Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - Đường Mía Lau.

17 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 95049)
Nguyễn Trần Diệu Hương - Đường Mía Lau.

blank

 

 

ĐƯỜNG MÍA LAU

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

 

Thời thơ dại, mỗi lần nghe câu ca dao dân gian:

 

 “Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một như đường mía lau"

 

tôi vẫn nghĩ đến… thức ăn (chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau) nhiều hơn là nghĩ đến Mẹ (vì lúc đó Mẹ chưa đến tuổi bốn mươi, chưa già như trong câu ca dao dân gian nổi tiếng). Nghĩ như vậy, nhưng tôi không biết chuối ba hương là loại chuối nào, xôi nếp một có gì khác với xôi vò, xôi đậu xanh, đậu đen, xôi lá dứa… và đường mía lau khác với đường cát trắng thường dùng để làm nước chanh, hay đường cát vàng để nấu chè đậu ván như thế nào? Thắc mắc đó cứ quanh quẩn trong đầu, nhưng tôi không dám hỏi ai, sợ người ta cho là mình tham ăn.

 

Chưa kịp lớn lên để tự tìm hiểu ba món ăn chắc hẳn là ngon và quý lắm nên mới được người ta so sánh với những bà Mẹ, người có trái tim và tấm lòng được ví von với kỳ quan đẹp nhất thế giới, biến cố tháng 4/1975 như một cơn lốc cuốn đi nhiều thứ quý giá của người dân miền Nam, nhưng không làm mất được câu ca dao ngọt ngào có Mẹ, có những món ăn mà mãi sau này, ở tuổi nửa đời người, tôi vẫn thắc mắc đó là những món nào?

 

Mặc dù không biết được cả chuối ba hương, lẫn xôi nếp một, và đường mía lau như thế nào nhưng tôi chắc chắn cả ba món đó đều ngọt ngào cho vị giác, và không có tác dụng tai hại cho sức khỏe, như tấm lòng của tất cả mọi bà mẹ trên đời đối với con cái của mình

 

Tôi có diễm phúc được lặn ngụp trong ngọt ngào của lòng Mẹ, trong sự bao che của Mẹ với chúng tôi như gà mẹ đối với bầy gà con hàng ngày trong suốt tuổi thơ. Nhiều khi quên mất mình đang được hưởng thứ hạnh phúc mật ngọt lớn nhất đời người.

 

Mẹ là chị cả của các dì, cậu, từ nhỏ Mẹ đã giúp Bà Ngoại lo cho các em, nên lúc nuôi chúng tôi sau này, Mẹ đã “dày dặn kinh nghiệm chiến trường” trong việc nuôi con nít, vì vậy chúng tôi lớn lên khỏe mạnh, dễ nuôi, không bị đau ốm vặt vãnh.

 

Hồi đó, khoa học dinh dưỡng chưa phát triển như bây giờ, ở Mỹ, -thức ăn nào cũng có nutrition facts trên bao bì theo luật bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng-. Nhưng bằng kinh nghiệm dân gian truyền từ đời này sang đời khác, Mẹ cho chúng tôi ăn thực phẩm có đủ màu: màu đỏ của củ dền, màu vàng của bí rợ, màu trắng của củ cải, màu xanh đậm của rau cải, dưa leo, màu xanh nhạt của bí bầu và mướp hương, mướp đắng… Nhờ vậy, lớn lên chúng tôi có được thói quen tốt ăn trái cây và rau cải nhiều hơn thịt, cá hay đồ biển. Và do đó, tránh được nỗi ám ảnh của cholesterol, bệnh tiểu đường, bệnh cao máu… cùng tất cả thứ bệnh tật đến do thức ăn.

 

Thời con gái, Mẹ là nữ sinh Đồng Khánh, tuy không phải là hoa khôi, nhưng cũng được tiếng dễ nhìn. Xã hội thời đó, thập niên 50s của thế kỷ hai mươi, đàn bà con gái, nhất là ở Huế, việc nấu ăn, may vá, thêu thùa, nội trợ được đặt trên văn hóa rất nhiều, nên Mẹ nấu ăn rất giỏi. Sau này, ở California, thỉnh thoảng cuối tuần đi ăn thử bún bò Huế ở nhiều nơi, chúng tôi vẫn thấy nhớ đến tô bún bò kiểu Huế chỉ lớn hơn cái chén một chút, có đủ màu sắc đỏ, xanh, vàng, thoáng thoáng mùi xả tươi mà Mẹ vẫn nấu cho chúng tôi ăn thủa nào. Những năm gần đây, chúng tôi được Mẹ tận tình “truyền nghề bếp núc”. Một trong những cô con dâu của Mẹ nói tiếng Việt nhiều khi không chính xác, nhưng mỗi lần về Việt Nam thăm nhà, mỗi ngày được Mẹ dạy nấu một món ăn. Khi qua lại Mỹ, mỗi lần có tiệc tùng, những món ăn học được từ Mẹ vẫn được mọi người hỏi là đặt ở nhà hàng nào?

 

Rời trường Đồng Khánh, Mẹ đi làm ở Bưu diện. Công việc của Mẹ là trực điện thoại ở Tổng đài, vào cái thời đại mà điện thoại có dây, mỗi lần muốn gọi cho ai, phải quay từng số một trên cái đĩa tròn lớn có những vòng tròn nhỏ hơn, mỗi vòng tròn nhỏ là một con số từ 0 đến 9. Lập gia đình được vài năm, khi anh cả của chúng tôi ra đời, theo ý của Ba, Mẹ thôi việc, ở nhà làm nội tướng. Công việc ở nhà không tên, không tuổi, và không có giờ giấc cố định như đi làm Công chức, Mẹ vất vả hơn, nhưng bù lại có tiếng cười của anh chị em chúng tôi làm Mẹ vui hơn. 

 

Ba là lính nên những năm đầu tiên mới lấy Ba, Mẹ phải dọn nhà liên tục. Tưởng tượng cảnh Mẹ dọn nhà không có ai giúp, vì Ba vẫn đang miệt mài chinh chiến, con cái thì còn nằm nôi hay mới chập chững biết đi, tôi vẫn thán phục việc quán xuyến nhà cửa của Mẹ. 

 

Ông Bà Ngoại người Trung, thời con gái, Mẹ chỉ được rèn luyện nấu ăn kiểu Huế, món nào cũng cầu kỳ, hơi ngọt, và nhỏ xíu. Vậy mà khi lấy Ba, làm dâu Bà Nội là người Bắc, món ăn mặn hơn, kích thước cũng lớn hơn nhiều vậy mà chỉ sau chưa đầy một năm làm dâu, Bà Nội đã “cho điểm” nấu ăn của Mẹ rất cao. Lúc dọn nhà vào miền Nam, Mẹ học được thêm món canh chua nổi tiếng của người Sàigòn từ hàng xóm, nên chúng tôi lớn lên, tuy giống Ba, không đứa nào kén ăn, nhưng biết thưởng thức đủ cả ba món Bắc Trung Nam: từ vị mặn dịu dàng của món ăn đạm bạc canh mồng tơi ăn kèm cà pháo của miền Bắc, đến vị cay nồng của bún bò Huế miền Trung, và cả vị ngọt thanh của canh chua cá lóc miền Nam. Lớn lên, do thời thế, phải nhận quê người làm quê hương, nhiếu khi ăn đồ ăn Mỹ thừa mứa chất dinh dưỡng nhưng thiếu hẳn vị đậm đà của món ăn Việt Nam, và không còn bàn tay nội trợ của Mẹ, lâu lâu chúng tôi vẫn “ăn hàm thụ” trong trí tưởng tượng những món ăn được Mẹ nấu ngày xưa. Và thấy Mẹ vẫn ở quanh mình chứ không phải xa cách cả một đại dương.

 

Thời thơ dại, Ba Mẹ dạy chúng tôi bằng những câu ngạn ngữ , ca dao trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư nên anh chị em chúng tôi dù không biết quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư dày hay mỏng và màu gì nhưng đều thuộc tất cả ca dao, tục ngữ, kể cả những câu Hán Việt, vì nghe mãi, tự nhiên vô đầu, nằm luôn ở một góc của tâm hồn, và giúp chúng tôi giữ được cội nguồn Việt Nam dù đã rời xa quê nhà từ lúc bước vào tuổi hai mươi, không có Ba Mẹ bên cạnh.

 

Không những chỉ lo cho chúng tôi, Mẹ còn quan tâm lo cho những người bạn học, bạn hàng xóm của chúng tôi đến nhà chơi thời đó. Còn hơn thế nữa, một vài người bạn của Ba Mẹ phải thuyên chuyển đơn vị hay sở làm giữa niên khóa, không muốn làm gián đoạn việc học hành của con cái, đôi lúc gởi con của họ đến nhà chúng tôi nhờ Mẹ trông coi những tháng còn lại của niên học. Có lúc bầy con nít trong nhà, kể cả chúng tôi, lên đến cả chục đứa. Vậy mà tất cả chúng tôi đều tươm tất đàng hoàng. Mãi về sau này, mấy chục năm sau, khi Ba Mẹ qua Mỹ thăm chúng tôi, những cậu bé thơ ngây ở tạm nhà chúng tôi thời nhỏ dại, đã trở thành những người đàn ông trung niên thành công, từng trải, vẫn thu xếp thời giờ rất qúy báu của họ, đến thăm Ba Mẹ, và vẫn nhớ ơn Mẹ đã trực tiếp lo cho họ rất chu đáo, bằng cả một trái tim của người Mẹ như lo cho chúng tôi, bầy con Mẹ đã mang nặng đẻ đau.

 

Là con gái duy nhất trong nhà, giữa một bầy anh em trai, Mẹ thương tôi không có ai chơi những trò chơi của con gái, nên mỗi khi chọn người giúp việc nhà, Mẹ thường chọn người không lớn hơn tôi nhiều, mặc dù như vậy không có hiệu quả nhiều như khi thuê một người trung niên. Mẹ là vậy, vẫn nghĩ đến người khác nhiều hơn là nghĩ đến bản thân mình. Những ngày tháng vất vả đi thăm nuôi Ba trên những chuyến tầu thống nhất xuyên Nam Bắc, người và hàng hóa chen chúc đến nỗi không có lối đi, không thấy sàn tàu. Lúc đó, chúng tôi còn nhỏ, không giúp gì được nhiều cho Mẹ, thông thường chỉ có một đứa được theo Mẹ ra Bắc thăm Ba, và thêm vào gánh nặng cho Mẹ nhiều hơn là đỡ đần cho Mẹ. Vậy mà có một lần thăm nuôi Ba ở trại Đầm Đùn (một trại tù chính trị có tiếng khắc nghiệt nhất Việt Nam), được người ta gọi bằng một cái tên văn hoa hơn là trại Nam Hà, ngoài đồ đạc thăm nuôi, và một đứa con còn nhỏ, Mẹ còn giúp thêm một bà cụ thân sinh ra một người bạn đồng ngũ của Ba từ trước năm 75, rồi thành “bạn tù” của Ba cả một thập niên dài. Sau này, ở Mỹ, mỗi lần mua gạo từ 25lbs (10kg) trở lên, tôi đã phải nhờ người khác vác giùm từ xe vào bếp… Tưởng tượng hình ảnh Mẹ lúc đó, cả áo quần và giày dép, chỉ cân nặng khoảng hơn bốn mươi kg; mà ngoài hai mươi kg quà bánh, thuốc men nuôi Ba, còn hai mươi kg đồ thăm nuôi đỡ đần giùm bà cụ đi cùng, đôi lúc lại còn phải nâng đỡ cả người già lẫn con nít, tôi thấy được tấm lòng của Mẹ bao la vô cùng, và tự thấy mình thua Mẹ rất nhiều về sức chịu đựng.

 

Thời mới đến Mỹ, còn đi học, nghèo xác xơ, lái một cái xe rất cũ có số tuổi còn cao hơn tuổi của người lái, máy lạnh bị hư, máy sưởi lúc làm việc lúc không, radio tắt tiếng không bao giờ nghe được news hay nhạc khi đang lái xe, mỗi tối đi học về, tôi thường đi đường trong dài hơn thay vì đi đường xa lộ, vì nếu xe có bị hư dọc đường, đường nhỏ đỡ bị nguy hiểm hơn xa lộ. Vậy mà chúng tôi vẫn thấy mình hạnh phúc khi nghĩ đến chặng đường Mẹ đi thăm nuôi Ba, có đoạn phải đi xe trâu (tôi không biết đó là xe gì, nhưng nghe tên gọi đã đủ thấy… hãi hùng!), có đoạn phải đi bộ trên đường rừng gập ghềnh, chênh vênh. Vả chăng, lúc đó, chúng tôi dù mới đến Mỹ còn cơ cực, vẫn vui vì có cả một tương lai rộng mở ở quê người, trong khi Ba Mẹ ở quê nhà chịu nhiều gian lao mà không có ngày mai.

 

Ngay từ lúc đó, Mẹ đã tập cho chúng tôi nghĩ đến người kém may mắn hơn, mỗi năm mỗi đứa “cho Mẹ xin” hai mươi dollars để Mẹ mua sách vở cho những em bé nghèo hiếu học ở Việt Nam, hay mua gạo cho những người già neo đơn và người tàn tật. Lúc đầu, chúng tôi gởi hai mươi dollars mỗi năm làm việc thiện, chỉ để cho Mẹ vui, mãi về sau, thành thói quen, và càng trưởng thành, chúng tôi càng hiểu mình phải có bổn phận giúp đỡ người không may, đúng như câu “lá lành đùm lá rách” đã được học từ thủa nào. Hai mươi dollars gởi về quê nhà hàng năm tăng theo cấp số cộng, và trở thành một hoạt động không thể thiếu mỗi năm của chúng tôi, như gương sáng mà chúng tôi đã thấy từ Ba Mẹ.

 

Có một kỷ niệm về một lần chuẩn bị thức ăn đi thăm nuôi Ba ở trại cải tạo ngoài Bắc suốt đời chúng tôi không thể nào quên được. Hồi đó, cuối thập niên 70, đời sống khó khăn đến mức độ những thứ bình thường cho nhu cầu sống hàng ngày của con người cũng không có. Mỗi lần gởi đường cho Ba, tôi phải dùng dao nhỏ cạo từng thỏi đường đến nát vụn ra, rồi vắt chanh tươi vào, đem phơi nắng, làm thành một thứ “kẹo chanh” rất thô sơ, mong Ba vừa có đủ chất ngọt, vừa có Vitamin C để sống còn trong các “trại học tập cải tạo” chỉ tồn tại trong xã hội chủ nghĩa. Lúc đó, chúng tôi đang tuổi lớn, trong bối cảnh toàn xã hội đói nghèo, cơ cực, cũng thèm chất ngọt vô cùng, nhưng biết dùng ý chí thắng bản năng của mình, vì hiểu Ba cần đường vắt chanh hơn là mình. Duy có mỗi một cậu em út, còn ở những năm đầu Tiểu học lúc đó, vẫn len lén nhón vài nhúm đường chanh ăn thay cho bánh kẹo. Sau mỗi một ngày phơi đường vắt chanh dưới nắng gắt, đường khô dần, tôi phải cân lại để biết sẽ còn bao nhiêu trọng lượng còn lại cho những món khác mỗi lần gởi quà thăm nuôi cho Ba, vì nếu quá trọng lượng quy định, quà sẽ không đến tay Ba. Một lần cân lại đường vắt chanh, thấy trọng lượng bị giảm gần một nửa. Đoán là cậu em út là “thủ phạm”. Khi bị tra hỏi, em trả lời rất hồn nhiên, và ngây thơ:

 

 - Chắc mình phơi trên mái nhà , bị con mèo nhảy lên đó ăn bớt!

 

Những đứa lớn chúng tôi và Mẹ đều cười thầm, vì loài mèo không bao giờ ăn thức ăn ngọt, nhưng Mẹ vẫn dịu dàng, từ tốn dặn dò:

 

 - Thôi lần sau, làm nhiều đường chanh hơn một chút, để trừ hao “mèo” ăn mỗi lần phơi đường trên mái nhà.

 

Có những điều “không nói ra nhưng ai cũng hiểu chỉ có một người không hiểu”, nên cậu em út còn non dại,vẫn tiếp tục ăn đường vắt chanh phơi trên mái nhà, thay cho bánh kẹo mà em không có; và con mèo vẫn mang tiếng oan. Điều đó vẫn nằm trong một góc ký ức của Mẹ và chúng tôi về những ngày không hề có cả một tia sáng lẻ loi ở cuối đường hầm dài hun hút tối tăm mù mịt như tương lai của con cái những nguời tù chính trị vào đầu thập niên 80s. 

 

Và do vậy, Mẹ đành dứt ruột gởi chúng tôi, từng đứa một, ra biển để may ra nếu đến được bờ bến tự do, còn có tương lai, còn được học hành thành người. Sau này, nhìn lại, tôi vẫn phục và thương Mẹ đã hy sinh rất nhiều để chúng tôi có được ngày hôm nay.

Đến phiên tôi mang chính sinh mạng mình ra đánh cuộc với định mệnh, với sóng gió trên biển Đông bao la, Mẹ đưa tôi ra bến xe liên tỉnh, hôm đó trời xanh tháng sáu mùa hè, nhưng “bão tố phong ba” nổi lên trong lòng cả hai mẹ con. Tôi bắt đầu hành trình xuyên qua đại dương từ bến xe liên tỉnh về Vũng Tàu, -mang theo hình ảnh Mẹ, mảnh mai, yếu đuối như một cây lau, nhưng có sức chịu đựng như một cây cổ thụ, đứng một góc bến xe, với cái xách tay rất cũ, gần sờn rách Mẹ đã dùng từ tháng 4 năm 1975, nhìn theo cái xe cũ kỹ mang tôi về hướng biển Vũng Tàu- không phải để đi nghỉ hè, đi tắm biển, mà để đi tìm tương lai, để được tự do học hành, và không bị xếp loại thứ mười bốn trong mười lăm thứ bậc của xã hội chủ nghĩa.

 

Hình ảnh Mẹ ốm yếu với cái xách tay duy nhất Mẹ đã dùng từ tháng 4/75, đứng bất động ở một góc bến xe, nhìn theo cái xe đò cũ kỹ mang tôi về hướng Vũng Tầu cứ quẩn quanh trong trí tưởng của tôi. Nên khi đã học hành xong, ổn định đời sống ở Mỹ, tôi không ngừng gởi về cho Ba Mẹ đủ loại Vitamin, và những cái xách tay đủ cỡ, đủ kiểu đủ hiệu từ rẻ tiền đến brand name mặc dù như từ bao giờ, Mẹ không đòi hỏi gì từ chúng tôi.

 

Mẹ cũng chưa bao giờ dạy chúng tôi phải trả ơn cho Ba Mẹ nhưng cứ nhìn cách Ba Mẹ đối xử với Ông Bà Ngoại, và Bà Nội, chúng tôi hiểu mình phải làm gì để Ba Mẹ vui.

 

Thế hệ của Mẹ, thế hệ của những người trạc tuổi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đàn bà con gái thời đó, nhất là đàn bà con gái ở Huế, rất thích bài “Diễm Xưa”. Hồi nhỏ tôi vẫn được nghe bài này, nghe đi nghe lại rất nhiều lần mà… không biết mình có hiểu đúng ý của tác giả hay không, nhưng tôi vẫn nhớ mãi câu “… làm sao em biết bia đá không đau…” và nghĩ là thế hệ lớn hơn mình, những ông cha bà mẹ, phải hy sinh rất nhiều, nhất là sau năm 1975. Đôi lúc tôi vẫn tưởng tượng dù bia đá cũng đau như ông nhạc sĩ có tài đã viết thanh ca khúc, nhưng không bằng một phần nhỏ nỗi đau của những ông Cha, nỗi chịu đựng của những bà Mẹ Việt Nam, trong đó có Mẹ yêu quý của chúng tôi trong những ngày khốn khó cuối thập niên 70s, đầu thập niên 80s.

 

Khác với thời thơ dại, bây giờ, mỗi khi nghe câu ca dao “mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau”, tôi chỉ nghĩ về Mẹ, nghĩ về tấm lòng bao la hơn cả đại dương của Mẹ. Và không cần phải biết xôi nếp một, chuối ba hương, và đường mía lau ra sao, tôi vẫn tin là ba món ăn đó ngọt ngào và quý hiếm , quý như Mẹ của chúng tôi, như mỗi một bà Mẹ Việt Nam mà tấm lòng bao la hơn cả đại dương to rộng.

 

Đâu có cần phải biết đường mía lau là gì, chỉ cần có Mẹ ở trên đời là mỗi một chúng ta đã có được vị ngọt dịu dàng nhất trên đời, Dù có lớn, có già đến đâu đi nữa, hạnh phúc lớn nhất trên đời vẫn là được nếm đường mía lau, được ăn chuối ba hương, được nhai xôi nếp một, và được cài bông hồng đỏ mỗi dịp lễ Vu lan - Mother’s Day của người Việt Nam-. Cầu mong bông hồng đỏ nằm trên ngực áo của mỗi người sẽ tồn tại lâu dài, dài như sự hy sinh triền miên, không ngừng nghỉ của mỗi một người Mẹ Việt Nam trong gian khổ cũng như trong an nhàn…

 

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

  (Santa Clara, Mothers’s Day 2009- Với tất cả lòng biết ơn Mẹ của 5H)

 

 blank

 

13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 51860)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 28049)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Ca sĩ Xuân Sơn - NHÀY VUI MÙA ĐÔNG - Ca sĩ Kim Anh Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube - Sầu viễn xứ, ngày mùa Đông lạnh tới San sẻ nhau những cay đắng ngọt bùi
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38187)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43478)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHỚ VẦNG TRĂNG KHUYA - Thơ HOÀNG ÁNH NGUYỆT -Nhạc BẰNG GIANG - Tiếng hát THÙY AN - Đỗ Trần thực hiện Youtube
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 29476)
Còn thương con dốc Ngô Quyền. Ngồi nghe kỷ niệm qua miền tuổi thơ. Dốc xưa ai đứng đợi chờ. Thời gian sao cứ hửng hờ bước qua. Bây giờ, em của người ta...
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48162)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 42716)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48157)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 33070)
Chút lòng gửi tới bạn bè Mọi người vui lắm được nghe tiếng Hoàng Ngạc nhiên khi thấy Bạn Vàng Từ xe bước xuống NGỠ NGÀNG khó tin
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 37301)
Người phải đâu là ngọn nến trời đêm? Sao ta mãi chờ hoài trong bóng tối. Người đã đến và chợt đi rất vội. Lời tạ tình sao không nói người ơi!
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52704)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 45953)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38209)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38571)
Những bức thư chưa bao giờ gửi Vẫn còn nguyên mùi mực thơm hương dẫu ngày tháng mờ xa diu vợi gợi nhớ mùa trăng tuổi tròn thương
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38322)
Lá cứ rơi trên đường xưa đưa đón Cỏ âm thầm hát khúc hẹn hò nhau Thương nắng chiều đổ nghiêng nghiêng vành nón Hoàng hôn rơi lãng đãng vẫy tay chào .
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50186)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
20 Tháng Mười Một 2013(Xem: 37424)
Khi nghe nói con đang trên đường đến Bà mĩm cười lau nước mắt rưng rưng. Giọt lệ vui vì bà đã biết rằng Tim bà đã... thuộc về con đấy nhé.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 44288)
(Khoảnh khắc nghĩ về Nhà văn NXH). Có phải Người Đi Trên Mây ? Nghe không gió hỏi mộng trầy bởi sao ! Thưa rằng mộng vốn chiêm bao Theo hư vô nhặt trái sầu rất xanh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40774)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIẤC MƠ TÌNH- Thơ HOÀNG ÁNH NGUYỆT -Nhạc BẰNG GIANG - Tiếng hát THÙY TRANG Đỗ Trần thực hiện Youtube
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40529)
Bên tôi bây giờ mới là khuya thứ sáu Thứ bảy…tôi còn cả ngày mai Em cứ yên tâm vui với buổi chiều Hôm nay có lỡ, mai vẫn còn thứ bảy…
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 44256)
Mù sương phố núi mù sương Nhịp buồn hút gió hồn nương núi rừng Chuyện linh hồn với bản thân Bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55205)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39235)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41143)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38277)
Không còn gì giữ lại, Ngoài khắc khoải đau thương. Giờ chia cách đôi đường làm sao biết bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43056)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52695)
Gửi em chút nắng mùa Đông. Sưởi cho ấm trái tim hồng ngủ quên. Bên anh mưa bão chưa yên. Bao giờ biển nối đất liền, hỡi em.!.!.!
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 36988)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ngàn Thu Áo Tim- nhạc Hoàng Trọng- lời Vĩnh Phúc- Thái Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
02 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39275)
Nếu như sông không có lục bình hoa tím Thì cô bé ngày xưa chẳng biết hẹn hò Viết những bài thơ giữ vô vàn kỷ niệm Về cầu Ghềnh, cù lao Phố nối bờ vui.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51826)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
31 Tháng Mười 2013(Xem: 30650)
Chợt buồn soi lại dòng tâm Trần gian, trong đục thăng trầm bể dâu Ngỡ ngàng mất nửa đời nhau Dìm thân trong giấc chiêm bao lạ thường
30 Tháng Mười 2013(Xem: 32258)
Đừng trách chi thu nỗi hận lòng! Vô tình thu chẳng biết người mong. Cảnh trần thay đổi luôn như thế! Xin chớ vương mang mãi ngóng trông.
25 Tháng Mười 2013(Xem: 17203)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ - Nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh - Ca sĩ Lan Ngọc Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
25 Tháng Mười 2013(Xem: 25517)
Vậy mà cũng chính là mày đã đôi lần băn khoăn về chuyện có khi cái bóng của Nguyễn-Xuân-Hoàng-ngoài-văn-chương đã phần nào làm khuất lấp cái văn-chương-Nguyễn-Xuân-Hoàng.
25 Tháng Mười 2013(Xem: 65857)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
24 Tháng Mười 2013(Xem: 25252)
Em hát ca tôi gởi niềm rung động Chút tâm tư theo giọng hát mơ màng “Hương xưa” còn lan tỏa khắp không gian Bởi “Hoài cảm” vẫn chưa hồi kết thúc
23 Tháng Mười 2013(Xem: 17896)
Hôm qua thoáng đọc một bài thơ, Ai đó đã trách "Mảnh trăng hờ " Lại bảo rằng trăng không tha thiết, Chắc người chưa tỉnh hãy còn mơ,
17 Tháng Mười 2013(Xem: 48490)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
16 Tháng Mười 2013(Xem: 38573)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ''KHÓC MẸ'' - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Mười 2013(Xem: 54541)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 35276)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Thuyền Trăng" Anh Bằng sáng tác; Mỹ Thể trinh bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Mười 2013(Xem: 27503)
Tôi sẽ thấy mùa thu tôi bỗng lạ. Nắng và mưa thành những điệp khúc vô chừng. Và tôi cũng thấy đất trời thênh thang từng giòng sông thu rất cũ. Lững lờ trôi đi, trôi đi mà sao vẫn quanh đây?
14 Tháng Mười 2013(Xem: 29599)
Tay ôm hoa mộng bao lần trần gian mấy nỗi xót thân phận người đừng hờ hững nữa Thu ơi Thu nay thương nhơ một trời Thu xưa
12 Tháng Mười 2013(Xem: 42622)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 51222)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
05 Tháng Mười 2013(Xem: 34000)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TRÁI TIN MÙA THU - thơ Trần Kiêu Bạc - Hình ảnh Lê Nguyên - Ngọc Thiên Hoa phổ nhạc - Ca sĩ Tố Hà
04 Tháng Mười 2013(Xem: 35479)
Kiều Oanh cảm tác theo nhạc phẩm "Mùa Thu Ru Em'' của nhạc sĩ Đức Huy. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Ru em mùa Thu", sáng tác Đức Huy-Ngọc Lan & Ái Vân
03 Tháng Mười 2013(Xem: 59411)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 45480)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 61813)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49243)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
27 Tháng Chín 2013(Xem: 38075)
Có phải trăng này trăng của ta Của mùa trăng cũ mới vừa qua Hay là cũng đã thành trăng mới? Hờ hững nhìn ta nét lạnh lùng
27 Tháng Chín 2013(Xem: 36008)
Nụ hôn tỏa ngát mùi trinh bạch Suối lệ nồng hương vị ngọt ngào Siết chặt vòng ôm hơn chút nữa Giật mình, sực tỉnh... giấc chiêm bao!
27 Tháng Chín 2013(Xem: 38338)
Đom đóm tặng lũy tre già xào xạc Cả trời sao lấp lánh ngọn hào quang Tre dang vòng tay đón ngàn đốm sáng Chào đêm thu lồng lộng ánh sao tan..
27 Tháng Chín 2013(Xem: 37147)
Đời trôi với những vần thơ Sông trôi hết những ngu ngơ cuộc đời Nếu còn sót lại một lời Xin cho tôi cám ơn trời vì em…
21 Tháng Chín 2013(Xem: 39170)
Bao giờ ta gặp nhau Kể chuyện tình mưa ngâu Tàn theo mùa Thu tím Tan rồi giấc mộng đầu Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Áo Tím Mùa Thu"- nhạc Nguyên Vũ - Thái Châu trình bày
21 Tháng Chín 2013(Xem: 58645)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 38105)
thu bây giờ không là thu ngày trước Bởi mẹ già khô nước mắt từ lâu Cô gái nguyên trinh, trong trắng thuở nào Tim đã chết như mùa Thu đã chết
20 Tháng Chín 2013(Xem: 39984)
Tôi viết vần thơ lên áo em gió thu bay nhẹ áo em mềm để thơ quấn quýt theo tà áo và để lòng tôi thương nhớ thêm
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53266)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 56824)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54301)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 39811)
Các Em vì "nghĩa" quên mình, Gian nan vất vả cho tình chúng ta. Các Em là những bó hoa, Là mùa "Xuân thắm" thiết tha mong chờ.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 46447)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
11 Tháng Chín 2013(Xem: 41310)
Thôi xin Bạn cho ta lòng trắc ẫn Xin cho ta bày tỏ chỉ một lần Và xin nhận nơi đây lời giao cảm Đa tạ người đã hiểu được lòng ta .
06 Tháng Chín 2013(Xem: 77444)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 53124)
Ta cứ muôn đời làm tình nhân Dù cho xa cách nhưng thấy gần Tình ta xanh mướt không tàn úa Chồng vợ làm gì phải không anh?
05 Tháng Chín 2013(Xem: 59531)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 44537)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 32746)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Thu Nghiêng & Trái Tim Bên Trái Chờ Thu (Thơ Trần Kiêu Bạc) - Hồng Vân diễn ngâm.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 33368)
Tìm thấy được trên hoa râm tóc bạn Một vầng mây áo trắng tuổi học trò Những chiều xưa dốc Ngô Quyền lãng đãng ...
31 Tháng Tám 2013(Xem: 36585)
Tựa Đề : NHÁNH MÙA XUÂN TÔI Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Tuấn Ngọc Ca Sĩ : Hương Giang
31 Tháng Tám 2013(Xem: 72780)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 38764)
Từ anh xa lánh cõi trần Vầng trăng viễn xứ lê thân dãi dầu Đời còn có nghĩa gì đâu Thu qua mấy độ vẫn nhầu nhớ thương
30 Tháng Tám 2013(Xem: 33626)
Mến tặng chị Quỳnh Hương Hoàng Ánh Nguyệt (San Jose) Nhân ngày giỗ anh Hoàng Ngọc Thái
23 Tháng Tám 2013(Xem: 40761)
Ca sĩ: Duy Linh - Nhạc & Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Mẹ đi đã biết bao năm Tìm bao đứa con xa xăm Tìm bao đứa con âm thầm Ra đi khắp chốn muôn phương
23 Tháng Tám 2013(Xem: 76663)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
23 Tháng Tám 2013(Xem: 51559)
Bọn học trò chúng tôi thuở ấy ngưỡng mộ anh lắm. Anh có dáng dấp một trí thức… Tây. Anh đã là nhà văn nổi tiếng trong văn giới và quần chúng, lại là một giáo sư Triết,
21 Tháng Tám 2013(Xem: 35080)
Không phải là vĩnh biệt Không phải là chia xa Nhưng ghế ngồi vẫn trống Nhưng vẫn ta với ta
16 Tháng Tám 2013(Xem: 37102)
Hoa hồng trắng từ nay cài lên áo Biết khi nào mới cảm thấy quen đây? Hoa hồng đỏ xa rồi tầm tay với Hơn bao giờ, thèm gọi tiếng “Mẹ ơi! ”
15 Tháng Tám 2013(Xem: 50774)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
13 Tháng Tám 2013(Xem: 59877)
Với những phương tiện tân tiến nhất của thế kỷ thứ 21, một người con như ông Scott đã nói lời từ biệt người mẹ trong những giây phút cuối cùng trước khi hơi thở của bà tắt hẳn
13 Tháng Tám 2013(Xem: 85686)
Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.
10 Tháng Tám 2013(Xem: 33127)
Dấu tình giờ đã đi xa Đời trôi mây gió cũng là đời trôi Giờ ai có nhớ đến tôi ? Mà sao tôi mãi không thôi nhớ người
09 Tháng Tám 2013(Xem: 55293)
Kể từ hôm ấy, hạnh phúc do sự lắng nghe đem lại, đối với tôi, đã là một kinh nghiệm có thật trong đời rồi đó bạn ơi.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 36862)
Những trang sầu hận của người Khiến cho…một kẻ bùi ngùi cảm thông Xin người thoải mái… phiêu bồng Cho thơ nhẹ cánh chín tầng trời cao…
09 Tháng Tám 2013(Xem: 33696)
Bán mảnh linh hồn cành liễu thắm Cho nguồn hạnh phúc suối đào tươi Trái tim nhỏ bé ta dành lại Tha thiết trao riêng chỉ một người
09 Tháng Tám 2013(Xem: 43973)
Và cứ thế, hàng năm rằm tháng bảy Me lo toan ngày ''Đại Lễ'' cúng dường Vu Lan về càng se sắt lòng con Mùa báo hiếu mà con không còn mẹ
03 Tháng Tám 2013(Xem: 67059)
Tựa Đề : HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải. Ca Sĩ: Duy Thiên
02 Tháng Tám 2013(Xem: 84718)
Từ tình cảm nầy tôi tự nguyện vững lòng tiến bước tiếp tục mang niềm vui cho mọi người suốt hơn 12 năm qua. Xin được cám ơn lòng bao dung tha thứ của Thầy Cô và đồng môn.
02 Tháng Tám 2013(Xem: 44699)
Có một lúc nào đó bạn nghĩ về các loại hoa và tự hỏi mình giống như loại hoa nào chưa? Mỗi người phụ nữ theo tôi có thể ví mình như hoa dù mình chỉ là một người bình thường.
31 Tháng Bảy 2013(Xem: 57495)
Theo triết lý của bài thơ thì sinh và tử chỉ là một trò chơi đuổi bắt. Chia tay hôm nay nhưng sẽ gặp lại ngày mai. Gặp lại trong những dạng khác nhau của cuộc sống
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 19062)
Vẽ lại dùm tôi và bình tâm cân nhắc Ngồi lại với nhau, hòa nhã chuyện cơ đồ. Đừng tranh chấp đôi co Mà xóa đi vết đỏ trên bản đồ nước Việt.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 39560)
Mưa Adelaide có bao giờ thấm đất! Chỉ đủ làm ướt tóc gái Hội An Nhớ thì nhớ nhưng đừng tìm ai nhé Áo trắng xưa nay đã nhạt phai màu.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 36585)
ta bây giờ sáu mươi có lẻ bước đường đời xa lắc xa lơ tháng Bảy về, Hè bỗng ngu ngơ bạn thân hỡi, người còn có nhớ?
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 35525)
Tôi cũng quên rồi một nỗi đau, Quên đi xuân đến, hạ qua mau, Quên đi lòng đã qua cơn bão, Tình đã trôi theo gió bốn mùa.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 86401)
Đó là cái đẹp của tình thương yêu. Luật tự nhiên của cái đẹp là sự truyền bá. Truyền bá tình thương yêu là ảnh đích của tinh thần Hướng Đạo.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 61368)
Đêm bây giờ dài vô tận, anh bảo thế. Đêm mùa đông ở đây còn dài nhiều hơn nữa. Khi nào trống trải hãy cố nhớ đến lời em nói
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 28439)
Chiều ngày 3 tháng 7, khoảng 60 chs NQ từ nhiều tiểu bang của Mỹ cùng nhau dự họp mặt ở "ngôi nhà bồ tát" của chs NQ K8 Cao Thị Chung (và anh Huỳnh Kiệt)
19 Tháng Bảy 2013(Xem: 38394)
Giữ tình bằng những vần thơ Hâm tình trong những giấc mơ dịu dàng Mang tình về với suối vàng Hương tình bay tới thiên đàng ước mơ