.
28 Tháng Ba 20229:23 SA(Xem: 5861)
Dù cho xa cách dặm ngàn Hẹn ngày tái ngộ rộn ràng hè sang Cùng vui hạnh phúc lang thang Cali nắng ấm ta đang đợi chờ
27 Tháng Ba 20225:22 CH(Xem: 5838)
Em, nụ hôn chiều mưa lầy lội Nhớ làm gì con sáo sang sông! Những nụ cười chiêm bao chết vội Nuôi nấng tình ngày tháng bão giông!
27 Tháng Ba 20221:03 SA(Xem: 4670)
Em quanh năm suốt tháng phải ăn đói, nhịn thèm vì sợ mập, lại chỉ thích những món “cơ hàn”. Số em chắc là “Số khổ”?
27 Tháng Ba 202212:48 SA(Xem: 6090)
Quay về còn được gặp nhau không Thuở đạp xe chung lượn rắn rồng Thuở của "Mày Tao" trong quán nước Tuổi mơ, tuổi mộng, tuổi bâng khuâng
27 Tháng Ba 202212:30 SA(Xem: 7007)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÔ BÉ NGÀY XƯA - Thơ: PhamPhanLang Nhạc: Vĩnh Điện - Trình bày: Đông Nguyễn
26 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 5261)
Món ăn hàng ngày vẫn luôn là cá thịt, rau cải trại cấp phát. Vì ăn uống kham khổ quen rồi nên gia đình tôi không mấy khó khăn khi hội nhập cuộc sống ở trại Bataan.
26 Tháng Ba 202211:09 CH(Xem: 5334)
...dân tộc Ukraine đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi có những cô gái trẻ, những phụ nữ lớn tuổi cũng cầm súng bên cạnh nam nhân cùng chiến đấu chống quân thù.
22 Tháng Ba 202212:05 SA(Xem: 5207)
Trả lời như thế nào cho một cô bé bảy tuổi, đôi mắt long lanh ngấn lệ, đang phải đối mặt với nỗi lo sợ về sự ra đi, sự chia ly, không thể tránh được, và vĩnh viễn đây?
21 Tháng Ba 202211:46 CH(Xem: 5859)
Sài Gòn nào phải là quê Nghe chừng sâu lắng bộn bề nỗi đau Tên đường tên phố thuở nao Đi xa vẫn nhớ phố chào vẫy tay...
20 Tháng Ba 20221:54 SA(Xem: 4829)
Dừng tay tàn bạo đi thôi Rồi thì xương trắng một đời ra ma Giết người người sẽ giết ta Luật trời khó thoát đó là luật chung.
20 Tháng Ba 202212:40 SA(Xem: 5716)
Vì đâu chinh chiến điêu linh? Vì tham lam quá nên sinh bạo tàn Chiến tranh xâm lược lan tràn Quân Nga gây biết bao ngàn thương đau?
20 Tháng Ba 202212:36 SA(Xem: 2481)
Đời loạn ly, xương trắng dựng thành ma Đang hò hét - ngửa ra - về với đất Chuyện khó tin - nhưng (ở đây) rất thật Bóng chinh nhân HÀO KHÍ NHẬP HỒN CA!
19 Tháng Ba 20221:34 SA(Xem: 5422)
Ai cũng bảo sao không chọn đi đâu mà lại chọn cái nước nghèo thế mà đi. Ấy vậy mà với mức thu nhập GDP bèo bọt của Ukraina, sao tôi vẫn thấy họ giàu đến thế…
19 Tháng Ba 20221:07 SA(Xem: 6640)
Ai là dân Sài Gòn trước 1975 đều không ít lần để lại những bước chân mình trên vỉa hè đại lộ Lê Lợi mà ngày trước người ta gọi là phố Bô Na (Bonard).
19 Tháng Ba 202212:58 SA(Xem: 6251)
Giá như đèn không sáng bên kia Chắc gì ai biết ai còn đứng đợi Chảy vào lòng ai hạt mưa nóng hổi Lạnh lẽo bên ngoài, ấm lại bên trong ! Hỏi thăm Sàigòn, Thơ còn ướt hay không?
19 Tháng Ba 202212:10 SA(Xem: 7431)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY TÌNH NHÂN CỦA EM Thơ Hà Thu Thủy Nhạc Phạm Chinh Đông. - Trình bày: Cẩm Bình
18 Tháng Ba 20228:43 CH(Xem: 2796)
Mỗi ngày vui hưởng một ngày Lỡ mai nằm xuống buông tay nhẹ lòng Cuộc đời ta chỉ số không. Ra đi để lại tấm lòng thiện nhơn.
18 Tháng Ba 20221:49 SA(Xem: 5514)
Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?
18 Tháng Ba 20221:21 SA(Xem: 6237)
Bây chừ đất nước can qua Tay ôm cây súng em ra chiến trường Giữ gìn tổ quốc quê hương Yêu những cô gái phi thường lập công.
12 Tháng Ba 202211:02 CH(Xem: 5828)
Thật vậy, các món ẩm thực xưa ở quê hương tôi rất đơn giản, không quá sang trọng cầu kỳ, mà bình dị, gần gũi như người dân BH hiền hòa, chơn chất và hào sảng của tôi,
12 Tháng Ba 20225:06 CH(Xem: 5572)
Ngày mai ta lại thêm một giờ Đồng hồ báo thức lúc đang mơ Mặt trời hé gọi “ Mau mau dậy” Choàng tỉnh” Thì ra đã đổi giờ” Cẩn thận lái xe ngày thứ hai Đi làm ngái ngủ vẫn không hay
12 Tháng Ba 202212:24 SA(Xem: 5875)
Sau hơn một tuần dừng chân tại Hàn Quốc trên đường về Saigòn, tôi đã chứng kiến nhiều sự kiện rất độc đáo mà không nơi nào có
12 Tháng Ba 202212:05 SA(Xem: 5616)
Dỗ dành màu tím thủy chung Sắc hoàng hoa cũng bâng khuâng theo mùa Ơi em! Áo lụa ngày thơ Cài băng đô tím để chờ đợi ai ? Còn ai đứng ngóng giữa đời Dẫu cho nhạt tím vàng phai cũng chờ.
12 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 2590)
Đừng quên nhau nhé người ơi Dù cho xa cách đôi nơi đừng sầu Tóc xanh nay đã bạc mầu Hai năm đại dịch cơ cầu khổ đau Thời gian thấm thoát qua mau Nhìn bao ảnh cũ trước sau khác nhiều
11 Tháng Ba 202211:38 CH(Xem: 5742)
Có những khi ta đi tìm nhau Tiếng đàn xưa “Cô láng giềng“ đâu? Có những khi ta đi tìm nhau Lạc bàn chân, nghìn trùng… bắt đầu
11 Tháng Ba 202211:23 CH(Xem: 6005)
Tiến công siết chặt vòng vây Ucraina đất nước nầy tan hoang Thề không khuất phục quy hàng Quân xâm lược chẳng dễ dàng thị uy.
11 Tháng Ba 20227:10 CH(Xem: 5607)
Dáng đi Ngài chậm rãi Đếm từng bước chân buồn Chúa quyền năng ban phước Mẹ Bề Trên xót thương.