Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - MỘT CHÂN TRONG LÒNG ĐẤT

20 Tháng Mười 201710:42 CH(Xem: 16120)
Nguyễn Trần Diệu Hương - MỘT CHÂN TRONG LÒNG ĐẤT

MỘT CHÂN TRONG LÒNG ĐẤT

NTDH

Nguyễn Trần Diệu Hương 


(Bài này viết và đã được phổ biến trên nhiều trang web khác nhau tháng 8 năm 2009.

Nhân 49 ngày cùa NQK14 Phạm Kim Phi Hùng (OCT 24 2017), và NQK7 Nguyễn Ngọc Xuân (OCT 29 2017) xin mượn bài này kèm theo lời thành tâm cầu nguyện đưa hai ông anh NQ về hư không)


 

Lần họp mặt năm nay ở Student Union cho các Alumni (cựu Sinh viên tốt nghiệp từ trường), ngoài những chuyện về tình hình công việc, về kinh nghiệm chuyên môn như lịch trình sinh hoạt của những lần họp mặt bình thường, chúng tôi được nghe kể về một câu chuyện rất cảm dộng của một "đàn anh", ông Robert Smith, ra trường từ năm 1959, trước cả lúc chúng tôi ra đời.  Diễn giả, -một người cùng lớp với ông Robert, thường được gọi một cách thân mật là Bob- còn cho chúng tôi coi một slide show lưu trữ từ hội cựu sinh viên của trường.  Một chuỗi hình ảnh về cuộc đời ông Bob từ đen trắng của cuối thập niên 50s đến màu sắc nhợt nhạt của đầu thập niên 60s, và cuối cùng là những cái hình màu sắc rất sắc sảo của thời đại "Digital Camera" đầu thế kỷ 21.

 

Quảng đời của một người Mỹ ở thế hệ "baby boomer" ở một xứ sở giàu có bình an lại một thời gắn liền với chiến tranh Việt Nam.  

 

Thời đó có lẽ khoa học chưa phát triển như bây giờ nên cuộc đời của ông Bob chỉ được bắt đấu ghi lại bằng hình ảnh khi ông xong Trung học, vào trường San Jose State University ở California, lúc đó tên là San Jose State College.

 

Đó là những năm yên bình của thanh niên đương thời, họ không phải đi lính, vì lúc đó quân đội Mỹ chưa trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.  Đó là những năm hiền hòa, bình yên ở các trường Đại học, không có bạo loạn, không có biểu tình phản chiến (đặc biệt là ở Đại học Berkeley, một nơi được mệnh danh là "hang ổ phản chiến" trong những năm Mỹ tham chiến ở Việt Nam). Khi nhiều người lính Mỹ đi tham chiến ở ngoại quốc không bao giờ về, rồi cô đào Jane Fonda (chỉ hiểu biết mù mờ về chiến tranh Việt Nam qua cách đưa tin lệch lạc kiểu "một nửa cái bánh mì thì cũng vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì đã là một sự giả dối", và đầy thiên kiến của hệ thống truyền thông ở Mỹ lúc đó), sau khi thành "Jane Hanoi", trở về Mỹ, chế thêm dầu vào ngọn lửa phản chiến, sinh viên trường Berkeley đi biểu tình thường xuyên hơn là đi học, kéo theo phong trào phản chiến rầm rộ ở  rất nhiều trường Đại học khắp nơi trên đất Mỹ, nhất là ở Calỉfornia.

 

May mắn là class 59 của ông Bob ra trường trước khi biểu tình phản chiến trở thành một phong trào, lấn trội cả phong trào hippies, -đặc biệt là ở các trường Đại học ở miền Tây nước Mỹ vốn nổi tiếng là phóng khoáng, không bảo thủ như cảc trường ở miền Đông-, nên ông học hành tới nơi tới chốn, không bị gián đoạn.

 

Slide show thời sinh viên của ông Bob đưa chúng tôi trở về với một thời yên tĩnh, bình yên ở trường Đại học.  Thời đó dân số không cao như bây giờ, không có nhiều người tiếp tục đèn sách sau Trung học, nên tất cả sinh viên đều sống nội trú, và mọi người thân thiện với nhau hơn hiện tại rất nhiều. Dĩ nhiên họ không có computer, không có twitter, không có myspace, không có facebook, không có Cell Phone, không có text message, nên họ có nhiều thời gian sinh hoạt với nhau, từ những cuối tuần ngồi hát country music (tương tự nhạc dân ca của Việt Nam) đến những lần sửa xe tập thể, cả nhóm cùng sửa vài chiếc xe cùng lúc.  Ông Bob nổi bật lên giữa các bạn cùng trang lứa, vì ông đàn guitar điêu luyện lại hát cũng rất hay.  Nhưng điều thu hút rất nhiều nữ sinh viên đến phòng nội trú của ông Bob vì ông có một cái xe Ford Sport hai cửa đời 1929, thuộc loại xe classic thời đó, mà ông, với sự giúp sức của một vài ngưòi bạn cùng ngành Mechanical Engineering, đã tự thay máy mới, tự sơn sửa lại chiếc xe đã gần 30 tuổi.

 

Trong số những cô sinh viên, đang ở độ tuổi đẹp nhất đời người, đã "tình trong như đã mặt ngoài còn e" với chàng tuổi trẻ Bob Smith, cô Katrina được vào chung kết, thường  được ông Bob chở đi chơi cuối tuần trên cái xe thể thao mui trần classic đã được sơn sửa lại rất đẹp.

Hồi đó, hình như khoa học chưa phát triển nhiều, không có các trò chơi điện tử, người ta có nhiều thì giờ đọc sách hơn, nên cũng chín chắn và khôn ngoan hơn những người cùng tuổi ở đầu thế kỷ 21.  Ở tuổi hai mươi, ông Bob đã tự định hướng rõ ràng cho cuộc đời của mình. Tốt nghiệp Đại học, chàng thanh niên Bob Smith tự nguyện tham gia binh chủng Hải quân, đi cho biết đó biết đây, rồi trở về lại quê nhà ở San Jose, California nắng ấm, tìm đến nhà cô Katrina ngỏ lời cầu hôn.  Dĩ nhiên cô Katrina nhận lời vì chàng Bob ngày xưa sau hai năm lênh đênh trên đại dương trong màu áo Hải quân, trở về "home sweet home", phong trần hơn, bản lĩnh hơn, và hình như yêu cô nhiều hơn trước.

 

Họ lấy nhau chỉ vài tháng sau đó và sống khá hạnh phúc. Cô Katrina bây giờ đã thành bà Smith, lại ngồi bên cạnh ông Bob Smith trên cái xe Ford dong ruỗi trên nhiều đường phố ở San Jose. Điều khác biệt nhất là cái xe Ford họ cùng đi cuối thập niên 60s là cái xe Ford Sedan bốn cửa (thay cho cái xe thể thao hai cửa ngày họ còn là sinh viên), phía sau lần lượt có một, hai, rồi ba đứa con. Tiếng cười giòn giã của cha mẹ, trộn lẫn tiếng cười trong vắt của ba đứa con nhỏ làm hàng xóm và người ngoại cuộc đều cho là đó là một gia đình hạnh phúc vẹn toàn; ông bà Smith sẽ có nhau đến cuối đời như lời hứa ở nhà thờ ngày đám cưới "we will be together until death".

Ấy vậy mà họ ly dị sau hai mươi hai năm chung sống, khi đứa con út vừa bước vào Trung học. Bạn bè chung của họ, những Alumni của San Jose State College năm xưa, có tò mò hỏi lý do, cả hai người đều trả lời giống nhau, rất lịch sự, rất kín đáo kiểu Mỹ:

-  Có nhiều người lớn tuổi hơn, tự nhiên  đi theo hai hướng khác nhau, chứ không còn đi cùng một đường như thời còn trẻ. Chúng tôi cũng vậy, nên chia tay vì ý nguyện và lợi ích của cả hai bên.

 

 Họ chia tay nhau, từ một mái nhà chung ở  San Jose, California, ông Bob dọn về  Phoenix, Arizona, bà Katrina qua sống tận ở Boston, Massachusetts, chỉ liên lạc với nhau khi có chuyện liên quan đến ba đứa con chung của họ.

 

Lúc đứa con út  trên mười tám tuổi, đủ trưởng thành để tự quyết định được tất cả mọi chuyện, sợi dây liên lạc giữa ông Bob và bà Katrina vốn đã mong manh, đứt hẳn từ ngày người con út xong Trung học.

 

Ông Bob đã trải qua rất nhiều công việc sau khi rời quân đội. Nhưng công việc Ông yêu thích nhất là công việc quản trị một nhóm salesman bán xe hơi trải dài ở tất cả các tiểu bang  miền Tây của nước Mỹ. Kiến thức của một người tốt nghiệp ngành kỹ sư cơ khí và kinh nghiệm của một cựu sĩ quan truyền thông hải quân giúp ông Bob thành công vượt bực trong sự nghiệp, liên tục được thăng tiến trong công việc.  Và cũng như ngày xưa, ông Bob ở tuổi năm mươi cũng có sức hấp dẫn người khác phái không kém chàng Bob tuổi hai mươi, sinh viên Đại học năm xưa.

 

Ông lập gia đình lần thứ hai, rồi lại chia tay. Lần này, hôn nhân chấp nối chỉ kéo dài được gần ba năm và không sản xuất thêm một "Smith Junior" nào. Người bạn thân nhất dò hỏi lý do, câu trả lời lại vẫn như xưa:

-  Chúng tôi thỏa thuận chia tay nhau vì ý nguyện và lợi ích của cả hai bên.

 

Bà Smith thứ hai, không có con với ông nên liên lạc cũng đứt khi hai chữ ký trên  tờ giấy ly dị vừa được thị thực xong trước tòa án.

 

 "Life goes on", ông Bob lại dọn nhà, lại sống bình thản như không có gì xảy ra, không nhắc đến cả hai bà "cựu Smith". Thân nhân và bạn bè của ông đều có chung cảm tưởng  là mỗi một chặng đời của ông Bob đóng lại, ông khóa kín, và liệng luôn chìa khóa, không sống với dĩ vãng, dù đó là một quá khứ hòa đồng, hạnh phúc, hay một quá khứ bất hòa, xung đột.

Vậy mà, một ngày đẹp trời đầu mùa Xuân năm nay, bạn bè của ông, class 59, sinh sống và làm ăn khắp nơi trên nước Mỹ, lần lượt nhận được điện thoại của ông Bob với một thông tin rất bình tĩnh và rất ngắn gọn từ bên kia đầu dây:

- Bob đây, tôi bị bệnh ung thư não, chỉ còn sống nhiều lắm là chín mươi (90) ngày nữa.

 

Mọi người qua phút bàng hoàng, khi bình tĩnh lại, họ đều hỏi một câu tương tự nhau:

-  Rất tiếc khi nghe tin này, tôi có thể làm gì được cho bạn?

 

Tất cả mọi người đều nhận được một yêu cầu duy nhất:

-   Gọi điện thoại báo tin cho tất cả những người biết tôi mà bạn còn giữ được liên lạc.

 

 Có ai lại nỡ từ chối lời yêu cầu của một người sắp ra đi vĩnh viễn, đang mang bệnh ung thư đến thời kỳ cuối, coi như đã “đặt một chân trong lòng đất". Thế là những cú điện thoại đột xuất, những cái E mail nối lại liên lạc tưởng như đã mất hẳn từ rất lâu giữa những người bạn cùng khóa năm xưa. 

 

Có những người bạn bặt tin ông Bob từ khi họ ở tuổi hai mươi, cùng tung lên chân không chiếc mũ ra trường hình vuông màu đen, có đính dãi tassel màu xanh với hai con số 59 mạ vàng, bên cạnh ngọn tháp cổ phủ một loại dây leo thực vật màu xanh, tươi mát quanh năm, biểu tượng truyền thống của trường San Jose State University.

 

Có những người không gặp lại ông Bob từ tiệc cưới của chàng Bob và nàng Katrina theo kiểu garden wedding năm xưa. 

 

Nhưng tất cả họ đều nhận ra giọng nói trầm ấm, bình tĩnh kèm theo tiếng cười qua điện thoại như người ở đầu dây bên kia đang nói về cái chết sắp xảy ra của một con ong, cái kiến, hoặc của một ông X, bà Y nào đó không liên quan gì đến mình. Đó là giọng nói của ông Bob Smith,  một người nhiều tài, và phải chăng cũng vì thế nên bị "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen".

.

Thời gian tính chỉ còn chưa đến ba tháng, chưa đến chín mươi ngày. Những người bạn thân nhất của ông Bob tự động sắp xếp một cuộc họp mặt ở  San Jose, thành phố mà họ rất thân quen thời còn ở tuổi hai mươi, cũng là  nơi babyboomer  Robert Smith  chào đời. 

 

Chuông điện thoại reo lên liên tục trải dài từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc của nước Mỹ, trên telephone của những người bạn cùng thời với ông Bob.

E mail là một lối liên lạc thuận tiện nhất ở đầu thế kỷ 21, nhưng đến lúc có chuyện khẩn cấp thì đướng dây điện thoại vẫn được ưa chuộng hơn, và truyền đạt được cảm xúc của người gọi nhiều hơn là E mail.  Chưa kể có những người thỉnh thoảng mới "mở hộp thư online" để đọc thư điện tử, để thấy là mình đã bị "bỏ lại bên lề cuộc sống" từ lúc nào!

 

Bạn bè của ông Bob, từ bạn thời thơ dại, đến bạn Trung học, rồi Đại học, bạn cùng ở Hải quân, bạn đi làm..., kẻ trước người sau nhận được tin không vui về người bạn cũ học giỏi, cao lớn, đẹp trai, hoạt bát, năng nổ của mình.

 

Dĩ nhiên cả hai bà "cựu Smith" (bà Katrina, người sinh thành ba đứa con của ông Bob, và bà Dorothy mà duyên nợ với ông Bob chỉ kéo dài ba năm) đều nhận được hung tin đời sống của ông Bob chỉ còn được tính từng ngày qua tiếng nói trầm ấm mà hai bà đã từng một thời rất đổi thương yêu.

 

Sau khi biết được chính xác ngày giờ và địa điểm cho một cuộc đoàn tụ để chia tay vĩnh viễn với ông Bob, như những đám bèo nổi trôi trên mặt nước, hợp rồi tan, tan rồi hợp, mọi người thu xếp công việc, mua vé máy bay về thăm ông. Họ còn cẩn thận gởi đến tặng cho "nhân vật chính của cuộc họp mặt" một cái vé máy bay khứ hồi từ Austin, Texas đến San Jose, California.  Vì sau khi qua nhiều thử nghiệm y khoa, lấy cả đến ý kiến thứ ba của các Bác sĩ chuyên môn, biết chắc mình bị ung thư não (brain tumor cancer), ông Bob thu xếp mọi việc, bán nhà ở Arizona, rồi về Texas sống với người con út trong những ngày còn lại của đời.

 

Nơi họp mặt là một cái nhà ở lưng chừng đồi, cao đủ để họ có thể thấy cả "thung lũng hoa vàng" về đêm,  không quá cao để tai bị ù khi leo dốc. Họ vừa quý người bạn xưa, "cây đinh của khu nội trú nam sinh" năm nào, vừa thương bạn sắp vĩnh viễn từ bỏ cuộc đời.  Từ khắp nơi trên nước Mỹ, những người bạn của ông Bob tụ họp về San Jose, trước là thăm ông Bob lần cuối, sau là dịp để gặp lại bạn bè từ thời bước vào tuổi hai mươi, để xem "dung nhan ngày ấy bây giờ ra sao"?

 

Ai nấy đều phát tướng ra, chiều cao có bị mai một chút ít theo năm tháng, nhưng chiều ngang thì bành trướng thấy rõ, trọng lượng tăng lên tỷ lệ thuận với tuổi đời như quy luật tự nhiên "what is going up, will be down" của tạo hóa, của một đất nước calories nạp vào từ thức ăn thường vượt trội calories tiêu thụ từ hoạt động hàng ngày.

 

Duy có mỗi ông Bob, ông ốm hẳn đi, hốc hác mệt mỏi, da đỏ ửng, nhăn nhúm như cổ một con gà tây, từ hậu quả của rất nhiều lần đi chemotherapy (hóa học trị liệu), hy vọng y học đương thời,  - bằng cách "dĩ độc trị độc" đưa chất độc vào người bệnh ung thư, ngăn chận sự phát triển bừa bãi, nhanh chóng của một số tế bào trong cơ thể- có thể ngăn chận được sự phát triển thiếu trật tự của những tế bào não, hệ thống chỉ huy của mỗi con người.  Buồn thay, hệ quả của chemotherapy thấy rất rõ, ông lost appetite, không ăn uống được, mệt mỏi, dã dượi cả ngày, mái tóc màu brunette dày rụng dần rồi biến mất, nhưng kết quả lại không có như hy vọng mong manh của những "thiên thần áo trắng" chuyên về ung thư, của hầu hết bệnh nhân bị brain tumor. 

 

Là một người lạc quan, dù biết một chân của mình đã đặt vào lòng đất, ông gọi điện thoại cho một số bạn bè, và đã dẫn đến cuộc họp mặt của những người đã bước vào tuổi về hưu, mà vẫn hồn nhiên, vui vẻ như vẫn còn đang ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Không một ai đề cập đến bệnh tật, đến  "cuộc hẹn với tử thần" đã đến rất gần của ông Bob.

 

 Đó là một cuộc họp mặt ngoài trời, cuối xuân, đầu hè, bầu trời trong xanh đầy nắng ấm, những bông hoa dại màu vàng nở rực rỡ trên triền đồi, đẹp như trong tranh. Cả hai bà Smith được xếp ngồi hai bên ông, đều thương yêu và chìu chuộng ông như ngày xưa họ đã từng có một khoảng thời gian hạnh phúc với tình nghĩa vợ chồng, như họ không hề có bất đồng để đến nỗi phải đưa nhau ra tòa ly dị. Một người bạn đã nửa đùa nửa thật:

 Ông bà Smith trên màn ảnh movie đâu có hạnh phúc như ông và các bà Smith ở đây.

 

Cả nhóm bạn cùng cười, nụ cười hồn nhiên như tuổi già vẫn còn ở cách họ rất xa, như ông Bob không hề bị căn bịnh ung thư não bộ đuổi gần đến exit của sự sống. Họ say sưa nhắc lại kỷ niệm cũ, những ngày thanh xuân ở trường Đại học San Jose State, rồi kể cho nhau nghe về những ngày mới bước vào đời, đã vấp ngã, rồi tự đứng lên, tự nghiền ngẫm nỗi đau của mình để tránh những lần té ngã khác, những cạm bẫy khác của cuộc đời. Ngay cả lúc nhắc về những người bạn đã bị tổng động viên trong chiến tranh Việt Nam, rồi mãi mãi không về, chỉ còn mỗi một cái tên nằm nhỏ nhoi, khiêm tốn trong một danh sách dài đến hơn năm mươi tám ngàn cái tên trên bức tường đá đen ở Washington DC.,  mặt họ cũng không ánh lên nét buồn mà rạng rỡ niềm tự hào cho những người bạn đã sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất đáng sống, đã làm thay cho họ điều họ không làm được.

 

Lúc đầu, họ đã dặn dò nhau trước, chỉ nói về chuyện vui để  nâng cao tinh thần của ông Bob, để những ngày cuối đời của ông vui hơn, kéo dài hơn dự đoán của các Bác sĩ chuyên ngành.  Nhưng không ngờ, những chuyện vui không chỉ làm rạng rỡ khuôn mặt của ông Bob, mà còn làm chính họ vui lên, như trên đời này không có gì phải lo nghĩ, như hạnh phúc và niềm vui luôn luôn lấn trội, đè bẹp khổ đau, phiền muộn.

 

Hai bà "cựu Smith", đã từng một thời là "một nửa" của ông Bob, biết ý ông, đặt lên dĩa thức ăn của ông những món ông thích nhất, chẳng hạn thịt bò steak phải nướng đúng kiểu  Omaha, Nebraska nổi tiếng, đủ để chín tới, không để chín nhừ "well done"; chẳng hạn mash potatoes phải trộn nhiều baby onions, điểm vài hạt tiêu trắng để hương vị đậm đà hơn, chẳng hạn orange juice phải có pulp lợn cợn mới thấy mùi vị của cam nhiều hơn... Vì vui, vì được săn sóc đúng ý, hôm đó ông Bob ăn uống ngon miệng, như chưa từng bị mất appetite vì hậu quả của những lần đi chemotherapy ở bệnh viện.  

 

Họ còn chơi basketball, thay phiên nhau liệng banh vào cái rỗ lưới được gắn chặt ở một góc sân. Hình ảnh một nhóm những người đã ở tuổi về hưu, được hưởng toàn bộ tiền hưu trí, trong quần short, áo polo sport của mùa hè vui đùa bên nhau, cười vui rạng rỡ, hàng xóm không hề biết là họ đang có một cái "going away party" tiễn ông Bob sắp đi vào cõi vĩnh hằng.

 

Chỉ gần hai tháng sau đó, ông Bob ra đi thanh thản, bình yên, không phải chỉ đặt một chân trong lòng đất mà gởi cả thân xác về với cát bụi, sau khi đã vận dụng hết tàn lực của mình để chống lại với những tế bào não phát triễn vô trật tự, nhưng rất nhanh chóng, hơn dự tưởng của các Bác sĩ chuyên ngành.

 

Slide show chấm dứt bằng hình ảnh một chùm bong bóng đủ màu có một cái bong bóng màu xanh đậm bay tách ra, nhỏ dần rồi khuất hẳn vào bầu trời với hàng chữ màu đen "In memory of Robert W. Smith ", bên dưới là câu nói đáng được ghi lại của ông từ cuộc họp mặt cuối cùng với bạn bè:  

 

"Chúng ta không thể kiểm soát được điều gì xảy đến cho chúng ta, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được phản ứng của chúng ta với những gì xảy ra".

 

@@@ 

 

 

Không hẹn mà chúng tôi, tất cả những người tham dự cuộc họp Alumni của SJSU hôm đó, đều đứng dậy, vỗ tay. Dù không nói ra, nhưng chúng tôi cùng đứng dậy để chào ông Bob lần cuối và vỗ tay vì tinh thần và ý chí của ông, cũng như tình bạn thắm thiết của các "đàn anh đàn chị class 1959", đúng nửa thế kỷ trước.

 

Riêng tôi, tôi cứ tự hỏi không biết người Mỹ có một bài hát nào có ý nghĩa tương tự như câu hát "Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ..." của người Việt Nam? Chắc là có mà tôi chưa có dịp được nghe. 

 

Cũng từ cuộc họp đó, từ cuộc đời ông Bob, tôi học được rất nhiều điều. Mỗi lần bực tức và buồn phiền vì ai đó, tôi vẫn nghĩ đến câu nói cuối cùng của ông Bob với bạn bè đã được ghi lại bằng slide show để tự kiểm soát  mình, tránh được những đụng chạm không cần thiết. "Life is too short" để cải vả, hơn thua, để tranh giành những cái mà không một ai có thể mang theo với mình về nơi miên viễn. 

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Santa Clara - Aug /09       

(Để gọi là một nén hương lòng cho H3, Kent  & những bệnh nhân brain tumor đã quá cố)

 

04 Tháng Năm 20239:24 CH(Xem: 4449)
Vĩnh biệt Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải Yên nghỉ đi anh nợ nước xong rồi Bùi Cửu Viên đại tá của chúng tôi Đã thanh thản về hưởng nhan Thánh Chúa.
30 Tháng Tư 20231:29 SA(Xem: 3382)
Ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc,
29 Tháng Tư 20237:13 CH(Xem: 4201)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hải Ngoại Thương Ca" NS Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Kim Phụng Hòa âm: Ngô Nguyên "Kiếp Tha Hương"--NS Lam Phương Đèo Văn Sách Hòa âm:Trần K. Bài
29 Tháng Tư 202312:16 SA(Xem: 4268)
Tháng Tư đen. Hỡi nước non Bao vành tang trắng quấn tròn quê hương Tháng Tư đen. Nỗi hận trường Tháng Tư từ đó tha phương xứ người
28 Tháng Tư 20239:40 CH(Xem: 3310)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ khi hy sinh cho người mình yêu thương.
28 Tháng Tư 202312:02 SA(Xem: 3886)
Như đồng cảm với chúng tôi, ngày 30 tháng 4 hàng năm, giữa mùa Xuân ở Mỹ, mà trời vẫn đầy mây xám. Và nỗi đau năm xưa vẫn nhói lên ngút ngàn, chất ngất.....
27 Tháng Tư 202310:48 CH(Xem: 2893)
Câu chuyện vượt biên, đến trại tỵ nạn, qua bao nhiêu năm, tôi chưa bao giờ kể lại. Những tưởng là ký ức đa vùi sâu dưới lớp bụi mờ, bỗng trở về trong tháng 4 như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.
27 Tháng Tư 202310:45 CH(Xem: 4000)
Tôi vẫn hỏi tôi vì sao, vì sao như thế? Đồi núi hoang vu im tiếng muôn đời. Sẽ nói với em như một điều chia sẻ Giá như loài người đều biết lỗi-tại-tôi!
27 Tháng Tư 20239:29 CH(Xem: 3392)
. Ngày ngày anh Sáu xách cái ba lô tiền sử đó theo các chị bên công đoàn vận động các gia đình công nhân trong kế hoạch. "MỘT GIA ĐÌNH CHỈ ĐƯỢC CÓ HAI CON."
27 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 4355)
Tháng tư những giọt lệ buồn Khóc cho đất nước, khóc thương quê nhà Khóc cho mẹ, khóc cho cha Khóc cho bụng đói xót xa tháng ngày
23 Tháng Tư 20233:53 CH(Xem: 4586)
Ta ở nơi đây, cũng lạc loài Vẫn còn khổ lụy cõi trần ai Tự Do với phận người Vong Quốc Rồi sẽ vào chung giấc ngủ dài !
22 Tháng Tư 20233:03 SA(Xem: 3409)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
22 Tháng Tư 20231:34 SA(Xem: 2489)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
20 Tháng Tư 20232:50 SA(Xem: 4022)
Mênh Mông trời nước bao la Ta người thua cuộc chạy qua xứ người 48 năm vẫn chưa nguôi Lâu lâu nhớ lại ngậm ngùi riêng Tôi
20 Tháng Tư 20231:33 SA(Xem: 1994)
Trong khi tôi đứng trước gương nghĩ về cái lẽ được mất của cuộc sống thì con sơn ca vẫn hát. Tiếng hát càng nghe càng thấy vui. Tôi tò mò muốn biết con chim hiện ở nơi đâu?
20 Tháng Tư 20231:17 SA(Xem: 4695)
Xa lộ dài trong cơn xoáy lốc Người di tản buồn lần lượt rũ ra đi. Sáng 30, đoàn xe tiếp nối Lính lạc đàn áo bạc quần thâm Đài phát thanh vang lời trăn trối Sài Gòn ơi xương cốt đau thầm...
20 Tháng Tư 20231:04 SA(Xem: 2624)
Bài này xin điểm lại mười cái chết oan khiên của văn nghệ sĩ trong khoảng thập niên đầu sau 75 như nén hương lòng tưởng niệm những người vị quốc vong thân
18 Tháng Tư 20235:16 CH(Xem: 4773)
Từ hạ ấy, quê hương trùm tang tóc Lũ vô thần dày xéo dãy non sông Khắp thành thị, thôn quê đầy gian tặc Ta bắt đầu lạc bước kiếp lưu vong. Chuyện tháng hạ ngày xưa ta đã kể Bài học này, em có nhớ hay không?
16 Tháng Tư 20234:43 CH(Xem: 3575)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
16 Tháng Tư 20234:38 CH(Xem: 3986)
Hoa đào vẫn còn nở Theo gió hoa chưa rơi Mà sao anh đã vội Bỏ em lại trên đời. Chiều buồn Hoa Thịnh Đốn Nắng yếu ớt chân trời Làm sao em không khóc Em nhớ anh... lệ rơi.
12 Tháng Tư 20235:28 CH(Xem: 4707)
Nghìn sau Xuân vẫn hiền hòa Dáng Xuân em vẫn kiêu sa trang đài Ru em suốt những năm dài Trên miền Cực Lạc hương bay Vĩnh Hằng.
11 Tháng Tư 20231:31 SA(Xem: 3648)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 20231:26 SA(Xem: 5113)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 20231:12 SA(Xem: 4885)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 202310:03 CH(Xem: 3409)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
09 Tháng Tư 20235:32 CH(Xem: 4168)
Hãy ngủ yên đi anh Khép lại trang chiến sử Thời liệt oanh bất tử Của những người anh hùng. Tháng tư lệ rưng rưng Đốt nén hương tưởng niệm
09 Tháng Tư 20232:30 SA(Xem: 4309)
Đặng Mai Lan đã đem một quá khứ rất xa, rất đẹp, điều. tưởng như bụi thời gian đã xóa mờ, bỗng sống lại. trân trọng. xót xa… đau đớn…
08 Tháng Tư 20232:10 SA(Xem: 2293)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải Tiếng hát: Hà Thanh
08 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 2414)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
08 Tháng Tư 202312:24 SA(Xem: 4073)
Tháng tư thành xưa tan tác Người về lạc bước chân xiêu Em tôi nụ cười héo hắt Buồn như, chim vịt kêu chiều. Tặng em một cành phượng đỏ Thẹn thùng e ấp cầm tay
07 Tháng Tư 20234:53 CH(Xem: 4555)
in bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: ÁO TRẮNG NGÀY XƯA - Thơ & Nhạc Bảo Định - Trình bày Thứ Nữ Huyền Tôn Nữ Quý Hương
02 Tháng Tư 20232:29 SA(Xem: 3729)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 20231:47 SA(Xem: 3796)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
01 Tháng Tư 202310:53 CH(Xem: 4454)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HOÀNG DUNG TỰ TÌNH - Lời Thy Lệ Trang - Nhạc Lê Hữu Nghĩa Tiếng hát Lê Thu Hà - Nhóm bè Cadillac Bản phối & video : Sonar Production
01 Tháng Tư 20232:23 SA(Xem: 4422)
Anh dặn hoài phải cất kỹ mùi hương Để nhớ Má khi em vào trong bếp Mùi quen xưa không bao giờ quên được Dù anh xa quê hai mấy năm rồi
31 Tháng Ba 20231:28 SA(Xem: 4498)
Này những Cô Gái Việt Nam ơi Trung trinh tiết liệt ở trên đời Ta muốn kết hoa thành vương miện Tặng em người phụ nữ sáng ngời. Tặng em người dâu thảo hiền ngoan Thay chồng gánh vác những lo toan
31 Tháng Ba 202312:37 SA(Xem: 2450)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
31 Tháng Ba 202312:19 SA(Xem: 3611)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
30 Tháng Ba 20232:50 SA(Xem: 4080)
Cho nhau lời cuối đăng trình Mai này dứt lửa chiến chinh ngạo cuồng Thôi đành tay bỏ tay buông Tháng Tư Tắt Nắng trên đường chinh nhân...
30 Tháng Ba 20231:08 SA(Xem: 1827)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
29 Tháng Ba 20231:21 SA(Xem: 4105)
Bên ni là em Mắt cận tóc dài răng khểnh Cùng vạt hoa thạch thảo nhuộm thắm nắng vàng Bên nớ là anh Thả những giọt đàn lên tàng sa kê lộng gió
24 Tháng Ba 20238:28 CH(Xem: 3603)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
24 Tháng Ba 20231:38 SA(Xem: 4647)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI NGUYỆN CẦU CHO QUÊ HƯƠNG - Sáng tác: Linh Mục Văn Chi Tiếng hát Kim Phụng
23 Tháng Ba 20239:35 CH(Xem: 4980)
Bốn mươi tám năm giấc mơ chưa tỉnh Tháng tư về vẫn ray rứt khôn nguôi Người đã đi xa bóng xế chiều rồi Mặt trời lặn bên đây trời nhung nhớ.
21 Tháng Ba 202311:38 CH(Xem: 3750)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
21 Tháng Ba 20231:08 SA(Xem: 2407)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
20 Tháng Ba 202311:13 CH(Xem: 6125)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
20 Tháng Ba 202310:48 CH(Xem: 7215)
Trao tặng đàn anh Nguyễn Đức Hiền Kỷ yếu SBTT của gia đình, trái tim thương tật của Voi Trầm Tĩnh bất chợt rưng rưng vì hạnh phúc.
20 Tháng Ba 202312:43 SA(Xem: 4546)
Về lại đây, uống hết mấy giọt tình Tình bằng hữu, tình đất nước quê hương son sắt Trên đất lạ phảng phất mang theo Đến phút cuối, Ta còn mang trên vai nặng trĩu.
19 Tháng Ba 202311:14 CH(Xem: 1998)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
19 Tháng Ba 20231:24 SA(Xem: 5248)
Ta thức giấc nặng nề say gối mộng Mưa tạnh rồi, mây gió đã về đâu? Vầng thái dương còn đi xa, chưa đến Hồn ơi! mau tắm vội bến U Sầu.
13 Tháng Ba 20233:21 SA(Xem: 4133)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 20231:38 SA(Xem: 4239)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 20231:06 SA(Xem: 2181)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
12 Tháng Ba 20239:48 CH(Xem: 3393)
Một trong những phát minh đó là chiếc máy STORMS Radar phát hiện tín hiệu sự sống từ nhịp đập của trái tim, của hơi thở và xác định được vị trí
12 Tháng Ba 20233:37 CH(Xem: 5587)
Trong mưa ta thấy mình song bước Tình yêu đầu ghi khắc trong lòng. Tình yêu ta gửi người muôn dặm Mấy chục năm rồi ta lặng căm Tháng ba sinh nhật ta chợt nhớ Ta nhớ người, người nhớ ta không?
12 Tháng Ba 20233:11 CH(Xem: 3492)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 202310:43 CH(Xem: 2068)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BUỒN - Thơ Nhạc Chương Hà Tiếng Hát Đông Nguyễn Thu & Hoà Âm Đông Nguyễn Studio PPS Nhật Thụy Vi
11 Tháng Ba 20232:50 SA(Xem: 3394)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 202311:45 CH(Xem: 3700)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
10 Tháng Ba 202311:00 CH(Xem: 5313)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN NỚ BÊN NI - Thơ Hà Thu Thủy Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải
04 Tháng Ba 202312:14 SA(Xem: 6214)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
03 Tháng Ba 202311:28 CH(Xem: 2411)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: SỢI NHỚ - Nhạc Nguyên Phan - Trình bày Thanh Hiếu
03 Tháng Ba 202311:20 CH(Xem: 2604)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
03 Tháng Ba 20239:07 CH(Xem: 5927)
Con biết không? Vòng tròn bất biến Một ngày kia Con cũng sẽ già Sẽ ngồi buồn Nhớ lại ngày qua Và sẽ thấy Người già tội lắm.
03 Tháng Ba 202312:32 SA(Xem: 5366)
Cuối cùng của lửa là những tro tàn âm ỉ. Cuối cùng của tôi là những ngậm ngùi câm
03 Tháng Ba 202312:28 SA(Xem: 8429)
“Nếu có thương ai (?!...) thì hãy thương ngay bây giờ. Đừng đợi ngày mai, đến lúc ai xa đời…” Bỗng dưng tôi thương thương quá, thầy cô giáo cũ của mái trường xưa…
02 Tháng Ba 202310:47 CH(Xem: 6419)
Nắng lên sáng nửa vòng cầu Em đem tóc rối lên lầu ngồi hóng Ô hay ! Tóc đẹp vô cùng Trải ra phổ nhạc tao phùng mười năm
02 Tháng Ba 202312:25 SA(Xem: 5356)
Uống chung nước một dòng sông Quê em lúa trổ cánh đồng bờ xa Anh về Gọi Nắng Tháng Ba Năm mươi năm có đủ là nhớ thương...
01 Tháng Ba 202311:58 CH(Xem: 2256)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
22 Tháng Hai 202311:23 CH(Xem: 3490)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 202310:44 CH(Xem: 4877)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
19 Tháng Hai 202310:58 CH(Xem: 8858)
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền
19 Tháng Hai 20239:56 CH(Xem: 4678)
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
19 Tháng Hai 20238:43 CH(Xem: 6627)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
19 Tháng Hai 20237:32 CH(Xem: 5515)
Hình như nắng vẫy tay chào Áo em thấp thoáng ngõ vào tương tư Mùa đông em bắt ta chờ Sang xuân ta lại làm thơ đợi người. Hình như nắng đến đây rồi Để em thôi khóc sụt sùi đêm mưa
19 Tháng Hai 202312:39 SA(Xem: 5009)
Đến với tiệm Nam Tạo, dân ghiền đọc sách có thể tìm được bất kỳ thể loại sách nào, thậm chí khan hiếm ở các nhà sách lớn.
19 Tháng Hai 202312:36 SA(Xem: 5655)
Làm sao dám thắp đèn... Dù đã tối Sợ thấy bóng mình hiu hắt liêu xiêu Anh là kiếp chim rừng bay lạc lối Đường thiên di quên mất chốn quay về.
19 Tháng Hai 202312:22 SA(Xem: 3879)
Nàng đọc thầm những câu thơ Nam vừa gửi vào email: “Những rung động trong ngực thầm chan chứa/ Xin trao em làm tặng vật mùa xuân”.
16 Tháng Hai 202311:42 CH(Xem: 3791)
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
14 Tháng Hai 202310:00 CH(Xem: 2627)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
13 Tháng Hai 202312:16 SA(Xem: 7056)
Những dòng chữ này tôi xin tiễn biệt thầy xưa Trần Văn Lộc, vị giáo sư đầu tiên – cũng là cây đại thụ cuối cùng –
12 Tháng Hai 202311:47 CH(Xem: 4277)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
12 Tháng Hai 202310:48 CH(Xem: 5167)
Em đợi chờ anh mang đến bó hoa, Ngày lễ Tình Yêu cho đời thêm đẹp, Hoa mới nở trong vườn nhà buổi sáng, Hay hoa bày trong chợ đợi người mua.
11 Tháng Hai 20236:13 CH(Xem: 5185)
Tháng giêng mỏi cánh hoa tàn Cành trơ cuống lá đài trang ngậm ngùi Mai đây XUÂN đã qua rồi Ta nghiêng mình xuống, tuổi đời lên cao.
11 Tháng Hai 20235:26 CH(Xem: 5315)
Và em cứ đi bên lề kể lể Mà tôi sẽ không năn nỉ tiếng ru vờ Có lẽ mùa d8o6ng rồi cũng buồn như thế Buộc lại tà dương chờ mãi những bâng quơ
10 Tháng Hai 202311:53 CH(Xem: 4277)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 202311:22 CH(Xem: 2778)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
10 Tháng Hai 202311:14 CH(Xem: 5230)
Tình Nhân Lễ Hội xuân nhường Em ra đầu ngõ chở buồn dạo chơi Nằm mơ anh hái sao trời Sao em đi vắng tim tôi phập phồng.
10 Tháng Hai 202312:03 SA(Xem: 6060)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
05 Tháng Hai 202311:54 CH(Xem: 4635)
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho.Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
03 Tháng Hai 202311:09 CH(Xem: 5770)
Sống nơi đất mới tới giờ Qua nửa thế kỷ đôi bờ Đại dương Xuân Quý Mão Tết yêu thương Tâm thành cầu nguyện quê hương rạng ngời
01 Tháng Hai 20237:20 CH(Xem: 3704)
Ngày Tết, thật trang trọng đốt nén hương trên bàn thờ gia tiên. Ta sẽ cảm nhận được những người muôn năm cũ đang hiện diện trong tâm ta.
01 Tháng Hai 20235:01 CH(Xem: 5622)
Tình yêu Đã cất cánh bay Ta ngơ ngác gọi Môi say nhớ người. Ừ thôi Tết đã qua rồi Mồng ba vụt mất Mồng mười hạ nêu.
01 Tháng Hai 20234:57 CH(Xem: 5707)
Tình nhà đã lỡ phai thề ước Nợ nước chưa đền uổng chí trai Đếm bước lưu vong chừng mệt mỏi Nếm mùi nhân thế lắm chua cay Tri âm, tri kỷ...còn ai nữa Nhắm mắt là xong một kiếp này
31 Tháng Giêng 202310:35 CH(Xem: 3131)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Giêng 20235:03 CH(Xem: 3372)
Một mai hoa rụng chỗ nằm Xuân tàn, lịm giấc tình thâm mộ sầu Kiếp này nếu lỡ đời nhau Thì xin người ngọc, kiếp sau tìm về.
30 Tháng Giêng 202311:22 CH(Xem: 5228)
Cho con Quạ già tròn một kiếp phù sinh Mấy chục năm còn gặp lại bạn mình Trong khóc cười, say tĩnh Ngửi hơi cay mà xĩn như cạn một Hồ Trường
30 Tháng Giêng 20239:37 CH(Xem: 4254)
Vậy là đã rõ, chính mấy con mèo được cho là mẫn cán và đã được rèn luyện-tu dưỡng... của ông chánh đã làm nên những chuyện này.
28 Tháng Giêng 202311:16 CH(Xem: 3885)
Những tưởng người cùng thời so bề tài sắc, so bề tài năng, so bề thời vận, có thể có cái gì giống nhau vậy mà cũng khác nhau.