Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (kết)

10 Tháng Mười Một 201710:46 CH(Xem: 8161)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (kết)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (kết)

blankSự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng. Nhưng nếu biết đó là một tà thuyết, một chủ trương sai lầm, hoặc chỉ là một chủ thuyết chính trị lừa bịp mà vẫn nhắm mắt theo thì phải gọi là gì?

Từ cái biết đến cái hèn của trí thức

Câu trả lời tiêu biểu là của Lữ Phương như sau:

“Chiến khu trong hiện thực hoàn toàn không phải là cái miền ký ức ngọt ngào mà những bài hát tuổi thơ đã phác hoạ. Không có gì thơ mộng trước cuộc máu lửa này, nhưng đã đi vào thì phải chấp nhận tất cả, dù cho rơi vào tình thế xấu nhất với bản thân.”

(Lữ Phương, “Những chuyến ra đi”, Bản thảo chuyền tay, Việt Nam 2008, viet-studies.net, http://www.viet-studies.net/LuPhuong/LuPhuong_NhungChuyenRaDi.htm)

Trường hợp Lữ Phương cũng có thể là trường hợp của nhiều người khác.

Định hướng của bài viết này giúp tôi có thể khẳng đinh một số điều và đưa đến kêt luận khi tôi đọc những tiểu luận cuốn “La Philosophie du porc et autres essais”của nhà văn Liu Xiaobo, được Nobel hòa bình, năm 2000. Phải nói đây là một cuốn sách không mấy dễ đọc. Và đọc thì dễ chán.

Những bài viết của Lưu Hiếu Ba do Hồ Như Ý dịch. Và đã được đăng liên tiếp trên DCVOnline,net. Các bài đều ngắn và gọn, đọc dễ hiểu như các bài: “Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc Đại lục trong thập niên 1980”, “Khuyển nho hóa chủ nghĩa yêu nước. Bài”, “Từ chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt tinh ranh đến mặt nạ của phe tân tả”, và “Không phải là “dòng chảy ngầm” mà là “bọt nước””. Những bài này đã giúp tôi có một cái nhìn chính xác hơn về cộng sản nói chung.

Lưu Hiếu Ba cho rằng trí thức ở Trung Hoa hiện nay đã theo đuổi một chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hẹp hòi. Thứ chủ nghĩa dân tộc này kích thích lòng tự ái dân tộc một cách mù quáng và nguy hiểm. Lịch sử con người đã bao nhiêu lần cho thấy người ta đã lợi dụng hai chữ này cho những tham vọng của các tên độc tài, các bạo chúa. Và có biết bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ? Hồ Chí Minh thay vì dùng chữ dân tộc thi rêu rao một chủ nghĩa yêu nước mà mục đích cuối cùng cũng là phục vụ cho một đảng. Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.

Ông Lưu Hiểu Ba còn gọi trí thức Trung Hoa là thứ người theo Triết lý con Heo.

Triết lý con heo, theo Lưu Hiếu Ba được ông giải thích là:

“trên thực tế, bất cứ người Trung Hoa nào cũng có đủ can đảm dẫm đạp lên đạo đức bất kể đến liêm sỉ, nhưng người ta lại hầu như không tìm thấy bất cứ người Trung Hoa nào có đủ can đảm đạo đức dẫm đạp lên thực tế mà biết hổ thẹn.”

(Liu Xiaobo, “La Philosophie du porc et autres essais”, Édition et trad. du chinois par Jean-Philippe Béja. Préface de Václav Havel, mai 2011, Collection Bleu de Chine, Gallimard, trang 33)

blank

Gallimard

DCVOnline: “Ainsi, la philosophie du retrait du monde de Laozi et Zhuangzi est gratifiée par les prétendus intellectuels libéraux du nom de libéralisme, ce qui est de la philosophie du porc à 100 % – ceux qui ont été chassés vers la porcherie ou qui s’y sont enfuis attendent qu’on vienne les nourrir, voilà tout.”

“Do đó, triết lý vô vi trong thế giới của Lão Tử và Tang Tử được thỏa mãn bởi bọn người giả danh trí thức tự do dưới danh nghĩa của chủ nghĩa tự do, đó là triết lý của 100 phần trăm thịt lợn – những người đã bị đuồi vào chuồng hoặc những người trốn chạy chờ để được cho ăn, chỉ có thế.”

(Liu Xiaobo, “La Philosophie du porc et autres essais”, Édition et trad. du chinois par Jean-Philippe Béja. Préface de Václav Havel, mai 2011, Collection Bleu de Chine, Gallimard)

Lưu Hiếu Ba muốn ám chỉ giới trí thức Trung Hoa là hạng người vô đạo đức, vô liêm sỉ đã tự dối mình và làm tôi mọi cho cộng sản. Lời lên án của Lưu Hiếu Ba đối với giới trí thức Trung Hoa cũng là một thực tế có thể đem áp dụng vào trường hợp trí thức Thiên tả và thành phần thứ ba ở Việt Nam cũng như trí thức miền Bắc..

Nhưng tôi dấn suy nghĩ xa hơn. Chủ nghĩa cộng sản dựa trên bạo lực-một thứ cơ chế bạo lực dấn đến cùng cực của nó biến trở thành một quyền lực “vô hình”, một “ bóng ma cộng sản” mà ngay những kẻ khai sinh ra nó ở Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng cũng trở thành nạn nhân của cơ chế ấy. Nghĩa là họ cũng biết sợ, sợ chính họ, sợ cơ chế. Ho cũng biết khi nào phải im lặng và khi nào cần phải hèn. Có cái hèn của Phạm Văn Đồng, cái hèn của Võ Nguyên Giáp cũng như cái hèn của Trường Chinh, của Tôn Đức Thắng.

Và trên tất cả cái hèn của Hồ Hồ Chí Minh.

Kẻ đi gieo rắc bạo lực trở thành kẻ hèn vì nghi kỵ, sợ người khác, bạn trở thành thù. Nỗi sợ hãi bao trùm lên mọi cơ chế đảng, từ thấp đến cao. Càng trèo cao, càng sợ, càng phải giữ mình.

Trong cuốn sách của Nguyễn Văn Trấn, “Viết cho mẹ và Quốc Hội”, 1955, ông nhìn nhận ngay chính chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng biết sợ.

Lê Phú Khải trong cuốn “Lời ai điếu” trích dẫn một nhà văn ở Đông Âu ca thán:

“Cái sự kiểm duyệt ở chế độ độc trị nó kinh khủng như thế. Vì thế, có một nhà văn ở một nước XHCN bên Đông Âu trước đây đã có lần phải thốt lên: chúng tôi không có kẽ hở để suy nghĩ! (noud n’avons pas l’escape de pencer).”

(Lê Phú Khải. “Lời ai điếu”, Hồi ký, Người Việt Book xuất bản lần thứ nhất tại Hoa kỳ, 2016, https://phanba.wordpress.com/loi-ai-dieu/)

blank

De Silva

blank

Nguồn: Edition Complexe

DCVOnline: 1. Nguyên văn câu “noud n’avons pas l’escape de pencer” là “Nous n’avons pas l’espace de penser” mà Denis Peschanski, Michael Pollack, Henry Rousso trong “Histoire Politique Et Sciences Sociales | Questions Au XXeS” , Editions Complexe 1/11/1992 trích dịch lại lời của Primo Levi trong cuốn “Se questo è un uomo” (nguyên bản tiếng Ý) do nxb De Silva và nxb Einaudi phát hành năm 1947; bản dịch Anh ngữ của “Se questo è un uomo” là “If This Is a Man” ở Mỹ do The Orion Press  xuất bản năm 1959. Cuốn “Survival In Auschwitz (If This Is a Man)” do Stuart Woolf dịch từ tiếng Ý lại được Touchstone Book tái bản 1 tháng 9, 1995.

blank

Nguồn: OntheNet

2. Primo Le vi là một nhà hoá học, nhà văn người Ý gốc Do Thái, là người tù số 174517 sống sót sau 11 tháng bị giam ở Monowitz, một trong ba trại giam chính ở phức thể Auschwitz. Ông không phải là một “nhà văn ở Đông Âu” vô danh như tác giả Lê Phú Khải trích dẫn lại trong cuốn “Lời ai điếu”.

blank

Primo Levi, nhà văn người Ý gốc Do Thái, người tù số 174517 sống sót sau 11 tháng bị giam ở Monowitz. Nguồn: Wikipedia

Cho nên, những luận chứng của Lưu Hiểu Ba trong việc phê phán các thành phần “trí thức” ở bên Trung Quốc như một chỉ hướng, nó giúp người viết nhận định được các thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba ở Việt Nam một các xác thực hơn.

Tô Hải, trong cuốn hồi ký, đã can đảm nhận mình là một thằng hèn ngay ở tựa cuốn sách, “Hồi Ký của một thằng hèn”. Hèn không phải vì dốt, hèn vì sợ không dám lên tiếng. Dù vậy, ông cũng mới chỉ dám nói về “cái hèn của chính mình”, chứ chưa dám đụng đến cái hèn của người khác.

Phạm Xuân Nguyên cũng đã nói đến “Cái hèn của người cầm bút” mà nguyên do chính là “Mình tự làm hèn mình”. (Trăm hoa vẫn nở trên Quê hương. 1986-1989, Cao trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam, trang 501)

Lại nhớ đến câu trối trăng xanh rờn của Nguyễn Khải trước khi về cõi.

“Miền Bắc đã cho tôi độc lập, miền Nam đã cho tôi tự do.”

Chính vì cái “hèn cố cựu” của miền Bắc ấy mà, Phạm Thị Hoài, tác giả cuốn truyện “Marie-Sến” goi một cách khinh bỉ các nhà văn miền Bắc là thứ “dương vật buồn thiu”. Thứ chết nhát, thứ “phải đạo”. Thứ này chiếm đa số, sống thầm lặng, yên phận, ăn lương nhà nước hay lương nhà văn.

Dương Thu Hương còn phê phán mạnh bạo hơn nữa. Đã có lần trong một bản lý lịch phải khai cho con vào đại học, ở phần nghề nghiêp của mẹ, bà đã ghi: “Nghề chống Đảng”. Nghe đến lạ. Nghe mà sướng.

Chỉ có người đàn bà ấy, sống bị cùm kẹp trong bao nhiêu năm. Vào miền Nam thấy một thật mới có thể nghĩ ra coó một “nghề chống đảng”. Nhân viên thu nộp đơn đề nghị:

“Chị Hương nên bỏ cái nghề nghiệp như thế này đi. Nếu để thì nhất định cháu nó không được vào học đại học đâu! Hương bảo với tôi: Nghĩ thương thằng con quá nên em đành phải gạch cái nghề nghiệp chống đảng ấy đi. Như thế có phải tình thương cũng là tội ác không hai anh?”

(Lê Phú Khải, ibid., trang 516)

Khi bị chính quyền chơi bẩn, cắt đường giây điện thoại, cũng người đàn bà ấy nói to trong điện thoại với đám công an:

“Bảo thằng Phan Văn Khải mắc ngay điện thoại lại cho bà, không thì bà không để yên cho đâu! Em nói rất to cốt để cho cả khu phố nghe.”

(Lê Phú Khải, ibid., trang 520)

Tôi gọi những phụ nữ này là những người mở đường cho một thế hệ phụ nữ “thế hệ không biết nhương bộ mà sau này nhiều phụ nữ khác đã tiếp tục lên tiếng.

Nhưng trước tình trạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng và bế tắc về kinh tế. Nghèo đến phải ăn ngô ăn khoai, ăn bo bo. Nguyễn Văn Linh hô hào “không đổi mới thì chết.” Nhiều trí thức muốn “đổi mới” theo kinh tế thị trường, đồng thời đòi hỏi dân chủ về chính trị. Đổi mới kinh tế đã đem lại một số thành quả. Nhưng về mặt chính trị thì không. Vẫn một đảng lãnh đạo.

Phong trào “cởi trói” này đã dấy lên một cao trào phản kháng, một thứ “trăm hoa đua nở” đợt hai với nhiều người khác như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Độ, Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Duy và nhiều người khác.

Thật ra họ vẫn chỉ phản kháng trong khuôn khổ những gì được nói, được viết. Người ta gọi chung những loại trí thức này là một thứ đối lập trung thành. Hay nói nôm na là thứ: “vừa đ.. vừa run”.

Đó là cái hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam. Một hình thức dân chủ giả hiệu không nên chấp nhận. Một lớp người cuối trào lên tiếng như ông Tương Lai hay Nguyễn Trung mà chắc chắn những kiến nghị, những đề nghị của họ đã bị Đảng vứt vào sọt rác.

Họ hèn theo cách của họ. Nói mà không sợ bị đi tù. Đó cũng là mục tiêu mà Lưu Hiểu Ba muốn đề cập tới ở trên.

Tại sao trí thức Trung hoa học được cách im lặng trước những khủng hoảng về kinh tế, văn hóa, và về những tuyên truyền cũng như những lời hứa của Đặng Tiểu Bình về một xã hội phồn thịnh, về một cuộc sống dễ dãi cho dân chúng Trung Hoa?

Đây là câu trả lời cụ thể của Lưu Hiểu Ba:

“Làm thế nào để những con heo ngủ yên khi chúng được ăn no và ăn khi chúng thức dậy. Làm thế nào giữ được mức độ ở những nhu cầu tối thiểu, như nhu cầu ăn uống và tình dục, và đừng để cho họ có cơ hội có những tham vọng lớn hơn. Để đạt được điều ấy, hệ thống hiện nay của Trung Hoa cho thấy mọi quyết định về những cải cách đều là một quyết định chính trị cả và mọi diễn văn liên quan đến khoa học nhân văn đều phải làm sao phản ảnh đươc tính cách chuyên chế của chế độ.”

(Liu Xiaobo, ibid., trang 157-158)

Nói vắn gọi là nắm được cái dạ dầy là nắm được cả con người. Muốn có mặt, muốn tồn tại, muốn được có chỗ ngồi, leo lên thì phải giả vờ ngu, phải biết im lặng, phải biết nói hùa theo. Cuối cùng là phải biết sống như những con heo.

Những ý tưởng của Lưu Hiểu Ba có thể tìm thấy trong thực tế trí thức miền Bắc.

Họ nói chung là những kẻ “phải đạo”. Bảo chửi ai thì hùa theo chửi. Bảo khen thì hùa nhau khen hết lời. Biết khi nào phải im lặng thì nại đến vấn đề “nhạy cảm” để khỏi phải nói. Kẻ Khôn ngoan lắm thì cũng câu trước khen, câu sau chê. Chê chung chung miễn là đừng chỉ đích danh ông nào. Cả một quyết định của một Trung Ương đảng mà cũng chỉ dám nói đến “Đồng chí X”.

Có lẽ nhờ đó đảng tồn tại vì đã kiềm chế được trí thức miền Bắc từ cái bụng lên cái đầu bằng cái hộ khẩu. Đã bao nhiêu lần đổi anh trùm, đã bao nhiêu lần hứa hẹn mà đất nước vẫn càng ngày càng lấn sâu trong vũng lầy tội lỗi.

Và cũng sau này cùng một cách thức như vậy, họ tiến hành cai trị ở miền Nam.

Tuy nhiên, phản ứng của trí thưc miền Nam – dù là cá nhân – không có sự khuất phục trọn vẹn vì họ có nhiều lối thoát: hoặc do trình độ hiểu biết cao, hoặc do tiếp sức với thế giới Tây Phương, hoặc do còn có tiền bạc và nhất là có thể có cơ hội trốn ra nước ngoài. Ít ra cũng có một số lên tiếng như trường hợp các ông Phạm Hoàng Hộ, Châu Tâm Luân, Võ Tòng Xuân, Lâm Võ Hoàng.

Mặc dầu vậy, không thể có một quy luật chung cho mọi người. Vì thế bài này trình bày một số những nhóm tiêu biểu với những nhân vật tiêu biểu về những cách đối phó với từng hoàn cảnh một.

Nhận xét chung thì phần lớn trí thức miền Nam nay đã ở nước ngoài ra đi ở thời điểm 1975. Phần đa số còn lại cũng đã đào thoát dưới làn sóng “boat people”. Và nay chỉ còn có một thiểu số ở lại mà não đã teo tóp và bất lực.

Tôi gọi chung những chọn lựa của họ trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng là một chọn lựa đau đớn, mất mát. Ít lắm thì một phần đời của họ đã vấy bẩn, vô tích sự. Nhiều người trong số họ còn đáng bị nguyền rủa nếu xét đến vận mệnh miền Nam. Họ thua cả một người lính chiến. Họ kém cỏi đến phải gọi là một bọn ngu xuẩn.

Chỉ có bọn ngu xuẩn mới hùa theo cộng sản.

Hầu hết nay họ chọn lựa làm thinh. Nhưng ít nhất họ cần có một thái độ sám hối khi nhìn thấy hiện trạng đất nước như ngày hôm nay mà đã có thời họ xưng tụng không biết ngượng.

Đi vào thực tế Việt Nam, phải cắt nghĩa thế nào khi có một số trí thức thiên tả hay thành phần thứ ba đã ngả về phía cộng sản trước 1975?

Nhóm trí thức miền Nam gốc Bắc

Dân miền Bắc, ngay từ 1945, nhiều người đã hiểu rõ thực chất cộng sản như thế nào? Không nhất thiết người đó phải là người có học. Đôi khi chỉ là một nông dân, một trùm trưởng ở một xứ đạo, một trung nông. Họ cảm nhận một cách rất rõ ràng như đen với trắng.

Tô Hải kể lại mùa thu năm 1945, khi ông lên đường làm lính Vệ Quốc. Cha của ông đã cảnh cáo:

“Đi theo cộng sản hả? Thất bại đừng có vác xác về. Tao tống cổ ra đường đó. Ông đã thất bại, không dám quay về.”

(Tô Hải, “Hồi ký của một thằng hèn”, Tiếng Quê Hương, trang 7)

Bố Trần Đức Thảo, vốn chỉ là một công chức bưu điện đã than thở khi Trần Đức Thảo về Việt Nam theo cộng sản:

“Về như vầy là mày tự giết mày rồi. Mà cũng là giết cả mẹ mấy và tao nữa. Phải chi mày học được cái nghề như thợ nề, thợ máy, thợ mộc gì thì thì đỡ khổ cho tao biết mấy […] Chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết. Có là điên mới đi theo chúng nó. Mày về đây là mày giết mày, giết cả tao đây, Thảo ơi là Thảo!”

(Tri Vũ & Phan Ngọc Khuê, “Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối”, trang 160.)

Những lời cảnh tỉnh như thế không đáng cho người ta nhớ đời sao?

Nguyễn Mạnh Hà

Trong lớp trí thức miền Bắc học từ bên Pháp trở về có thể coi Nguyễn Mạnh Hà thuộc lớp người đầu tiên. Theo Nguyễn Mạnh Hà, gốc người Hưng Yên, Hồ Chí Minh muốn hợp thực hóa chính thể nên thấy cần tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Đáng lẽ ông Nguyễn Mạnh Hà phải về |Hưng Yên tranh cử, nhưng ông đã không về, không ký bất cứ giấy tờ gì. Ông vẫn có tên trong danh sách đắc cử chẳng khác gì trường hợp Bảo Đại ở Thanh Hóa. Và Nguyễn Mạnh Hà nhân thấy rõ: “đây chỉ là một cuộc bầu cử bịp bợm, không dân chủ.” (Tran Thi Liên, “Les catholiques Vietnamiens pendant la guere d’Indépendance ( 1945-1946) entre la reconquête coloniale et la résistance communiste”. 1996, trang 104)

Sau này, ông Nguyễn Mạnh Hà còn được đề cử làm Bộ trưởng kinh tế trong chính phủ Việt Minh.Nhưng ông cũng thừa biết rằng họ chỉ cần dùng ông bởi vì cái lợi thế ông là người Thiên Chúa giáo, quen nhiều giới lãnh đạo giáo hội cả tây lẫn ta và cả chính giới ở Pháp.

Biết bị lợi dụng như thế. Nhưng ông vẫn theo cộng sản.

Nhưng cuối năm 1946, ông biết họ chỉ dùng tạm. Ông Hồ đã quyết định gửi Nguyễn Mạnh Hà sang Pháp như người đại diện của Việt Nam tại Pháp. Phạm Văn Đồng cũng khuyên Nguyễn Mạnh Hà ở lại Pháp.Nguyễn Mạnh Hà ở lại Pháp cho đến khi sau Hội Nghị Fontainebleau thất bại. Nhưng ông đã nhất định trở lại Việt Nam vì còn 4 đứa con ở đó. Và đây là hoàn cảnh của ông vào cuối năm 1946, bị hất ra ngoài tại Việt Nam:

“Tôi chẳng phải làm gì, tôi sống mà không biết làm gì, hoàn toàn không. Tôi không có lương và tôi không có tiền. Tôi bắt buộc phải sống với những điều kiện tối thiểu. Tôi có thể đi gặp Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Giáp nếu tôi muốn.”

(Tran Thi Liên, ibid, trang 105)

Cho đến ngày cuối tháng 12-1946, Nguyễn Mạnh Hà đến gặp Hồ Chí Minh trong Phủ chủ tịch thì toàn bộ bộ tham mưu như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã di tản về Hà Đông, chỉ còn lại mình Hồ Chí Minh.

Rõ ràng họ đã coi Nguyễn Mạnh Hà là “người ngoài” và vì thế đã bỏ rơi ông ta ở lại Hà Nội? Phần các chính khách phe quốc gia thì ngay từ tháng 7-1946, lo sợ bị sát hại đã sợ hãi bỏ Việt Minh chạy sang Trung Hoa như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, v.v.. Sau 1975, những người già như Vũ Hồng Khanh, lúc 76 tuổi vẫn bị đi học tập cải tạo, sau được cho về và chết tại quê nhà tại Vĩnh Phúc.

Nay thì với nhiều kinh nghiệm, tôi mới hiểu thấu đáo chữ “trong” hay “ngoài”là nồng cốt của vấn đề. Hiểu được điều đó sẽ hiểu cộng sản!

Riêng Nguyễn Mạnh Hà đã cáo lỗi với Hồ Chsi Minh hông thể ra đi được vì vợ là người Pháp và còn 4 con nhỏ. Đây là câu nói cuối cùng của Hồ Chí Minh trước khi hai người chia tay, “Oui, Je comprends, Fais ce que tu veux.” (Vâng, tôi hiểu, anh cứ làm điều gì anh muốn làm.” (Tran Thi Liên, ibid, trang 106)

Câu này cũng tương tợ như khi Hồ Chí Minh nói với Bảo Đại trước đây.

Vợ chồng Nguyễn Mạnh Hà đã chạy ẩn náu tại nhà Lm Cras, ở Câu lạc bộ Phục Hưng. Ngày 27 tháng 12, người Pháp đã đến đưa gia đình ông Hà ra Hải Phòng, rồi từ đó lên tàu thủy quay trở lại Pháp

Cho nên, phần đông phải nhìn nhận rằng dân miền Bắc có nhiều cơ hội hiểu rõ cộng sản hơn. Nên họ không dễ ngả theo cộng sản.

Tiêu biểu như giới Thiên Chúa giáo di cư với hai giám mục Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi và hàng linh mục như Hoàng Quỳnh, Nguyễn Quang Lãm,Trần Du, v.v.. việc di cư là một thái độ chọn lựa dứt khoát, từ chối sống chung với cộng sản. Sau này, vào miền Nam lập nghiệp, chỗ nào có người công giáo, chỗ đó cộng sản khó có thể len lỏi xâm nhập vào được.

Hơn ai hết, ho hiểu ý nghĩa của việc di cư là gì? Bởi vì ai thì cũng có tai để nghe, có mắt để nhìn và nhất là có đầu để suy xét. Và nhất là sống ở miền Bắc có thể sống cận kề, chứng kiến tận mắt cảnh người bị bỏ vào rọ trôi sông. Cảnh người chết đủ kiểu.

Dù ít hay nhiều, nó cũng được chôn vào tiềm thức của họ. Quên sao được!

Nhưng, lại một cái nhưng, sau này, quyết định thế nào cũng vẫn là quyền lựa chọn khác của họ. Và đấy là tất cả sự rắc rối của vấn đề. Tô Hải bị cha mắng như thế mà vẫn cứ đi vào Vệ Quốc quân?

Cho nên, những người như Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Đầu, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Nguyễn Trọng Văn, Thế Nguyên đã từng sống ở miền Bắc hoặc một số tỉnh miền Trung như Liên Khu Tư không thể nào không biết rõ cộng sản.

Họ hiểu rõ cộng sản hơn ai hết mà vẫn theo. Đó là cái nghịch lý trong quyết định và chọn lựa của họ.

Ai thì không biết chứ Trương Đình Hòe, Trương Bá Cần (tên thật Trần Bá Cường, cả hai đều gốc gác Nghệ Tĩnh, có 10 năm tuổi trẻ sống dưới chế độ cộng sản trước khi di du học Pháp. Lẽ nào họ không biết rõ cộng sản?

Nguyễn Đình Đầu, dù sống ở miền Bắc nhiều năm, nhưng do là người phụ tá cho Nguyễn Mạnh Hà, nguyên bộ trưởng kinh tế cho chính phủ Hồ Chí Minh nên đã ngả theo cộng sản từ sớm. Nguyễn Trọng Văn là do móc nối. Trương Bá Cần do Lm Nguyễn Đình Thi móc nối tại Paris tại địa chỉ 18, rue Cardinal Lemoine. Sau này Trương Bá Cần làm tờ báo Công Giáo và Dân tộc. Tiền lúc ban đầu có là do Nguyễn Đình Thi từ bên Pháp gửi về. Danh xưng tờ báo Công giáo và Dân Tộc cũng chỉ là lấy lại tên tờ báo do Nguyễn Đình Thi chủ trương trước đây ở bên Pháp.

Theo Thế Phong, Thế Nguyên (Trần Gia Thoại) có vợ người gốc Hoa là Tăng Hoàng Xinh, chị vợ vốn theo bên kia móc nối và chính thức Thế Nguyên theo bên kia vào năm 1960. (Virgil Gheorghiu, “Thế Phong: Thế Nguyên và nhóm Trình Bày”)

Thế Phong cũng có xu hướng thiên bên kia. Cũng viết cho Trình Bày. Có đi cải tạo, rồi lúc về cũng long đong như mọi người, lúc đứng “chợ Trời” hay làm lơ xe đò gì đó.

Thế Nguyên là một người theo cộng sản hoạt động rất tích cực trong lãnh vực báo chí và in sách. Nhà xuất bản Trình Bày của ông đã cho xuất bản được 50 chục cuốn sách.

Lữ Phương viết về Thế Nguyên và nhóm Trình Bày

“Nhóm này có những cơ sở hoạt động rộng lớn với một nhà xuất bản và một loạt các tạp chí như Trình bày, Đất nước, Nghiên cứu văn học cùng với nhật báo Làm dân có quan điểm chính trị khá rõ rệt: chống độc tài, chống sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, chấm dứt chiến tranh. Sau khi đăng cho tôi một số bài trên Đất nước, Nghiên cứu văn học, năm 1967, chính Thế Nguyên đã đề nghị tôi gom lại một số bài đã viết để nhà Trình bày xuất bản, và đó là tập Mấy vấn đề văn nghệ. Sau này, tôi biết Thế Nguyên đã trở thành cơ sở của cách mạng, có ra bưng họp. Anh chết cách đây mấy năm hết sức vô lí: dùng dao lam cắt một mụn cóc và bị nhiễm phong đòn gánh.”

(Lữ Phương, “Những chuyến ra đi”, Bản thảo chuyền tay, Việt Nam 2008, viet-studies.net http://www.viet-studies.net/LuPhuong/LuPhuong_NhungChuyenRaDi.htm)

Sau 1975, Thế Nguyên hoàn toàn bị “cách mạng” bỏ rơi. Thoạt đầu phải đi xếp chữ cho một tờ báo. Sau đó, ông chán nản, bê tha, rượu chè, nghiện ngập. Rồi chết một cách lãng xẹt. Trong đám tang Thế Nguyên (lúc chết mới 47 tuổi) tại nhà xứ Bắc Hà ngày thứ sáu 18-8-1989 do Lm Chân Tín chủ lế. Nguyễn Ngọc Lan trong dịp tang lễ này, có đưa ra một nhận xét về dại khôn:

“Nếu như trước này, xưa giờ người ta thường nói dại khôn khi đậy nắp ván thiên mới biết, nhưng ở đây với Thế Nguyên không thể luận về dại khôn. Làm thế nào mà có thể luận về cái dại cái khôn một khi đã dám làm dám nghĩ cho một ngày mai mơ ước, và khi đã không thể nghĩ, không thể làm được nữa, không còn mơ ước được nữa thì lai cũng vẫn cứ sống để sống và để chơi.”

Và sau đây là hai câu thơ nhại thơ Nguyễn Du của Nguyễn Ngọc Lan, “Trăm năm trong cõi người ta / Chợ Trời, chính trị đều là c.t” (Nguyễn Ngọc Lan, “Nhật ký 1989- 1990”, trang 102-103)

c.t là gì tôi không đoán ra nổi. Có thể là Chợ Trời chăng? Nhưng phải chăng khi nói về cái cái dại, cái khôn của Thế Nguyên khi theo cộng sản cũng là một cách gián tiếp nói về chính Nguyễn Ngọc Lan, nói về người mà để nói về chính mình?

Tôi nhận thấy Thế Nguyên là một trường hợp tiêu biểu nhất cho những người đã trót theo cộng sản rồi sau đó bị họ bỏ rơi, rồi chết vô danh trong tủi hận.

Nhiều trí thức miền Bắc, dù biết cộng sản đối trá mà vẫn theo.

Nguyễn Văn Trung

Nguyễn Văn Trung khi được đề cử làm Chủ tịch Ủy Ban vận động cải thiện chế độ lao tù thì đã nhận thức được ngay vai trò bù nhìn của mình. Sau này, chính quyền cộng sản và chính Lm Chân Tín cũng tự nhận mình là chủ tịch Ủy Ban này.

“Phong trào dân tộc tự quyết… tuyên truyền, vận động lực lượng thứ ba đấu tranh đòi Mỹ – ngụy thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris. Trên cơ sở đó, từ năm 1969, các tổ chức chính trị, xã hội thuộc lực lượng thứ ba lần lượt ra đời mà điển hình là Ủy ban cải thiện chế độ lao tù của linh mục Chân Tín (1969); Mặt trận nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris của luật sư Trần Ngọc Liễng (14/2/1974); Mặt trận cứu đói của Đại đức Thích Hiến Pháp (22/9/1974); Cộng đồng tin mừng của các linh mục trẻ Huỳnh Khắc Từ, Nguyễn Ngọc Lan, Huỳnh Văn Nghi…(1974); Tổ chức chống tham nhũng của 301 vị linh mục (8/1974); Lực lượng trung lập dân tộc Việt Nam (1974); Ủy ban Hành động cho công bằng xã hội của thanh niên sinh viên Thiên chúa giáo (4/12/1974)…. Đặc biệt khối Phật giáo Ấn Quang sau một thời gian dài im ắng nay cũng tuyên bố thành lập Lực lượng hòa giải dân tộc (8/1974) và sau đó triển khai rộng rãi ra các tỉnh thành Nam Bộ, với ý đồ tập hợp lực lượng thứ ba dưới ngọn cờ của Phật giáo Ấn Quang.”

(Hồ Sơn Diệp – Phí Ngọc Tuyền, “Trí thức Nam bộ góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975”, Văn Hoá Nghệ An, 1 Tháng 5 2015, https://goo.gl/ftwBPm)

“Đồng hành cùng các giới đồng bào và tăng ni phật tử trong cuộc đấu tranh chống Mỹ tại Sài gòn, phải kể đến lực lượng của đồng bào Thiên Chúa giáo, mà tiêu biểu như Linh mục Phan Khắc Từ; Linh mục Tổng tuyên ủy tổ chức Thanh – Lao – Công Trương Bá Cần; Linh mục Chân Tín – Phó Chủ tịch Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù… đã sớm phát huy tinh thần yêu nước, hòa nhập vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.”

(Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh, “Các giới đồng bào Sài Gòn – Gia Định phát huy tinh thần cách mạng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975”, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 28/4/2010, https://goo.gl/ixQtqm)

“Tôi tham gia hầu hết các phong trào đó, đặc biệt là được đề cử làm chủ tịch Ủy ban vận động Cải thiện Chế độ lao tù. Sau này, nhìn lại, thấy rõ thực chất của các phong trào này, chỉ là sách lược chính trị, nhằm lật đổ chính quyền miền Nam ( Sài Gòn) mà thôi.”

(Nguyễn văn Trung, “Nhật ký Nguyễn Ngọc Lan, nhìn từ phía người đọc trong nước”, bản thảo hạn chế, 1995. https://goo.gl/95PWmn )

Nhưng theo ông Nguyễn Văn Trung ông được đề cử làm chủ tịch và có ba phó chủ tịch, Trong 3 phó chủ tịch có Lm Chân Tín. Vì trong Ủy Ban có nhiều thành viên là người của Đảng. Ông cũng thừa biết các phong trào tranh đấu ở đô thị miền Nam trước 1975 như về: Hòa bình, Tự Do, Dân chủ, Tự Trị Đại Học đều do cán bộ lãnh đạo cộng sản chỉ đạo, sắp xếp nhân sự.

Ông cũng thừa biết Nguyễn Ngọc Lan và Lm Chân Tín là người có “chất Đảng” hơn ông nhiều. Nếu phải tin, phải dùng thì đương nhiên phải là Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín.

Mọi người thừa biết quân đội Bắc Việt xâm nhập miền Nam bằng Đường mòn Hồ Chí Minh mà vẫn ra rả đòi hòa bình? Thập niên 1970, nhà văn Xuân Vũ đã cho xuất bản nhiều sách như: “Đường đi không đến, Xương trắng Trường Sơn, Mạng người lá rụng, Đồng bằng gai góc, Đến mà không đến”. Không lẽ mọi người đều vô tinh không đọc? Hay không thèm đọc vì coi như sach tuyên truyền?

Và Nguyễn Văn Trung đã nhận ra thực chất của các phong trào này chỉ là những sách lược chính trị, nhằm lật đổ chính quyền miền Nam mà thôi. Biết rõ như thế mà vẫn cổ võ, vẫn viết như thể là một người trí thức tranh đấu cho lý tưởng? Phải chăng là tự lừa đối chính mình và lừa đối người khác?

Nguyễn văn Trung cũng thừa biết mục đích không phải để đòi hỏi thả tù binh chính trị, mà cũng chẳng nhằm cải thiện cái gì, mà nhằm lật đổ chính quyền Miền Nam. Nguyễn văn Trung hẳn cũng đã biết rõ điều này: Ông không phải là người của “phe ta”. Tờ Hồn Trẻ viết:

“Tờ Hồn Trẻ lúc bấy giờ do hai vợ chồng Thiên Giang và Vân Trang điều khiển từ khâu biên tập đến khâu quản lý. Ban Biên Tập Hồn Trẻ quá èo ọt gồm Trần Cảnh Thu, Trần Triệu Luật, Nguyên Hạo, Lê Uyên Nguyên, Tuyết Hữu, Cao Hoài Hà, Thích Quảng Khanh, Anh Vũ, Đinh Khắc Du, Lê Việt Nhân tay nghề còn non kém.

Vì thế, họ đã dùng luật sư Bùi Chánh Thời, Võ Quang Yến.. chúng tôi xem như “ lá chắn” cho tờ báo để đối phó với địch.

Một số nhân vật khác như Nguyễn Văn Trung, Cao Ngọc Phương, Cao Hoài Hà không thuộc “phe ta” mời họ đứng tên để đánh lạc hướng chú ý của địch.” (Trần Bạch Đằng, “Trui rèn trong lửa đỏ (Tập Ký Sự Truyền Thống Thành Đoàn)”, Nxb Trẻ, trang 138)

Dù không có ý định “trốn” ra ngoại quốc như nhiều người. Nhưng Nguyễn Văn Trung cũng đã “đầu tư tương lai” bằng cách cho con trai trưởng vượt biển năm 1980. Cả dòng họ nội Nguyễn Văn Trung, không thiếu người đi học tập cải tạo. Rồi các chị, các em đều liều mạng cho con cháu vượt biển mà cái chết cầm chắc trong tay. Điều ấy không lẽ không động tâm đến tâm tư Nguyễn Văn Trung? Nhà cửa bị tịch thâu không lẽ không biết? Hay biết mà vẫn làm như thể không biết.

Những thành phần theo MTDTGPMN

Danh sách sau đây cho thấy họ là ai và số phận họ ra như thế nào. Họ có hiểu biết cộng sản không? Chắc là có. Họ có hèn không? Chắc là hèn.

“Họ là những người như Hoài Hương, Nguyễn Khắc Vỹ, Lê Hiếu Đằng, Thiên Giang, Vân Trang (vợ Thiên Giang), Nguyễn Đăng Trừng, vợ chồng Phú Hữu Nguyễn Thạnh Cường, Nguyễn văn Kiết, Lê văn Giáp. Rồi những Trịnh Đình Thảo, Liên Hoa Ngô Thị Phú (vợ Trịnh Đình Thảo), Lâm Văn Tết, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Văn Nghị (kết hôn với Dương Quỳnh Hoa ở trong khu), Trương Như Tảng, Thanh Nghị, Tôn Thất Dương Kỵ, Thanh Lan Võ Ngọc Thành, Nguyễn Văn Bửu, Hồ Văn Bửu, Cao văn Bổn, Nguyễn Hữu Khương, Lucien Phạm Ngọc Hùng, Trần Thiện Tứ, Lê Quang Lộc, v.v.. Tất cả những nhân vật trên đây đều ở chung với nhau trong một khu vực biệt lập do Huỳnh Tấn Pháp trực tiếp quản lý.”

(Lữ Phương, ibid.)

Lê Hiếu Đằng

Và chúng ta ráng đọc một đoạn bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, người miền Nam trong MTDTGPMN, trên tờ Tin Sáng, kể lại tâm tình của ông sau chuyến ra Bắc,nhan đề bài báo là “Những giây phút cảm động đó”

“Những cái hôn thắm thiết, những bàn tay xiết chặt tưởng chừng như không muốn rời ra, những tràng cười thoải mái và cởi mở. Tất cả tạo nên một bầu không khí thắm đượm tình nghĩa đồng bào, đồng chí. Đúng như Bác Tôn đã nói: “ Đây là cuộc Bắc Nam xum họp một nhà cảm động và đông đủ nhất.”

Nhưng một trong những điều đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc là hình ảnh các linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Nguyễn Huy Lịch ngồi bên đ/c Lê Duẩn, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Xuân Thủy nói cười vui vẻ và cùng nhau nâng cốc mừng thắng lợi; hình ảnh của giáo sư Lý Chánh Trung, người trí thức “Tìm về dân tộc”, miệng vẫn ngậm tẩu, thú vị ngồi nghe anh Xuân Thủy đọc thơ, hình ảnh của một Kim Cương mà phong cách vẫn rất là “Sài gòn”, ngồi nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về vở kịch “Lá sầu Riêng” của mình; hình ảnh một Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo xông xáo chạy đi chạy lại để chụp những tấm hình “ăn ý” nhất cho những số báo Tin Sáng tới…”

(Hồ Ngọc Nhuận, “Đời”, Hồi ký, trang 57.)

Đọc đoạn trên, bạn đọc có thể tin là Lê Hiếu Đằng đã trung thực khi viết những dòng chữ đó? Hay đó chỉ là chuyện bợ đỡ, khen lấy được? Và nếu thế thì tại sao để đến lúc cuối đời nằm hấp hối trên giường bệnh, ông mới phản tỉnh? Có trễ quá không? Và có thể tin được Lê Hiếu Đằng đang “phá rào”, đang lập Đảng? Hay nói theo Hồ Ngọc Nhuận, “Đã đến lúc phải phá xiềng.”

Và Trần Bạch Đằng đã có một nhận xét thẳng tuột lúc bấy giờ: “ Bợ.. cũng vừa phải thôi, bợ.. quá, người được bợ cũng không chịu nổi, nhột.. lắm.” (Hồ Ngọc Nhuận, Ibid, trang 61.)

Lữ Phương

Khi vào bưng theo MTGP miền Nam, trong tập ký “Những chuyến ra đi”, Lữ Phương là người sớm nhận ra thân phận dư thừa với vai trò làm cảnh của mình. Ông đã chua chát viết lại như sau trong lời mở đầu:

“Chiến khu trong hiện thực hoàn toàn không phải là cái miền ký ức ngọt ngào mà những bài hát tuổi thơ đã phác họa. Không có gì thơ mộng trước cuộc máu lửa này. Nhưng đã đi vào thì phải chấp nhận tất cả, dù cho rơi vào tình trạng xấu nhất với bản thân. Mọi việc cũng chẳng có gì ghê gớm nữa. Không còn cứu vớt ai nữa. Không đi tìm những vòng hoa. Và cũng chẳng ai cho những người như tôi một vòng hoa nào cả.”

(Lữ Phương, ibd., viet-studies.net)

Đã viết như thế rồi mà sau 1975, Lữ Phương cũng đã phạm những sai lầm đáng chê trách. Phải chăng những điều ông viết sau đây cũng vẫn nằm trong phạm trù: Biết mà vẫn hèn?

Tôi không muốn nhắc đến các bài viết trước 1975 của ông trên tờ Tin Văn (Tờ Tin Văn do một cán bộ cộng sản nằm vùng là Nguyễn Ngọc Lương, còn có tên Nguyễn Nguyên, phụ trách).

1. Việc thứ nhất, cùng với Nguyễn Trọng Văn và ông Nguyễn Văn Bảy. Ông Lữ Phương đăng đàn phê phán nặng nề chủ trương của Nguyễn Văn Trung: Một chủ nghĩa xã hội không cộng sản với bài “Mấy suy nghĩ về các xu hướng gọi là cách mạng không cộng sản ở miền Nam (phát biểu tại Viện Triết học ở Sài gon, năm 1978). Trong đó, tôi xin trích dẫn một câu sau đây của Lữ Phương (Theo tài liệu riêng của Nguyễn Văn Trung):

“Tôi nhận thấy dấu vết của quan điểm tiểu tư sản đã biểu lộ rất rõ nét trong thứ “Cách mang không cộng sản này.”

Lời tố cáo của Lữ Phương mang ý nghĩa một bản án, một tố cáo chính trị có giá trị cao như một bản án có thể đưa nạn nhân đến chỗ tù chung thân!

Tiếp theo là bài của Nguyễn Trọng Văn nhan đề “Chủ nghĩa xã hội không cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Nôi dung và ảnh hưởng” (Tham luận đọc tại Đại Học Tổng Hợp, cơ sở 2, tp Hồ Chí Minh.) Vẫn theo tài liệu riêng của Nguyễn Văn Trung, bài thứ ba của Nguyễn Văn Bảy, “Phê bình quan điểm Cách mạng xã hội không cộng sản của hai ông Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung.

Có ba bài cùng phê phán một lúc hẳn là có chỉ thị. Một lối chụp mũ “tập thể”. Nó bắt buộc người ta nghĩ đến môt chính sách đàn áp và khủng bố mang tầm vóc nhà nước. Hay ít lắm người ta cũng thấy đây là trường hợp đàn em tố cáo đàn anh, con tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, trò tố cáo thầy đã từng xảy ra trước đây với Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường hay nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.

Tôi tin chắc rằng trước 1975, Nguyễn Trong Văn cũng như Lữ Phương đã hẳn không dám làm điều ấy. Tại sao sau 1975 lại biến chứng biến thành những tên đao phủ văn học?

2. Việc thứ hai, ông được tham gia hay chỉ định vào một Ủy ban định ra chính sách truy lùng văn hóa Mỹ-Ngụy. Tôi thực sự không biết vai trò cũng như đóng góp gì của ông trong chiến dịch này. Nhưng trớ trêu thay, trong khi ông ngồi bàn định, đưa ra chính sách, biện pháp này nọ thì ngoài kia, trên đường phố đang diễn ra cảnh truy quét tàn dư Văn Hóa Mỹ ngụy với cảnh tịch thu, đốt sách tràn lan bất cứ thứ sách vở gì? Trẻ con kéo theo chiếc xe ba gác ùn ùn đánh trống, phát loa như một đám du côn vô học yêu cầu đồng bào nộp sách ngụy! Một đằng cứ họp bàn chính sách. Một mặt cứ đánh phá một cách tràn lan. Nhà nước đã lợi dụng trẻ con trong chiến dịch đánh phá này. Thật tồi tệ và vô đạo, vô văn hóa.Nay ông nghĩ sao về chuyện này? Những tài liệu biên soạn của ông nay vứt ở đâu? Thùng rác hay só sỉnh nào mà có thể chính ông cũng đã xé bỏ?

3. Việc thứ ba, sau này, ông còn có đủ can đảm biên soạn và được nhà nước cho in cuốn “Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng Mỹ-Ngụy của Đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam.”

Việc ông dùng chữ “xâm lăng” cho thấy một lần nữa, ông dẫm phải đống phân Mác Xít. Đây chỉ là một cuốn sách tuyên truyền theo đơn đặt hàng của nhà nước.

Tôi cũng xin nhắc lại trong một bài diểm cuốn sách “Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975” của Trần Trọng Đăng Đàn, người phê bình văn học Trần Thanh Mại đã đề cao và xếp ông ngồi vinh dự bên cạnh các tác giả khác như sau:

“Đối với văn hóa, văn nghệ dưới chế độ thực dân mới ở Nam Việt Nam, trong thời gian đó, nói chung các nhà nghiên cứu đã tỏ thái độ nghiêm khắc, chặt chẽ, có khi sự phê phán có tính cách khá kịch liệt và gay gắt, để xóa bỏ cái xấu, cái sai, khẳng định cái tốt, cái đúng một cách mạnh mẽ. Đó cũng là thái độ chung của nhiều tác giả các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ thực dân mới đã in thời gian đầu của chính tác giả Trần Trọng Đăng Đàn cũng như các tác giả khác như Thạch Phương, Lữ Phương, Lê Đình Ky, v.v..

(Trần Thanh Mại. Trường Đại học Tổng hợp TP HCM. Báo Nhân Dân, số ra ngày 2 tháng 10 năm 1998)

Thật là vinh dự cho ông quá. Nhưng cũng thật đáng xấu hổ cho một trí thức miền Nam như ông. Đây là một cuộc đánh phá có chính sách quy mô nhất và cũng rộng rãi nhất trên toàn miền Nam với hàng triệu cuốn sách đủ loại bị tiêu hủy. Cái tội của nó đối với văn học miền Nam thật quá lớn và khó tha thứ. Cái tội của Lữ Phương, vì thế, cũng không nhỏ!

Sau này, trong thư mục sách biên khảo của ông. Tôi không thấy tên cuốn sách này? Lại một chuyện đấu đầu lòi đuôi, không dám nhìn nhận mình là tác giả.

Phải nghĩ gì về con người và những hoạt động của ông? Phần ông ông nghĩ gì và bày tỏ ra sao? Tôi cũng mong muốn ông minh bạch là khi về miền Nam, ông và Nguyễn Trọng Văn, mỗi người được cấp cho mỗi người một căn nhà do “ngụy” bỏ lại khi di tản. Theo ông, đây là có phải là một thứ ăn cướp tài sản của dân miền Nam không?

Chỉ biết khi tôi gặp Nguyễn Trọng Văn, anh ta có than và so bì: “Lữ Phương có công trạng gì hơn moa mà lại được cấp phát một căn nhà lớn hơn của moa?” Như thế, rõ ràng, dưới mắt Nguyễn Trọng Văn, căn nhà được cấp phát không phải là thứ đi ăn cướp của người dân miền Nam mà là một phần thưởng anh ta xứng đáng được nhận.

Số phận của ông cũng như các đồng chí trong MTDTGPMN sau 1975 ra sao? Đó là số phận dư thừa, không dùng được vào việc gì vì không có chỗ. Người ta không bao giờ có dịp nghe nói về họ nữa. Luật sư Trịnh Đình Thảo làm gì sau 1975? Chỉ biết con gái ông, sau khi chồng đi học tập về thì cả hai đều vượt biển sang Canada. Như thế, ông thủ lãnh MTDTGPMN tin gì ở cộng sản? Tại sao những người như ông không để lại một cuốn hồi ký sám hối?

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
17 Tháng Sáu 20222:41 SA(Xem: 6416)
Sắp đến NGÀY LỄ CHA Xin kính chúc : Quý Thầy, Quý Bạn Quý Anh trai, Anh rể Quý Em trai, Em rể một ngày Lễ bên gia đình thật đầm ấm hạnh phúc.
16 Tháng Sáu 202211:50 CH(Xem: 3256)
Chiều nay Mẹ có đôi lời : Cám ơn tất cả xin mời nâng ly ! Cùng nhau Ta chúc nhau đi Bình an vui khỏe như khi Xuân Thì !
16 Tháng Sáu 20221:49 SA(Xem: 5207)
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý.
13 Tháng Sáu 20226:54 CH(Xem: 6737)
Rượu rót nằm đau trong cốc lạnh Xa người, ta uống với ai đây?! Tàn canh khói thuốc vàng cô quạnh Ngọn nến đời soi...chiếc bóng gầy!
13 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 6219)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
13 Tháng Sáu 202212:55 SA(Xem: 6755)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ƠN CHA - Sáng tác Y Vân Nhạc đệm Ngô Nguyên Tiếng hát: Kim Phụng Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Sáu 20229:28 CH(Xem: 7431)
Những điều bình thường nhưng vĩ đại Khi trưởng thành con hiểu nhiều hơn Để ngậm ngùi tiếc "Giá cha còn" Thật hạnh phúc có cha bên cạnh.
12 Tháng Sáu 20229:21 CH(Xem: 4859)
Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.
11 Tháng Sáu 202211:35 CH(Xem: 7403)
Duyên may gặp lại ơn Trời? Tay trong tay nắm nhớ thời còn thơ? Thỏa lòng Ta vẫn ước mơ! Ngày vui tái ngộ là cơ hội vàng!
11 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 5818)
Hoa nở rồi tàn, trăng khuyết rồi tròn, nước lớn rồi ròng, bèo hơp rồi tan, sinh ký tử qui... là LẼ THƯỜNG của cuộc đời. Có sinh thì có diệt, và đó là một kiếp người.
11 Tháng Sáu 202212:29 SA(Xem: 5083)
Cuộc đời của ba tôi rất bình lặng với nghề thợ may khiêm tốn nhưng đối với tôi, ông là biểu tượng của một người cha lặng lẽ, cần mẫn sống âm thầm chu toàn cuộc sống cho vợ con.
10 Tháng Sáu 20221:05 SA(Xem: 6850)
Ta về đây. Rồi cũng sẽ đi Trăm năm bỏ cuộc biển dâu này Ta vào mê ảo đêm trăng lặn Như bóng sương mờ cánh vạc bay
10 Tháng Sáu 202212:26 SA(Xem: 6871)
Cha Là Nắng Ấm Thái Dương Là sao bắc đẩu soi đường cho con Trăm năm hiếu nghĩa vuông tròn Thiên thu nước mắt chảy mòn nhớ thương...
10 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 6426)
Anh như cơn trốt đêm khuya Tôi như cánh én bay về quạnh hiu Lẽ loi bên vạt nắng chiều Mưa sa, bão táp cô liêu dốc đời
01 Tháng Sáu 202211:34 CH(Xem: 6079)
Sau hơn hai năm bó gối ngồi nhà, khuya ngày 13 tháng tư năm 2022 tôi bước lên máy bay của hảng Singapore Airlines để bắt đầu cho chuyến du lịch đầu tiên sau mùa đại dịch,
31 Tháng Năm 202210:40 CH(Xem: 3637)
Nguyện ơn trên gia hộ cho thầy cô sức khỏe, an lạc và hạnh phúc. Xin tri ân những vị đã lái con đò trí tuệ dẫn dắt chúng em vào đời.
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 6150)
lửa mặt trời tôi nhìn thấy sáng nay bừng đỏ trong bình mình chiếu sáng toàn nhân loại cho tôi thấy rõ hơn khổ đau. chiến tranh và tuyệt vọng…
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 5114)
Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.
30 Tháng Năm 202211:20 CH(Xem: 6003)
Tuổi học trò, chưa nếm mùi sương gió Cũng tập tành thố lộ chuyện yêu đương Lá thư xanh ép cánh phượng, sân trường Thầm trao gởi... rồi vấn vương mộng mị
30 Tháng Năm 20229:57 CH(Xem: 5013)
Chiều nay tôi thật vui Thấy mình thật yêu đời. Chúc các em sinh nhật Tuổi 65 đẹp tươi .
29 Tháng Năm 20221:52 CH(Xem: 6796)
Mỗi hè sang... Mỗi lần hoa phượng Cuối đời rồi... Vẫn nhớ lắm... Phượng ơi! Cuối đời rồi... Vẫn nhớ mãi... Người xưa!
28 Tháng Năm 202211:31 CH(Xem: 5110)
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
27 Tháng Năm 20221:49 CH(Xem: 6389)
Nhưng chỉ là mơ có phải không? Khi mình bèo nước rẽ đôi dòng Mỗi độ hè về như nhắc nhở Tình đầu muôn thuở khắc ghi lòng!
26 Tháng Năm 202211:10 CH(Xem: 4928)
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
24 Tháng Năm 20221:05 SA(Xem: 3864)
Ta hãy gặp nhau dù một ngày Biết đâu ta chẳng có ngày mai Để mà mừng rỡ tay nắm chặt Nhắc chuyện ngày xưa thuở áo dài.
24 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 6467)
Lang thang hạnh phúc khỏe tươi Vào đời lúc tuổi sáu mươi là vừa Bạc tiền danh vọng giờ thừa Vui tươi sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đau
23 Tháng Năm 20222:56 SA(Xem: 5090)
Tôi đọc được một câu “danh ngôn”, không biết của ai. “Ai cũng có tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng có tuổi già”. Phải có phúc có phần mới được già.
23 Tháng Năm 20221:03 SA(Xem: 5283)
Tưởng rằng nơi đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu chào “Cô còn nhớ em không?”. Cô nhớ chứ.
20 Tháng Năm 20225:44 CH(Xem: 6318)
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
20 Tháng Năm 20225:40 CH(Xem: 6931)
Thủy chung không phải dễ Sợi ngắn thương sợi dài Những chăm sóc mỗi ngày Là bền lâu hạnh phúc.
20 Tháng Năm 202212:22 SA(Xem: 3991)
Gặp nhau nhắc về dĩ vãng chung trường chung lớp. Theo vận nước bôn ba. Dòng đời trôi nổi. Vào tuổi thất thập còn gặp nhau là hạnh phúc lắm rồi.
20 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5537)
.....thậm chí còn nghĩ thành phố Sydney là thủ đô của Úc. Không ít người ngỡ ngàng khi biết Canberra mới thực sự là thủ đô của xứ sở chuột túi này.
20 Tháng Năm 202212:02 SA(Xem: 5880)
Anh giờ tóc đã hết xanh Em còn xanh tóc loanh quanh dấu buồn Gởi lời thăm hỏi Sài Gòn Thấy trong cõi nhớ chỉ còn mình em!
19 Tháng Năm 20229:18 CH(Xem: 6714)
Hương vờn khói quyện Mẫu thân tôi ! Giọt tủi tràn mi… nghẹn cả lời Giọng nói hiền hòa êm sóng gió Câu khuyên ấm áp lặng trùng khơi
17 Tháng Năm 20221:01 SA(Xem: 4705)
Mong rằng cô tôi đầy đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua trận chiến gay go này. Nguyện ơn trên gia hộ cho cô giáo Huỳnh thị Ba của tôi mau bình phục.
16 Tháng Năm 202210:29 CH(Xem: 7042)
Nhiều đêm thao thức thở dài Xuân về Tết đến bên ngoài tuyết sương? Lệ tràn vì nhớ cố hương Giọt sầu nhỏ xuống trang thơ gửi người!
16 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6449)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc loài trong đêm!
15 Tháng Năm 20222:22 SA(Xem: 5062)
Giây phút này tôi chợt nhận ra tôi đã vẽ biết bao màu sắc cho cuộc đời mà vẫn còn thiếu sót hình ảnh tôi đã từng biết, từng gần gũi.
14 Tháng Năm 202211:59 CH(Xem: 8059)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả Trình bày
14 Tháng Năm 20229:37 CH(Xem: 6680)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
14 Tháng Năm 202212:48 SA(Xem: 4561)
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
10 Tháng Năm 202212:58 SA(Xem: 5900)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
07 Tháng Năm 202211:38 CH(Xem: 7004)
Bài thơ tôi viết buồn độc vận Tôi tự ru tôi khúc ngậm ngùi Xin hỏi ai từng làm Mẹ khóc Có mơ thấy Mẹ giống như tôi?
07 Tháng Năm 202212:29 SA(Xem: 4703)
Xin cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và bà suôi của tôi cũng như các bà mẹ trên khắp thế gian đã mang một sứ mệnh gian lao và cao cả là “làm mẹ”.
06 Tháng Năm 202211:54 CH(Xem: 6777)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 6998)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền & Thái Thủy Tiếng hát: Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6402)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
06 Tháng Năm 202212:21 SA(Xem: 6830)
Hồn “MỘNG DƯỚI HOA” buồn viễn xứ Giọt “SẦU LẺ BÓNG” rụng trong tim “MỘT CÕI ĐI VỀ” đời lữ thứ “NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG” gởi về em!
06 Tháng Năm 202212:14 SA(Xem: 6212)
Hạ ơi! Đừng khép cổng trường Ve ơi! Đừng hát lòng đường bâng khuâng Ngày mai bên vạn nẻo đường Còn đâu tiếng trống tựu trường nôn nao
05 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5016)
Và chốc nữa đây tôi sẽ vào chùa thắp nhang… sám hối vì bấy lâu nay tôi cứ hùa theo Liên chê trách bà mẹ chồng này. Mong bà tha lỗi cho tôi.
02 Tháng Năm 202210:56 CH(Xem: 6261)
Nghe tin mầy vượt trùng khơi Ra đi chẳng có nửa lời với tao Cuộc đời như vậy thế sao !! Xin câu khấn niệm Gửi Vào Thiên Thu...
01 Tháng Năm 202211:01 CH(Xem: 10623)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 8865)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
01 Tháng Năm 202212:08 SA(Xem: 5832)
Ba tôi rời Việt Nam sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng các con vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1987. Ông viết bài thơ sau vào ngày 30 tháng 4 năm 1988,
30 Tháng Tư 202211:59 CH(Xem: 6945)
Đêm café thao thức Mùi quê hương đâu đây Bóng mây chìm bóng mây Café chìm nước mắt Mây vẫn trôi bàng bạc Lưng chừng treo câu thơ
30 Tháng Tư 202211:00 CH(Xem: 7316)
Thôi đã tàn rồi một giấc mơ Còn gì nữa đâu mà đợi chờ Tháng Tư về, lòng tôi xao xuyến Nhớ Sài Gòn, nhớ một người xưa!
29 Tháng Tư 202211:17 CH(Xem: 7033)
Quê cha Quảng Trị mẹ Biên Hòa Lịch sử hình thành đã ghi ra Dù đi khắp năm châu bốn bể Hãy nhớ rằng đây cũng là nhà.
29 Tháng Tư 202210:26 CH(Xem: 5476)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa
29 Tháng Tư 20222:58 CH(Xem: 7348)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY EM TRỞ LẠI SÀI GÒN - Thơ Vương Đức Lệ Nhạc Trần Xuân Kính Tiếng hát: Đèo văn Sách
29 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 6322)
Ta ngồi nhìn giọt mưa rơi Tháng Tư Buồn Lắm tơ trời khóc than Thương cho mộ chí da vàng Bao nhiêu tiếng nấc hồn oan dật dờ.
29 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 7284)
Phải chăng ảo ảnh cuộc đời Xa rồi áo trắng của thời nguyên trinh Đắm chìm trong cuộc phù sinh Giấc mơ thiên cổ... DẤU TÌNH CHƯA PHAI!...
28 Tháng Tư 20222:21 CH(Xem: 6934)
Nói đi anh một lần cho đủ lẽ Dù mặn nồng cay đắng có mềm môi Dù ray rức có đầy vơi mắt lệ Thì mất nhau mình cũng mất nhau rồi?!
22 Tháng Tư 20222:01 SA(Xem: 5387)
Năm nay, tháng tư lại về, những thương đau của quá khứ gần nửa thế kỷ một lần nữa lại ùa về, chúng ta nhớ Sài Gòn da diết.
22 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 3175)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
21 Tháng Tư 20223:50 CH(Xem: 6860)
Muốn tóc bay trong dạt dào biển gió Cảm nhận được ngàn ve vuốt trùng khơi Nghe hồn ngập tràn niềm thương nỗi nhớ Về một người yêu dấu đã xa rồi.
21 Tháng Tư 20222:12 CH(Xem: 7317)
Rượu cạn bầu chưa? - Trăng xế bóng! Giọt sầu năm tháng cứ tuôn sa Canh tàn, nến lụn - Hồn thao thức NỬA KIẾP LƯU ĐÀY... Ta khóc ta!
21 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 7607)
Tháng năm làm biển dần thay đổi Cát sẽ không còn tiếng gọi nhau Chân giẫm đau, cát buồn không nói Chỉ thấy ngàn xanh biển hóa dâu
20 Tháng Tư 202210:33 CH(Xem: 5180)
Xin ơn trên đừng cướp đi ông bà ngoại yêu quý của tôi. Hãy để tôi còn có thời gian trả chút nghĩa tình ông bà trao cho tôi từ lúc tôi mới lọt lòng.
20 Tháng Tư 20222:17 CH(Xem: 7605)
Gỗ quí đâu? rừng vẫn im Tháng qua ngày lại người thêm muộn sầu! Thân Anh rách rưới ốm đau Rừng ơi gỗ quí cất đâu hỡi rừng?!
20 Tháng Tư 202212:27 CH(Xem: 6760)
Cám ơn mỗi sáng mai thức dậy Yên vui thanh thản sống một ngày Trần thế thiên đường ngay trước mặt Cám ơn đừng để lỡ ngày qua.
19 Tháng Tư 20223:53 CH(Xem: 6848)
Biết viết làm sao hết nhớ thương Lòng con khoắc khoải vạn đêm trường Bâng khuâng một chút niềm suy tưởng Của một người con BIỆT CỐ HƯƠNG
17 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 3883)
Nói cho nghiêm túc, đây là buổi họp đầu tiên của Ban Tổ Chức hội ngộ kỳ thứ 19 của trường trung học Ngô Quyền chúng ta.
15 Tháng Tư 202212:38 SA(Xem: 5917)
Đêm càng về khuya, nỗi nhớ về Sài Gòn xưa càng quay quắt, tôi ước mơ được một lần sống lại ở thành phố Sài Gòn, một hòn ngọc Viễn Đông trước năm 1975.
14 Tháng Tư 202211:50 SA(Xem: 7054)
Bảo toàn biển đảo nước non Duy trì tiếng Việt cháu con đời đời Lo sao nước Việt rạng ngời Sánh vai thế giới một thời Hùng Anh
14 Tháng Tư 202212:49 SA(Xem: 7595)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGƯỜI LẠC XỨ Thơ Dr. Nguyễn Quý Đoàn Nhạc Bùi Kim Cương
12 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 5827)
Đêm nay thức trắng bên con Rạng ngày con Mẹ nỗi buồn chia hai Ôm con ủ ấm đêm nầy Rồi mai gió sẽ lùa đầy phòng con
11 Tháng Tư 202211:43 CH(Xem: 5231)
Tôi không cảm thấy vui trọn vẹn, tròn trĩnh lắm vì trong một góc khuất nào đó của bộ não hình ảnh tang tóc, chết chóc tức tưởi lúc kết thúc VNWar 1975, cứ hiện về như phim quay chậm!
11 Tháng Tư 20226:15 CH(Xem: 5205)
Chúng tôi phải hoàn tất ba khóa học: Chương trình học tiếng Anh (ESL program), Cultural Orientation (CO) và Work Orientation (WO) trước khi đi Mỹ.
11 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 7911)
Hôm nay ngày giỗ mẹ của tôi Nén hương dâng mẹ lòng bồi hồi Không cây vú sữa bên thềm cũ Mà sao nhớ quá mẹ hiền ơi!
11 Tháng Tư 20224:01 CH(Xem: 7077)
Đeo lên cổ em thẹn thùng im lặng Tim non chờ đón nhận một tình yêu Rồi xa nhau trôi dạt tựa mây chiều Giờ về lại nhìn thôn nghèo thương nhớ
11 Tháng Tư 20223:57 CH(Xem: 7276)
Thời gian sạt lở vùng kỷ niệm Cánh phượng phai tàn ai tiếc thương?! Lần trang Lưu Bút màu mực tím Gởi nhớ về nhau THOÁNG HẠ BUỒN!
03 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 6957)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,
03 Tháng Tư 202211:12 CH(Xem: 6667)
Nỗi niềm gửi bạn khắp nơi Làm sao để nhớ thương vơi bây giờ? Đại dịch Vũ Hán đâu ngờ Cách ly cấm túc bơ phờ mấy năm
03 Tháng Tư 20221:13 CH(Xem: 6389)
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động. Cho Việt Nam, Ukraine bi thống. Hãy lên tiếng chống hành động giết người. Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
03 Tháng Tư 20221:25 SA(Xem: 5776)
Cám ơn cô Trí đã đỡ đầu cho thế hệ Ngô Quyền chúng em và tiếp nối. Kính mừng sinh nhật cô.
02 Tháng Tư 202211:47 CH(Xem: 7385)
Nến cháy mòn quá nửa Không đủ sáng đêm buồn Mưa thôi tuôn giọt mưa Đời cô đơn không dứt Ai làm cho hiu hắt Hồn Cư Xá ngày xưa ...
02 Tháng Tư 20226:43 CH(Xem: 5448)
Bây giờ người vắng mặt Mỗi tháng tư lệ thầm Nỗi đau này ai thấu Nên trốn mình trong chăn
02 Tháng Tư 20226:41 CH(Xem: 6140)
Có phải là em người trong mộng Mà sao thoáng gặp đã si mơ Mà sao ám ảnh hoài đôi mắt Dẫu đến ngàn năm vẫn đợi chờ!...
02 Tháng Tư 20226:36 CH(Xem: 6493)
Tựa ngón tay thon dài Thanh khiết cánh Ngọc Lan Gửi mùi hương huyền thoại Lắng vào hồn miên man.
02 Tháng Tư 20222:18 SA(Xem: 6040)
Bỗng dưng nghe một cái “RẦM” Đất trời sụp đổ, tối tăm mặt mày Ngỡ rằng động đất quanh đây Hay là sét đánh nổ ngay trên đầu
01 Tháng Tư 20221:26 SA(Xem: 6906)
Theo về giọt nắng tháng tư Hôn môi cháy bỏng ngôn từ than van Từ khi binh lửa ngập tràn Em thân cô phụ đeo mang lửa hờn.
28 Tháng Ba 202210:40 SA(Xem: 7034)
Tôi cúi đầu thật buồn Tử nghiệp kìa con đường Một sát na ngừng thở Để lại bao tiếc thương. Bạn già ơi! bạn già. Vô thường cuộc đời ta Mình mới vừa trò chuyện Mà giờ đành cách xa.
28 Tháng Ba 20229:23 SA(Xem: 6594)
Dù cho xa cách dặm ngàn Hẹn ngày tái ngộ rộn ràng hè sang Cùng vui hạnh phúc lang thang Cali nắng ấm ta đang đợi chờ
27 Tháng Ba 20225:22 CH(Xem: 6497)
Em, nụ hôn chiều mưa lầy lội Nhớ làm gì con sáo sang sông! Những nụ cười chiêm bao chết vội Nuôi nấng tình ngày tháng bão giông!
27 Tháng Ba 20221:03 SA(Xem: 5008)
Em quanh năm suốt tháng phải ăn đói, nhịn thèm vì sợ mập, lại chỉ thích những món “cơ hàn”. Số em chắc là “Số khổ”?
27 Tháng Ba 202212:48 SA(Xem: 6633)
Quay về còn được gặp nhau không Thuở đạp xe chung lượn rắn rồng Thuở của "Mày Tao" trong quán nước Tuổi mơ, tuổi mộng, tuổi bâng khuâng
27 Tháng Ba 202212:30 SA(Xem: 7701)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÔ BÉ NGÀY XƯA - Thơ: PhamPhanLang Nhạc: Vĩnh Điện - Trình bày: Đông Nguyễn
26 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 5663)
Món ăn hàng ngày vẫn luôn là cá thịt, rau cải trại cấp phát. Vì ăn uống kham khổ quen rồi nên gia đình tôi không mấy khó khăn khi hội nhập cuộc sống ở trại Bataan.
26 Tháng Ba 202211:09 CH(Xem: 5710)
...dân tộc Ukraine đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi có những cô gái trẻ, những phụ nữ lớn tuổi cũng cầm súng bên cạnh nam nhân cùng chiến đấu chống quân thù.
22 Tháng Ba 202212:05 SA(Xem: 5467)
Trả lời như thế nào cho một cô bé bảy tuổi, đôi mắt long lanh ngấn lệ, đang phải đối mặt với nỗi lo sợ về sự ra đi, sự chia ly, không thể tránh được, và vĩnh viễn đây?