Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - TẤM LÒNG CỦA CỎ

16 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37409)
Nguyễn Thị Minh Thủy - TẤM LÒNG CỦA CỎ


TẤM LÒNG CỦA CỎ


Nguyễn Thị Minh Thủy


tam_long_cua_co-content


Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California. Hôm nay, với sự đồng ý của tác giả, ban biên tập đăng trọn một lần để giới thiệu và chia sẻ với quý thầy cô cùng các bạn cũng như những độc giả gần xa của trang mạng Ngô Quyền.

*

Kỳ 1

Cách đây vài tuần HV gửi thư thăm một chị bạn bên Pháp đã lâu không liên lạc và trong thư có viết cho chị cái địa chỉ email của HVđể dễ thư đi thư lại. Không đầy một tuần sau, HV mừng vui khôn tả khi thấy tên chị hiện ra trong “hộp thư" email với dòng chữ đầu tiên như sau, “Em thương, Đây là một bức thư mà chị chẳng chờ đợi...”

HV nhanh nhẩu bấm coi, ngấu nghiến đọc vội, “Bao nhiêu năm qua rồi, cái quá khứ mà chị đã quên lãng bỗng hiện về với tấm thiệp của em. Đọc xong, chị vừa vui mà cũng vừa buồn. Những người mà chị suốt mấy chục năm tại Secours Catholique, lao tâm, lao lực, nặng tình, để đưa tiễn họ đi tìm một chân trời mới, với hoài bão là nó sẽ tốt đẹp hơn những ngày tháng Paris, dường như rất ít người còn nhớ nghĩ đến chị…”

Đáng lẽ bị trách khéo như vậy (vì cũng có thể chị đã xếp HV tôi vào những người “vong ân bội nghĩa” đó) tôi phải buồn năm phút, xấu hổ sáu phút, vân vân,… thế nhưng nối lại được một nhịp cầu mà tôi từng lo sợ đã gẫy đổ với thời gian, điều đó đã là một niềm vui lớn khiến tôi không còn bận tâm chi cả. Chị có trách cứ, có rầy rà gì đi nữa thì chị cũng… còn sống, thư không bị trả về, là tôi vui rồi. Bởi vì trong quá khứ, đã có lần tôi gửi thư, cũng sang Pháp, cho một bà đầm mà tôi chịu ơn nhưng vì lười lĩnh tôi đã không viết thư liên lạc dễ đã năm sáu năm nay; vài tháng sau, tôi nhận được một phong thư mà tôi phải mất mấy giây mới nhận ra đó là thư của chính mình đã gửi đi nay bị trả về với chữ “décédée” (đã chết) nằm lạnh lẽo trên bì. Một niềm dày vò ân hận xen với ngạc nhiên chiếm lấy tâm tôi: bà lúc ấy đâu đã già, chỉ sáu mươi là cùng. Té ra ở tuổi nào người ta cũng có thể từ giã cõi đời hết, thật đúng như câu kệ trong kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”: “Không ai điều đình được, với đại quân thần chết”.

Trở lại với chị bạn của tôi. Được thư chị, nghĩa là không có cảnh “lịch sử tái diễn” như tôi lo sợ. Hú vía. Tính tôi hay dở hơi, hay lo sợ vẩn vơ như vậy đó. Chắc bạn còn nhớ, cách đây hơn ba mươi năm, tôi có sinh sống ở Pháp hai năm, một thời gian không dài nhưng cũng đủ để có những mối giao thiệp gắn bó cho đến nhiều năm sau nữa. Một trong những mối giao tình ấy là chị Dã Thảo, người đã giúp chúng tôi trong vấn đề di dân từ Pháp sang Mỹ để tái định cư như thư chị đã đề cập ở trên. Khi sang tới Mỹ, tôi vẫn viết thư và gửi thiệp thăm chị. Hai chị em vẫn trao đổi thư từ như vậy trong nhiều năm rồi từ từ thưa dần, chỉ còn mỗi năm một lần, dưới hình thức thiệp chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới.

Không biết ai thì sao, chứ với gia đình tôi thì mục gửi thiệp Giáng Sinh là một “truyền thống” được đặt ra từ lúc tôi đặt chân lên đất Pháp (có lẽ vì thấy thiệp vừa in đẹp vừa dễ thương mà lại giá rẻ nữa). “Truyền thống” ấy được mang theo qua Mỹ và cứ thế năm này tiếp năm nọ. Chúng tôi soạn một danh sách khá dài rồi cứ theo đó mà gửi, ưu tiên cho người ở xa trước. Ban đầu, mỗi cái thiệp là một bức thư dài vừa thăm hỏi nhau vừa kể lể chuyện đời sống nơi đất tạm cư. Rồi theo thời gian, trừ thư dành cho mấy người thuộc loại “nhân vật đặc biệt” cần hàn huyên han hỏi, phần đông các dòng trong thiệp ngắn dần cho đến lúc chỉ còn là những câu chúc mừng khách sáo. Đối lại, chúng tôi cũng nhận được một lô thiệp chúc mừng gửi lại với những lời lẽ vô hồn tương tự.

Đến một lúc, nhất là khi các phương tiện liên lạc khác đã trở nên rất tiện lợi như điện thoại (gọi viễn liên không còn tốn kém nhiều như xưa), email (rất tiện cho những ai không thích nói chuyện trực tiếp mà cũng không muốn viết thư theo kiểu “chính thống”), chúng tôi để ý thấy rằng những người nằm trong danh sách gửi thiệp “season’s greetings” lại là những người mà mình ít liên lạc nhất. Vì vậy, sau khi những “nhân vật đặc biệt” của chúng tôi lần lượt qua đời, chúng tôi bèn ngưng “truyền thống” ấy vì thấy không có lý do gì để phí phạm cây rừng nữa (vì theo mấy nhà vận động bảo vệ môi sinh, muốn làm ra thiệp cũng phải chặt cây chứ không phải thiệp tự trên trời rơi xuống cho mình).

Và hình như đó cũng là thời điểm mà tôi vô tình ngưng liên lạc với chị bạn dễ thương ngày nào của tôi. Thật ra thì tôi cũng đã từng nhủ lòng nên thỉnh thoảng gửi thư cho chị đó chứ, nhưng cái bệnh lười và tật hẹn cứ đeo dính tôi, khiến tôi vịn đủ lý do để khất lần khất lữa. Vèo một cái tôi mới nhớ ra cũng dễ gần mười năm rồi tôi không liên lạc với chị. Và thú thật, có thể tôi vẫn không coi việc gửi thư liên lạc với chị là một việc cần làm cho đến khi có một sự kiện nho nhỏ xảy ra.

Đó là lần vợ chồng chúng tôi đi viếng tu viện Lộc Uyển ở Escondido gần San Diego. Không hiểu sao hình ảnh cái tháp nhỏ đứng chơ vơ bên sườn núi thuộc khuôn viên chùa hấp dẫn chúng tôi một cách khó tả nên hai vợ chồng đều hăng hái tìm cách leo lên mặc dầu lúc đó chưa biết có lối khác dễ đi hơn. Lên tới nơi, nhìn vào trong tháp thì thấy trên tường treo tấm hình một vị tăng trẻ tuổi tươi cười mà tôi nhớ có lần được nghe kể rằng đó là một “sư em” của sư ông Nhất Hạnh. Lòng tháp không rộng lắm, chỉ đủ chỗ cho một chiếc bàn loại chân thấp cỡ nhỏ với vài ba bồ đoàn chung quanh, thế thôi. Vô tình hay cố ý, kiến trúc và sự sắp xếp ấy làm cho một người trần như tôi khi ngồi tại chốn này cũng muốn theo gương người quá cố học hạnh tu thân.

Ngoài bức ảnh ấy, mắt tôi bỗng chú ý tới một mẩu giấy được đặt ở bên dưới. Tôi không rõ đó là phương danh người cúng dường tháp miếu hay cũng chính là bài vị của vị thí chủ này nhưng tên họ đó làm tôi hơi bàng hoàng và liên tưởng tới chị bạn của mình. Nếu tôi nhớ không lầm, trong một lần chị sang Mỹ du lịch, chị có ghé thăm tôi và chị em chúng tôi cùng đi đến nhà một người bạn cũng có tên họ tương tự, người từng là bạn thân của chị từ lúc còn ở Huế.

Bước ra khỏi tháp, tôi tìm một chỗ để ngồi tận hưởng sự yên tĩnh hiếm có với bối cảnh núi đồi hãy còn hoang dã này. Tựa lưng vào tháp vắng nơi lưng chừng núi nhìn mông ra xa thiên nhiên u tịch trước mắt, chỉ còn nghe tiếng gió lá rì rào và chim rừng lao xao nơi những bụi cây lân cận, tôi như cảm được cái phù du của một kiếp người. Tôi bỗng nhớ lại lá thư (hình như là cái cuối cùng) chị gửi cho tôi, những lá thư luôn được nét chữ bay bướm của chị choáng đầy trong thiệp, leo qua cả mặt sau và lần nào cũng chấm dứt bằng hai chữ “Hôn em” nhỏ xíu vì không còn đủ chỗ.

Trong thư ấy chị kể chị đã qua một trận bệnh nặng, mạch bị nghẽn trầm trọng (tới bao nhiêu phần trăm tôi không nhớ rõ nhưng chắc chắn rất cao) đến nỗi bác sĩ bắt chị phải nhập viện ngay để giải phẫu gấp trong khi trước đó chị không hề lưu tâm đến sức khỏe và còn dự định đi Ấn Độ hành hương để viếng nơi Phật Đản Sanh và Nhập Diệt cho thỏa mãn tâm nguyện bấy lâu. Chị kể có lẽ nhờ nguyện lực ấy quá mạnh nên trong lúc chị giải phẫu thập tử nhất sanh, chị thấy rõ Phật Bà hiện ra với chị và dạy chị tu hành, vân vân… Thú thật, vì một lý do nào đó, khi ấy tôi đọc thư chị một cách vô tâm và cũng quên không hồi âm để “follow up” xem sức khỏe của chị sau đó ra sao nữa.

Có lẽ lúc ấy tôi lơ mơ cho rằng chị bị bệnh hoang tưởng, hay vì dạo đó tôi chưa đến với Phật Pháp nên không thể nào thông cảm với những gì chị chia sẻ với tôi chăng? Tôi thật không nhớ nổi. Chỉ biết vào một buổi trưa ngồi trên lưng núi cạnh một tháp nhỏ tịch liêu, tôi bỗng ân hận vô cùng về sự sơ xuất của mình. Phải viết thư cho chị ngay mới được, nhất là một khi tôi đã nghiệm ra rằng gặp được một bạn đồng tu, một thiện tri thức là một điều quý báu vô cùng.

Nghe kể đến đây thì hẳn bạn đã biết vì sao tôi “mừng hết lớn” khi nhận được bức thư mà tôi hằng chờ đợi rồi, đâu cần chi tôi phải dài dòng thêm nữa, phải không? Còn nếu bạn muốn biết nhiều hơn về giao tình giữa tôi với chị bạn này, xin đón đọc phần tiếp vào kỳ sau (có lẽ).

*

Kỳ 2

Ai sao thì HV tôi không biết, chứ với HV, thú thật việc mỗi tuần “đẻ” ra một bài Cảm Niệm như thế này cũng “trần ai khoai củ” không thua gì đẻ con thứ thiệt! “Ghét của nào trời trao của đó,” ngẫm lại ông bà mình nói đúng ghê, ít nhất là trong trường hợp của HV tôi đây nè. Số là hồi nhỏ đi học, môn mà HV ghét nhất là “làm luận” mặc dù điểm hạng cũng không phải tệ. Ngay từ tiểu học HV đã phải đánh vật, tốn rất nhiều thì giờ cho những bài luận văn. Chán nhất là lúc chép từ giấy nháp sang bài thật; dù đã gôm, dập, xóa, sửa, nát bấy trên giấy nháp rồi, vậy mà khi chép vào thế nào cũng phải sửa tới sửa lui mất thêm một hồi nữa mới (tạm) xong để ba chân bốn cẳng chạy lên nộp cho cô giáo cho kịp giờ. Mệt ơi là mệt!

Được cái là bây giờ thì không phải viết theo đề tài cô giáo (hay giáo sư) cho và, nhờ ơn nhân loại thời nay đã chế ra cái computer rất ư dễ thương, HV tôi tha hồ vừa viết vừa xóa, đảo tới đảo lui trộn xuôi trộn ngược và thậm chí, đôi khi còn vi vu cao hứng “change lane,” lái xe ra khỏi đề tài ban đầu mà mình định viết nữa. Chẳng hạn như bài “Trưa ngồi dựa tháp, nhớ bạn xa,” của kỳ vừa rồi, viết một hồi mà vẫn chưa đi tới cái ý mà tôi đã có trước khi khởi viết, đó là chia sẻ với bạn một ký ức mà bức thư của chị bạn đã khêu bùng lên bằng mấy dòng ngắn ngủi.

Cho nên bài này, HV xin viết tiếp về chị bạn bên trời Tây của mình đây. Vì mải bôn ba trong cuộc sống, dễ đã gần mười năm chúng tôi mới liên lạc lại với nhau. Và chị đã email ngay lập tức để trả lời bức thư bằng đường bưu điện của tôi với những lời lẽ làm tôi nhớ lại những ngày sôi nổi mà tôi đã trải qua trên đất Pháp với chị, thời của buổi hàn vi mà ấm cúng, cơ cực mà lý tưởng, hờn căm mà ngất cao hy vọng.

Hình như lúc đó là khoảng cuối năm 79 thì phải. Qua một người-quen-của-người-quen giới thiệu, chúng tôi gặp chị Dã Thảo để nhờ chị làm cái công việc mà chị đã mô tả trong thư, là “lao tâm, lao lực, nặng tình, để đưa tiễn họ đi tìm một chân trời mới, với hoài bão là nó sẽ tốt đẹp hơn những ngày tháng ở Paris.” Nói rõ hơn, sau khi từ trại tỵ nạn Thái Lan qua Pháp được độ hơn nửa năm, chúng tôi tìm tới chị, lúc đó đang làm việc trong một cơ quan thiện nguyện Công Giáo rất có uy thế là Secours Catholique, để làm hồ sơ xin tái định cư ở Hoa Kỳ.

Trong buổi sơ giao, vẻ nghiêm nghị đài các của chị làm tôi vừa ngán vừa nể, nhất là khi nghe chị nói lưu loát cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp trong khi mình dợt tới dợt lui có mỗi món tiếng Tây mà cũng chưa xong. Theo lời người giới thiệu, chị rất nổi tiếng trong cộng đồng Việt ở Pháp vì nhờ chị mà nhiều người đã được đi Mỹ. Nhiều năm sau này, khi sang Hoa Kỳ sinh sống rồi, tôi mới biết trong số những kẻ này có nhiều khuôn mặt tên tuổi như nhà báo Lê Đình Điểu, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (cả ba đều đã ra người thiên cổ), nữ ca sĩ Julie Quang (bây giờ là Julie), ca sĩ Elvis Phương, vân vân. Bởi vậy, mỗi lần chị sang Mỹ du lịch là được thân hữu đón đưa rất ư nồng nhiệt.

Thực ra, nếu chỉ làm công việc thuần túy giúp người ta được đi Mỹ không thôi, chắc chị Dã Thảo không để lại dấu ấn sâu đậm như chị từng tạo được trong lòng mọi người. Trút bỏ cái vỏ nghiêm nghị khô khan mà mọi người nhìn thấy ở văn phòng làm việc, người phụ nữ xinh đẹp tuổi ngoài ba mươi ấy là một kẻ rất sính văn nghệ, mê văn thơ và thương dân, yêu nước hết lòng.

Thật vậy, sau lần được chị ưu ái mời tới tư thất, một ngôi nhà nho nhỏ xinh xắn ở ngoại ô Paris, tôi mới biết chị là một phụ nữ Huế lãng mạn và nhiều nghệ sĩ tính. Trong phòng khách đơn sơ với bàn thấp và nhiều gối ngồi rất mỹ thuật theo kiểu Nhật Bản, nổi bật nhất là bức tranh vẽ chân dung của chị trên đó có kèm theo một câu thơ do thi sĩ Hoàng Anh Tuấn đề tặng. Khi được hỏi, chị cho biết họa sĩ gì đó đã vẽ tặng chị nhưng nay tôi đã quên mất tên ông ta rồi, chỉ nhớ đấy là một bức họa truyền thần rất đẹp và có hồn. Độc đáo nhất là họa sĩ đã lột tả được cái ánh mắt thật đặc biệt của chị, nó vừa như mệt mỏi muộn phiền lại vừa lung linh đắm đuối chết người.

Với chất giọng ấm áp, chị hát khá hay và truyền cảm. Bên cạnh đó chị cũng làm thơ nữa. (Sau này chị có tặng tôi một tập thơ với tựa đề rất lãng mạn: “Tình Của Cỏ”). Tôi phác họa nhiều nét về chị như vậy chẳng qua để đi đến kết luận này: Cụ Nguyễn Du quả không sai khi nói “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” hay ít nhất cũng là “Có đâu thiên vị người nào. Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai”.

Đúng thế, từ từ quen thân với chị, tôi biết thêm là chị ly thân đã lâu, sống cô đơn với hai đứa con gái nhỏ từ nhiều năm nay trong khi người chồng làm việc, và gần như ở luôn, tận “Xứ Đen” (tức Côte d’Ivoire, Bãi Ngà, một cựu thuộc địa của Pháp ở Phi Châu). Cuộc hôn nhân kể như thất bại ấy tuy vậy vẫn kéo dài năm này qua năm khác vì gia đình cả hai bên đều theo quan niệm xưa trong đó hai chữ “ly dị” là điều vô cùng cấm kỵ. Bởi vậy, bên cạnh việc chu toàn bổn phận làm con, làm mẹ, niềm vui của chị là tập họp các thân hữu cùng yêu thích văn nghệ để ca hát phục vụ cho cộng đồng người Việt ở Paris cũng như các tỉnh lân cận.

“Nhớ lại ngày xưa thật là êm đềm và vui nhộn. Đời sống tất bật, vậy mà cuối tuần các anh em vẫn cố gắng gặp gỡ nhau…”, chị đã mơ màng nhắc về quá khứ như thế trong thư email. Vâng, chính thế, sau khi “gia nhập ban văn nghệ” của chị, mỗi cuối tuần, hoặc thứ bảy hoặc chủ nhật, chúng tôi vẫn đều đặn đáp xe lửa tới nhà chị để họp mặt ca hát, dợt nhạc, ăn uống, hàn huyên… Nhóm thân hữu không đông nhưng rất hài hòa, hợp tính, cùng trình độ cũng như lý tưởng nên sinh hoạt thật thoải mái.

Hầu như lúc nào trong nhóm cũng có vài ba người đang được chị lo giấy tờ để đi Mỹ và cứ thế, họ sẽ lần lượt từ giã anh em để lên đường để rồi lại có những hội viên mới, thay thế nhau nối tiếp dòng đời. Cứ thế, mỗi cuối tuần ngôi nhà dễ thương của chị lúc nào cũng đầy ắp không khí cởi mở, vui tươi, rộn rã tiếng cười và chứa chan hy vọng lồng trong những lời ca tiếng hát (tài tử lẫn chuyên nghiệp) yêu nước thương dân, mơ mộng một ngày mai trở về phục quốc. 

Bạn ơi, những ngày hoạt động “văn nghệ nghiệp dư” ấy dễ thương lắm, dễ thương đến đỗi không thể kể vắn tắt trong vài dòng; vì thế, HV xin hẹn sẽ viết tiếp trong bài sau, mong bạn chịu khó chờ cho nhé.

*

Kỳ 3

Trong bài trước, HV đã (lỡ) mô tả không khí họp mặt văn nghệ mỗi cuối tuần nơi nhà chị bạn ở trời Tây của mình vào những năm 79, 80 là “dễ thương lắm, dễ thương đến đỗi không thể kể vắn tắt trong vài dòng.” Viết xong, “nộp bài” rồi, “nằm đêm nghĩ lại” mới giật mình. Chả là, thiên hạ có câu “Đẹp xấu tùy người đối diện” (như trong mục “Kết bạn thư tín” ấy mà). Dễ thương với mình nhưng với người khác thì sao, có chắc không? Còn cái vế sau, “Không thể kể vắn tắt trong vài dòng,” bây giờ mới thấy khổ tới nơi rồi, vì biết lấy gì để kể cho bạn nghe đây?

Thôi thì đã trót thì phải trét, để HV kể sơ qua cho bạn nghe cái bối cảnh mà HV đã sống vào thời đó để bạn dễ thông cảm nha. Phải nói đó là lúc mà làn sóng tị nạn Đông Dương đã và đang ồ ạt mạnh mẽ đập vào bờ bến của các xứ tự do qua đường vượt biển. Riêng tại Pháp, hằng tuần, các trung tâm tiếp nhận đều đặn có thêm từng đợt người tị nạn Việt Miên Lào mà nhiều nhất là Việt Nam chúng ta. Hầu như ai mới rời bỏ quê hương – một quê hương đang bị chà đạp dày vò đến không thể ở nổi dù có yêu thương cách mấy đi nữa – đều mang nặng lòng hoài cảm, mong một ngày về khi đất nước được tự do no ấm, sạch bóng cường quyền.

Bởi vậy nhu cầu gởi gấm tâm sự hay bộc lộ nỗi niềm qua lời ca tiếng hát luôn âm ỉ trong lòng những con người xa xứ. Từ những bài “nhạc vàng” rạt rào tình cảm từng bị cấm đoán dưới bạo lực của kẻ thắng cuộc cho đến những lưu vong khúc thật xuất thần được sáng tác sau 1975, tất cả đều được hưởng ứng mạnh mẽ, chào đón tận tình trong những buổi họp mặt văn nghệ cũng như tại các sân khấu trình diễn chính thức.

Không biết vì bài nhạc quá tuyệt, hay vì là lần đầu tiên tôi được thấy, được nghe ca sĩ nổi tiếng hát “sống” ngay trước mắt, mà mỗi khi tiếng hát cất lên là tôi lâng lâng xúc cảm như bị hớp hồn. Còn nhớ trong một “Đêm Không Ngủ” (ở một nơi mà người Việt ta vẫn quen gọi là “rạp Maubert” trong khi tên chính thức của nó là Maison de la Mutualité), trái tim tôi như có ai bóp lại khi nghe Elvis Phương cao giọng:

“Có phải tôi là người quê hương ruồng bỏ
Có phải tôi là người giống nòi khinh…

Quê hương tôi ơi, tôi sinh ra ở đấy
Tôi lớn lên cùng với phận cỏ cây”

và,

Một ngày 54, cha bỏ quê hương,
Lánh Bắc vô Nam cha muốn xa bạo cường
Một ngày 75, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương”

Và tôi thực sự rơi lệ khi nghe Julie Quang với “Thư Quê Hương” (thơ Cao Tần, nhạc Phạm Duy) trong đó người chồng xa quê nhắn nhủ vợ nhà:

“Gửi cho anh một sợi tóc mẹ già
Rụng âm thầm trong hiên nhà hiu quạnh
Nuôi một đàn con cuối đời vắng lạnh
Cho anh ôm hôn ơn nặng một thời xa

“Gửi cho anh một viên sỏi bên đường
Anh sẽ đọc ra muôn ngàn lối cũ
Gửi cho anh một nhánh cỏ quê hương
Anh sẽ đọc ra đất trời ta thở…”

Một lần khác, hình như là đêm văn nghệ Dạ Vũ Tất Niên, ngoài các ca sĩ ở ngay tại Pháp lúc đó, chương trình còn mời cả được một giọng ca vàng từ Mỹ sang là ca sĩ Khánh Ly. Dù đã khuya, khán giả đêm đó vẫn nán lại để thưởng thức cho bằng được tiếng hát của cô trước khi kết thúc chương trình văn nghệ và bước qua phần dạ vũ (mà phần đông chỉ có giới trẻ hưởng ứng). Sau khi được giới thiệu, Khánh Ly ra nói đôi lời chào mừng khán giả và cất giọng. Mọi người im phắc chờ đợi thưởng thức. Ôi, chưa bao giờ tôi nghe một cái gì não nùng đến thế, “Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi, người ấy ở trong tù…” 

Đó cũng là giai đoạn mà những ca khúc mới của một nhạc sĩ cũng mới là Việt Dzũng (ở Mỹ) được phổ biến rộng rãi và làm thổn thức bao trái tim người, như: “Em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá. Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay” hay “Tôi muốn mời em về, nhưng quê tôi quá xa, bên kia bờ Thái Bình bao la…”

Cũng từ Mỹ “nhập cảng” vào, các bài hát của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh cũng được mọi người ở Pháp nồng nhiệt ủng hộ, trong đó có một bài mà nhóm tụi tôi đã từng tập hát để trình làng. Tựa bài tôi không nhớ rõ nhưng còn nhớ những câu nhạc rộn ràng phơi phới tin yêu như “Anh vẫn mơ, mơ một ngày nào. Non nước ta chung một nhịp cầu. Quê hương thanh bình, con thơ đến trường, ê a đánh vần, vê anh nờ là Việt Nam kiêu hùng…”

Từ sân khấu “chính thống” hầu hết những bài hát ấy đã được nhóm văn nghệ (bỏ túi) của chị Dã Thảo mang ra hát hò tập dượt ráo riết để trình diễn tại các sân khấu (cũng bỏ túi), hoặc ở các tỉnh lân cận, hoặc các trung tâm đón tiếp người tị nạn tại vùng ven Paris, thể theo lời mời của những người phụ trách quen biết với chị. Một trong những kỷ niệm khó quên trong “đời ca hát” của tôi là lần đi “lưu diễn” ở tỉnh gì đó tôi không nhớ tên, chỉ nhớ lần đó phái đoàn hân hạnh được anh Elvis Phương tháp tùng.

Ngoài tiết mục đơn ca, anh Elvis Phương sẽ yểm trợ chúng tôi trong một bài hợp ca về Mẹ (nếu tôi nhớ không lầm là của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9). Như thường lệ, chúng tôi gặp nhau là có màn ăn uống nhậu nhẹt sơ sơ rồi mới bắt tay vào việc. Đàn ông thì lai rai vài ly rượu vang, phụ nữ thì không vang cũng nước ngọt, chỉ có mình anh Elvis Phương là dùng nước lọc. Ý chừng quý ông muốn có thêm bạn nhậu nên cứ rủ rê anh Phương “phá giới” hoài; anh Cảnh (vua tếu) còn nói đùa, “Tui nhờ làm một ly như vậy mới nóng máy hát được đó anh.” Anh Elvis Phương không nói gì, chỉ cười cười nhã nhặn. Anh cũng lễ độ nhường cho quý vị nghiệp dư amateur tập dượt trước vì anh đã biết qua bài này rồi. Khi tổng dợt lần cuối trước khi ra quân, anh Elvis mới có mặt. Và cũng tới chừng đó mới thực sự “biết đá biết vàng” bạn ạ. Giọng anh Elvis Phương khỏe quá, nhất là ở phần hùng ca, cả bọn chúng tôi cùng xúm lại léo nhéo mà không bằng một mình anh cất tiếng: “Nhưng mẹ ơi mẹ đừng than khóc nữa, vì các con của mẹ vẫn còn đây…” Trước “kết cục bi thảm” đó, anh vua tếu của chúng tôi âu sầu, “Uổng quá, lỡ rồi. Mẹ Việt Nam của mình than khóc hoài cũng phải, các con của mẹ vẫn còn đây mà nhậu nhẹt hoài thì làm ăn gì được. Nếu từ trước tới giờ tui đừng đụng tới giọt rượu nào thì giọng tui cũng về nhì, chỉ kém giọng anh Phương chút xíu thôi…” làm cả đám lại được dịp cười lăn vui vẻ.

Thế đó. Khi người ta một sớm một chiều bị bứt rời khỏi một quê hương trong đó người thân của mình đang oằn người trong đói khổ, kềm kẹp và đủ thứ đòn thù, một thân một mình làm thân lữ thứ nơi góc biển chân trời (dân tị nạn vượt biên hiếm khi đi cả gia đình lắm) chưa biết ngày nào mới được trở về với tổ quốc thân yêu và cũng chưa biết bao giờ đất nước có được một ngày mai tươi sáng. Trong tình cảnh đó, nuôi giấc mơ quang phục quê hương, hay chí ít, cố gắng mang lại cơm no áo ấm cho người thân ở nhà, đã là những cái phao cứu mạng để mỗi người lưu vong bám lấy hầu sống còn trên đất khách mà các sinh hoạt văn nghệ chính là những làn hơi thổi vào để giữ cho cái phao nhỏ bé đó mãi được căng phồng.

Có lẽ bởi vậy HV mới thấy nó dễ thương, dễ thương lắm. Không hiểu sao, mỗi lần nhớ đến không khí buồn vui sôi nổi một thời ở Paris, HV lại nhớ đến một câu trên trang đầu của cuốn truyện mà HV rất thích. Nếu nhớ không lầm, đó là quyển “Chiến Hữu” (Les Camarades) của nhà văn Đức E.M. Remarques do Tâm Nguyên dịch sang Việt ngữ. Câu ấy đại ý như sau: “Đừng than phiền những giấc mộng đã không còn. Hãy cứu vớt niềm tin, những giấc mộng tự nó sẽ hồi sinh.”

“Cứu vớt niềm tin”. Ngẫm nghĩ lại, phải chăng chị Dã Thảo của tôi cũng từng một thời làm công việc đó cho chúng tôi, cho những đồng bào thân thương của chị, với tất cả tấm lòng mà hôm nay HV tôi bỗng cao hứng muốn ví von đó là “Tấm Lòng Của Cỏ”.

Westminster, ngày 21-11-2013

Hạnh Viên (Nguyễn Thị Minh Thủy)

 

 

21 Tháng Hai 2013(Xem: 66994)
Pleiku đêm lạnh trở lại đêm Đêm nghe tiếng nấc dội về tim Thăm lại phố xưa trong giấc mộng Phố còn in đậm dấu chân quen!
21 Tháng Hai 2013(Xem: 102835)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 88938)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
19 Tháng Hai 2013(Xem: 59031)
Ngô Quyền tuy vẫn là tên Nhưng trên thực tế đã quên mất rồi Đừng tìm trường cũ nữa thôi Ngô Quyền dot org (*) đền bồi trường xưa
16 Tháng Hai 2013(Xem: 100338)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 81794)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 61692)
Trường yêu một thủa biết tìm đâu? Trăm nhớ ngàn thương bạc mại đầu Gọi dấu yêu xưa năm tháng cũ Dưng dưng phượng đỏ dục lòng đau!
14 Tháng Hai 2013(Xem: 60004)
người có về trên cỏ tháng hai? hương xuân còn thoảng gió đâu đây đất trời ngây ngất mùa tăng trưởng mai đào ưng ửng nắng hây hây
13 Tháng Hai 2013(Xem: 62580)
tôi như bụi cát hồng trần mai về cát bụi chẳng cần có tên tôi như một giấc ngủ quên bừng con mắt dậy, chợt thênh thang buồn
09 Tháng Hai 2013(Xem: 60817)
Ngày đầu một năm xin qua thật chậm như khi anh nắm tay em vào Xuân!
08 Tháng Hai 2013(Xem: 92618)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 61171)
Con bên nầy nhớ Mẹ bên kia Như xa lộ thẳng đường không sao khác Chiều nay nhớ nhà xe chở đầy hương Tết Con chở theo mình mùi Mẹ đầu năm!
05 Tháng Hai 2013(Xem: 61213)
sớm mai thức giấc một mình chợt nghe trời đất tự tình thiết tha. vườn xuân nắng ấm chan hòa tiếng chim ríu rít khúc ca vào mùa
04 Tháng Hai 2013(Xem: 103638)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 92730)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78140)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 65293)
Bên anh bây giờ đã vào Xuân Có giữ cho nhau giấc mộng lành? Có biết rằng em nơi gió tuyết VẪN NHỚ BIÊN HÒA ...VẪN NHỚ ANH...
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 53537)
Nhớ Tết quê nhà, nay viễn phương Nổi trôi vạn nẻo, nhớ quê hương Thương yêu thân tộc, buồn xa xứ! Kỷ niệm trong hồn, mãi nhớ luôn.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 54843)
Cành đào đã chớm nụ lộc non Cô em gái nhỏ dạ sắt son Mai cúc nở vàng như chào đón Tình Xuân chung thủy mãi không mòn
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 61824)
Mùa xuân trôi trên sông Theo lục bình hoa tím Mẹ chèo con thuyền nhỏ Chở hàng Tết xuôi dòng
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138864)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
26 Tháng Giêng 2013(Xem: 53253)
-Riêng tặng Hát Bình Phương, để trả lời một câu hỏi- Dẫu biết rằng Xuân đâu bất tận. Đón Xuân buồn khi nắng chiều thưa. Thắp nén hương thầm câu nguyện khấn. Cho con tìm Tết của ngày xưa.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153540)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96198)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65290)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 95443)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 58659)
Đêm trừ tịch trời tối đen thinh lặng Hoán đổi đông-xuân gió hát rì rào Lộng lẫy vàng giữa tinh khôi nguyên đán Đón xuân về cây lá vẫy lao xao.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 65201)
Em sẽ mời anh chút ngậm ngùi, Cho anh nếm vị đắng đầu môi. Đi trên những bước chân hụt hẩng. Biết đau khi đã mất em rồi.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 61864)
bản nhạc tình năm cũ vừa gần, vừa xa xôi tách cà phê nhỏ giọt giọt sầu nào cho tôi?
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91166)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 74517)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 83439)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 82399)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 71213)
Các bạn ơi!... có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen.
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 87734)
Em về để gió hôn mây Để anh ôm mộng, men say cuộc tình Em về kể chuyện chúng mình Ngày còn đi học, em xinh xinh nhiều
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 87578)
Nhưng tôi vẫn cố viết mấy giòng này, goị là kỷ niệm một chuyến đi, đi thăm thân hữu đồng môn Gặp mấy học trò cũ, cũng như cho biết cảnh trời Tây:
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 59520)
Áo ấm Mẹ đan cũng chẳng còn Đông về xứ lạ xót lòng con Mang tình viễn xứ buồn cô quạnh Nhớ mẹ hiền yêu, nhớ nước non…
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 75866)
Rất mong qua những hình ảnh xưa đính kèm, anh chị em nào tự nhận ra chân dung chính mình … mấy mươi năm trước, hoặc chân dung anh chị em từng sinh hoạt cùng thời với mình,
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 86667)
Em ơi, hạt sương long lanh anh nâng niu trong ngăn tim anh nóng cháy đậm đà, ngày mai còn đó, tình ta còn đó, còn mãi trong ta mối tình đầu ngây thơ của Ngô Quyền và em
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 63233)
Chiều nay về không chút mưa rơi Mà lạnh lắm lòng con nhớ Mẹ Đèn xanh không lên không ngại trễ Sợ chờ hoài không thấy Mẹ đâu!
01 Tháng Giêng 2013(Xem: 59482)
Gửi tặng em vần thơ kỷ niệm lúc bên đời bước xuống mùa Đông sớm mai mù sương phủ sông Đồng tìm đâu bóng người xưa áo trắng?
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120082)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 61761)
Mai vàng hé nhụy đón chào. Bướm Xuân lơi lã hương cau dạt dào. Nhắp môi, chút rượu hồng đào. Lỡ say, vẫn nhớ đường vào với Xuân.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 85100)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 66301)
Năm mười hai năm tràn đầy dấu ấn Bạn Ngô Quyền trường cũ của tôi đây Đột nhiên bao bạn hữu lại xum vầy Cả thầy cô bên này và bên ấy
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 109595)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 67336)
Cali mùa nầy trời còn lạnh đêm đêm, Phố vẫn xa, đêm đen còn đặc quánh Tâm hồn vắng hoe, mắt còn trông ngóng Một phía xa xôi, nơi có chút Sài Gòn!
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 123660)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127427)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127081)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 122204)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 84615)
Thôi thì cứ mặc mưa rơi Nhạt nhòa trên má, trên đôi môi hồng Có chút buồn, chút nhớ nhung Chút vương vấn nhẹ... như lòng em mơ
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 71504)
Sao em không về đây em ơi Chờ đã trăm năm, đợi hết đời Có lẽ từ đây rồi mãi mãi Chẳng còn có dịp gặp nhau thôi.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 116658)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 73894)
Bao năm biền biệt phương xa, Người đây kẻ đấy mưa sa nát lòng. Mơ ngày lễ lớn Mùa Đông Quỳ xin với Chúa: tơ chùng lại căng.
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 88245)
(Chia sẻ nỗi buồn mất Mẹ của Thy Lệ Trang) Người đã ra đi một ngày buồn Thương nhớ Mẹ hiền giọt lệ tuôn. Từ đây đôi ngã chia cách biệt Nỗi nhớ niềm thương cả tâm hồn.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 80925)
Bây giờ nhìn lại dấu sắc không Bước nhanh bước vội cũng thong dong Biết đâu mai mốt không còn bước Nhìn dấu chân xưa cũng lạnh lòng.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 78382)
Xót xa, tiếc nuối vô vàn... Nửa đêm thức giấc... ngỡ ngàng... mẹ đâu? Tiếng chân ai bước lên lầu Phải chăng một thoáng xôn xao mẹ về ...?
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 76490)
Mẹ tôi đó áo quần trăm miếng vá, Ôm trái tim cao cả “Mẹ Viêt Nam” Dẫu hàn vi cơ cực chẳng than van Mẹ tằn tiện từng đồng cho kẻ khó.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 130462)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 96921)
(Bài này tặng tất cả những học trò có cùng... hoàn cảnh, và riêng tặng một người Thầy mà đọc rồi mới hiểu- Nhờ Hoàng Mai chuyển dùm đến Thầy)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 100071)
Ai sẽ nâng niu cánh hoa tàn Ai sẽ vuốt ve cành hoa rũ Ai ru hoa ngủ lúc về đêm Ai nhặt xác hoa rụng bên thềm
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 143417)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152555)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 126577)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 98610)
Một ngày mới, thêm niềm tin yêu mới. Cảm ơn đời, cho tôi trọn niềm vui. Cảm ơn người, bè bạn của tôi ơi! Hãy xiết chặt vòng tay thân ái.
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 151582)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 106294)
dẫu cánh chim trời chưa biết mỏi người đi cũng sẽ trở về tìm giữa phố Sài Gòn, đêm hội ngộ mai tôi về, mai về! MAI, nhé em?!
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 116605)
Từng ấy thứ xếp đầy trong ký ức Bao nhiêu năm vẫn như thế êm đềm Ơn cô thầy muôn đời luôn ghi nhớ Nghĩa thầy trò ấm áp mãi trong tim.
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 117193)
Ở bên kia cầu vồng có lẽ, Quá khứ không còn là những niềm nuối tiếc Tương lai chẳng còn là những nỗi lo âu
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152719)
Với chủ đề “Trường Xưa, Thầy Xưa” nhóm CHS.NQBH ở Sài Gòn sẽ tổ chức “Đêm tri ân” thầy cô giáo cũ, cũng là buổi tri ngộ của những “cụ” học sinh thiệt lâu năm của trường Ngô Quyền.
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 131119)
Cảm ơn trang web Ngô Quyền bốn phương tám hướng se duyên trùng phùng từ trong ký ức mịt mùng Thầy xưa, bạn cũ bỗng dưng trở về
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 118589)
Hôm nay ngày giỗ Mẹ Chúng con đốt trầm hương Kính dâng về Từ Mẫu Với trăm vạn niềm thương
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 145646)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133070)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 154297)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 134865)
Thơ Kiều Oanh Trịnh - phổ nhạc LMST – Hòa âm Cao Ngọc Dũng - Ca sĩ Tâm Thư trình bày
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 108030)
Tạm biệt ông ơi. Đi ngủ đi, Cháu về bài vở ngập mùa thi, Ngày mai ông tới cháu đi học, Rạng rỡ bình minh soi bước đi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 108025)
Dòng đời sông nước vẫn trôi Vẫn ra biển cả, vẫn xuôi về nguồn Vẫn mang dòng nước mưa tuôn Vẫn ngâm những khúc tình buồn vương tơ
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148337)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
28 Tháng Mười 2012(Xem: 119905)
thu tình ta, nay chắc úa màu (chẳng câu dâu bể, cũng phù du) đêm nay gió lộng, mùa quay gót người về-mai, mốt-có thương thu?
26 Tháng Mười 2012(Xem: 111501)
(Tặng Hoàng Mai Đạt, Anh Hạnh, Hòa, Phước) Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 116529)
Thu xưa anh hát ru em Bài ca dao cũ, êm đềm ngủ say Ru em giấc ngủ ban ngày Lá rơi xào xạc, chân nai bước về
26 Tháng Mười 2012(Xem: 159886)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
16 Tháng Mười 2012(Xem: 118297)
Cung đàn như đứt sợi dây tơ, Chẳng phải vì em muốn hững hờ, Chỉ muốn cho tôi đừng thương nhớ, Chẳng muốn suốt đời tôi mộng mơ.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 118655)
Rằng thương cá bóng kho tiêu. Canh rau ngót nấu tép riu thơm bùi. Rằng yêu thương mãi một đời. Đất quê hương gửi lời mời đón đưa.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 145637)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 119833)
Mùa Thu hoa cúc nở Bên này trời mù sương Khói lam mờ bếp ấm Nhớ về Thu quê hương…
12 Tháng Mười 2012(Xem: 165798)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 126478)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 128073)
Cuộc tình không bày tỏ Sẽ có mãi trong tôi Sẽ đẹp suốt cuộc đời Và cho tôi mãi mãi Yêu nàng như chưa yêu
10 Tháng Mười 2012(Xem: 114047)
Thu đến HỒN chìm trong vạn lá Đông về HỒN đọng giữa ngàn sương Mộng mơ HỒN đến miền xa lạ Bàng bạc HỒN trăng khắp nẻo đường
08 Tháng Mười 2012(Xem: 163485)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 151217)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.
05 Tháng Mười 2012(Xem: 125127)
Mời em một chuyến rong chơi Thăm miền biển vắng thăm người cô đơn Quạnh hiu những lá hoa cồn Bình minh sương phủ, hoàng hôn sóng gào
05 Tháng Mười 2012(Xem: 166596)
Ước chi Thu đừng đi qua, Thu ở lại dài lâu trong đời sống để mỗi người trong chúng ta quên đi những bộn bề phức tạp mà đắm mình trong sắc Thu muôn đời...
05 Tháng Mười 2012(Xem: 116850)
Thu gợi bao hoài niệm Của yêu dấu một thời Giữ đầy bốn ngăn tim Dù thời gian vời vợi.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 160825)
Giờ này anh đang làm gì bên kia nhỉ? có nhắm mắt thấy những giấc mơ của tụi mình không? Sao cả hai nơi cách nhau nửa vòng trái đất đều mưa như thế?
29 Tháng Chín 2012(Xem: 167857)
... có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!
29 Tháng Chín 2012(Xem: 115435)
Bao nhiêu năm sống cuộc đời viễn xứ Quên nhiều điều nhưng vẫn nhớ dòng sông