Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Việt Nguyên - ĐỌC: ''Ngôi Nhà Ngói Đỏ'' NGUYỄN XUÂN HOÀNG VÀ TÔI

13 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 52742)
Việt Nguyên - ĐỌC: ''Ngôi Nhà Ngói Đỏ'' NGUYỄN XUÂN HOÀNG VÀ TÔI


TÙY BÚT

 

Đọc: “Ngôi nhà ngói đỏ”

 

Nguyễn-Xuân Hoàng và tôi

 

nxh_-_vn_ban_be-large

Lá thư của Phan Huy Đạt đến với tôi đêm Houston vào thu trời trở lạnh, đêm tôi sửa soạn qua vùng vịnh San Francisco thăm bạn bè và nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng. Lá thư đến vào thu như lá thư của Đoàn Chuẩn, Từ Linh “nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương”….không phải lá thư tình nhưng là lá thư đầy tình bạn của 35 năm báo Người Việt. Đọc tờ thư, mặc dù là thư đánh máy, nhưng lá thư cầm đọc vẫn cảm thấy gần gũi hơn là đọc lá thư điện tử trên máy điện toán lạnh lẽo. Lá thư đã nhắc tôi về những ngày làm báo, với tờ Văn Nghệ và Ngày Nay ở Houston, nhớ đến những người bạn đã qua đời như Trọng Kim và những người bạn đã đến Houston, một Houston trong bài tùy bút tôi viết ngày nào khi Nguyễn-Xuân Hoàng, Du Tử Lê đến rồi đi, ngồi lại với Trọng Kim trong một “Houston rộng, Houston không đẹp, Houston trải dài nên người Houston hiếu khách, khách đi rồi khách đến và lòng người thì để lại.”

Một ngày ở Houston, tôi ngồi với Nguyễn-Xuân Hoàng tại quán café Salento, nơi chúng tôi bốn người Trọng Kim, Nguyễn-Xuân Hoàng, Du Tử Lê và Việt Nguyên thường ngồi bên ly café, nhìn cuộc đời đi qua và nói nhiều chuyện về cuộc đời. Trong bốn người chỉ có Nguyễn-Xuân Hoàng là dân Pétrus Ký gốc Nam, còn lại ba chúng tôi là dân Chu Văn An gốc Bắc. Bốn người bốn vẻ, Trọng Kim làm báo, Nguyễn-Xuân Hoàng viết văn, Du Tử Lê làm thơ, Việt Nguyên viết thời sự, viết tùy bút. Tôi hợp với Trọng Kim về mục báo chí, cùng làm tờ Văn Nghệ với Du Tử Lê, mê triết như nhà giáo triết Pétrus Ký Nguyễn-Xuân Hoàng. Anh Nguyễn-Xuân Hoàng đã đồng ý với tôi, tác phẩm ưng ý nhất của anh là tập “Ngôi nhà ngói đỏ”. Và vào những ngày giữa tháng 11 tôi qua San José, tập “Ngôi nhà ngói đỏ” đã theo tôi.

Houston, 30 năm ở trong cùng một căn nhà không đổi cho tôi cảm tưởng thời gian dường như dừng lại, với những kỷ niệm đến như ngày hôm qua. Phòng khách với những tiếng cười nói ồn ào của những người bạn từ xa đến qua đêm. Phòng sinh hoạt trên lầu rộn ràng tiếng trẻ vào những ngày lễ. Buổi sáng với mùi café đánh thức, với ống pipe trên môi, mùi thuốc thơm và cảm giác ấm áp của cối thuốc với tờ báo trong tay bắt đầu một ngày, điểm qua tin tức, đọc hết tờ Ngày Nay mỗi hai tuần từ tay Trọng Kim đến tập Văn gửi qua bưu điện chính từ tay Mai Thảo, một Mai Thảo “Để tưởng nhớ mùi hương” cao ngạo đi đứng lừng lững cô đơn trong đám đông, một tờ Văn Nghệ hàng tháng với Du Tử Lê. Với tôi, những kỷ niệm thời làm báo là những ngày đến đường Bell, nhà in Thế Giới trụ sở báo Văn Nghệ với nhà thơ Du Tử Lê ngồi cặm cụi đánh máy, là những ngày ghé đến toà soạn Ngày Nay đường Montrose, mỗi hai tuần tờ báo ra đều đặn không trễ nải, anh em giữ một trò chơi có kỷ luật như thuở đi hướng đạo với nhau vào những ngày ở Sàigòn bao năm cũ. Và ở đó, trên tờ Văn và Ngày Nay, tôi quen Nguyễn-Xuân Hoàng, như một người bạn và là một người anh, một người anh trên tuổi đời và một người anh trong giới văn nghệ. Chúng tôi cách nhau hai thế hệ nhưng có cùng những sở thích và cùng những kỷ niệm của một Sàigòn xưa và của một Việt Nam trong tâm cảm. Tòa soạn trong tâm tưởng của Nguyễn-Xuân Hoàng là tòa soạn Văn 38 đường Phạm Ngũ Lão. Qua đến Mỹ, làm việc ở tòa soạn báo Người Việt trên đường Moran, Sàigòn nhỏ, quận Cam, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn mang theo “tòa soạn Văn 38 Phạm Ngũ Lão, Mai Thảo lừng lững đi ra đi vào tòa soạn, dáng cao ngạo cô đơn và vẻ lạnh lùng cố hữu với những người bạn Nguyễn Đình Vượng, Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh… gặp nhau ở café Quán Chùa”.

Houston trong 30 năm của tôi là một Houston với những trận mưa đến rồi đi, những trận mưa trút nước, sấm chớp như chẻ đôi trời đất, những trận mưa đã làm mất đi cái vẻ nắng Sàigòn “trời chợt mưa chợt nắng” của Nguyên Sa chúng tôi. Một Houston với những cơn mưa lớn làm tôi nhớ đến Sàigòn những năm đầu về Houston, bỏ làm việc trong bệnh viện để ra ngồi dưới hiên ngắm mưa với ly café trong tay. Những cơn mưa Sàigòn, tôi tìm lại được trong những giòng, những chữ của tập “Ngôi nhà ngói đỏ” và tâm tưởng của hai anh em về những cơn mưa, cái nắng Sàigòn là những chia xẻ của hai anh em một chiều ngồi ở quán café Salento khu West University khi Nguyễn-Xuân Hoàng đến chia tay Trọng Kim lần cuối cùng “Nắng Cali cũng là cái nắng Sàigòn cháy da cháy thịt. Nắng tan hoang trong tiềm thức tôi”. “Cali một chút mưa cũng mưa Phạm Ngũ Lão, một chút nắng cũng nắng Hai Bà Trưng, có gì đâu cũng chỉ là kỷ niệm Sàigòn của ta bên kia bờ đại dương ngàn dặm”.

Khác với Mai Thảo, Nguyễn-Xuân Hoàng không uống rượu. Con người giữ đốm lửa Văn sau khi Mai Thảo (như một ông anh lớn khó tính được nuông chiều của anh em chúng tôi) qua đời, đã khác một Mai Thảo ngất ngưởng tìm người đối ẩm. Nguyễn-Xuân Hoàng chia với tôi cái thú ngồi quán café và cùng yêu thơ Jacques Prévert. Nguyễn-Xuân Hoàng làm thơ về những ngày thơ ấu ở Nha Trang với “Ngôi nhà ngói đỏ hình dấu mũ”. Tôi làm những bài thơ rồi dấu kín đi, thơ không đưa ra cho mọi người thưởng thức vì tôi làm thơ dở và cũng hơi giống nhà báo John Steinbeck làm thơ xong cất đi hoặc đốt đi vì thơ là niềm riêng tư. Nhưng nhìn trời mưa ở Houston vào những ngày lạnh thu đến, tôi ngắm mưa rơi và muốn đút tay trong túi quần đi giữa trời mưa như anh chàng Gil trong phim “Midnight in Paris” của Woody Allen. Hình ảnh ấy tôi tìm thấy trong Barbara của tập “Ngôi nhà ngói đỏ” với bốn câu thơ của Jacques Prévert khi trời mưa không ngừng ở vùng Brest mãi bên kia trời tây với nàng Barbara cười đi dưới cơn mưa:

Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour – là

Et tu marchais souriante

Epanouie ravie ruisselante

Sous la pluie…

(Jacques Prévert)

Và những giòng của bạn tôi:

“Khi chiếc xe màu xanh vừa phóng qua mặt đường làm bắn tung nước lên áo anh cùng với tiếng cười nhọn và khô, anh chợt có cảm tưởng hạnh phúc của chính mình cũng bị ướt ngoi như một người đi dưới cơn mưa tầm tã”, và “khi chiếc xe màu xanh đi ngang qua vũng nước, bắn ướt áo anh, cả mặt mũi anh, anh chợt hiểu rằng tình yêu chúng ta chẳng qua cũng chỉ là một sự tình cờ”.

San José, những ngày tôi đến, trời trở lạnh với những cơn mưa nhỏ, những giọt mưa thấm da vừa đủ lạnh không như những giọt mưa và vũng nước bắn ướt cả người và ướt thấm vào lòng con người Nguyễn-Xuân Hoàng, một người cả đời sống với cục phấn trắng trong lớp học dạy triết đệ nhất Pétrus Ký, một người sống cả đời bằng ngòi bút, viết những câu văn để nói lên nỗi lòng của mình và của người. Nhà văn với tấm lòng để lại quê nhà với những lá thơ viết cho nàng Barbara từ năm 1973 đến năm 1986, những bức thư tình đẫm lệ, ướt át hơn những lá thư cho Phượng của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh trong “Đời Phi Công”. Những bức thư của Barbara là những tâm tình của Nguyễn-Xuân Hoàng, của những chàng trai Việt trong thời chiến tranh, trong những ngày chiến tranh sắp tàn, những ngày mất nước và những ngày sau 1975, người ra đi và trái tim vẫn để lại ở Việt Nam, ở quê nhà, những mối tình dang dở, những gia đình tan nát và quê hương rách nát. Barbara vừa là mối tình, người yêu của nhà văn vừa là quê hương và những nỗi ngậm ngùi khi Nguyễn-Xuân Hoàng còn rất trẻ ở lứa tuổi 30, lứa tuổi của tình yêu và chiến tranh, tiền bạc và danh vọng không làm thay đổi lý tưởng, lứa tuổi của những người ra đi ở trên quê người vật chất đầy đủ mà lúc nào cũng có cảm tưởng lưu vong như “một Boris Pastenak với Zhivago và Lara trong ngôi nhà vắng vẻ giữa đồng không mông quạnh vùng Varykino nào đó trên đất Nga”. (Zhivago trong tập “Ngôi nhà ngói đỏ”).

Tôi đến San José, ở nhà anh chị Đôn, căn nhà nằm trên con dốc, đằng sau là cánh rừng, bên nhà là một hồ nước cạn. Trời mùa thu cây đổi màu, những cây phong lá đỏ với những tiếng lá vàng rơi trên những tấm thảm cỏ bắt đầu úa vàng và những con sóc nhảy trên cây. Tôi đi trong khu rừng thiếu những con nai vàng đạp trên lá chỉ nghe những bước chân của chính mình xào xạc. Tôi nhìn xuống chân ngọn đồi và hồ nước cạn để nhớ đến một Mai Thảo với “Đêm giã từ Hà Nội”, một Hà Nội trước khi Mai Thảo vào Nam. Năm 1954, một Hà Nội chia ly 21 năm trước ngày Sàigòn Vĩnh Biệt. Bài viết của Mai Thảo được Trọng Kim cho đăng lại trên Ngày Nay để tưởng niệm 10 năm Mai Thảo từ giã bạn bè. Bài viết đăng lại sau hơn 50 năm vẫn thấy thấm thía. Một Mai Thảo có cái nhìn xa không phải một Mai Thảo đồi trụy như chế độ thường tuyên truyền. Hà Nội của Mai Thảo giống như vực thẳm với cánh rừng và hồ nước cạn của ngôi nhà tôi đang nhìn từ phòng khách. Nhân vật chính có tên Phượng, nhưng Phượng của Mai Thảo là tên một chàng trai, không phải là Phượng trong truyện “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene hay Phượng trong “Đời phi công” của Toàn Phong. Tôi không hiểu tại sao Mai Thảo lại chọn Phượng, một cái tên màu phượng đỏ đẹp thắm của mùa hè, để đặt vào truyện ngắn của ông trong một ngày Hà Nội sắp chia tay với những niềm đau ngậm ngùi: “Phượng nhìn xuống vực thẳm, Hà Nội ở dưới ấy. Hà Nội của 1954. Hà Nội đang đổi màu. Đứng bên này lề đường Phượng đã cảm thấy đứng bên bờ vĩ tuyến nhìn về vĩ tuyến bên kia. Niềm đau Hà Nội, nhịp thở Hà Nội. Cửa ô Yên Phụ, Kim Liên. Ngọn sóng của dòng sông cũ nổi dậy… Hà Nội của Phượng đã hết nắng. Hà Nội đã thiếu không khí, thiếu hơi thở…

Năm cửa ô xưa, ba mươi sáu phố phường đi vào những tầng lớp của ký ức Mai Thảo. Một Mai Thảo ở Cali hay một Mai Thảo đến Houston thì cái nét Hà Nội, cái không khí Hà Nội, cái hơi thở Hà Nội vẫn theo ông khác hẳn tôi đi đâu cũng nhớ về Sàigòn nơi đó có ngôi nhà cũ trong xóm, có gia đình, có anh em, có mẹ già chờ trước cửa, có một người cha nghiêm khắc, có một tuổi thơ nghịch ngợm, có những ngôi trường và những con đường để nhớ.

Nguyễn-Xuân Hoàng hơn chúng tôi, ký ức của Nguyễn-Xuân Hoàng đi theo Nguyễn-Xuân Hoàng “đi trên đường đời, đôi khi nhặt được những chiếc lá vàng kỷ niệm” những chiếc lá vàng ấy ở cùng khắp trong “một mùa xuân đã qua từ lâu, mùa hè mùa thu cũng đang nói lời từ biệt”.

Kỷ niệm ở Nha Trang nơi sinh ra, nơi hang động của tuổi thơ. Nha Trang hang động tuổi thơ của Nguyễn-Xuân Hoàng “nơi có ngôi nhà ngói đỏ, có những giọt nước mắt lặng lẽ của mẹ tôi. Có cha già với cặp mắt nghiêm khắc hay uống rượu”. Nha Trang hang động quê hương của biển, cát và gió, thành phố của những mối tình mùa hè”. Thành phố với những mối tình ấy đã che đi “những giọt nước mắt của đời nghèo khó” của tuổi thơ Nguyễn-Xuân Hoàng. Những ngày tôi đến San José, thành phố có những con dốc với trời lạnh buốt, đi trên những con dốc nhìn về phía những con đồi bên kia khiến tôi nhớ về Đà Lạt, một thành phố với những con đồi, với dãy núi ở xa và những con đường dốc. Ký ức về Đà Lạt thời trẻ của tôi không giàu có nhiều như ký ức của Nguyễn-Xuân Hoàng. Nếu Nha Trang là hang động của tuổi thơ, nếu Huế là thành phố của tuổi 16 gắn chặt vào Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử thì Đà Lạt với chiếc blouson noir, tay thọc trong túi áo, là Đà Lạt không phải chỉ của Nguyễn-Xuân Hoàng mà là Đà Lạt của bao thế hệ. Đà Lạt trong những lá thư tình đẫm nước mắt của một Barbara ngày nàng bỏ ra đi: “Đà Lạt với quán nước Hoàng Gia trên đường Tự Do. Đà Lạt với con đường Hoa Hồng, con dốc lên nhà bưu điện, con suối cạn chạy dưới chân cầu đưa ta trở lại Hoà Bình, con đường đất dẫn ta quanh hồ Xuân Hương và cái quán nước quen thuộc nhô ra mặt hồ đến ngồi uống café nhìn ra những đèn vàng”. Ở đó, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn mơ “ngôi nhà ngói đỏ hình dấu mũ, ngôi nhà của cha anh ở Nha Trang” nhưng “sẽ xếp lại vĩnh viễn ngôi nhà ngói đỏ hình dấu mũ xây trên một ngọn đồi mượt cỏ” ở Đà Lạt.

Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng. Con người văn chương ấy át hẳn con người khô khan triết học của ông thầy giáo triết Nguyễn-Xuân Hoàng. Cách đây bốn năm, ở quán café Starbucks ở San José, gần tòa soạn San José Mercury nơi anh phụ trách tờ Việt Mercury, anh và tôi ngồi nói chuyện đời. Hai anh em có nhiều chuyện để nói sau khi một người bạn thân, anh Trọng Kim Trương Trọng Trác mất đầu năm 2009. Chúng tôi đã nói như những người bạn thân như trong lá thư email của anh gửi cho tôi sau khi từ nhà tôi về và sau bài tùy bút “Tản mạn đầu năm về cuộc đời” trong đó tôi có nhắc đến nhiều người bạn già, những người bạn ấy già hơn là khoảng cách tuổi tác giữa anh và tôi, nhưng vì cái duyên trở thành những người bạn: “Từ nay anh xin được thay anh Trác làm người anh và được em xem anh như một người bạn già”. Chúng tôi đã tán gẫu về cuộc đời, về những triết Tây xưa và nay. Tôi thích Bertrand Russell và Albert Camus, tôi ghét những bài luận lý, đạo đức của lớp đệ nhất trong trường những năm ngồi mài đũng quần và tôi đã bắt gặp một Nguyễn-Xuân Hoàng chia xẻ với tôi với những giòng trong tập “Ngôi nhà ngói đỏ”. Anh không thích triết của Platon, của Aristotle, của Descartes, Kent, Hegel, Heidegger, và ngay cả đến Nietzche. Những bài học khô khan, những bài giảng trong lớp với cục phấn trắng trên tấm bảng đen của nhà giáo Nguyễn-Xuân Hoàng năm này qua năm khác với “Je pense donc je suis” / “Tôi suy nghĩ nghĩa là tôi hiện hữu” khô khan của Descartes không thể so sánh với những lời văn mượt mà đầy tính triết học của André Gide trong “Khúc nhạc đồng quê” hay những giòng văn của Albert Camus từ “Kẻ xa lạ” cho đến “Buồn nôn của Jean-Paul Sartre” và những tác phẩm đồ sộ của Fyodor Dostoevsky như “Anh em nhà Karamazov” dưới hình thức truyện dài hơn hẳn những cuốn sách triết dày cộm trong chương trình sách giáo khoa.

Mỗi đầu năm tôi có thói quen đọc sách, thói quen của những cụ đồ, như cụ đồ Nhật Yoshida Kenko thế kỷ thứ 14: “Đọc sách dưới ánh đèn, những trang sách trải dài trước mắt lý thú như ta đang được đàm đạo với người xưa”. Những năm xưa dưới đèn có những cuốn sách của Nguyễn-Xuân Hoàng nhưng những năm sau này những cuốn sách ấy vắng dần, sau Người Việt đến Việt Mercury rồi đến Việt Tribune, nợ cơm áo lấn dần nghệ thuật viết văn, người làm báo vẫn thích hợp với bạn tôi, Nguyễn-Xuân Hoàng với “Việt Nam vẫn trong tâm tưởng tôi. Mọi biến chuyển nhỏ cũng đập vào trái tim tôi” theo nghiệp báo chí đã lấn đi một Nguyễn-Xuân Hoàng viết văn như Mai Thảo với giọng văn miền Nam.

Giữa tháng 11, tôi đến thăm anh tôi ở căn nhà đường Edsel thị trấn Milpitas, căn nhà nhỏ “thiếu ngói đỏ”. Anh mang bệnh nặng. Triết gia chấp nhận định mệnh chờ đợi không che dấu, bạn bè rủ nhau đến thăm và triết gia bình thản như những giòng chữ trong “Ngôi nhà ngói đỏ”:

Còn anh, cái chết đang được nhìn thấy như một tia chớp trước khi cả bầu trời tối sầm lại. Anh chờ đợi thần chết và chờ đợi lưỡi hái của nó. Ôi ghê gớm biết là chừng nào giữa cái sống và cái chết, giữa cái ánh sáng mong manh sắp tắt và cái bóng tối rộng lớn như thiên la địa võng chụp phủ xuống anh trong giây phút định mệnh kia”.

Tôi nhìn anh, tóc đã bạc phơ, những sợi tóc bạc trắng “cứ mỗi ngày thời gian gắn lên đầu những sợi trắng và nhổ khỏi ký ức của những tế bào của chất keo hiện tại”. Anh chống gậy, người yếu bắt đầu hằn xuống với gánh nặng của ký ức và của bệnh. Anh cúi xuống lấy cho tôi tờ báo Việt Tribune có bài viết của Việt Nguyên, quên cây gậy và quên cả đau lưng. Tờ báo là một gánh nặng chữ nghĩa nhưng Việt Tribune không nặng bằng tờ Văn, di sản của Mai Thảo để lại. Một tờ Văn đã là sân chơi cho nhiều nhà văn, thân hữu, những cây viết thế hệ của anh mà mỗi lần cầm trên tay tờ báo được gởi đến tôi thấy cả những tình bạn của Nguyễn Tường Thiết, Võ Phiến, Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Qúy Toàn, Đinh Cường.v.v…

Tôi chỉ có ít thì giờ thăm anh, anh cần nằm nghỉ, những điều gì muốn nói chúng tôi đã nói trong nhiều năm, qua điện thoại, qua điện thư, qua bài viết. Cái thân thể của anh, thân thể ốm yếu còn chở một linh hồn trước khi linh hồn đi về một hành trình vô định để lại một cơ thể trống rỗng, là bóng dáng thân thuộc đi theo tôi về Houston của những ngày tháng cũ.

Năm 2008, tháng Bảy, ngày ra mắt sách của tôi ở Houston, trong bốn ngòi viết đề tựa cho “Từ Bàn Viết Houston”, Trọng Kim, Du Tử Lê, Nguyễn-Xuân Hoàng và Ngô Nhân Dụng, chỉ có ông Ngô Nhân Dụng vắng mặt, nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng đã nói “làm nhà văn thì phải viết truyện ngắn, hy vọng rằng trong một ngày rất gần sẽ có truyện ngắn của Việt Nguyên”. Tôi đâu muốn được gọi là nhà văn, hai chữ nhà văn do Du Tử Lê đặt cho tôi. Nhà văn phải viết những truyện tưởng tượng, những câu truyện tình éo le, day dứt, dang dở, mà tôi thì thấy bên trong cuộc đời thật trước mặt đầy là những truyện dài và truyện ngắn đầy nước mắt không cần phải tưởng tượng vẩn vơ.

Như vậy thì cái nợ của tôi đối với nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng, một người anh và một người bạn vong niên, chắc là không trả được. Mà anh Hoàng ơi, trong đời này chúng ta có rất nhiều món nợ không thể trả, phải không anh?

Việt Nguyên

23/11/13

11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 29033)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Ca sĩ Xuân Sơn - NHÀY VUI MÙA ĐÔNG - Ca sĩ Kim Anh Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube - Sầu viễn xứ, ngày mùa Đông lạnh tới San sẻ nhau những cay đắng ngọt bùi
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38604)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 44386)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHỚ VẦNG TRĂNG KHUYA - Thơ HOÀNG ÁNH NGUYỆT -Nhạc BẰNG GIANG - Tiếng hát THÙY AN - Đỗ Trần thực hiện Youtube
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 30179)
Còn thương con dốc Ngô Quyền. Ngồi nghe kỷ niệm qua miền tuổi thơ. Dốc xưa ai đứng đợi chờ. Thời gian sao cứ hửng hờ bước qua. Bây giờ, em của người ta...
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 49025)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43408)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48768)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 33835)
Chút lòng gửi tới bạn bè Mọi người vui lắm được nghe tiếng Hoàng Ngạc nhiên khi thấy Bạn Vàng Từ xe bước xuống NGỠ NGÀNG khó tin
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 37791)
Người phải đâu là ngọn nến trời đêm? Sao ta mãi chờ hoài trong bóng tối. Người đã đến và chợt đi rất vội. Lời tạ tình sao không nói người ơi!
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53430)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46492)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38744)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39330)
Những bức thư chưa bao giờ gửi Vẫn còn nguyên mùi mực thơm hương dẫu ngày tháng mờ xa diu vợi gợi nhớ mùa trăng tuổi tròn thương
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39041)
Lá cứ rơi trên đường xưa đưa đón Cỏ âm thầm hát khúc hẹn hò nhau Thương nắng chiều đổ nghiêng nghiêng vành nón Hoàng hôn rơi lãng đãng vẫy tay chào .
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50654)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
20 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38006)
Khi nghe nói con đang trên đường đến Bà mĩm cười lau nước mắt rưng rưng. Giọt lệ vui vì bà đã biết rằng Tim bà đã... thuộc về con đấy nhé.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 45225)
(Khoảnh khắc nghĩ về Nhà văn NXH). Có phải Người Đi Trên Mây ? Nghe không gió hỏi mộng trầy bởi sao ! Thưa rằng mộng vốn chiêm bao Theo hư vô nhặt trái sầu rất xanh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41507)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIẤC MƠ TÌNH- Thơ HOÀNG ÁNH NGUYỆT -Nhạc BẰNG GIANG - Tiếng hát THÙY TRANG Đỗ Trần thực hiện Youtube
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41406)
Bên tôi bây giờ mới là khuya thứ sáu Thứ bảy…tôi còn cả ngày mai Em cứ yên tâm vui với buổi chiều Hôm nay có lỡ, mai vẫn còn thứ bảy…
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 44905)
Mù sương phố núi mù sương Nhịp buồn hút gió hồn nương núi rừng Chuyện linh hồn với bản thân Bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55673)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39735)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41825)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39070)
Không còn gì giữ lại, Ngoài khắc khoải đau thương. Giờ chia cách đôi đường làm sao biết bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43715)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53605)
Gửi em chút nắng mùa Đông. Sưởi cho ấm trái tim hồng ngủ quên. Bên anh mưa bão chưa yên. Bao giờ biển nối đất liền, hỡi em.!.!.!
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 37842)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ngàn Thu Áo Tim- nhạc Hoàng Trọng- lời Vĩnh Phúc- Thái Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
02 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40138)
Nếu như sông không có lục bình hoa tím Thì cô bé ngày xưa chẳng biết hẹn hò Viết những bài thơ giữ vô vàn kỷ niệm Về cầu Ghềnh, cù lao Phố nối bờ vui.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52425)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
31 Tháng Mười 2013(Xem: 31430)
Chợt buồn soi lại dòng tâm Trần gian, trong đục thăng trầm bể dâu Ngỡ ngàng mất nửa đời nhau Dìm thân trong giấc chiêm bao lạ thường
30 Tháng Mười 2013(Xem: 32986)
Đừng trách chi thu nỗi hận lòng! Vô tình thu chẳng biết người mong. Cảnh trần thay đổi luôn như thế! Xin chớ vương mang mãi ngóng trông.
25 Tháng Mười 2013(Xem: 17516)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ - Nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh - Ca sĩ Lan Ngọc Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
25 Tháng Mười 2013(Xem: 25860)
Vậy mà cũng chính là mày đã đôi lần băn khoăn về chuyện có khi cái bóng của Nguyễn-Xuân-Hoàng-ngoài-văn-chương đã phần nào làm khuất lấp cái văn-chương-Nguyễn-Xuân-Hoàng.
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66524)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
24 Tháng Mười 2013(Xem: 25551)
Em hát ca tôi gởi niềm rung động Chút tâm tư theo giọng hát mơ màng “Hương xưa” còn lan tỏa khắp không gian Bởi “Hoài cảm” vẫn chưa hồi kết thúc
23 Tháng Mười 2013(Xem: 18289)
Hôm qua thoáng đọc một bài thơ, Ai đó đã trách "Mảnh trăng hờ " Lại bảo rằng trăng không tha thiết, Chắc người chưa tỉnh hãy còn mơ,
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49168)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
16 Tháng Mười 2013(Xem: 39381)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ''KHÓC MẸ'' - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55244)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 35852)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Thuyền Trăng" Anh Bằng sáng tác; Mỹ Thể trinh bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Mười 2013(Xem: 27933)
Tôi sẽ thấy mùa thu tôi bỗng lạ. Nắng và mưa thành những điệp khúc vô chừng. Và tôi cũng thấy đất trời thênh thang từng giòng sông thu rất cũ. Lững lờ trôi đi, trôi đi mà sao vẫn quanh đây?
14 Tháng Mười 2013(Xem: 30174)
Tay ôm hoa mộng bao lần trần gian mấy nỗi xót thân phận người đừng hờ hững nữa Thu ơi Thu nay thương nhơ một trời Thu xưa
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43360)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 51975)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
05 Tháng Mười 2013(Xem: 34796)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TRÁI TIN MÙA THU - thơ Trần Kiêu Bạc - Hình ảnh Lê Nguyên - Ngọc Thiên Hoa phổ nhạc - Ca sĩ Tố Hà
04 Tháng Mười 2013(Xem: 36187)
Kiều Oanh cảm tác theo nhạc phẩm "Mùa Thu Ru Em'' của nhạc sĩ Đức Huy. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Ru em mùa Thu", sáng tác Đức Huy-Ngọc Lan & Ái Vân
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60139)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46100)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62499)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49621)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
27 Tháng Chín 2013(Xem: 38624)
Có phải trăng này trăng của ta Của mùa trăng cũ mới vừa qua Hay là cũng đã thành trăng mới? Hờ hững nhìn ta nét lạnh lùng
27 Tháng Chín 2013(Xem: 36530)
Nụ hôn tỏa ngát mùi trinh bạch Suối lệ nồng hương vị ngọt ngào Siết chặt vòng ôm hơn chút nữa Giật mình, sực tỉnh... giấc chiêm bao!
27 Tháng Chín 2013(Xem: 38905)
Đom đóm tặng lũy tre già xào xạc Cả trời sao lấp lánh ngọn hào quang Tre dang vòng tay đón ngàn đốm sáng Chào đêm thu lồng lộng ánh sao tan..
27 Tháng Chín 2013(Xem: 37857)
Đời trôi với những vần thơ Sông trôi hết những ngu ngơ cuộc đời Nếu còn sót lại một lời Xin cho tôi cám ơn trời vì em…
21 Tháng Chín 2013(Xem: 39985)
Bao giờ ta gặp nhau Kể chuyện tình mưa ngâu Tàn theo mùa Thu tím Tan rồi giấc mộng đầu Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Áo Tím Mùa Thu"- nhạc Nguyên Vũ - Thái Châu trình bày
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59428)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 38965)
thu bây giờ không là thu ngày trước Bởi mẹ già khô nước mắt từ lâu Cô gái nguyên trinh, trong trắng thuở nào Tim đã chết như mùa Thu đã chết
20 Tháng Chín 2013(Xem: 40918)
Tôi viết vần thơ lên áo em gió thu bay nhẹ áo em mềm để thơ quấn quýt theo tà áo và để lòng tôi thương nhớ thêm
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53621)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57451)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54834)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 40687)
Các Em vì "nghĩa" quên mình, Gian nan vất vả cho tình chúng ta. Các Em là những bó hoa, Là mùa "Xuân thắm" thiết tha mong chờ.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 46943)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
11 Tháng Chín 2013(Xem: 41962)
Thôi xin Bạn cho ta lòng trắc ẫn Xin cho ta bày tỏ chỉ một lần Và xin nhận nơi đây lời giao cảm Đa tạ người đã hiểu được lòng ta .
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78119)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 53756)
Ta cứ muôn đời làm tình nhân Dù cho xa cách nhưng thấy gần Tình ta xanh mướt không tàn úa Chồng vợ làm gì phải không anh?
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60200)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45039)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 33335)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Thu Nghiêng & Trái Tim Bên Trái Chờ Thu (Thơ Trần Kiêu Bạc) - Hồng Vân diễn ngâm.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 33997)
Tìm thấy được trên hoa râm tóc bạn Một vầng mây áo trắng tuổi học trò Những chiều xưa dốc Ngô Quyền lãng đãng ...
31 Tháng Tám 2013(Xem: 37382)
Tựa Đề : NHÁNH MÙA XUÂN TÔI Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Tuấn Ngọc Ca Sĩ : Hương Giang
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73363)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 39465)
Từ anh xa lánh cõi trần Vầng trăng viễn xứ lê thân dãi dầu Đời còn có nghĩa gì đâu Thu qua mấy độ vẫn nhầu nhớ thương
30 Tháng Tám 2013(Xem: 34073)
Mến tặng chị Quỳnh Hương Hoàng Ánh Nguyệt (San Jose) Nhân ngày giỗ anh Hoàng Ngọc Thái
23 Tháng Tám 2013(Xem: 41567)
Ca sĩ: Duy Linh - Nhạc & Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Mẹ đi đã biết bao năm Tìm bao đứa con xa xăm Tìm bao đứa con âm thầm Ra đi khắp chốn muôn phương
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77400)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
23 Tháng Tám 2013(Xem: 51960)
Bọn học trò chúng tôi thuở ấy ngưỡng mộ anh lắm. Anh có dáng dấp một trí thức… Tây. Anh đã là nhà văn nổi tiếng trong văn giới và quần chúng, lại là một giáo sư Triết,
21 Tháng Tám 2013(Xem: 35523)
Không phải là vĩnh biệt Không phải là chia xa Nhưng ghế ngồi vẫn trống Nhưng vẫn ta với ta
16 Tháng Tám 2013(Xem: 37691)
Hoa hồng trắng từ nay cài lên áo Biết khi nào mới cảm thấy quen đây? Hoa hồng đỏ xa rồi tầm tay với Hơn bao giờ, thèm gọi tiếng “Mẹ ơi! ”
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51550)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
13 Tháng Tám 2013(Xem: 60630)
Với những phương tiện tân tiến nhất của thế kỷ thứ 21, một người con như ông Scott đã nói lời từ biệt người mẹ trong những giây phút cuối cùng trước khi hơi thở của bà tắt hẳn
13 Tháng Tám 2013(Xem: 86538)
Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.
10 Tháng Tám 2013(Xem: 33747)
Dấu tình giờ đã đi xa Đời trôi mây gió cũng là đời trôi Giờ ai có nhớ đến tôi ? Mà sao tôi mãi không thôi nhớ người
09 Tháng Tám 2013(Xem: 55940)
Kể từ hôm ấy, hạnh phúc do sự lắng nghe đem lại, đối với tôi, đã là một kinh nghiệm có thật trong đời rồi đó bạn ơi.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 37401)
Những trang sầu hận của người Khiến cho…một kẻ bùi ngùi cảm thông Xin người thoải mái… phiêu bồng Cho thơ nhẹ cánh chín tầng trời cao…
09 Tháng Tám 2013(Xem: 34144)
Bán mảnh linh hồn cành liễu thắm Cho nguồn hạnh phúc suối đào tươi Trái tim nhỏ bé ta dành lại Tha thiết trao riêng chỉ một người
09 Tháng Tám 2013(Xem: 44417)
Và cứ thế, hàng năm rằm tháng bảy Me lo toan ngày ''Đại Lễ'' cúng dường Vu Lan về càng se sắt lòng con Mùa báo hiếu mà con không còn mẹ
03 Tháng Tám 2013(Xem: 67694)
Tựa Đề : HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải. Ca Sĩ: Duy Thiên
02 Tháng Tám 2013(Xem: 85413)
Từ tình cảm nầy tôi tự nguyện vững lòng tiến bước tiếp tục mang niềm vui cho mọi người suốt hơn 12 năm qua. Xin được cám ơn lòng bao dung tha thứ của Thầy Cô và đồng môn.
02 Tháng Tám 2013(Xem: 45291)
Có một lúc nào đó bạn nghĩ về các loại hoa và tự hỏi mình giống như loại hoa nào chưa? Mỗi người phụ nữ theo tôi có thể ví mình như hoa dù mình chỉ là một người bình thường.
31 Tháng Bảy 2013(Xem: 58101)
Theo triết lý của bài thơ thì sinh và tử chỉ là một trò chơi đuổi bắt. Chia tay hôm nay nhưng sẽ gặp lại ngày mai. Gặp lại trong những dạng khác nhau của cuộc sống
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 19473)
Vẽ lại dùm tôi và bình tâm cân nhắc Ngồi lại với nhau, hòa nhã chuyện cơ đồ. Đừng tranh chấp đôi co Mà xóa đi vết đỏ trên bản đồ nước Việt.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 40406)
Mưa Adelaide có bao giờ thấm đất! Chỉ đủ làm ướt tóc gái Hội An Nhớ thì nhớ nhưng đừng tìm ai nhé Áo trắng xưa nay đã nhạt phai màu.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 37358)
ta bây giờ sáu mươi có lẻ bước đường đời xa lắc xa lơ tháng Bảy về, Hè bỗng ngu ngơ bạn thân hỡi, người còn có nhớ?
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 36355)
Tôi cũng quên rồi một nỗi đau, Quên đi xuân đến, hạ qua mau, Quên đi lòng đã qua cơn bão, Tình đã trôi theo gió bốn mùa.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 87045)
Đó là cái đẹp của tình thương yêu. Luật tự nhiên của cái đẹp là sự truyền bá. Truyền bá tình thương yêu là ảnh đích của tinh thần Hướng Đạo.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 61973)
Đêm bây giờ dài vô tận, anh bảo thế. Đêm mùa đông ở đây còn dài nhiều hơn nữa. Khi nào trống trải hãy cố nhớ đến lời em nói
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 28866)
Chiều ngày 3 tháng 7, khoảng 60 chs NQ từ nhiều tiểu bang của Mỹ cùng nhau dự họp mặt ở "ngôi nhà bồ tát" của chs NQ K8 Cao Thị Chung (và anh Huỳnh Kiệt)
19 Tháng Bảy 2013(Xem: 39053)
Giữ tình bằng những vần thơ Hâm tình trong những giấc mơ dịu dàng Mang tình về với suối vàng Hương tình bay tới thiên đàng ước mơ
18 Tháng Bảy 2013(Xem: 38466)
Hải âu gọi bạn... tim nhàu nát Cánh nhạn tìm ai... mắt mỏi mong Gío lạnh phất phơ tà áo lụa Tay gầy nhặt hạt lệ xanh trong