Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi những người có hiểu biết trong nước (I)

12 Tháng Giêng 201810:27 CH(Xem: 8657)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi những người có hiểu biết trong nước (I)

Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi những người có hiểu biết trong nước (I)


blankNam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, những chủ thuyết bất nhân biến con người thành những công cụ.

Thư của một người cầm bút ở miền Nam gửi các vị thức giả ở trong nước

(Nhân có những tranh luận chung quanh vấn đề loại bỏ tác phẩm Chí Phèo(1) của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình trung học phổ thông môn Ngữ văn, lớp 11.)

Nhắc lại một quá khứ

Sau 1954, một số lớn nhà văn thuộc lớp tiền chiến đã chọn ở lại miền Bắc thay vì di cư vào Nam. Đó là một chọn lựa đem lại thiệt thòi cho những người di cư từ miền Bắc vào Nma. Hầu hết các nhà văn chọn di cư vào Nam đều thuộc lớp nhà văn trẻ, chưa có tiếng tăm trên Văn đàn.

Thật vậy, các nhà văn có tầm cỡ đã chọn ở lại như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Đặng Thái Mai, Nguyễn Công Hoan, Huy Cận, Trần Tiêu, Bùi Hiển, Lan Khai(với cuốn Mực mài nước mắt), Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tú Mỡ, v.v..

Nhóm các nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm như Trần Dần, Văn Cao, Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Sỹ Ngọc, Nguyễn Sáng, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Hữu Loan và Thụy An, v.v. và có Đoàn Giỏi, người Nam Kỳ tập kết độc nhất có bài đăng trên báo Nhân Văn.

Lại có những nhà văn cũng được kể là thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng ít ai nghe tên tuổi như Hoàng Yến, người khu 5 dám phê bình thơ Tố Hữu Hữu là “những vạc nước lã, trong khi chúng ta cần những cốc sữa đặc” . Hoàng Quế cũng chống đối kịch liệt, sau bị đưa xuống Hải Phòng lao động. Hoàng Tố Nguyên, thi sĩ người Nam Kỳ đã dám mắng Xuân Diệu là “tên địa chủ trong văn học”. (Xuân Vũ, “Hà Nội – Hà ngoại. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của ông Phó chủ tịch hội ve chai”. Trang 72)

Sự chọn lựa của các nhà văn có tiếng một thời nay số phận họ ra sao? Chúng tôi chắc khỏi cần nhắc lại làm gì ở đây. Nhưng chắc chắn là số phận của họ kém may mắn hơn những nhà văn lớp trẻ đã chọn vào Nam.

Nếu chỉ nói riêng về trường hợp nhà văn Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Trí) bắt đầu cầm bút từ năm 1936) và các truyện ngắn của ông gần 20 chục truyện được đăng trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy và Ích Hữu. (Tiểu thuyết thứ bảy là nơi tập trung rất nhiều nhà văn sau này nổi tiếng một thời ở ngoài Tự Lực Văn Đoàn)

Truyện Chí Phèo mà chúng ta sẽ nói ở đây được sáng tác vào năm 1941. Nghĩa là trước khi Nam Cao tham gia vào cuộc Cách Mạng tháng 8. Còn số phận các truyện viết sau đó của Nam Cao thì như thế nào?

Tôi chỉ nhận ra có một truyện ngắn có tựa đề: Đôi mắt, được ghi năm 1948. Truyện này được chọn đăng trong: Truyện ngắn Việt Nam. 1945-1985. (Nam Cao, truyện ngắn Đôi Mắt, Văn Học, nxb Văn Học, Hà Nội – 1985, trang 248-258)

Đây là một truyện không ra truyện, nhạt nhẽo đến vô duyên.

Đọc truyện Đôi Mắt, tôi tự hỏi phải chăng đây có thực sự là nhà văn Nam Cao viết hay không? Câu hỏi tiếp theo là XHCN miền Bắc đã có được cái may mắn có một gia tài văn hóa với đội ngũ các nhà văn có tiếng tăm hàng đầu mà không nơi đâu có được như cụ Phan Khôi, như Nguyễn Tuân, như Văn Cao và Nam Cao! Miền Bắc cũng là nơi có được một triết gia như Trần Đức Thảo có tầm vóc quốc tế đã bị đầy đọa trong suốt cuộc đời của ông. Giả dụ những vị này ở miền Nam thì số phận của họ sẽ như thế nào?

Các nhà văn, nghệ sĩ trên phải được kể là những nhân tài của đất nước. Trường hợp Văn Cao, ông sáng tác được bao nhiêu bản nhạc sau 1954? Trong khi Phạm Duy ở trong miền Nam sáng tác trên dưới 1000 bài ca.

Tôi chỉ tiếc cho một thế hệ nhà văn đáng lẽ làm nên sự nghiệp lớn lao cho cả đất nước đã bị chôn vùi trong bóng tối của một thứ chủ nghĩa đáng nguyền rủa. Chỉ vì một cái mà Eric J. Hobsbawm gọi tên nó là “Thời đại của những thái cực”(3).

Có một điểm khá đặc biệt là tất cả những nhà văn ở miền Bắc bị vứt bỏ cách này cách khác thì họ lại được trân trọng ở miền Nam.

Trong bài viết này, tôi muốn tự nhắc nhở mình, phải nhớ lấy, trong một tuyển tập Truyện ngắn của Bảo Ninh, “Hà Nội lúc không giờ” đã nhận xét một cách khinh bỉ văn học miền Nam như thế nào:

“Chúng tôi phát hiện dưới tầng hầm tòa nhà chính một cái kho tối om đầy ự sách báo giấy má đã mốc meo. Chỉ một mình Tú, một tay mọt sách, nguyên sinh viên trường Tổng Hợp là không ngại rúc vào đó, ngụp lặn lục tìm trong bụi, tha về phòng một bao tải nặng chịch những cuốn tiểu thuyết chưa bị mối xông. Nhưng bởi tất cả đều rặt một nòi thối tha mục nát văn chương chống cộng, chữ nghĩa tối tăm, mờ ám, nội dung láo toét, ít ai kiên nhẫn đọc nổi quá nửa trang, chất giấy lại không hợp để vấn thuốc và khổ thì quá nhỏ để gói bọc một thứ gì, thành thử đống sách của Tú chẳng mấy ai buồn ngó, dù rằng nó cứ vơi đi. Người ta thấy các mẩu vụn của những Chu Tử, những Xuân Vũ, những gì đó nữa quanh chỗ đựng điếu cầy và trong nhà bếp, nhà cầu.”

(Bảo ninh, “Hà Nội lúc không giờ”. Truyện ngắn. nxb Văn Hóa Thông Tin. Hà Nội-2002, trang 83.)

Sự khinh miệt các nhà văn miền Nam đến thế là cùng.

Thưa các anh, ngày hôm nay, tôi muốn gửi đến các anh một thông điệp là những người các anh triệt hạ, bôi xóa tên tuổi họ — những nhà văn thời tiền chiến — những nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm, ngay cả những nhà văn miền Nam, rồi bắt họ tù đầy thì ở miền Nam trước 1975, họ được trân trọng tìm đọc hoặc được mang giảng dạy công khai tại chương trình trung học thi Tú tài I và tại giảng đường đại học.

Thật vậy, toàn bộ các tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ đều nằm trong chương trinh giáo dục, kỳ thi Tú tài I. Không kể các nhà thơ như Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan Viên hay các nhà văn Hiện thực xã hội như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan cũng được tự do giảng dạy tại miền Nam.

Chỉ riêng trường họp nhà văn Nam Cao thì được đưa lên giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa với tác phẩm Chí Phèo. Nguyễn Văn Trung trách nhiệm việc giảng dạy này.

Nên có thể nói không gì mà chúng tôi không được học. Không một nhà văn, một nhà thơ, một nhạc sĩ nổi tiếng nào ở miền Bắc trước 1954 mà không được giảng dạy hoặc phổ biến công khai trong nhà trường, tại giảng đường đại học, tại các đài phát thanh hay đài truyền hình, hay được in lại trong các nhà sách. Và cuối cùng, còn được lưu trữ đầy đủ trong các thư viện.

Cá nhân tôi đọc Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Trần Tiêu, Bùi Hiển, Tô Hoài trong thư viện. Không một bài hát nào của Văn Cao thời Tiền Chiến mà không được trình diễn công khai qua các giọng ca như Thái Thanh.

Có thể nói, văn học miền Nam không thẹn với hai chữ Khai Phóng vì nó đã không quan tâm, phân biệt biên giới địa lý, không phân biệt ý thức hệ hay chủ nghĩa giáo điều.

Là người cầm bút ở miền Nam, tôi phải biết tạ ơn miền Nam đã cho tôi những cơ hội vô cùng quý giá được học, được đọc những tác giả đương thời, từ thời tiền chiến nổi tiếng một thời mà giới trẻ thanh niên miền Bắc đã không có được cái may mắn đó. Họ bị bịt mắt và họ chỉ được đọc những gì mà Đảng cho phép.

Tôi xin trích một đoạn của Bùi Văn Nam Sơn trong bài ông giới thiệu cuốn sách Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh như sau:

“Muốn tìm ‘lối vào’ triết Đông ư? Chúng tôi có thầy Nguyễn Đăng Thục uyên bác và bừng bừng tâm huyết (trong một giờ học, Thầy chỉ mạnh tay vào một cuốn sách chữ Hán- hình như là quyển ‘Đạo giáo nguyên lưu’ — rồi gằng giọng hỏi: ‘Thế hệ chúng tôi mất rồi, ai trong các anh chị còn đọc được những quyển này?’); có thầy Kim Định bay bổng, thầy Nguyễn Duy Cần cặm cụi, Thầy Lê Xuân Khoa hào hoa.

Còn triết Tây? Chúng tôi có thầy Nguyễn Văn Trung (Những vấn đề cơ bản, Mác-xít), Thầy Lý Chánh Trung (Đạo đức học), Thầy Lê Thành trị (Huserl, Sartre…) Nhưng “sợ” nhất vẫn là thầy Nguyễn Văn Kiết! Thầy nổi tiếng nghiêm khắc, lại dạy rất khó.

Bốn tác giả lớn nhất và khó nhất của triết học cổ điển Đức (Kant, Fichte, Schellling, Hegel) được thầy dồn lại trong một “cours” (giáo trình) chỉ ngót trăm trang, đọc muốn vỡ đầu mà chỉ có thể hiểu được lõm bõm. Mà nào phải chỉ cần đọc để tìm hiểu thôi đâu, còn “phải học” để đi thi nữa chứ; thi hỏng thì.. Thủ Đức đang chờ sẵn.”

(Trần Thái Đỉnh. “Triết học Kant”, nxb Văn Hóa Thông tin, 2005. Bài viết giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn có nhan đề“Nhân cuốn ‘Triết Học Kant’ của gs Trần thái Đỉnh được tái bản lần 3: Hồi niệm và viễn cảnh.)

Bùi Văn Nam Sơn, sinh viên du học Triết ở Đức, tình nguyện về Việt Nam. Ông cũng là tác giả dịch và chú giải cuốn sách đồ sộ: Phê phán Lý tính thuần túy (Kritik Der Reinen Vernunft) của Immanuel Kant do nxb VH, năm 2004. Cuốn sách dày 1261.

Hiện ông đang sống ở Việt Nam. Làm nghề gì thì tôi không biết(2).

Nhưng tôi xin phép được đào sâu thêm nữa về vấn đề giáo dục ở miền Nam.

Chương trình và mục đích của việc giáo dục ở miền Nam không phải do chính quyền Đệ I hay Đệ II Cộng Hòa đề ra. Chương trình ấy do một đại hội giáo dục gồm các nhà giáo dục, các vị giáo sư soạn mà mục đích và tôn chỉ là tinh thần Nhân Bản, Khai Phóng..

Nhân bản có nghĩa là giáo dục để đào tạo con người, vì con người và cho con người. Việc đào tạo mang ý nghĩa cao cả theo như Vercors gọi là “ cái làm cho người là người” (qualité d’homme).

  • Thứ nhất là dạy cho con người biết yêu mến cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong thi ca, trong hội họa và trong văn chương triết lý mà chúng ta đã kế thừa được từ truyền thống văn minh Hy Lạp.
  • Điều thứ hai dạy cho con người biết yêu mến và tôn trọng quyền lực pháp lý, tôn trọng sự công bằng mà chúng ta được thừa hưởng từ trong thể chế của đế quốc La Ma và sau này từ Cách Mạng Pháp.
  • Và điều thứ ba quan trọng hơn cả và cũng khó khăn hơn cả, đòi hỏi hơn cả là làm thế nào để con người biết yêu mến và tôn trọng con người. Điều khó khăn này, một số trong chúng ta đã học được trong lời giảng dạy của truyền thống Ki Tô giáo.

Và đó là những đòi hỏi khẩn thiết nhất trong bất kỳ thời đại nào. Mỗi khi con người không được tôn trọng, con người bị chà đạp, con người bị khinh bỉ, con người bị giam cầm tù đầy một cách bất công thì kể như xã hội ấy đã có nguy cơ bị diệt vong và nền văn hóa của nó kể như đã chết. Và như lời lên án của Vercors: “L’homme a perdu sa qualité d’homme”. Con người ngày nay đã đã làm mất hết phẩm giá làm người của nó.

Nếu chúng ta chia xẻ được những suy nghĩ như trên thì sẽ dễ dàng hiểu được tại sao, Chuyện Chí Phèo là một tác phẩm lớn, lớn của Việt Nam mà lớn của nhân loại nữa.

Cái nhìn đó cũng là cái nhìn nhân bản. Nói đơn giản là một chủ nghĩa vì con người, coi trọng giá trị làm người dù đó là những con người thấp kém, vô học, dù đó là Chí Phèo hay Thị Nở. Một chủ nghĩa vì con người sẽ vượt qua những ranh giới địa lý, ranh giới chủng tộc, ranh giới ý thức hệ, ranh giới tốt xấu, ranh giới giầu nghèo, ranh giới giai cấp xã hội..

Và muốn hiểu được điều ấy phải vượt hay phá bỏ tất cả những rào cản như vấn đề giai cấp, vấn đề xã hội, vấn đề luân lý thông tục, vấn đề thế thái nhân tình, cái nhìn theo thói quen của xã hội thường khinh bỉ Chí Phèo, miệt thị nhan sắc của Thị Nở.

Xin thú thực với lòng mình, tôi đã mang và ấp ủ trong lòng từ nhiều năm nay về hình ảnh quá đẹp nối kết thân phận Chí Phèo với Thị Nở. Tôi thường tự so sánh họ với hai nhân vật trong một cuốn film của Ý. Film La Strada (Con đường) của đạo diễn Federico Fellini. Chí Phèo là hình tượng của Zampano. Và Gelsomina và Thị Nở đều là những phụ nữ bất hạnh.

(Đạo diễn film La Strada, 1954, Federico Fellini đã dựng nên hai mẫu hình nhân vật. Người thứ nhất là anh chàng Zampano, khỏe mạnh, lực lưỡng, tính nết cục cằn, bạo tàn như súc vật. |Anh làm nghề bán thuốc dạo, bằng cách giật đứt sợi giây xích sắt sau khi uống thuốc. Nhân vật thứ hai là một thiếu nữ yếu đuối –Gelsomina- còn thơ dại, con nhà nghèo vùng quê mà mẹ nàng vì không có tiền đã bán nàng cho anh chàng Zampano. Không nên quên là trước đây, chị của Gelsomina cũng đã được bán cho Zampano và sau đó cô đã bị chết.

Số phận hay định mệnh đã ràng buộc hai thân phận người ấy lại với nhau mà nhiều lần Gelsomina đã có ý định bỏ trốn đi vì sự đối xử tàn bạo của Zampano. Sau này, vì nghề bán dạo thuốc không còn thu hút nổi khách làng quê. Zampano quyết bỏ đi để bớt đi một miệng ăn. Nhưng cũng kể từ đó, sự mất mát của cả đôi bên như thể không thể nao thiếu vắng được. Zampano thì buồn bã rồi rượu chè. Gelsomina dù được hai chị em nhà kia đem về nuôi nấng, nhung cô cứ buồn bã rồi bệnh mà chết. Zampano say khướt đi tìm lại hình bóng Gel Somina, đến khi gặp thì được hai chị em nhà kia cho biết cô đã chết.

Đó là một bi kịch về thân phận người.)

Số phận hẩm hiu đã nối kết họ lại, tình người đã hé lộ. Nhưng rồi để vuột tay.

Rất tiếc là sau này tôi đã trót dại tìm mua cuốn film về Chí Phèo. Tôi trách những người làm film Chí Phèo vì đã bôi nhọ Thị Nở và đã vẽ hề cho Chí Phèo một cách không cần thiết.

Họ đã quá xúc phạm đến nhân phẩm Thị Nở khi đưa ra hình ảnh một người phụ nữ cực kỳ xấu xí cả về nhân dạng đến tính nết và ông đã giết chết chẳng những Thị Nở, mà còn giết chết cả Nam Cao nữa. Và tôi nghĩ rằng những ai không có một tâm hồn, không có một tấm lòng thì tốt hơn hết nên vứt tác phẩm của Nam Cao vào thùng rác.

Cái đẹp nhất cũng như cao cả nhất, dù là một Chí Phèo thì anh vẫn là một con người, có một con tim và từ chỗ đó tình người đã nở hoa giữa hai thân phận khốn khổ nhất. Thị Nở lần đầu tiên được để vào, được chan hòa sung mãn và hạnh phúc, được trở thành một người đàn bà như những người đàn bà khác.

Chí Phèo cũng lần đầu tiên được có người chăm sóc, được đút cho ăn cháo và hiểu thế nào là ở trên đời này vẫn còn những người tử tế. Từ đó lóe lên một tia hy vọng về thân phận người, dù trong hoàn cảnh cực đoan vẫn là nguồn hy vọng và đáng sống. Đây cũng là lần đầu tiên, cả hai nhận thức được một cách trọn vẹn là họ cũng có cơ may được làm người như mọi người.

Trên đời này, dù là một sợi tóc đi nữa, xem ra thừa thãi, vô ích, nhưng dù nhỏ nhoi nó vẫn cần thiết và có ý nghĩa để tồn tại huống chi một con người, dù là một con người như Thị Nở, như Chí Phèo.

blank

Tháng 7 năm 1950, nhà văn Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng đang trên đường đi chiến dịch Biên giới. Từ trái sang phải: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao. Lúc này, Nam Cao đã là tác giả của nào là Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt, Ở rừng… những tác phẩm đóng đinh vào văn học Việt Nam. (Nguồn: Nguyễn Huy Thắng con trai của Nguyễn Huy Tưởng, “Nhà văn Nam Cao và cái sự tương đối”, Tiền Phong, 2008)

Hiểu như thế, Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, những chủ thuyết bất nhân biến con người thành những công cụ.

Chính những chủ thuyết ấy đã tàn phá xã hội và thời đại chúng ta, vì họ gieo rắc sự khủng bố, sự giam cầm và đưa toàn thể xã hội đến chỗ tuyệt vọng.

Vì thế, trong Hội Nghị bảo vệ Hòa Bình và Văn Minh Ky tô giáo tại Florence năm 1955, các đại diện đã công khai tuyên bố:

“Thời đại chúng ta là một thời đại hy vọng” (Notre temps est un temps d’espérance)

Và để củng cố cho lập luận, tôi xin đưa ra một vài trường hợp cụ thể sau đây:

  • Khi một binh sĩ VNCH, giữa khói lửa chiến tranh, can đảm bế một em bé ra khỏi vùng lửa đạn, anh là một con người nhân bản, có tình con người. Cuộc chiến nào cũng có bắn giết tàn bạo, nhưng nó không giết được tình con người.
  • Khi một bác sĩ quân y VNCH gọi một trực thăng đến tải thương một thương binh về bệnh viện Cộng Hòa, ông không cần biết danh tính người thương binh thuộc phe ta hay phe địch, nhiều phần thương binh ấy là một người lính phía bên kia. Bổn phận của ông là cứu sống người thương binh nhân danh con người. Và khi một viên y sĩ khác mổ xẻ để cứu sống người thương binh ấy thì hiển nhiên ông cũng không cần kiểm tra xem đó là một người lính quốc gia hay một Việt Cộng. Chỉ biết đó là một con người cần được cứu sống. Cái đẹp của cuộc chiến tranh đôi khi là ở chỗ đó.
  • Cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm có một số phận thật kỳ diệu. Sau một trận càn quét. Bệnh viện của bác sĩ Trâm bị tiêu hủy và Trâm trở thành liệt sĩ. Một người Mỹ có tên là Frederic Whitehurst, một sĩ quan quân báo, đã nhặt được hai cuốn nhật ký của cô. Ông đã giữ nó trong một phần ba thế kỷ và tìm mọi cách làm thế nào tìm được gia đình của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Và cuối cùng ông đã tìm được gia đình của Đặng Thùy Trâm để trao lại. Ngày 29 tháng tư 2005, Frederick Whitehurst đã viết một lá thư như sau:

    “Tôi là Frederick Whitehurst. Tôi đã giữ ký ức về chị cô, bác sĩ Đặng Thùy Trâm ba mươi lăm năm nay… Sau bao nhiêu năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ và việc tìm ra gia đình cô khiến tôi bật khóc.”

(Nhật ký Đặng Thùy Trâm, bìa sau cuốn nhật ký)

Câu chuyện thật là đẹp, đầy tình người.

Tuy nhiên, câu chuyện đã mất đi một phần cái đẹp khi người ta cố tình xóa bỏ danh tính một trung sĩ Thông dịch viên, một người lính Quốc gia trong câu chuyện. Thật sự người tìm ra cuốn nhật ký này là một trung sĩ thông dịch viên. Anh ta đã đọc và thấy nó cần được giữ lại. Anh đã cắt nghĩa nội dung nhật ký đó và bàn thảo với viên cố vấn Mỹ và trao cho Frederick Whitehurst yêu cầu ông này giữ lại. Nếu không có người trung sĩ thông dịch yêu cầu giữ lại thì có thể cuốn nhật ký đã không còn nữa. Nó đã bị đốt như các tài liệu không cần thiết khác.

Vậy mà trong lời giới thiệu cuốn nhật ký, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã không nêu tên người lính VNCH đó, và chỉ nói trống gần như một cách khinh bỉ là:

“bởi theo lời của một người lính ngụy, thông dịch viên người Việt trong đơn vị anh ta, thì “ở trong đó có lửa.”

Người trung sĩ thông dịch viên đó là ông Đỗ Trung Hiếu, hiện nay đang ở Mỹ và đã gặp hai chị em của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đến thăm và tặng sách.

Tình người hình như chỉ có thể nở từ một phía chăng? Thật là đáng tội nghiệp cho Vương Trí Nhàn vì ông ta vẫn chưa học được bài học mà đáng nhẽ ông phải học được qua hai nhân vật Đỗ Trung Hiếu và người sĩ quan quân báo Mỹ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
15 Tháng Tám 202112:36 CH(Xem: 7749)
Tháng tám lệ nhỏ tuôn rơi Một Năm Bạn Đã xa rời thế gian Ngô Quyền tiếng gọi âm vang Bạn Trần Hữu Phúc lìa đàn thiên di...
14 Tháng Tám 20219:59 CH(Xem: 9526)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 20218:35 CH(Xem: 10356)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 20218:32 CH(Xem: 9585)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
09 Tháng Tám 20212:26 SA(Xem: 7266)
Đã lâu không gặp Hữu-Hạnh đây Buồn tin cụ mất mồng ba này Tháng Tám, năm Hai không hai một Cụ phước đầy, hưởng thọ chín tư
09 Tháng Tám 20212:07 SA(Xem: 7261)
Những ngày qua, đoàn người ly hương bỏ miền đất hứa, về quê nhà ở miền Bắc miền Trung vì dịch họa hành. Đến thì dễ nhưng về gian nan hơn. Đã có sự trả giá bằng mạng sống.
09 Tháng Tám 20211:28 SA(Xem: 6816)
Ông chỉ muốn chúng nó biến mất trong đầu óc ông để ông ngủ yên tối nay và thoải mái tận hưởng những ngày du lịch một đất nước lạ đời và thăm lại các người thân sau bao nhiêu năm dài xa cách.
09 Tháng Tám 20211:18 SA(Xem: 8396)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VÁ KHÂU NỖI BUỒN - Thơ PhamPhanLang - Nhạc: Vĩnh Điện - Trình bày: Vân Khánh
08 Tháng Tám 20215:56 CH(Xem: 3415)
Nhưng lực bất tòng tâm, ở phút thứ 118, từ một cú sút vào gần khung thành Mexico của đồng đội Kellyn Acosta, tiền vệ Miles Robinson (12) đội đầu vào khung thành.
08 Tháng Tám 20212:12 SA(Xem: 7696)
Thành phố Sai Gòn bây giờ là một thành phố ma (ville fantôme). Nhà nhà đóng cửa, đường phố không một bóng xe, không một bóng người.
08 Tháng Tám 20211:17 SA(Xem: 9585)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 202111:17 CH(Xem: 10003)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
05 Tháng Tám 202111:59 CH(Xem: 9016)
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên.
02 Tháng Tám 202112:54 SA(Xem: 6831)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung - Nhạc: Vũ Đức Nghiêm - Tiếng hát: Như Hương
01 Tháng Tám 20211:18 SA(Xem: 9650)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 20211:08 SA(Xem: 9051)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
27 Tháng Bảy 20211:04 SA(Xem: 6417)
Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của thanh niên và thiếu nữ thời đó. Nhưng ngày nay tất cả đều chỉ còn trong dĩ vãng.
26 Tháng Bảy 202111:07 CH(Xem: 8984)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?
26 Tháng Bảy 20216:37 CH(Xem: 9907)
Theo em ướt dấu trăng mờ Loanh quanh thấy bóng dại khờ trong nhau. Nợ em một nửa lời chào Để dành mai mốt biết đau với người.
26 Tháng Bảy 20215:46 CH(Xem: 9884)
Còn tôi. Già rồi bất lực. Một chút quà Như cát giữa biển khơi
26 Tháng Bảy 20215:04 CH(Xem: 9270)
Thế mà em vội bước sang sông Pháo nổ vu qui tắt lửa lòng Thời gian qua mãi nào trở lại Niệm khúc cho ai buổi tàn đông
26 Tháng Bảy 202112:43 SA(Xem: 7654)
Tôi không dám nhận mình là “văn sĩ” (Cũng chẳng mong được gọi như vậy đâu!) Thế giới văn chương muôn sắc muôn màu Tôi chỉ là một người hay “kể chuyện"
25 Tháng Bảy 20219:13 CH(Xem: 6576)
Nhưng nói thật từ tận đáy lòng, tới lúc này, tôi vẫn yêu mến tất cả những người xếp đã từng “đi qua đời tôi” kể cả bà xếp dữ, vì nhờ có xếp dữ tôi mới chỉnh đốn lại mình cho được hoàn hảo hơn.
25 Tháng Bảy 20218:32 CH(Xem: 7301)
Lau khô nước mắt Sài Gòn Đêm không nhộn nhịp có còn ngựa xe Giọt buồn rớt xuống trưa hè Triệu con tim khóc chở che Sài Gòn...
23 Tháng Bảy 20215:01 CH(Xem: 10583)
Dấu chân vừa bước qua in dấu Bụi thời gian đã phủ mất rồi Nhìn quẩn quanh những điều tốt xấu Chỉ thấy toàn mờ mịt mây trôi.
16 Tháng Bảy 202112:06 SA(Xem: 7093)
Ngày tôi còn nhỏ, thành phố Sài Gòn không quá đông dân như ngày nay. Quận 4 của tôi còn nhiều đồng ruộng nhìn mút mắt.
15 Tháng Bảy 20211:16 SA(Xem: 8001)
Thật buồn thay, kể từ tháng 7/2019, sau một thời gian dài tồn tại, rạp Biên Hùng- một biểu tượng văn hóa lâu đời của Biên Hòa - đã chính thức bị xóa sổ.
15 Tháng Bảy 202112:24 SA(Xem: 7674)
(Viết thay, là nén hương lòng cho giỗ đầu của NQK8 Trần Hữu Phúc) (Để tưởng nhớ Ba, người đã dạy con coi đá banh từ năm lớp bốn)
14 Tháng Bảy 202111:15 CH(Xem: 2641)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
14 Tháng Bảy 20219:51 CH(Xem: 8370)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
14 Tháng Bảy 202112:16 SA(Xem: 10175)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI KINH CUỐI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Cẩm Bình
13 Tháng Bảy 202111:04 CH(Xem: 6428)
Thế là anh đúng hẹn lại đến. Tháng sáu 2021 mùa hè rực rỡ càng thêm rực rỡ vì có anh.
10 Tháng Bảy 20217:15 CH(Xem: 10408)
Giờ... Xa biền biệt phương nào Hương hoa bưởi vẫn dạt dào... Người ơi. Bài thơ mực tím mồng tơi. Nồng nàn giữ mãi nghìn lời nhớ thương.
10 Tháng Bảy 20213:24 CH(Xem: 10392)
GPS định vị trong chừng mực Khi trật đường em đã vội kêu lên Không quay đầu bão tố sẽ kề bên Con đường ấy một mình anh riêng lối.
09 Tháng Bảy 20213:12 CH(Xem: 8898)
Cuộc tình sao quá mong manh Còn đây màu mực tuổi xanh hẹn thề Bên giòng sông vắng chiều quê Chỉ còn anh đứng triền đê đợi chờ
05 Tháng Bảy 202112:14 SA(Xem: 6102)
Chị lúc nào cũng nhớ em, cám ơn em đã cho chị nhiều niềm vui trong những mùa tranh giải. Hãy yên bình trong thế giới của em nghe Phúc.
04 Tháng Bảy 202111:47 CH(Xem: 7882)
Trở về rồi, Thầy có thấy vấn vương? Ghế đá, hàng cây, sân trường… im lặng Mây lững lờ trôi như đang hờn trách Tuổi học trò thần thánh ai mang đi
04 Tháng Bảy 202111:22 CH(Xem: 6796)
Bức tranh Đàlạt mà mẹ cô đã vẽ, giờ đây như có ai lấy mực bôi vào. Không còn nữa những con đường hoa anh đào, không còn nữa vườn hoa của mẹ!
04 Tháng Bảy 202111:04 CH(Xem: 9000)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: KỶ NIỆM - Nhạc Phạm Duy Thanh Lam trình bày
04 Tháng Bảy 202111:03 CH(Xem: 8973)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "NỤ HOA NHỎ - Sáng tác: Nguyễn Cư (K3) - Tiếng hát: Cố ca sĩ Duy Quang KIỀU OANH THỰC HIỆN YOUTUBE
04 Tháng Bảy 202110:31 CH(Xem: 6600)
Cám ơn nước Mỹ đã cho gia đình chị Bông cơ hội sống và làm việc để có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay. Nước Mỹ thật đáng yêu.
04 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 7981)
Tháng Bảy quê người hoa đăng lễ hội Mừng đón Ngày Độc Lập với Tự Do Pháo nổ trên cao, thiên hạ chuyện trò Khắp chốn muôn nơi, mọi người ca hát
03 Tháng Bảy 202111:14 CH(Xem: 7584)
245 năm nước Hoa Kỳ Tuyên ngôn độc lập chân đi vững bền Thế gian biết họ biết tên Danh siêu cường quốc vang rền năm châu.
03 Tháng Bảy 20219:16 CH(Xem: 10704)
Quỳ lạy Chúa... Con là người ngoại đạo Nhưng trong con Thiên Chúa rất dạt dào Cầu xin Chúa giúp con bình tâm lại Vì lòng con luôn sóng cuộn dâng trào.
28 Tháng Sáu 20216:47 CH(Xem: 10692)
Ta về hỏi lại đồng môn Bao nhiêu người cũ mất còn biết không? Sĩ phu còn nợ non sông Hồn quê thổn thức nỗi lòng chia xa
28 Tháng Sáu 20212:12 SA(Xem: 6668)
Ôi! nói chung là những người nào còn người bạn đời bên cạnh, phải “tuyên dương” đối phương tối đa, phải cùng nhau lập được một ngày “Wife or Husband”.
28 Tháng Sáu 20211:56 SA(Xem: 5127)
Với tôi, ve thì nhất định là “ve vui”, không hề là “ve lạnh”, lại càng không thể là “ve sầu”!
27 Tháng Sáu 20213:56 CH(Xem: 8958)
Tôi đã làm một chuyến đi chơi xa bằng xe van kéo dài 16 ngày. tổng cộng 6.600 miles (10.560 km).
27 Tháng Sáu 20218:26 SA(Xem: 11133)
Nửa trăm năm vẫn chưa hề gặp lại Quên nhiều điều nhưng vẫn nhớ dòng sông Bến xưa giờ lá rũ buồn tê tái Tiễn tình xưa vào nỗi nhớ chùng lòng.
27 Tháng Sáu 20211:45 SA(Xem: 10977)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ KIẾP SÔNG CHỜ - Thơ Hà Thu Thủy - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
25 Tháng Sáu 202110:17 CH(Xem: 11687)
46 năm đã trở thành quá khứ Mà thời gian vẫn chưa đủ chôn vùi Xác chúng mình tro rải biển anh ơi! Hồn theo gió cùng trăng soi đầu núi.
24 Tháng Sáu 202112:49 CH(Xem: 10283)
Bóng dáng nhân từ Cha vẫn đó Hình dung hiền thục Mẹ còn đâu Nhớ thương há chỉ Ngày Từ Phụ Đau xót tàn canh ngấn lệ sầu
24 Tháng Sáu 202112:45 CH(Xem: 10040)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn nghe giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường nên gió phải lang thang.
20 Tháng Sáu 20219:31 SA(Xem: 9040)
Tôi viết bài này để lật lại trang ký ức của mình và tri ân họ. Tri ân những người cha đã cho tôi nhiều ân sủng. Tri ân người chồng từng là lính bảo vệ đất nước và cho tôi một mái ấm gia đình.
20 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 5894)
Lâu lắm rồi nụ cười của ông mới mở rộng hết ga như vậy, ông nghĩ “chuyến về Cali này thật hên, ông sẽ được hồi sinh lại quá khứ trong ngày lễ QLVNCH...”
20 Tháng Sáu 20212:31 SA(Xem: 6560)
Nhân ngày lễ Từ Phụ (Father’s Day), tôi xin mạn phép nhắc nhở các bậc làm cha hãy cùng với người mẹ cố gắng tạo cơ hội cho các con mình có một nghề nghiệp vững chắc để tự nuôi thân.
20 Tháng Sáu 20212:15 SA(Xem: 7839)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HAPPY FATHER'S DAY - TÌNH CHA CÒN ĐÓ ĐẸP THAY Kiều Oanh Thự Hiện Youtube
20 Tháng Sáu 20212:04 SA(Xem: 6037)
Nhìn các con lễ phép chào đón khách với nụ cười tươi tắn, thân mật, anh thầm cảm tạ Ơn Trên đã ban cho anh một diễm phúc tuyệt vời mà không phải người cha nào khi quyết định bước thêm bước nữa có được.
20 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 9700)
Xin bấm vào youtube để thưởng thức TƯỞNG NHỚ VỀ CHA - Thơ Hoàng Ánh Nguyệt Nhạc LMST - Hòa Âm Vũ Thế Dũng Tiếng hát: Tâm Thư- Video: Huyền Ái
20 Tháng Sáu 20211:39 SA(Xem: 3799)
TẤM giờ không bé nữa BỐNG lớn đi xa rồi Giếng khơi cũng lần lữa Vào cổ tích chơi vơi BỐNG... BỐNG ơi! Nhớ nhé Chén vàng, cơm bạc xa Cũng đừng quên cô bé Và tình yêu quê nhà.
20 Tháng Sáu 20211:23 SA(Xem: 3860)
Cha về với cõi u linh Mười năm loan phụng hòa minh tương phùng Ấm êm huyệt địa mộ chung Con còn sớm tối vẫy vùng trường giang...
20 Tháng Sáu 202112:31 SA(Xem: 7112)
Tôi sẽ không viết những điều ai cũng biết về Trần Thiện Thanh, chỉ xin kể lại những “kỷ niệm” của riêng tôi với chàng ca nhạc sĩ lắm tài nhiều tình này.
19 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 10611)
Ước gì có một ngày như thế Bọn chúng mình, già mấy cũng thấy vui Lỡ mai kia đứa lìa đời Cũng có đám bạn già Ngồi trên xe lăn nắm tay nhau mà khóc.
19 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 4642)
Ngày của Cha thường được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của từng quốc gia.
12 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 10611)
Chiều buồn nợ áng mây bay Đêm về... Nợ bóng trăng lay hiên nhà Cuối cùng ta nợ cả ta Nợ điều đã hứa... Nhớ ra chưa làm.
12 Tháng Sáu 202112:54 SA(Xem: 9453)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CÓ BAO GIỜ EM HỎI - Thơ Duyên Anh - Nhạc Phạm Duy Hòa âm & Keyboard: Hữu Quang Thanh Lam trình bày
12 Tháng Sáu 202112:34 SA(Xem: 3308)
Activator Method là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả sử dung một công cụ Activator có lò xo cung cấp lực thấp để điều chỉnh các đốt cột sống ...
12 Tháng Sáu 202112:25 SA(Xem: 9600)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ VẪN THẾ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
11 Tháng Sáu 20214:25 CH(Xem: 10404)
Gió đem hương chan vào vườn cây trái Để hoa thơm quả ngọt chín tràn trề Hạ nồng nàn khắp núi sông đồng bãi Ơn gió hiền hòa dong ruỗi say mê.
11 Tháng Sáu 202110:22 SA(Xem: 8768)
Tôi ở Cali đồi núi khô khan, cây cỏ không xanh tươi. Dọc đường về hướng Florida cây xanh bát ngát. Một màu xanh mướt đẹp mắt và trải rộng tới chân trời.
11 Tháng Sáu 20212:25 SA(Xem: 6175)
Nhưng Tí vẫn là đứa con bé bỏng trong vòng tay của chị. Đứa con ước ao một món quà thuở nhỏ, mà mãi đến giờ, và sẽ không bao giờ, chị có thể tặng cho con.
11 Tháng Sáu 20211:57 SA(Xem: 6683)
Ngày mai tôi sẽ lái xe ra biển và ném thỏi son này thật xa để nó theo dòng nước trôi ra đại dương. Không còn lý do gì để giữ kỷ niệm này nữa.Một gút mắc của cuộc đời vừa được tháo gỡ. Chưa ra biển mà nghe lòng mênh mông.
11 Tháng Sáu 20211:08 SA(Xem: 7137)
Cù lao chín chữ vai mang Đại dương sâu thẳm ngút ngàn vọng chân Thái sơn chở nặng nghĩa ân Vầng dương chiếu rọi Sáng Ngần Tình Cha.
10 Tháng Sáu 202110:34 CH(Xem: 10442)
Có gì đó ở Sài Gòn nhớ mãi Đi thật xa vẫn quay quắt hướng về Sài Gòn bây giờ tháng sáu nhiêu khê Sài Gòn đắp mền ủ mình trốn dịch.
07 Tháng Sáu 20211:14 SA(Xem: 4961)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
06 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 13116)
Sài Gòn cơn bệnh rồi sẽ qua Hòn Ngọc Viễn Đông lại điệu đà " Sài Gòn tốt bụng " câu cửa miệng Để thương để nhớ kẻ phương xa.
06 Tháng Sáu 202112:13 CH(Xem: 9235)
Florida với trái cây miền nhiệt đới như ở VN. Tôi là dân miệt vườn nên mơ ước được đi đến đó, tận tay hái những cây trái sai oằn như ở vườn nhà ngày xưa. Tôi nôn nao lắm Florida ơi!
01 Tháng Sáu 202110:40 CH(Xem: 7001)
Chuyến đi Á Châu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2019 có thể là chuyến đi qua nhiều nước cuối cùng của tôi.
01 Tháng Sáu 202110:29 CH(Xem: 3943)
(Viết thay, là nén hương lòng tưởng nhớ CHS Ngô Quyền K8 Trần Hữu Phúc)
01 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 8194)
Cảm ơn câu hát tiếng đàn Để tình thơ dại luôn mang nặng lòng Cảm ơn ngày tháng thong dong Cảm ơn cả những long đong phận người
01 Tháng Sáu 20211:43 SA(Xem: 9116)
Nghe trong câu hát lời kinh Vạn lời xin lỗi tình em còn chờ Tào khang không trọn dòng thơ Phút giây hạnh ngộ cũng là thiên thu
01 Tháng Sáu 20211:29 SA(Xem: 5749)
Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm.
01 Tháng Sáu 202112:06 SA(Xem: 8731)
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy đã truyền cho tôi những kiến thức
31 Tháng Năm 202111:44 CH(Xem: 8672)
Nắng bồi hồi tiễn anh ngang đường cũ Có hàng cây lay lắt gió đợi chờ Có em ngồi bên sân chiều lá rụng Gom lá vàng, đong kỷ niệm ngày thơ.
23 Tháng Năm 202111:59 CH(Xem: 7258)
Mẹ đã thanh thản đi về cõi vĩnh hằng trong một giấc ngủ muộn vào chiều ngày lễ Memorial Day năm 2018, để lại cho con cháu niềm tiếc thương vô hạn cùng tấm gương rực sáng ...
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 7543)
Bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi...Tôi không tìm thấy lại một Sài Gòn thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8120)
Cựu học sinh Ngô Quyền Houston hôm Sunday 5/20/21 tổ chức một buổi họp mặt chào đón cô Ma Thị Ngọc Huệ cùng phái đoàn đến từ California.
23 Tháng Năm 20212:33 SA(Xem: 7018)
Là người dân của Mỹ cũng may mắn như được làm con nhà giàu. Nếu được làm con nhà giàu thì phải biết mở lòng để giúp những người kém may mắn.
23 Tháng Năm 20211:42 SA(Xem: 2886)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
21 Tháng Năm 20211:41 SA(Xem: 6829)
Như đã thông báo trước, chúng tôi tổ chức viếng tang vào lúc 14 giờ ngày 19.05.2021. Tôi và Trần Văn Thông đến nơi tổ chức tang lễ đúng hẹn.
21 Tháng Năm 20211:16 SA(Xem: 5998)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
21 Tháng Năm 202112:45 SA(Xem: 4417)
Bài tập quan trọng nhất của bộ môn khiêu vũ Xin mời thưởng thức: Kỹ thuật đôi chân của vũ điệu International Latin Biên tập: Vũ sư Thanh Lam
17 Tháng Năm 20212:38 SA(Xem: 11873)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÃ LỠ DUYÊN RỒI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Văn Vĩnh
17 Tháng Năm 20211:34 SA(Xem: 9011)
Tìm nhau năm mươi năm Năm mươi mùa Đông lạnh Đường hun hút xa xăm Chim Thiên Đường mỏi cánh.
17 Tháng Năm 20211:30 SA(Xem: 6922)
Sau năm 1975, trong thời gian khó khăn, nhà không có TV mỗi lần có tranh cúp Mondial, tôi phải sang nhà người học trò bên cạnh xem ké trận đấu.
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 4314)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 3218)
Chườm lạnh trên các vết thương đau cấp tính viêm sưng. Chườm nóng trên các cơ bắp đau kinh niên, cứng cơ. Trên lớp vải mỏng khoảng15-20 minutes.
17 Tháng Năm 20211:15 SA(Xem: 9250)
Những dấu chân mòn mỏi Mẹ đi qua. Nhiều khi Mẹ không ngoái đầu nhìn lại Sương Tấm trên vai ướt mềm áo vải Nắng nhuộm đen đôi gót nhỏ chai sần
17 Tháng Năm 20211:03 SA(Xem: 9594)
Anh nói với em chỉ một điều Hai ta giữ mãi một tình yêu Cho nhau nồng ấm như ngọn lửa Dù cả hai ta đã xế chiều.
16 Tháng Năm 202110:42 CH(Xem: 8312)
Mẹ ơi! Ơn nghĩa sinh thành biết chừng nào con đền đáp được. Con nguyện cầu cho mẹ khỏe mạnh, an lạc để sống đời với con.