Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (kết)

10 Tháng Mười Một 201710:46 CH(Xem: 8154)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (kết)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (kết)

blankSự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng. Nhưng nếu biết đó là một tà thuyết, một chủ trương sai lầm, hoặc chỉ là một chủ thuyết chính trị lừa bịp mà vẫn nhắm mắt theo thì phải gọi là gì?

Từ cái biết đến cái hèn của trí thức

Câu trả lời tiêu biểu là của Lữ Phương như sau:

“Chiến khu trong hiện thực hoàn toàn không phải là cái miền ký ức ngọt ngào mà những bài hát tuổi thơ đã phác hoạ. Không có gì thơ mộng trước cuộc máu lửa này, nhưng đã đi vào thì phải chấp nhận tất cả, dù cho rơi vào tình thế xấu nhất với bản thân.”

(Lữ Phương, “Những chuyến ra đi”, Bản thảo chuyền tay, Việt Nam 2008, viet-studies.net, http://www.viet-studies.net/LuPhuong/LuPhuong_NhungChuyenRaDi.htm)

Trường hợp Lữ Phương cũng có thể là trường hợp của nhiều người khác.

Định hướng của bài viết này giúp tôi có thể khẳng đinh một số điều và đưa đến kêt luận khi tôi đọc những tiểu luận cuốn “La Philosophie du porc et autres essais”của nhà văn Liu Xiaobo, được Nobel hòa bình, năm 2000. Phải nói đây là một cuốn sách không mấy dễ đọc. Và đọc thì dễ chán.

Những bài viết của Lưu Hiếu Ba do Hồ Như Ý dịch. Và đã được đăng liên tiếp trên DCVOnline,net. Các bài đều ngắn và gọn, đọc dễ hiểu như các bài: “Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc Đại lục trong thập niên 1980”, “Khuyển nho hóa chủ nghĩa yêu nước. Bài”, “Từ chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt tinh ranh đến mặt nạ của phe tân tả”, và “Không phải là “dòng chảy ngầm” mà là “bọt nước””. Những bài này đã giúp tôi có một cái nhìn chính xác hơn về cộng sản nói chung.

Lưu Hiếu Ba cho rằng trí thức ở Trung Hoa hiện nay đã theo đuổi một chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hẹp hòi. Thứ chủ nghĩa dân tộc này kích thích lòng tự ái dân tộc một cách mù quáng và nguy hiểm. Lịch sử con người đã bao nhiêu lần cho thấy người ta đã lợi dụng hai chữ này cho những tham vọng của các tên độc tài, các bạo chúa. Và có biết bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ? Hồ Chí Minh thay vì dùng chữ dân tộc thi rêu rao một chủ nghĩa yêu nước mà mục đích cuối cùng cũng là phục vụ cho một đảng. Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.

Ông Lưu Hiểu Ba còn gọi trí thức Trung Hoa là thứ người theo Triết lý con Heo.

Triết lý con heo, theo Lưu Hiếu Ba được ông giải thích là:

“trên thực tế, bất cứ người Trung Hoa nào cũng có đủ can đảm dẫm đạp lên đạo đức bất kể đến liêm sỉ, nhưng người ta lại hầu như không tìm thấy bất cứ người Trung Hoa nào có đủ can đảm đạo đức dẫm đạp lên thực tế mà biết hổ thẹn.”

(Liu Xiaobo, “La Philosophie du porc et autres essais”, Édition et trad. du chinois par Jean-Philippe Béja. Préface de Václav Havel, mai 2011, Collection Bleu de Chine, Gallimard, trang 33)

blank

Gallimard

DCVOnline: “Ainsi, la philosophie du retrait du monde de Laozi et Zhuangzi est gratifiée par les prétendus intellectuels libéraux du nom de libéralisme, ce qui est de la philosophie du porc à 100 % – ceux qui ont été chassés vers la porcherie ou qui s’y sont enfuis attendent qu’on vienne les nourrir, voilà tout.”

“Do đó, triết lý vô vi trong thế giới của Lão Tử và Tang Tử được thỏa mãn bởi bọn người giả danh trí thức tự do dưới danh nghĩa của chủ nghĩa tự do, đó là triết lý của 100 phần trăm thịt lợn – những người đã bị đuồi vào chuồng hoặc những người trốn chạy chờ để được cho ăn, chỉ có thế.”

(Liu Xiaobo, “La Philosophie du porc et autres essais”, Édition et trad. du chinois par Jean-Philippe Béja. Préface de Václav Havel, mai 2011, Collection Bleu de Chine, Gallimard)

Lưu Hiếu Ba muốn ám chỉ giới trí thức Trung Hoa là hạng người vô đạo đức, vô liêm sỉ đã tự dối mình và làm tôi mọi cho cộng sản. Lời lên án của Lưu Hiếu Ba đối với giới trí thức Trung Hoa cũng là một thực tế có thể đem áp dụng vào trường hợp trí thức Thiên tả và thành phần thứ ba ở Việt Nam cũng như trí thức miền Bắc..

Nhưng tôi dấn suy nghĩ xa hơn. Chủ nghĩa cộng sản dựa trên bạo lực-một thứ cơ chế bạo lực dấn đến cùng cực của nó biến trở thành một quyền lực “vô hình”, một “ bóng ma cộng sản” mà ngay những kẻ khai sinh ra nó ở Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng cũng trở thành nạn nhân của cơ chế ấy. Nghĩa là họ cũng biết sợ, sợ chính họ, sợ cơ chế. Ho cũng biết khi nào phải im lặng và khi nào cần phải hèn. Có cái hèn của Phạm Văn Đồng, cái hèn của Võ Nguyên Giáp cũng như cái hèn của Trường Chinh, của Tôn Đức Thắng.

Và trên tất cả cái hèn của Hồ Hồ Chí Minh.

Kẻ đi gieo rắc bạo lực trở thành kẻ hèn vì nghi kỵ, sợ người khác, bạn trở thành thù. Nỗi sợ hãi bao trùm lên mọi cơ chế đảng, từ thấp đến cao. Càng trèo cao, càng sợ, càng phải giữ mình.

Trong cuốn sách của Nguyễn Văn Trấn, “Viết cho mẹ và Quốc Hội”, 1955, ông nhìn nhận ngay chính chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng biết sợ.

Lê Phú Khải trong cuốn “Lời ai điếu” trích dẫn một nhà văn ở Đông Âu ca thán:

“Cái sự kiểm duyệt ở chế độ độc trị nó kinh khủng như thế. Vì thế, có một nhà văn ở một nước XHCN bên Đông Âu trước đây đã có lần phải thốt lên: chúng tôi không có kẽ hở để suy nghĩ! (noud n’avons pas l’escape de pencer).”

(Lê Phú Khải. “Lời ai điếu”, Hồi ký, Người Việt Book xuất bản lần thứ nhất tại Hoa kỳ, 2016, https://phanba.wordpress.com/loi-ai-dieu/)

blank

De Silva

blank

Nguồn: Edition Complexe

DCVOnline: 1. Nguyên văn câu “noud n’avons pas l’escape de pencer” là “Nous n’avons pas l’espace de penser” mà Denis Peschanski, Michael Pollack, Henry Rousso trong “Histoire Politique Et Sciences Sociales | Questions Au XXeS” , Editions Complexe 1/11/1992 trích dịch lại lời của Primo Levi trong cuốn “Se questo è un uomo” (nguyên bản tiếng Ý) do nxb De Silva và nxb Einaudi phát hành năm 1947; bản dịch Anh ngữ của “Se questo è un uomo” là “If This Is a Man” ở Mỹ do The Orion Press  xuất bản năm 1959. Cuốn “Survival In Auschwitz (If This Is a Man)” do Stuart Woolf dịch từ tiếng Ý lại được Touchstone Book tái bản 1 tháng 9, 1995.

blank

Nguồn: OntheNet

2. Primo Le vi là một nhà hoá học, nhà văn người Ý gốc Do Thái, là người tù số 174517 sống sót sau 11 tháng bị giam ở Monowitz, một trong ba trại giam chính ở phức thể Auschwitz. Ông không phải là một “nhà văn ở Đông Âu” vô danh như tác giả Lê Phú Khải trích dẫn lại trong cuốn “Lời ai điếu”.

blank

Primo Levi, nhà văn người Ý gốc Do Thái, người tù số 174517 sống sót sau 11 tháng bị giam ở Monowitz. Nguồn: Wikipedia

Cho nên, những luận chứng của Lưu Hiểu Ba trong việc phê phán các thành phần “trí thức” ở bên Trung Quốc như một chỉ hướng, nó giúp người viết nhận định được các thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba ở Việt Nam một các xác thực hơn.

Tô Hải, trong cuốn hồi ký, đã can đảm nhận mình là một thằng hèn ngay ở tựa cuốn sách, “Hồi Ký của một thằng hèn”. Hèn không phải vì dốt, hèn vì sợ không dám lên tiếng. Dù vậy, ông cũng mới chỉ dám nói về “cái hèn của chính mình”, chứ chưa dám đụng đến cái hèn của người khác.

Phạm Xuân Nguyên cũng đã nói đến “Cái hèn của người cầm bút” mà nguyên do chính là “Mình tự làm hèn mình”. (Trăm hoa vẫn nở trên Quê hương. 1986-1989, Cao trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam, trang 501)

Lại nhớ đến câu trối trăng xanh rờn của Nguyễn Khải trước khi về cõi.

“Miền Bắc đã cho tôi độc lập, miền Nam đã cho tôi tự do.”

Chính vì cái “hèn cố cựu” của miền Bắc ấy mà, Phạm Thị Hoài, tác giả cuốn truyện “Marie-Sến” goi một cách khinh bỉ các nhà văn miền Bắc là thứ “dương vật buồn thiu”. Thứ chết nhát, thứ “phải đạo”. Thứ này chiếm đa số, sống thầm lặng, yên phận, ăn lương nhà nước hay lương nhà văn.

Dương Thu Hương còn phê phán mạnh bạo hơn nữa. Đã có lần trong một bản lý lịch phải khai cho con vào đại học, ở phần nghề nghiêp của mẹ, bà đã ghi: “Nghề chống Đảng”. Nghe đến lạ. Nghe mà sướng.

Chỉ có người đàn bà ấy, sống bị cùm kẹp trong bao nhiêu năm. Vào miền Nam thấy một thật mới có thể nghĩ ra coó một “nghề chống đảng”. Nhân viên thu nộp đơn đề nghị:

“Chị Hương nên bỏ cái nghề nghiệp như thế này đi. Nếu để thì nhất định cháu nó không được vào học đại học đâu! Hương bảo với tôi: Nghĩ thương thằng con quá nên em đành phải gạch cái nghề nghiệp chống đảng ấy đi. Như thế có phải tình thương cũng là tội ác không hai anh?”

(Lê Phú Khải, ibid., trang 516)

Khi bị chính quyền chơi bẩn, cắt đường giây điện thoại, cũng người đàn bà ấy nói to trong điện thoại với đám công an:

“Bảo thằng Phan Văn Khải mắc ngay điện thoại lại cho bà, không thì bà không để yên cho đâu! Em nói rất to cốt để cho cả khu phố nghe.”

(Lê Phú Khải, ibid., trang 520)

Tôi gọi những phụ nữ này là những người mở đường cho một thế hệ phụ nữ “thế hệ không biết nhương bộ mà sau này nhiều phụ nữ khác đã tiếp tục lên tiếng.

Nhưng trước tình trạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng và bế tắc về kinh tế. Nghèo đến phải ăn ngô ăn khoai, ăn bo bo. Nguyễn Văn Linh hô hào “không đổi mới thì chết.” Nhiều trí thức muốn “đổi mới” theo kinh tế thị trường, đồng thời đòi hỏi dân chủ về chính trị. Đổi mới kinh tế đã đem lại một số thành quả. Nhưng về mặt chính trị thì không. Vẫn một đảng lãnh đạo.

Phong trào “cởi trói” này đã dấy lên một cao trào phản kháng, một thứ “trăm hoa đua nở” đợt hai với nhiều người khác như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Độ, Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Duy và nhiều người khác.

Thật ra họ vẫn chỉ phản kháng trong khuôn khổ những gì được nói, được viết. Người ta gọi chung những loại trí thức này là một thứ đối lập trung thành. Hay nói nôm na là thứ: “vừa đ.. vừa run”.

Đó là cái hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam. Một hình thức dân chủ giả hiệu không nên chấp nhận. Một lớp người cuối trào lên tiếng như ông Tương Lai hay Nguyễn Trung mà chắc chắn những kiến nghị, những đề nghị của họ đã bị Đảng vứt vào sọt rác.

Họ hèn theo cách của họ. Nói mà không sợ bị đi tù. Đó cũng là mục tiêu mà Lưu Hiểu Ba muốn đề cập tới ở trên.

Tại sao trí thức Trung hoa học được cách im lặng trước những khủng hoảng về kinh tế, văn hóa, và về những tuyên truyền cũng như những lời hứa của Đặng Tiểu Bình về một xã hội phồn thịnh, về một cuộc sống dễ dãi cho dân chúng Trung Hoa?

Đây là câu trả lời cụ thể của Lưu Hiểu Ba:

“Làm thế nào để những con heo ngủ yên khi chúng được ăn no và ăn khi chúng thức dậy. Làm thế nào giữ được mức độ ở những nhu cầu tối thiểu, như nhu cầu ăn uống và tình dục, và đừng để cho họ có cơ hội có những tham vọng lớn hơn. Để đạt được điều ấy, hệ thống hiện nay của Trung Hoa cho thấy mọi quyết định về những cải cách đều là một quyết định chính trị cả và mọi diễn văn liên quan đến khoa học nhân văn đều phải làm sao phản ảnh đươc tính cách chuyên chế của chế độ.”

(Liu Xiaobo, ibid., trang 157-158)

Nói vắn gọi là nắm được cái dạ dầy là nắm được cả con người. Muốn có mặt, muốn tồn tại, muốn được có chỗ ngồi, leo lên thì phải giả vờ ngu, phải biết im lặng, phải biết nói hùa theo. Cuối cùng là phải biết sống như những con heo.

Những ý tưởng của Lưu Hiểu Ba có thể tìm thấy trong thực tế trí thức miền Bắc.

Họ nói chung là những kẻ “phải đạo”. Bảo chửi ai thì hùa theo chửi. Bảo khen thì hùa nhau khen hết lời. Biết khi nào phải im lặng thì nại đến vấn đề “nhạy cảm” để khỏi phải nói. Kẻ Khôn ngoan lắm thì cũng câu trước khen, câu sau chê. Chê chung chung miễn là đừng chỉ đích danh ông nào. Cả một quyết định của một Trung Ương đảng mà cũng chỉ dám nói đến “Đồng chí X”.

Có lẽ nhờ đó đảng tồn tại vì đã kiềm chế được trí thức miền Bắc từ cái bụng lên cái đầu bằng cái hộ khẩu. Đã bao nhiêu lần đổi anh trùm, đã bao nhiêu lần hứa hẹn mà đất nước vẫn càng ngày càng lấn sâu trong vũng lầy tội lỗi.

Và cũng sau này cùng một cách thức như vậy, họ tiến hành cai trị ở miền Nam.

Tuy nhiên, phản ứng của trí thưc miền Nam – dù là cá nhân – không có sự khuất phục trọn vẹn vì họ có nhiều lối thoát: hoặc do trình độ hiểu biết cao, hoặc do tiếp sức với thế giới Tây Phương, hoặc do còn có tiền bạc và nhất là có thể có cơ hội trốn ra nước ngoài. Ít ra cũng có một số lên tiếng như trường hợp các ông Phạm Hoàng Hộ, Châu Tâm Luân, Võ Tòng Xuân, Lâm Võ Hoàng.

Mặc dầu vậy, không thể có một quy luật chung cho mọi người. Vì thế bài này trình bày một số những nhóm tiêu biểu với những nhân vật tiêu biểu về những cách đối phó với từng hoàn cảnh một.

Nhận xét chung thì phần lớn trí thức miền Nam nay đã ở nước ngoài ra đi ở thời điểm 1975. Phần đa số còn lại cũng đã đào thoát dưới làn sóng “boat people”. Và nay chỉ còn có một thiểu số ở lại mà não đã teo tóp và bất lực.

Tôi gọi chung những chọn lựa của họ trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng là một chọn lựa đau đớn, mất mát. Ít lắm thì một phần đời của họ đã vấy bẩn, vô tích sự. Nhiều người trong số họ còn đáng bị nguyền rủa nếu xét đến vận mệnh miền Nam. Họ thua cả một người lính chiến. Họ kém cỏi đến phải gọi là một bọn ngu xuẩn.

Chỉ có bọn ngu xuẩn mới hùa theo cộng sản.

Hầu hết nay họ chọn lựa làm thinh. Nhưng ít nhất họ cần có một thái độ sám hối khi nhìn thấy hiện trạng đất nước như ngày hôm nay mà đã có thời họ xưng tụng không biết ngượng.

Đi vào thực tế Việt Nam, phải cắt nghĩa thế nào khi có một số trí thức thiên tả hay thành phần thứ ba đã ngả về phía cộng sản trước 1975?

Nhóm trí thức miền Nam gốc Bắc

Dân miền Bắc, ngay từ 1945, nhiều người đã hiểu rõ thực chất cộng sản như thế nào? Không nhất thiết người đó phải là người có học. Đôi khi chỉ là một nông dân, một trùm trưởng ở một xứ đạo, một trung nông. Họ cảm nhận một cách rất rõ ràng như đen với trắng.

Tô Hải kể lại mùa thu năm 1945, khi ông lên đường làm lính Vệ Quốc. Cha của ông đã cảnh cáo:

“Đi theo cộng sản hả? Thất bại đừng có vác xác về. Tao tống cổ ra đường đó. Ông đã thất bại, không dám quay về.”

(Tô Hải, “Hồi ký của một thằng hèn”, Tiếng Quê Hương, trang 7)

Bố Trần Đức Thảo, vốn chỉ là một công chức bưu điện đã than thở khi Trần Đức Thảo về Việt Nam theo cộng sản:

“Về như vầy là mày tự giết mày rồi. Mà cũng là giết cả mẹ mấy và tao nữa. Phải chi mày học được cái nghề như thợ nề, thợ máy, thợ mộc gì thì thì đỡ khổ cho tao biết mấy […] Chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết. Có là điên mới đi theo chúng nó. Mày về đây là mày giết mày, giết cả tao đây, Thảo ơi là Thảo!”

(Tri Vũ & Phan Ngọc Khuê, “Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối”, trang 160.)

Những lời cảnh tỉnh như thế không đáng cho người ta nhớ đời sao?

Nguyễn Mạnh Hà

Trong lớp trí thức miền Bắc học từ bên Pháp trở về có thể coi Nguyễn Mạnh Hà thuộc lớp người đầu tiên. Theo Nguyễn Mạnh Hà, gốc người Hưng Yên, Hồ Chí Minh muốn hợp thực hóa chính thể nên thấy cần tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Đáng lẽ ông Nguyễn Mạnh Hà phải về |Hưng Yên tranh cử, nhưng ông đã không về, không ký bất cứ giấy tờ gì. Ông vẫn có tên trong danh sách đắc cử chẳng khác gì trường hợp Bảo Đại ở Thanh Hóa. Và Nguyễn Mạnh Hà nhân thấy rõ: “đây chỉ là một cuộc bầu cử bịp bợm, không dân chủ.” (Tran Thi Liên, “Les catholiques Vietnamiens pendant la guere d’Indépendance ( 1945-1946) entre la reconquête coloniale et la résistance communiste”. 1996, trang 104)

Sau này, ông Nguyễn Mạnh Hà còn được đề cử làm Bộ trưởng kinh tế trong chính phủ Việt Minh.Nhưng ông cũng thừa biết rằng họ chỉ cần dùng ông bởi vì cái lợi thế ông là người Thiên Chúa giáo, quen nhiều giới lãnh đạo giáo hội cả tây lẫn ta và cả chính giới ở Pháp.

Biết bị lợi dụng như thế. Nhưng ông vẫn theo cộng sản.

Nhưng cuối năm 1946, ông biết họ chỉ dùng tạm. Ông Hồ đã quyết định gửi Nguyễn Mạnh Hà sang Pháp như người đại diện của Việt Nam tại Pháp. Phạm Văn Đồng cũng khuyên Nguyễn Mạnh Hà ở lại Pháp.Nguyễn Mạnh Hà ở lại Pháp cho đến khi sau Hội Nghị Fontainebleau thất bại. Nhưng ông đã nhất định trở lại Việt Nam vì còn 4 đứa con ở đó. Và đây là hoàn cảnh của ông vào cuối năm 1946, bị hất ra ngoài tại Việt Nam:

“Tôi chẳng phải làm gì, tôi sống mà không biết làm gì, hoàn toàn không. Tôi không có lương và tôi không có tiền. Tôi bắt buộc phải sống với những điều kiện tối thiểu. Tôi có thể đi gặp Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Giáp nếu tôi muốn.”

(Tran Thi Liên, ibid, trang 105)

Cho đến ngày cuối tháng 12-1946, Nguyễn Mạnh Hà đến gặp Hồ Chí Minh trong Phủ chủ tịch thì toàn bộ bộ tham mưu như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã di tản về Hà Đông, chỉ còn lại mình Hồ Chí Minh.

Rõ ràng họ đã coi Nguyễn Mạnh Hà là “người ngoài” và vì thế đã bỏ rơi ông ta ở lại Hà Nội? Phần các chính khách phe quốc gia thì ngay từ tháng 7-1946, lo sợ bị sát hại đã sợ hãi bỏ Việt Minh chạy sang Trung Hoa như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, v.v.. Sau 1975, những người già như Vũ Hồng Khanh, lúc 76 tuổi vẫn bị đi học tập cải tạo, sau được cho về và chết tại quê nhà tại Vĩnh Phúc.

Nay thì với nhiều kinh nghiệm, tôi mới hiểu thấu đáo chữ “trong” hay “ngoài”là nồng cốt của vấn đề. Hiểu được điều đó sẽ hiểu cộng sản!

Riêng Nguyễn Mạnh Hà đã cáo lỗi với Hồ Chsi Minh hông thể ra đi được vì vợ là người Pháp và còn 4 con nhỏ. Đây là câu nói cuối cùng của Hồ Chí Minh trước khi hai người chia tay, “Oui, Je comprends, Fais ce que tu veux.” (Vâng, tôi hiểu, anh cứ làm điều gì anh muốn làm.” (Tran Thi Liên, ibid, trang 106)

Câu này cũng tương tợ như khi Hồ Chí Minh nói với Bảo Đại trước đây.

Vợ chồng Nguyễn Mạnh Hà đã chạy ẩn náu tại nhà Lm Cras, ở Câu lạc bộ Phục Hưng. Ngày 27 tháng 12, người Pháp đã đến đưa gia đình ông Hà ra Hải Phòng, rồi từ đó lên tàu thủy quay trở lại Pháp

Cho nên, phần đông phải nhìn nhận rằng dân miền Bắc có nhiều cơ hội hiểu rõ cộng sản hơn. Nên họ không dễ ngả theo cộng sản.

Tiêu biểu như giới Thiên Chúa giáo di cư với hai giám mục Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi và hàng linh mục như Hoàng Quỳnh, Nguyễn Quang Lãm,Trần Du, v.v.. việc di cư là một thái độ chọn lựa dứt khoát, từ chối sống chung với cộng sản. Sau này, vào miền Nam lập nghiệp, chỗ nào có người công giáo, chỗ đó cộng sản khó có thể len lỏi xâm nhập vào được.

Hơn ai hết, ho hiểu ý nghĩa của việc di cư là gì? Bởi vì ai thì cũng có tai để nghe, có mắt để nhìn và nhất là có đầu để suy xét. Và nhất là sống ở miền Bắc có thể sống cận kề, chứng kiến tận mắt cảnh người bị bỏ vào rọ trôi sông. Cảnh người chết đủ kiểu.

Dù ít hay nhiều, nó cũng được chôn vào tiềm thức của họ. Quên sao được!

Nhưng, lại một cái nhưng, sau này, quyết định thế nào cũng vẫn là quyền lựa chọn khác của họ. Và đấy là tất cả sự rắc rối của vấn đề. Tô Hải bị cha mắng như thế mà vẫn cứ đi vào Vệ Quốc quân?

Cho nên, những người như Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Đầu, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Nguyễn Trọng Văn, Thế Nguyên đã từng sống ở miền Bắc hoặc một số tỉnh miền Trung như Liên Khu Tư không thể nào không biết rõ cộng sản.

Họ hiểu rõ cộng sản hơn ai hết mà vẫn theo. Đó là cái nghịch lý trong quyết định và chọn lựa của họ.

Ai thì không biết chứ Trương Đình Hòe, Trương Bá Cần (tên thật Trần Bá Cường, cả hai đều gốc gác Nghệ Tĩnh, có 10 năm tuổi trẻ sống dưới chế độ cộng sản trước khi di du học Pháp. Lẽ nào họ không biết rõ cộng sản?

Nguyễn Đình Đầu, dù sống ở miền Bắc nhiều năm, nhưng do là người phụ tá cho Nguyễn Mạnh Hà, nguyên bộ trưởng kinh tế cho chính phủ Hồ Chí Minh nên đã ngả theo cộng sản từ sớm. Nguyễn Trọng Văn là do móc nối. Trương Bá Cần do Lm Nguyễn Đình Thi móc nối tại Paris tại địa chỉ 18, rue Cardinal Lemoine. Sau này Trương Bá Cần làm tờ báo Công Giáo và Dân tộc. Tiền lúc ban đầu có là do Nguyễn Đình Thi từ bên Pháp gửi về. Danh xưng tờ báo Công giáo và Dân Tộc cũng chỉ là lấy lại tên tờ báo do Nguyễn Đình Thi chủ trương trước đây ở bên Pháp.

Theo Thế Phong, Thế Nguyên (Trần Gia Thoại) có vợ người gốc Hoa là Tăng Hoàng Xinh, chị vợ vốn theo bên kia móc nối và chính thức Thế Nguyên theo bên kia vào năm 1960. (Virgil Gheorghiu, “Thế Phong: Thế Nguyên và nhóm Trình Bày”)

Thế Phong cũng có xu hướng thiên bên kia. Cũng viết cho Trình Bày. Có đi cải tạo, rồi lúc về cũng long đong như mọi người, lúc đứng “chợ Trời” hay làm lơ xe đò gì đó.

Thế Nguyên là một người theo cộng sản hoạt động rất tích cực trong lãnh vực báo chí và in sách. Nhà xuất bản Trình Bày của ông đã cho xuất bản được 50 chục cuốn sách.

Lữ Phương viết về Thế Nguyên và nhóm Trình Bày

“Nhóm này có những cơ sở hoạt động rộng lớn với một nhà xuất bản và một loạt các tạp chí như Trình bày, Đất nước, Nghiên cứu văn học cùng với nhật báo Làm dân có quan điểm chính trị khá rõ rệt: chống độc tài, chống sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, chấm dứt chiến tranh. Sau khi đăng cho tôi một số bài trên Đất nước, Nghiên cứu văn học, năm 1967, chính Thế Nguyên đã đề nghị tôi gom lại một số bài đã viết để nhà Trình bày xuất bản, và đó là tập Mấy vấn đề văn nghệ. Sau này, tôi biết Thế Nguyên đã trở thành cơ sở của cách mạng, có ra bưng họp. Anh chết cách đây mấy năm hết sức vô lí: dùng dao lam cắt một mụn cóc và bị nhiễm phong đòn gánh.”

(Lữ Phương, “Những chuyến ra đi”, Bản thảo chuyền tay, Việt Nam 2008, viet-studies.net http://www.viet-studies.net/LuPhuong/LuPhuong_NhungChuyenRaDi.htm)

Sau 1975, Thế Nguyên hoàn toàn bị “cách mạng” bỏ rơi. Thoạt đầu phải đi xếp chữ cho một tờ báo. Sau đó, ông chán nản, bê tha, rượu chè, nghiện ngập. Rồi chết một cách lãng xẹt. Trong đám tang Thế Nguyên (lúc chết mới 47 tuổi) tại nhà xứ Bắc Hà ngày thứ sáu 18-8-1989 do Lm Chân Tín chủ lế. Nguyễn Ngọc Lan trong dịp tang lễ này, có đưa ra một nhận xét về dại khôn:

“Nếu như trước này, xưa giờ người ta thường nói dại khôn khi đậy nắp ván thiên mới biết, nhưng ở đây với Thế Nguyên không thể luận về dại khôn. Làm thế nào mà có thể luận về cái dại cái khôn một khi đã dám làm dám nghĩ cho một ngày mai mơ ước, và khi đã không thể nghĩ, không thể làm được nữa, không còn mơ ước được nữa thì lai cũng vẫn cứ sống để sống và để chơi.”

Và sau đây là hai câu thơ nhại thơ Nguyễn Du của Nguyễn Ngọc Lan, “Trăm năm trong cõi người ta / Chợ Trời, chính trị đều là c.t” (Nguyễn Ngọc Lan, “Nhật ký 1989- 1990”, trang 102-103)

c.t là gì tôi không đoán ra nổi. Có thể là Chợ Trời chăng? Nhưng phải chăng khi nói về cái cái dại, cái khôn của Thế Nguyên khi theo cộng sản cũng là một cách gián tiếp nói về chính Nguyễn Ngọc Lan, nói về người mà để nói về chính mình?

Tôi nhận thấy Thế Nguyên là một trường hợp tiêu biểu nhất cho những người đã trót theo cộng sản rồi sau đó bị họ bỏ rơi, rồi chết vô danh trong tủi hận.

Nhiều trí thức miền Bắc, dù biết cộng sản đối trá mà vẫn theo.

Nguyễn Văn Trung

Nguyễn Văn Trung khi được đề cử làm Chủ tịch Ủy Ban vận động cải thiện chế độ lao tù thì đã nhận thức được ngay vai trò bù nhìn của mình. Sau này, chính quyền cộng sản và chính Lm Chân Tín cũng tự nhận mình là chủ tịch Ủy Ban này.

“Phong trào dân tộc tự quyết… tuyên truyền, vận động lực lượng thứ ba đấu tranh đòi Mỹ – ngụy thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris. Trên cơ sở đó, từ năm 1969, các tổ chức chính trị, xã hội thuộc lực lượng thứ ba lần lượt ra đời mà điển hình là Ủy ban cải thiện chế độ lao tù của linh mục Chân Tín (1969); Mặt trận nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris của luật sư Trần Ngọc Liễng (14/2/1974); Mặt trận cứu đói của Đại đức Thích Hiến Pháp (22/9/1974); Cộng đồng tin mừng của các linh mục trẻ Huỳnh Khắc Từ, Nguyễn Ngọc Lan, Huỳnh Văn Nghi…(1974); Tổ chức chống tham nhũng của 301 vị linh mục (8/1974); Lực lượng trung lập dân tộc Việt Nam (1974); Ủy ban Hành động cho công bằng xã hội của thanh niên sinh viên Thiên chúa giáo (4/12/1974)…. Đặc biệt khối Phật giáo Ấn Quang sau một thời gian dài im ắng nay cũng tuyên bố thành lập Lực lượng hòa giải dân tộc (8/1974) và sau đó triển khai rộng rãi ra các tỉnh thành Nam Bộ, với ý đồ tập hợp lực lượng thứ ba dưới ngọn cờ của Phật giáo Ấn Quang.”

(Hồ Sơn Diệp – Phí Ngọc Tuyền, “Trí thức Nam bộ góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975”, Văn Hoá Nghệ An, 1 Tháng 5 2015, https://goo.gl/ftwBPm)

“Đồng hành cùng các giới đồng bào và tăng ni phật tử trong cuộc đấu tranh chống Mỹ tại Sài gòn, phải kể đến lực lượng của đồng bào Thiên Chúa giáo, mà tiêu biểu như Linh mục Phan Khắc Từ; Linh mục Tổng tuyên ủy tổ chức Thanh – Lao – Công Trương Bá Cần; Linh mục Chân Tín – Phó Chủ tịch Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù… đã sớm phát huy tinh thần yêu nước, hòa nhập vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.”

(Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh, “Các giới đồng bào Sài Gòn – Gia Định phát huy tinh thần cách mạng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975”, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 28/4/2010, https://goo.gl/ixQtqm)

“Tôi tham gia hầu hết các phong trào đó, đặc biệt là được đề cử làm chủ tịch Ủy ban vận động Cải thiện Chế độ lao tù. Sau này, nhìn lại, thấy rõ thực chất của các phong trào này, chỉ là sách lược chính trị, nhằm lật đổ chính quyền miền Nam ( Sài Gòn) mà thôi.”

(Nguyễn văn Trung, “Nhật ký Nguyễn Ngọc Lan, nhìn từ phía người đọc trong nước”, bản thảo hạn chế, 1995. https://goo.gl/95PWmn )

Nhưng theo ông Nguyễn Văn Trung ông được đề cử làm chủ tịch và có ba phó chủ tịch, Trong 3 phó chủ tịch có Lm Chân Tín. Vì trong Ủy Ban có nhiều thành viên là người của Đảng. Ông cũng thừa biết các phong trào tranh đấu ở đô thị miền Nam trước 1975 như về: Hòa bình, Tự Do, Dân chủ, Tự Trị Đại Học đều do cán bộ lãnh đạo cộng sản chỉ đạo, sắp xếp nhân sự.

Ông cũng thừa biết Nguyễn Ngọc Lan và Lm Chân Tín là người có “chất Đảng” hơn ông nhiều. Nếu phải tin, phải dùng thì đương nhiên phải là Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín.

Mọi người thừa biết quân đội Bắc Việt xâm nhập miền Nam bằng Đường mòn Hồ Chí Minh mà vẫn ra rả đòi hòa bình? Thập niên 1970, nhà văn Xuân Vũ đã cho xuất bản nhiều sách như: “Đường đi không đến, Xương trắng Trường Sơn, Mạng người lá rụng, Đồng bằng gai góc, Đến mà không đến”. Không lẽ mọi người đều vô tinh không đọc? Hay không thèm đọc vì coi như sach tuyên truyền?

Và Nguyễn Văn Trung đã nhận ra thực chất của các phong trào này chỉ là những sách lược chính trị, nhằm lật đổ chính quyền miền Nam mà thôi. Biết rõ như thế mà vẫn cổ võ, vẫn viết như thể là một người trí thức tranh đấu cho lý tưởng? Phải chăng là tự lừa đối chính mình và lừa đối người khác?

Nguyễn văn Trung cũng thừa biết mục đích không phải để đòi hỏi thả tù binh chính trị, mà cũng chẳng nhằm cải thiện cái gì, mà nhằm lật đổ chính quyền Miền Nam. Nguyễn văn Trung hẳn cũng đã biết rõ điều này: Ông không phải là người của “phe ta”. Tờ Hồn Trẻ viết:

“Tờ Hồn Trẻ lúc bấy giờ do hai vợ chồng Thiên Giang và Vân Trang điều khiển từ khâu biên tập đến khâu quản lý. Ban Biên Tập Hồn Trẻ quá èo ọt gồm Trần Cảnh Thu, Trần Triệu Luật, Nguyên Hạo, Lê Uyên Nguyên, Tuyết Hữu, Cao Hoài Hà, Thích Quảng Khanh, Anh Vũ, Đinh Khắc Du, Lê Việt Nhân tay nghề còn non kém.

Vì thế, họ đã dùng luật sư Bùi Chánh Thời, Võ Quang Yến.. chúng tôi xem như “ lá chắn” cho tờ báo để đối phó với địch.

Một số nhân vật khác như Nguyễn Văn Trung, Cao Ngọc Phương, Cao Hoài Hà không thuộc “phe ta” mời họ đứng tên để đánh lạc hướng chú ý của địch.” (Trần Bạch Đằng, “Trui rèn trong lửa đỏ (Tập Ký Sự Truyền Thống Thành Đoàn)”, Nxb Trẻ, trang 138)

Dù không có ý định “trốn” ra ngoại quốc như nhiều người. Nhưng Nguyễn Văn Trung cũng đã “đầu tư tương lai” bằng cách cho con trai trưởng vượt biển năm 1980. Cả dòng họ nội Nguyễn Văn Trung, không thiếu người đi học tập cải tạo. Rồi các chị, các em đều liều mạng cho con cháu vượt biển mà cái chết cầm chắc trong tay. Điều ấy không lẽ không động tâm đến tâm tư Nguyễn Văn Trung? Nhà cửa bị tịch thâu không lẽ không biết? Hay biết mà vẫn làm như thể không biết.

Những thành phần theo MTDTGPMN

Danh sách sau đây cho thấy họ là ai và số phận họ ra như thế nào. Họ có hiểu biết cộng sản không? Chắc là có. Họ có hèn không? Chắc là hèn.

“Họ là những người như Hoài Hương, Nguyễn Khắc Vỹ, Lê Hiếu Đằng, Thiên Giang, Vân Trang (vợ Thiên Giang), Nguyễn Đăng Trừng, vợ chồng Phú Hữu Nguyễn Thạnh Cường, Nguyễn văn Kiết, Lê văn Giáp. Rồi những Trịnh Đình Thảo, Liên Hoa Ngô Thị Phú (vợ Trịnh Đình Thảo), Lâm Văn Tết, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Văn Nghị (kết hôn với Dương Quỳnh Hoa ở trong khu), Trương Như Tảng, Thanh Nghị, Tôn Thất Dương Kỵ, Thanh Lan Võ Ngọc Thành, Nguyễn Văn Bửu, Hồ Văn Bửu, Cao văn Bổn, Nguyễn Hữu Khương, Lucien Phạm Ngọc Hùng, Trần Thiện Tứ, Lê Quang Lộc, v.v.. Tất cả những nhân vật trên đây đều ở chung với nhau trong một khu vực biệt lập do Huỳnh Tấn Pháp trực tiếp quản lý.”

(Lữ Phương, ibid.)

Lê Hiếu Đằng

Và chúng ta ráng đọc một đoạn bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, người miền Nam trong MTDTGPMN, trên tờ Tin Sáng, kể lại tâm tình của ông sau chuyến ra Bắc,nhan đề bài báo là “Những giây phút cảm động đó”

“Những cái hôn thắm thiết, những bàn tay xiết chặt tưởng chừng như không muốn rời ra, những tràng cười thoải mái và cởi mở. Tất cả tạo nên một bầu không khí thắm đượm tình nghĩa đồng bào, đồng chí. Đúng như Bác Tôn đã nói: “ Đây là cuộc Bắc Nam xum họp một nhà cảm động và đông đủ nhất.”

Nhưng một trong những điều đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc là hình ảnh các linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Nguyễn Huy Lịch ngồi bên đ/c Lê Duẩn, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Xuân Thủy nói cười vui vẻ và cùng nhau nâng cốc mừng thắng lợi; hình ảnh của giáo sư Lý Chánh Trung, người trí thức “Tìm về dân tộc”, miệng vẫn ngậm tẩu, thú vị ngồi nghe anh Xuân Thủy đọc thơ, hình ảnh của một Kim Cương mà phong cách vẫn rất là “Sài gòn”, ngồi nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về vở kịch “Lá sầu Riêng” của mình; hình ảnh một Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo xông xáo chạy đi chạy lại để chụp những tấm hình “ăn ý” nhất cho những số báo Tin Sáng tới…”

(Hồ Ngọc Nhuận, “Đời”, Hồi ký, trang 57.)

Đọc đoạn trên, bạn đọc có thể tin là Lê Hiếu Đằng đã trung thực khi viết những dòng chữ đó? Hay đó chỉ là chuyện bợ đỡ, khen lấy được? Và nếu thế thì tại sao để đến lúc cuối đời nằm hấp hối trên giường bệnh, ông mới phản tỉnh? Có trễ quá không? Và có thể tin được Lê Hiếu Đằng đang “phá rào”, đang lập Đảng? Hay nói theo Hồ Ngọc Nhuận, “Đã đến lúc phải phá xiềng.”

Và Trần Bạch Đằng đã có một nhận xét thẳng tuột lúc bấy giờ: “ Bợ.. cũng vừa phải thôi, bợ.. quá, người được bợ cũng không chịu nổi, nhột.. lắm.” (Hồ Ngọc Nhuận, Ibid, trang 61.)

Lữ Phương

Khi vào bưng theo MTGP miền Nam, trong tập ký “Những chuyến ra đi”, Lữ Phương là người sớm nhận ra thân phận dư thừa với vai trò làm cảnh của mình. Ông đã chua chát viết lại như sau trong lời mở đầu:

“Chiến khu trong hiện thực hoàn toàn không phải là cái miền ký ức ngọt ngào mà những bài hát tuổi thơ đã phác họa. Không có gì thơ mộng trước cuộc máu lửa này. Nhưng đã đi vào thì phải chấp nhận tất cả, dù cho rơi vào tình trạng xấu nhất với bản thân. Mọi việc cũng chẳng có gì ghê gớm nữa. Không còn cứu vớt ai nữa. Không đi tìm những vòng hoa. Và cũng chẳng ai cho những người như tôi một vòng hoa nào cả.”

(Lữ Phương, ibd., viet-studies.net)

Đã viết như thế rồi mà sau 1975, Lữ Phương cũng đã phạm những sai lầm đáng chê trách. Phải chăng những điều ông viết sau đây cũng vẫn nằm trong phạm trù: Biết mà vẫn hèn?

Tôi không muốn nhắc đến các bài viết trước 1975 của ông trên tờ Tin Văn (Tờ Tin Văn do một cán bộ cộng sản nằm vùng là Nguyễn Ngọc Lương, còn có tên Nguyễn Nguyên, phụ trách).

1. Việc thứ nhất, cùng với Nguyễn Trọng Văn và ông Nguyễn Văn Bảy. Ông Lữ Phương đăng đàn phê phán nặng nề chủ trương của Nguyễn Văn Trung: Một chủ nghĩa xã hội không cộng sản với bài “Mấy suy nghĩ về các xu hướng gọi là cách mạng không cộng sản ở miền Nam (phát biểu tại Viện Triết học ở Sài gon, năm 1978). Trong đó, tôi xin trích dẫn một câu sau đây của Lữ Phương (Theo tài liệu riêng của Nguyễn Văn Trung):

“Tôi nhận thấy dấu vết của quan điểm tiểu tư sản đã biểu lộ rất rõ nét trong thứ “Cách mang không cộng sản này.”

Lời tố cáo của Lữ Phương mang ý nghĩa một bản án, một tố cáo chính trị có giá trị cao như một bản án có thể đưa nạn nhân đến chỗ tù chung thân!

Tiếp theo là bài của Nguyễn Trọng Văn nhan đề “Chủ nghĩa xã hội không cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Nôi dung và ảnh hưởng” (Tham luận đọc tại Đại Học Tổng Hợp, cơ sở 2, tp Hồ Chí Minh.) Vẫn theo tài liệu riêng của Nguyễn Văn Trung, bài thứ ba của Nguyễn Văn Bảy, “Phê bình quan điểm Cách mạng xã hội không cộng sản của hai ông Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung.

Có ba bài cùng phê phán một lúc hẳn là có chỉ thị. Một lối chụp mũ “tập thể”. Nó bắt buộc người ta nghĩ đến môt chính sách đàn áp và khủng bố mang tầm vóc nhà nước. Hay ít lắm người ta cũng thấy đây là trường hợp đàn em tố cáo đàn anh, con tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, trò tố cáo thầy đã từng xảy ra trước đây với Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường hay nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.

Tôi tin chắc rằng trước 1975, Nguyễn Trong Văn cũng như Lữ Phương đã hẳn không dám làm điều ấy. Tại sao sau 1975 lại biến chứng biến thành những tên đao phủ văn học?

2. Việc thứ hai, ông được tham gia hay chỉ định vào một Ủy ban định ra chính sách truy lùng văn hóa Mỹ-Ngụy. Tôi thực sự không biết vai trò cũng như đóng góp gì của ông trong chiến dịch này. Nhưng trớ trêu thay, trong khi ông ngồi bàn định, đưa ra chính sách, biện pháp này nọ thì ngoài kia, trên đường phố đang diễn ra cảnh truy quét tàn dư Văn Hóa Mỹ ngụy với cảnh tịch thu, đốt sách tràn lan bất cứ thứ sách vở gì? Trẻ con kéo theo chiếc xe ba gác ùn ùn đánh trống, phát loa như một đám du côn vô học yêu cầu đồng bào nộp sách ngụy! Một đằng cứ họp bàn chính sách. Một mặt cứ đánh phá một cách tràn lan. Nhà nước đã lợi dụng trẻ con trong chiến dịch đánh phá này. Thật tồi tệ và vô đạo, vô văn hóa.Nay ông nghĩ sao về chuyện này? Những tài liệu biên soạn của ông nay vứt ở đâu? Thùng rác hay só sỉnh nào mà có thể chính ông cũng đã xé bỏ?

3. Việc thứ ba, sau này, ông còn có đủ can đảm biên soạn và được nhà nước cho in cuốn “Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng Mỹ-Ngụy của Đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam.”

Việc ông dùng chữ “xâm lăng” cho thấy một lần nữa, ông dẫm phải đống phân Mác Xít. Đây chỉ là một cuốn sách tuyên truyền theo đơn đặt hàng của nhà nước.

Tôi cũng xin nhắc lại trong một bài diểm cuốn sách “Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975” của Trần Trọng Đăng Đàn, người phê bình văn học Trần Thanh Mại đã đề cao và xếp ông ngồi vinh dự bên cạnh các tác giả khác như sau:

“Đối với văn hóa, văn nghệ dưới chế độ thực dân mới ở Nam Việt Nam, trong thời gian đó, nói chung các nhà nghiên cứu đã tỏ thái độ nghiêm khắc, chặt chẽ, có khi sự phê phán có tính cách khá kịch liệt và gay gắt, để xóa bỏ cái xấu, cái sai, khẳng định cái tốt, cái đúng một cách mạnh mẽ. Đó cũng là thái độ chung của nhiều tác giả các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ thực dân mới đã in thời gian đầu của chính tác giả Trần Trọng Đăng Đàn cũng như các tác giả khác như Thạch Phương, Lữ Phương, Lê Đình Ky, v.v..

(Trần Thanh Mại. Trường Đại học Tổng hợp TP HCM. Báo Nhân Dân, số ra ngày 2 tháng 10 năm 1998)

Thật là vinh dự cho ông quá. Nhưng cũng thật đáng xấu hổ cho một trí thức miền Nam như ông. Đây là một cuộc đánh phá có chính sách quy mô nhất và cũng rộng rãi nhất trên toàn miền Nam với hàng triệu cuốn sách đủ loại bị tiêu hủy. Cái tội của nó đối với văn học miền Nam thật quá lớn và khó tha thứ. Cái tội của Lữ Phương, vì thế, cũng không nhỏ!

Sau này, trong thư mục sách biên khảo của ông. Tôi không thấy tên cuốn sách này? Lại một chuyện đấu đầu lòi đuôi, không dám nhìn nhận mình là tác giả.

Phải nghĩ gì về con người và những hoạt động của ông? Phần ông ông nghĩ gì và bày tỏ ra sao? Tôi cũng mong muốn ông minh bạch là khi về miền Nam, ông và Nguyễn Trọng Văn, mỗi người được cấp cho mỗi người một căn nhà do “ngụy” bỏ lại khi di tản. Theo ông, đây là có phải là một thứ ăn cướp tài sản của dân miền Nam không?

Chỉ biết khi tôi gặp Nguyễn Trọng Văn, anh ta có than và so bì: “Lữ Phương có công trạng gì hơn moa mà lại được cấp phát một căn nhà lớn hơn của moa?” Như thế, rõ ràng, dưới mắt Nguyễn Trọng Văn, căn nhà được cấp phát không phải là thứ đi ăn cướp của người dân miền Nam mà là một phần thưởng anh ta xứng đáng được nhận.

Số phận của ông cũng như các đồng chí trong MTDTGPMN sau 1975 ra sao? Đó là số phận dư thừa, không dùng được vào việc gì vì không có chỗ. Người ta không bao giờ có dịp nghe nói về họ nữa. Luật sư Trịnh Đình Thảo làm gì sau 1975? Chỉ biết con gái ông, sau khi chồng đi học tập về thì cả hai đều vượt biển sang Canada. Như thế, ông thủ lãnh MTDTGPMN tin gì ở cộng sản? Tại sao những người như ông không để lại một cuốn hồi ký sám hối?

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
12 Tháng Mười Hai 202111:43 CH(Xem: 6861)
Đúng là niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo là một sự kiện không thể giải thích bằng lý trí. Hơn một giờ sau tôi lên xe buýt quay về Lisbon và từ đây có thể tự hào là mình đã bước chân đến Fatima.
12 Tháng Mười Hai 202110:59 CH(Xem: 6557)
Hãy chín bỏ làm mười tha thứ những gì tha thứ được. Cho đi là nhận thêm một niềm vui mới. Mọi việc tốt đẹp sẽ nằm ở phía trước nếu ta bước tới trong tâm trạng vui vẻ và đầy niềm tin.
12 Tháng Mười Hai 202110:49 CH(Xem: 9325)
Hầu như ai cũng nghĩ là “Ngậm Ngùi” được thi sĩ Huy Cận viết về mối tình yêu đương đôi lứa thông thường.
12 Tháng Mười Hai 20217:38 CH(Xem: 8111)
Gió đưa Ba Má về trời Đủng đỉnh ở lại vời vời nhớ thương Bước đi từng bước ra vườn Nhìn cây Đủng Đỉnh vấn vương nỗi niềm
12 Tháng Mười Hai 202112:26 SA(Xem: 7918)
Ơ.... ơ... Huế ơi! Sâu lắng lòng yêu Tôi đi bên Huế chân xiêu liễu hờn Buổi chiều như níu hoàng hôn Áo ai vạt bướm, trăng cong đôi mày.
12 Tháng Mười Hai 202112:11 SA(Xem: 7401)
Tháng mười hai lại về Trong gió lạnh lê thê Anh ơi anh có nghe Tim thiết tha Mùa Vọng? Tình yêu Chúa mênh mông Như tuyết bên trời rộng Ngài đã xuống gian trần Cho cõi đời hy vọng
11 Tháng Mười Hai 202111:37 CH(Xem: 8213)
Đêm Giáng Sinh đêm ngọt ngào ân sũng Của trời cao thương xót phận con người. Nhưng cũng là đêm đất sinh thêm loài rắn Đôi mắt vô hồn và ngọn lưỡi chẻ đôi.
09 Tháng Mười Hai 202112:53 SA(Xem: 6288)
Cuối cùng, cũng sẽ đến lượt tôi. Rồi tất cả sẽ gặp lại nhau ở một thế giới khác, bình yên, không còn chiến tranh, hận thù, khổ đau, chia lìa mà chỉ còn có tình yêu thương miên viễn.
06 Tháng Mười Hai 202111:53 CH(Xem: 5755)
Người Bộ tộc Tesuque KHÔNG có dự tiệc Thanksgiving, vì họ không phải cảm ơn ai cả, chính người Mỹ phải cảm ơn Tổ Tiên của họ, và những người Việt nam chúng ta cũng… cảm ơn họ,
06 Tháng Mười Hai 202112:49 SA(Xem: 7085)
Đêm nay trống vắng ngàn sao Em ngồi nhỏ lệ nghẹn ngào nhớ nhau Thôi thì hẹn lại kiếp sau Cho ta nối lại tình sầu dở dang.
05 Tháng Mười Hai 20218:45 CH(Xem: 11283)
Ta trở về với xác thân cằn cỗi Nhưng mãi luôn yêu mến cuộc đời này Có ai không? cho ta bàn tay với Trong vũng buồn, vẫn gắng gượng. Ta bơi
05 Tháng Mười Hai 20218:41 CH(Xem: 8488)
Biển ơi! ta yêu bờ cát trắng Không khổ đau sân hận lẫn âu lo. Có gì đâu ngày vào cõi hư vô Hòa theo sóng ta chơi đùa với cát .
04 Tháng Mười Hai 20218:49 CH(Xem: 5968)
Chúa sẽ không mở cửa Thiên Đàng cho tôi vào nước Chúa cùng người, nhưng Chúa sẽ mỉm cười chỉ cho tôi con đường đi vào Cực Lạc. ..
04 Tháng Mười Hai 20212:24 SA(Xem: 5274)
Thanksgiving là mở đầu cho mùa lễ hội, mùa của tình yêu thương và sự chia sẻ. Xin mọi người hãy dừng lại, hãy nhìn vào bản thiện và lòng nhân trong mỗi chúng ta để khép lại những hỉ nộ ái ố của năm, tháng vừa qua.
04 Tháng Mười Hai 20211:20 SA(Xem: 7567)
Chiếc lá nối hai mùa bâng khuâng, Cuối mùa thu và đầu mùa đông, Lá rực rỡ trên trời dưới đất, Thu sắp đi mà tình mênh mông.
02 Tháng Mười Hai 20217:58 CH(Xem: 8595)
Thu trở lạnh thu tàn vương vấn Trời mây kia dong ruỗi dặm trường Thân như lá chao mình theo gió Níu lấy thời gian nhớ cội đời
02 Tháng Mười Hai 20217:54 CH(Xem: 7671)
Nhớ tháng Mười Hai trời buông hơi lạnh Bờ lưng người ấm áp nắng mùa xưa Chút nắng chiều nồng hương ngang qua ngõ Quay lưng rồi... Không hiểu... Nói yêu chưa.
02 Tháng Mười Hai 202112:57 SA(Xem: 6530)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
02 Tháng Mười Hai 202112:42 SA(Xem: 7706)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Bạn Lòng" Sáng tác: Cố NS Hoàng Trọng Song Ca: Kim Phụng & Đèo Văn Sách Kiều Oanh thực hiện youtube
23 Tháng Mười Một 202110:48 CH(Xem: 7294)
Một bó hoa, một món quà nhỏ làm mùa Xuân ấm áp hơn. Nụ cười hạnh phúc, yêu thương sẽ tăng thêm tuổi thọ thầy cô chúng mình.
23 Tháng Mười Một 202110:23 CH(Xem: 5566)
Với tấm lòng biết ơn vô hạn, em thương kính chúc tất cả thầy cô luôn có được sức khỏe và hạnh phúc, vui hưởng cuộc sống Và kính cầu nguyện các thầy cô đã khuất được thảnh thơi cõi Vĩnh hằng
23 Tháng Mười Một 202110:18 CH(Xem: 8107)
Con là ánh sao nhỏ Lung linh trên bầu trời Mẹ là vầng trăng sáng Soi thuyền cha ra khơi. Mẹ nghiêng mình đón nắng Che chở cả đời con Khi trên đường mệt mỏi Tìm bóng râm nghe con
23 Tháng Mười Một 20217:44 CH(Xem: 7172)
40 năm có lâu? Đôi mắt lại nhìn nhau Chưa thấm câu tâm sự Chia ly lại bắt đầu Nặng duyên đời cùng nhau Phận mỏng, mối tình đầu…!
23 Tháng Mười Một 20213:03 CH(Xem: 6765)
Trong dân gian “kiếp tằm trả nợ dâu xanh” là một thành ngữ để nói về thân phận của người nghệ sĩ trong xã hội.
21 Tháng Mười Một 202111:35 CH(Xem: 7294)
Ngày vui lễ hội rộn ràng Gà tây chiên nướng đỏ vàng thịt da Yêu thương đến với mọi nhà Trái tim bồ tát bài ca hạnh đầy.
19 Tháng Mười Một 20216:20 CH(Xem: 7543)
Tôi vẫn hỏi Gió... Cớ sao mê mải Có ích gì khi rụng lá hoa rơi? Rồi xóa hết vào hư vô xa thẳm Có thấy bùi ngùi không vậy... Gió ơi!
19 Tháng Mười Một 20216:16 CH(Xem: 8575)
Cuộc đời muôn nẻo - nhiều phương Chẳng qua bến đỗ, con đường tương lai Dù rằng còn lắm chông gai Mang theo hoài vọng ngày mai sáng ngời
18 Tháng Mười Một 202112:43 SA(Xem: 6899)
Vị sĩ quan phụ trách tâm lý chiến ở Thủ Đức đã đăng Giã Từ coi như chọn lựa bất trắc. Tôi nghĩ tôi có nợ anh. Tôi nghĩ nếu như tôi gặp lại, tôi phải nói với anh lời cám ơn.
16 Tháng Mười Một 202110:14 CH(Xem: 9070)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH NHƯ ĐÃ XA NHAU Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa âm Đỗ Hải & trình bày Minh Đạt
10 Tháng Mười Một 20219:29 CH(Xem: 6818)
Nguyện cầu mười phương Chư Phật gia hộ cho hương linh chồng tôi. Bốn lạy tạ từ ta mất nhau Thủy chung ta giữ trước như sau Chút tro xin gửi vào lòng biển. Thênh thang trời rộng vẫy tay chào.
09 Tháng Mười Một 202111:52 CH(Xem: 6459)
Tuy nhiên tôi cũng không còn nhớ gì về việc Thủy nói Cây Quỳnh phải trồng chung với Cành Giao thì mấy đứa nhỏ mới chịu lấy chồng.
08 Tháng Mười Một 20212:06 CH(Xem: 3650)
Nhớ màu lá đỏ cây Bàng Cốm Vòng Hồng Lạng trăng vàng bên nhau? Thời gian thấm thoát qua mau Thu đi thu đến trước sau đợi chờ Dù cho cách trở đôi bờ! Tình xưa quê cũ chẳng mờ nhạt phai
07 Tháng Mười Một 202110:26 CH(Xem: 7711)
Đường về quê quá dài. Không còn có ngày mai Người thành tro thành nước Ước mơ đành phôi phai Rời tàu trở về nhà Tiếng kinh buồn ngân nga Đêm sẽ dài vô tận. Ta với người chia xa.
05 Tháng Mười Một 20219:09 CH(Xem: 6875)
Nguyên Sa là một tên tuổi quá quen thuộc. Nhất là trong lãnh vực thơ tình kéo dài cả hơn 10 năm. Trước ông và sau ông, có nhiều thi sỹ thế hệ tiền chiến.
05 Tháng Mười Một 202112:47 SA(Xem: 5948)
có những chân tình như một dấu lặng trong dòng nhạc và khi được khảy lên vẫn ngân vang trong tĩnh lặng, nó không phải là một khoảng trống để lấp đầy, nó được nuôi dưỡng bằng tên gọi là “tình bạn”.
05 Tháng Mười Một 202112:38 SA(Xem: 6084)
Bài thơ Hải Phù của Thi Sĩ Hoàng Xuân Sơn thật là tuyệt vời. Nó chạm tới cái sâu thẳm nhất của sự thật hiển nhiên phơi bày trước mắt mà chúng ta không hay chưa nhìn thấu.
04 Tháng Mười Một 202111:41 CH(Xem: 7929)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
01 Tháng Mười Một 20211:12 SA(Xem: 8441)
Nhớ nhung không là khói Sao lại buồn như mây? Chờ nắng về an ủi Ấm áp bờ vai gầy. Nỗi nhớ như huyền thoại Chỉ tràn đầy... Khi xa Và... Tình yêu đẹp mãi Khi lòng biết thứ tha.
01 Tháng Mười Một 202112:52 SA(Xem: 6515)
Cuối cùng rồi tôi cũng tiễn biệt Nhà Truyền Thông Lê Văn, cựu chủ biên Ban Việt Ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA)-Cây Đại Thụ của truyền thanh, là người anh khả kính của chúng tôi.
31 Tháng Mười 20218:19 CH(Xem: 5697)
Đêm nay ma giả sẽ có mặt mọi nơi ở nước Mỹ. Cầu mong mọi việc bình yên để trẻ em có lại những niềm vui trong sáng theo phong tục. Những cha mẹ, ông bà có dịp hóa trang dẫn cháu đi chơi.
31 Tháng Mười 202111:25 SA(Xem: 10098)
Cho tôi xin được gọi pháp danh em: Ni sư Diệu Vợi Đường Đạo em theo. Tôi lầm lũi đường đời Tôi lầm lũi đường đời .
31 Tháng Mười 202111:21 SA(Xem: 8249)
Lá thu rơi xuống ngập đàng Thời gian trôi cũng lẹ làng như mây! Nào ai biết được mai đây ? Tình người nghệ sỹ ngất ngây Thu vàng.
31 Tháng Mười 202111:17 SA(Xem: 8015)
Ngước nhìn cầu khẩn trời cao Ban cho phép lạ bằng bao nhiêu người Cho con tìm được nụ cười Bình minh rạng rỡ - sáng tươi đời mình
30 Tháng Mười 202111:28 SA(Xem: 7808)
Cám ơn đã có một ngày. Cho mình thoát xác thơ ngây với đời Hôm nay ma giả vui chơi. Mai kia ma thật, than ôi thật buồn.
30 Tháng Mười 202112:37 SA(Xem: 5860)
.Vì thế đọc tập thơ Đêm của Khánh Minh là theo bước chân nữ sĩ “Về Quê” của “Bóng” và “Hình”, là nhận ra mối thâm tình giữa Ánh Sáng và Bóng Tối,
29 Tháng Mười 20219:51 CH(Xem: 5588)
Hình ảnh các con đường, góc phố thân thương của BH mà ngày xưa tôi đã từng tung tăng rảo bước đến trường, với nhiều kỷ niệm đẹp, đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm ...
28 Tháng Mười 202112:14 SA(Xem: 7507)
Bí ngô màu sắc đỏ vàng Tháng mười, ba mốt hóa trang hội hè Tạ ơn thiên sứ chở che Hạ đi đông tới đỏ hoe mộng thường.
26 Tháng Mười 202110:37 CH(Xem: 7986)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
25 Tháng Mười 202111:02 CH(Xem: 7128)
Buồn lắm phải không sông? Khi con đò gác mái Trên dòng chảy chênh chông Lục bình quên trở lại.
25 Tháng Mười 20211:34 SA(Xem: 6400)
Khi khép lại tập sách “Cái Cười và Sự Lãng Quên”, tôi có một cảm giác thật hài lòng với những gì tôi được hứa hẹn sẽ nhận được trong lời giới thiệu của chính Kundera,,,
25 Tháng Mười 202112:33 SA(Xem: 7365)
Bao năm lưu lạc tha hương Bâng khuâng nhớ lại vấn vương tơ lòng Thương quê nước mắt lưng tròng Thuở học trò đã theo dòng nước trôi
24 Tháng Mười 202111:34 CH(Xem: 6628)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
24 Tháng Mười 20211:07 SA(Xem: 8910)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TRƯỜNG XƯA IN DẤU - Nhạc: Anh Thy - Trình bày: Thu Thủy
23 Tháng Mười 20211:34 SA(Xem: 8848)
Nếu biết rằng tôi… mê Bún Bò Trời ơi người ấy mừng hay lo Có còn nhớ tới ngày thơ ấy Gái Bắc trai Trung đã hẹn hò!!!!
23 Tháng Mười 20211:25 SA(Xem: 8167)
Em Nam Kỳ lấy chồng miền Trung Những ngày trời lạnh rét và run Mụ gia dạy nấu Bún Bò Huế. Vị cay làm nóng, ấm tận cùng.
23 Tháng Mười 20211:02 SA(Xem: 7271)
Cuộc đời là kiếp tù đày Là câu nhân quả trả ngay kiếp này Hãy mau tỉnh giấc đổi thay Làm điều phước đức hàng ngày tu thân Cho mau thoát kiếp phong trần Cuộc đời an lạc đến gần từ bi
15 Tháng Mười 202112:22 SA(Xem: 7248)
Sương nhớ gì rưng rưng từng hạt Lên tàng cây xao xác đợi chờ Tháng Mười nồng nàn như nốt nhạc Đợi người về hát khúc tình thơ.
15 Tháng Mười 202112:08 SA(Xem: 6738)
Từ nơi xa xôi, nhìn hình ảnh thành phố Sài Gòn ngày hôm nay tôi không sao cầm được nước mắt....
13 Tháng Mười 202110:09 CH(Xem: 7332)
Em là ngàn cánh hoa sen Hương thơm lan tỏa, là men tình người Nhớ em nhớ mãi nụ cười Là hoa sen nở xinh tươi muôn đời
13 Tháng Mười 20218:47 SA(Xem: 2772)
Xin mời thưởng thức 2 tác phẩm MÙA THU của họa sĩ Lê Thúy Vinh
13 Tháng Mười 20211:09 SA(Xem: 6298)
Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa ...
13 Tháng Mười 202112:57 SA(Xem: 7198)
Buồn Thu cung lạc, phím chùng, "Trăng thu dạ khúc" não nùng lòng đêm. Lá thu xào xạc bên thềm, Lá bay theo những nỗi niềm triền miên...
12 Tháng Mười 202111:23 CH(Xem: 7577)
háng 10 hoa cúc nở Em xuống phố ươm vàng Hương mùi bay trong gió Anh đón mùa thu sang. Nhớ chiều xưa hai đứa Đi bên phố rộn ràng
12 Tháng Mười 202112:37 SA(Xem: 6288)
Hơn ai hết, tôi sớm biết sách là chìa khóa mở cửa một thế giới huy hoàng, của ánh sáng, của tâm hồn, của trí tuệ, của trái tim và của trí khôn nhân loại.
11 Tháng Mười 202111:46 CH(Xem: 5982)
Chỉ còn một tuần nữa thôi anh sẽ tạm biệt ngã tư Carter- Park Row, hàng cây bên kia Apartment sẽ không ai rảnh ngồi ngắm suốt bốn mùa như anh,
03 Tháng Mười 202111:33 CH(Xem: 7453)
Đời là bãi biển nương dâu Trăng vàng mây trắng đêm thâu cũng tàn Hợp tan tan hợp vô vàn Mây bay theo gió xuôi ngàn muôn phương Nửa đời viễn xứ tha hương Sống đời phiêu lãng nhớ thương ngập lòng
02 Tháng Mười 20216:22 SA(Xem: 6934)
(Bài này viết tháng 10 năm 2011, được hiệu đính lại tháng 10 năm 2021 để tưởng nhớ ông Steve Jobs, 10 năm sau ngày ông qua đời OCT 5 2011) (Viết cho H4, H5 - Kính tặng các Thầy Cô dạy Toán thời Trung học của em)
01 Tháng Mười 202111:06 CH(Xem: 7816)
Qua bài viết này, chúng con kính gửi đến quý Thầy, quý Cô đã dạy dỗ, hướng dẫn chúng con trên con đường học vấn lời kính chúc: “Thật nhiều sức khỏe, an khang, sống lâu trăm tuổi”.
01 Tháng Mười 202110:17 CH(Xem: 6222)
Hình ảnh trân trọng lá quốc kỳ này của người dân, đã đem lại cảm xúc mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu đậm cho tôi mãi đến ngày nay.. Tôi vô cùng xúc động vì biết rằng hành động chào cờ của người dân là hoàn toàn tự giác, không ai bắt buộc họ cả.
30 Tháng Chín 202112:44 SA(Xem: 7526)
Nếu mỗi nghệ sĩ là một vì tinh tú, Làm đẹp bầu trời, làm đẹp thế gian. Tôi chọn Phi Nhung, ngôi sao toàn mỹ, Giữa trần ai em tỏa ánh huy hoàng!
29 Tháng Chín 202111:58 CH(Xem: 7353)
Nhưng Vầng trăng trong lòng Là những vầng trăng của kỷ niệm Sáng mãi không thôi. Những đêm trăng tỏ Nằm nghe bà kể chuyện, ngủ quên
29 Tháng Chín 202112:24 SA(Xem: 7552)
Em đi để lại tiếc thương Bao nhiêu ánh mắt Nỗi Buồn Phi Nhung Niềm đau vời vợi tận cùng Trẻ thơ khóc ngất não nùng không nguôi. Con ơi, Mẹ đã đi rồi Hai ba trẻ dại lặng đôi mắt thầm
29 Tháng Chín 202112:06 SA(Xem: 6437)
Đến giữa tháng 9, sau khi chính quyền CS Sài Gòn tuyên bố sẽ kéo dài ”giãn cách” đến hết tháng 9 thì đến phiên các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị tháo chạy khỏi Việt Nam.
26 Tháng Chín 202110:04 CH(Xem: 7473)
Thôi... Đành vớt dưới đáy hồ tâm thức Kỷ niệm xưa trong hoang hoải sân trường Ngô Quyền ơi! Tim bồi hồi day dứt Bảy năm... Ngập tràn nỗi nhớ yêu thương.
24 Tháng Chín 202110:48 CH(Xem: 6000)
Thi ca phái nữ VN thập niên 30 thế kỷ trước, có một sự kiện riêng biệt, một huyền thoại, mà khởi sự thì như một hiện tượng lạ, sau mỗi lúc mỗi huyễn ảo hơn, bởi cái tên ký tắt kín đáo,
20 Tháng Chín 202110:54 CH(Xem: 7196)
mới đây thôi sao tim em bối rối? đập ngập ngừng, không chịu thở cùng em 9.11. em đi êm… một ngày. cả nước buồn mai, Rằm Trung Thu em hoá thân cùng cát bụi… em về với Phật Trời, biển bao la chờ đón riêng chị. rất buồn… thêm một lần, ngày trọng đại trong đời chị không đến được bên em…
20 Tháng Chín 20213:59 CH(Xem: 6012)
Ngày đó tôi mê khuôn mặt ông tiến sĩ này. Mặt trắng bóc như trứng gà, mắt đen láy, môi màu đỏ đậm. Màu nào cũng là màu nguyên thủy, đâu ra đó. Mặt ông tiến sĩ trông không như mặt người thường làm cho lũ trẻ chúng tôi cảm thấy xa cách.
20 Tháng Chín 202112:59 SA(Xem: 6850)
Nhưng đối với tôi, biểu tượng của Nha Trang vẫn là một bãi biển dài nhiều cây số, một trong những bãi biển đẹp nhứt của thế giới. Tuy nhiên, tôi vẫn thích bãi biển Nha Trang trước năm 1975 với cát trắng và những hàng dương thơ mộng mà nay chỉ còn trong ký ức của tôi.
20 Tháng Chín 202112:54 SA(Xem: 7641)
Hoa bằng lăng vẫn nở tím trên đồng Làm sao gửi... Giọng ca bài hát cũ? Em vẫn nghĩ dù nghìn trùng xa cách Anh luôn nhớ về nhung gấm quê hương Gửi về anh... Tình em như hạt giống Mong ngày mai hoa nở suốt con đường
18 Tháng Chín 202111:09 CH(Xem: 8267)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÁT BÊN TRỜI LÃNG QUÊN Nhạc Phạm Chinh Đông. - Tác giả hòa âm & trình bày
18 Tháng Chín 202110:53 CH(Xem: 6029)
Tôi tìm dãy phòng và số phòng của anh không khó khăn gì. Đứng trước phòng số 4103 tôi sửa lại điệu bộ làm duyên làm dáng và chuẩn bị sẵn một nụ cười tươi như những đóa hồng này và đẩy cánh cửa bước vào.
18 Tháng Chín 20211:25 SA(Xem: 7841)
Một chút sương mờ gợi dáng thu Lá im, gió thở nhẹ… vi vu Bên hồ ai đứng cô đơn bóng Ao lạnh cá bơi động nước tù Nắng nhạt sắc sầu, cây ủ rũ Hoa phai nhuỵ héo, cảnh âm u
17 Tháng Chín 202111:15 CH(Xem: 6920)
Hôm nay, đối với sự suy nghĩ của HN, đời sống cũng như tâm trạng trong lành của Thầy Không Chiếu như thế nào ở đời sống này, thì khi Thầy xả bỏ thân huyễn để sang đời sống khác,
17 Tháng Chín 20214:30 CH(Xem: 7258)
Tôi đã ngắm Trăng với mộng mơ Ước như trong chuyện cổ tích xưa Được lên Cung Trăng chơi thỏa thích Giấc ngủ đêm Thu với sao khuyaNgày Trăng năm ấy đã lụi tàn Quê hương tan tác cảnh ly tan Ba tôi, mẹ tôi... không còn nữa Nhìn Trăng, tôi khóc... nhớ mênh mang ...
15 Tháng Chín 202111:04 CH(Xem: 7522)
Mấy rày học được nhiều từ Phong tỏa giản cách thừ lừ mặt ra Cách ly y tế tại gia Nhớ nhe, thông điệp 5 K nằm lòng.
13 Tháng Chín 20211:50 CH(Xem: 8046)
Hè qua ta đón Thu Vàng Tâm An, Thanh Tịnh thiên đàng thế gian Quên đi năm thàng gian nan Mong chờ gặp mặt Thu sang an bình
13 Tháng Chín 202110:06 SA(Xem: 5861)
Thật ra khi Jenny ca ngợi cậu bé người Nhật và cậu bé VN, cô gọi đó là những người có trái tim nhân ái tuyệt vời, nhưng cô đâu biết, chính cô cũng là người có trái tim thật từ bi.
13 Tháng Chín 20219:35 SA(Xem: 4827)
Mỗi người có tên và họ là chuyện bình thường. Dù vậy ngày nay vẫn còn có nơi con người không có tên và họ như ở Buthan, xứ sở hạnh phúc nhất trần gian.
13 Tháng Chín 20219:34 SA(Xem: 7144)
Thuở còn cắp sách đến trường Thơ ngây - trong trắng chưa vương bụi trần Trống trường vội vã bước chân Cho mau đến lớp, chuyên cần hăng say
13 Tháng Chín 20219:28 SA(Xem: 7368)
Mười một, thê lương, tháng Chín nào, Hai ngàn lẻ một... ngỡ chiêm bao! Hai toà World Trade lừng danh sập, Đôi tháp doanh thương nổi tiếng nhào!
11 Tháng Chín 202112:34 SA(Xem: 7033)
Vào cuối tháng mười năm 2008, tôi lần đầu bay về Nam Bán Cầu (Down Under) để thăm hai nước Tân Tây Lan và Úc.
10 Tháng Chín 202110:58 CH(Xem: 7111)
Hai mươi năm trôi qua, ký ức của người lớn có thể đã nhạt nhòa, nỗi đau không còn mới, nhưng với các em, dù năm mươi năm nữa trôi qua, đến cuối cuộc đời, các em vẫn còn nỗi đau...
10 Tháng Chín 20218:14 SA(Xem: 7916)
Từ lúc dịch bệnh sinh sôi Tính nay hơn bốn tháng rồi ít đâu Nghe qua lại thấy nhức đầu Mỗi ngày cảm nhận thương đau dập dồn.
06 Tháng Chín 20219:45 SA(Xem: 3680)
Này bạn, bạn có nhớ không? chính bạn là người đã soạn thảo Những LÁ THƯ NGÔ QUYỀN cho ngày HỘI NGỘ TRÙNG PHÙNG, cho những ngày HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG đã làm nức lòng Thầy trò NQ
04 Tháng Chín 202111:57 CH(Xem: 8870)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 202112:56 SA(Xem: 10085)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
04 Tháng Chín 202112:05 SA(Xem: 4233)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
03 Tháng Chín 202112:22 SA(Xem: 7804)
Nhìn lại, thương nơi mình đến Nhìn lên, mơ cõi thiên đường Nhìn xuống, lau đất vàng xanh Nhìn quanh, bao xác thân hành
01 Tháng Chín 202111:40 CH(Xem: 7852)
Một thuở huy hoàng, ngọc viễn đông Bây giờ khốn khổ, miền tâm dịch Ước mong Dịch Hán sớm dẹp tan Sài Gòn tái thiết tuyệt khang an!
01 Tháng Chín 202111:36 CH(Xem: 9021)
Đôi câu viết vội thay quà. Gửi tới quý bạn tình "Già" bên nhau. Nào ai biết được mai sau? Ngày vui gặp lại sẽ mau tới gần...