Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tưởng Dung - DÒNG THỜI GIAN...

08 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 178032)
Tưởng Dung - DÒNG THỜI GIAN...


DÒNG THỜI GIAN…

Tưởng Dung

 

dong_thoi_gian-large-content


Tháng 12, 1979

Thế là tôi đã bắt đầu những ngày tháng mới - những ngày làm học trò tưởng rằng đã chấm dứt từ lâu- bằng cái âm thanh rộn ràng náo nức của những ngày cuối năm, bằng cái lạnh se sắt của buổi giao mùa và như thế trong tôi có biết bao điều thay đổi. Nhớ hôm nào báo cho anh biết dự định đi học lại, anh đã nheo mắt cười trêu ghẹo: “Làm học trò… già không dễ như làm cô giáo… trẻ đâu nhé!”. Ừ,… để rồi xem, có phải là anh sẽ phát ghen lên vì những điều mà tôi sắp kể cho anh nghe bây giờ không?

Ngày đầu tiên đến trường không phải để làm cô giáo như mọi khi, tôi cứ nghĩ mình đã lầm lẫn mất rồi! Cái cảm giác lẻ loi, xa lạ lúc ấy mới thật là buồn bã làm sao! Hơn cả lần đầu theo mẹ cắp sách đến trường, đứng nhìn bóng mẹ ra về, rồi khóc òa lên, ngày đó tôi còn trẻ con quá. Nhưng bây giờ, ai lại làm thế anh nhỉ? Đôi lúc câu nói đùa của anh lại khiến tôi suy nghĩ: “Ừ, làm học trò… già, phiền quá nhỉ?” (cứ như mình chưa bao giờ làm học trò vậy!). Rồi những ngày sau đó lại nhớ bảng đen, phấn trắng, nhớ học trò và bạn bè quay quắt. Có lắm lúc tôi tự hỏi: Liệu tôi có thể quen được với bao nhiêu thứ mới mẻ ở đây không khi lòng tôi luôn hướng về chốn cũ?


thlt_1976-a-large-contentnd-c-thlt-large-content


“Sống không phải là đứng yên trong hiện tại hoặc bước lui về quá khứ mà sống là phải luôn hướng về, tiến tới tương lai.”
. Bọn mình vẫn thường nói với nhau như thế phải không anh? Cuộc sống quanh ta đang rộn ràng, sôi nổi. Mọi người quanh ta vẫn lạc quan yêu đời, vả chăng tôi còn phải chuẩn bị cho lúc trở về trên bục giảng, với học trò thế nào cho thật xứng đáng nữa chứ! Vì thế, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho chính mình rồi.

Thật vậy, bên tôi bây giờ là trường lớp mới không còn xa lạ, là bạn bè chưa quen đã trở thành gần gũi vô cùng. Tôi còn có gì để mong đợi và ước ao hơn?

Anh có hình dung được những sáng sớm tôi cuống quýt đạp xe đến trường cho kịp giờ vào học - kỷ luật quân sự mà! vì bọn tôi đang ở trong tuần thứ ba của đợt quân sự học đường- . Những hôm trời lạnh cóng tay hoặc nắng nhìn rát mặt mà trên bãi tập vẫn vang tiếng cười dòn tan, tiếng hát yêu đời của những người tuổi trẻ thì anh mới hiểu niềm vui và hạnh phúc mà tôi đang có lớn lao biết dường nào.

Chắc anh sẽ rất hài lòng khi biết rằng tôi đang sung sướng, mọi hạnh phúc của đời người thường bắt nguồn từ tuổi trẻ và niềm tin vào cuộc sống. Tôi rất yêu cuộc sống, cũng như yêu gia đình, bạn bè, học trò, yêu nghề giáo của chúng ta. Còn tuổi trẻ, anh thấy không tuổi trẻ của chúng ta đáng tin cậy lắm chứ! Huống chi quanh chúng ta bây giờ có biết bao sức hút của sự sống từ cánh cửa tâm hồn cho đến chân trời trí tuệ.

Anh ạ, dù gì mùa Xuân cũng đang trở về tung hương trong gió, dù gì thì thời khắc cũng có những lúc mây trời chợt nhẹ thênh thang, nỗi hân hoan tràn đầy trong lòng tôi hôm nay chắc sẽ giống như những nụ cười tin yêu, hạnh phúc của anh và các bạn đang nở ra rực rỡ từ trên bục giảng khi nhìn xuống đàn trò nhỏ đang náo nức, say sưa tìm đến cuộc đời. Hãy nói với tôi rằng: rất chờ mong và tin tưởng vào những ngày tháng sắp tới của tôi sau này, mãi mãi… Bởi vì trong quá khứ, chúng ta đã có đầy đủ những nỗi ngọt ngào lẫn đắng cay vì hạnh phúc như nhau và hiện tại không cần hò hẹn, chúng ta cũng đã có chung một con đường hướng tới tương lai rồi anh nhỉ?

 

*******


cdspdn_1979-4-large-contentcdspdn_1979-3-content


Tháng 4, 1981.

Tôi đã viết như thế cho bài báo tường đầu tiên, sau khi rời Trung Học Long Thành để trở về làm học trò trường CĐ Sư Phạm theo đúng “biên chế” nhà nước dành cho các giáo viên cũ không qua Sư Phạm. Còn viết cho anh, có phải tôi định viết cho anh không? Vì chúng ta đã không còn liên lạc nhau sau khi tôi đi học Sư Phạm được vài tháng, rồi anh thuyên chuyển về Sài Gòn và cùng gia đình vượt biên, mất tin tức. Thuở ấy, chúng ta còn quá trẻ để nhận ra đâu là ước mơ, là lý tưởng đích thực. Thời gian đầu sau biến cố 75, chúng ta đã mang hoài bão của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, dấn thân vào đời với đôi mắt rực rỡ niềm tin và hy vọng. Chúng ta đã nhiệt thành, lao vào mọi sinh hoạt học đường để mong xây dựng một xã hội mới. Dần dần, từ một sinh viên Văn Khoa, vừa đi học đầu tuần vừa là giáo sư dạy giờ trong những ngày cuối tuần trước năm 75, bỗng dưng thành một “giáo viên nhân dân”, giảng dạy những kiến thức, tư tưởng mà chúng ta chưa bao giờ được nghe, được học. Chấp nhận sống, thở và nói như một cái máy, không thể nói khác, nói ngược, thực tế và lý thuyết là khoảng cách giữa bờ và vực. Thêm mỗi ngày chứng kiến nhiều cảnh đời bất an, khốn khó … càng thấy ước mơ lùi dần, tuổi trẻ hư hao, nên càng yêu nghề giáo bao nhiêu anh và tôi lại càng mong được thoát ra khỏi cảnh đời trái ngang trước mặt bấy nhiêu.

Vì thế, dù chỉ còn hơn 1 tháng sẽ hoàn tất các lớp thực tập để trở về cùng với học trò, bảng đen, phấn trắng tôi đã hăm hở khi mẹ gọi về nhà để chuẩn bị ra đi cùng đứa em trai 12 tuổi.

Thế là, từ đó nhánh sông đời đã rẽ sang hướng khác. Tôi đến trại tị nạn Ga Lăng, Indonesia vào những ngày cuối tháng Tư, sau một tuần lênh đênh trên biển, dật dờ giữa sự sống và chết. Bước hoang mang những bước đầu tiên khi chân chạm miền đất lạ, chợt nghe lòng thổn thức, xót xa vì biết từ nay, vĩnh viễn sẽ không còn dịp để quay về. Có những chiều lang thang trên các con dốc dẫn về barrack 40, những câu hát trong bài “Thuyền Viễn Xứ” bỗng dưng chảy tràn trên môi, rưng rưng khóe mắt, quặn thắt cõi lòng:

“… Nhìn về đường cố lý,

cố lý xa xôi.

Đời nhịp sầu lỡ bước,

bước hoang mang rồi.

Quay lại hướng làng.

Đà Giang lệ ướt nồng

Mẹ già ngồi im bóng.

Mái tóc sương mong con bạc lòng …”

Đôi khi, ngồi một mình nhìn chung quanh toàn những người xa lạ, tôi đau đớn nhận ra cuộc sinh ly “nghìn trùng xa cách” mới thật là thê lương! Lời nhạc trong “Tình Khúc thứ nhất” của Vũ Thành An lúc đó bỗng nhiên gần gũi và trở thành niềm khát khao của kẻ biệt xứ mỗi khi nhớ nhà: “Ngày về quê xa lắc lê thê, Trót nghe theo lời u mê…Trầm mình trong hương đốt hơi bay. Mong tìm ra phút sum vầy.”

 

daycare_1981-c-large-content


Mãi đến hai tháng sau, niềm vui mới trở về, khi tôi bắt đầu đi làm thiện nguyện buổi sáng ở Day Care Center, trông coi các em bé từ 2 đến 5 tuổi và dạy môn Việt Văn cho các em thiếu niên buổi chiều ở Trung Tâm Việt Ngữ trên đảo. Thời gian không còn là những giờ khắc trống rỗng, vô nghĩa nữa. Mỗi ngày, nhìn thấy những khuôn mặt trẻ thơ, những ánh mắt thiên thần, trong veo của đàn trò nhỏ, tôi lại thấy yêu đời, yêu người nhiều hơn. Đôi lúc nhớ đến anh và những ngày tháng cũ trên bục giảng đã xa khuất bên kia đời… tôi thấy mình vẫn còn hạnh phúc tràn đầy với giấc mơ nghề giáo dở dang như đang dần sống lại. Đứa em trai cũng theo chị vào lớp học, thêm bạn bè, người quen… Cả hai chị em đã hòa mình vào một cuộc sống mới, an phận chờ ngày định cư.

 

daycare_1981-a-large-contentdaycare_1981-b-large-content

 


Nghề giáo như một định mệnh, cứ quanh quẩn đâu đó rồi lại tìm đến bên tôi, nhắc nhở, thì thầm… Một lần tình cờ có người bạn đến thăm mang theo 1 quyển báo cũ, dường như đã phát hành trước đó vài năm trên đảo, trong giờ nghĩ của lớp, tôi mượn và mở ra xem vội vài trang, bất chợt gặp bài thơ thật tuyệt! Bài thơ với hình ảnh rất nhẹ nhàng, dễ thương như nói hộ tâm tình của những người có một thời đứng trên bục giảng như tôi, như anh… mà nay chỉ còn là kỷ niệm đã khiến tôi cảm động đến nao lòng. Tôi chép vội lại trong quyển sổ tay và không hiểu sao lại quên ghi tựa bài mà chỉ ghi tên tác giả, bài thơ đến giờ vẫn còn gợi niềm xao xuyến trong tôi mỗi khi nhớ đến:

“Buồn ta không nhà,

Đêm nghe mưa qua

Lòng ơi rất nhớ

Những ngày đã xa

Mưa trên phố cũ

Mưa trên mái xưa

Lòng ơi tưởng nhớ

Những buổi giao mùa

Ta ngồi trong lớp

Học trò mắt đen

Giòng mưa áo trắng

Học trò áo len

Cười hoài nụ nhỏ

Thầy trò rất quen…

Ta giờ nhớ mãi

Các em áo bay

Giờ ta mới biết

Buồn dài hơn say…

Gió ơi tha thiết

Bay mãi một đời

Chiều ơi, chiều ơi!”

(Bùi Vĩnh Phúc)

Không biết đây có phải là nhà văn Bùi Vĩnh Phúc mà dạo còn đi học tôi đã từng là độc giả hâm mộ những bài viết của ông đăng trên báo Tuổi Ngọc hay chăng? Nhưng ở một nơi xa quê hương cả nửa vòng trái đất thế này bỗng dưng được đọc một bài thơ đúng với tâm trạng của mình thật không còn gì tuyệt vời hơn!

Tôi an vui với công việc trên đảo cho đến ngày lên tàu rời Indo tới Singapore để đáp chuyến bay sang Mỹ đoàn tụ với các em cuối tháng 10, năm 1981.

Giã từ Ga Lăng “ngưỡng cửa của tự do và tình người”, tôi lên đường mang theo những ánh mắt thơ ngây và nụ cười của các em trong mớ hành trang trĩu đầy kỷ niệm.

 

cvc_in_galang_1981-a-large

*****


Tháng 9, 1994

Không ngờ sau hơn mười mấy năm sống trên đất Mỹ, tốt nghiệp 2 năm với mảnh bằng AS về Electronic, 1 năm Certificate về Medical Assistance và sau khi đã “lên thác xuống ghềnh” với đủ các job, qua bao nhiêu hãng điện tử… tôi lại trở về với nghề giáo của mình.

Lúc này, chương trình ODP ngày càng mở rộng, số người Việt qua Mỹ theo diện đoàn tụ ngày càng đông, địa phương nơi tôi ở là một thành phố nhỏ thuộc quận Los Angeles, nhưng mật độ cư dân người Việt đã chiếm gần ¼ dân số, đứng hàng thứ nhì sau cư dân gốc Mễ. Các chương trình Song ngữ (Bilingual) nở rộ trong các trường tiểu học trong khi nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu đi xuống, các hãng điện tử thay nhau đóng cửa. Thất nghiệp, ở nhà gần 1 năm, tôi nộp đơn xin làm Instructional Aide (phụ giáo) cho trường Tiểu học gần nhà để tiện việc trông các con hãy còn nhỏ. Một tuần lễ, sau khi qua hai lần interview với Sở Học Chánh tôi đã được nhận một công việc mới với nhiệm vụ… cũ mà tôi đã từng làm và rất yêu thích: dạy học.

 

anderson_school_1995-a-large


Nằm trong kế hoạch chương trình tên là Project VOICES, công việc của tôi lúc này vừa là Instructional Aide (phụ giáo) cho các lớp trong 1 trường tiểu học vừa là Liaison (Liên lạc viên Cộng đồng) giữa các phụ huynh VN và nhà trường cho School District. Ngoài ra, sau giờ học tôi lại có 1 lớp riêng after school dạy kèm homewook và Tiếng Việt cho các em học sinh vừa mới từ VN sang chưa theo kịp chương trình. Thời gian này quả thật đầy thú vị và hạnh phúc! nhất là với lớp after school của tôi, các em đều là những em học sinh VN từ lớp 2 đến lớp 6, khiến tôi có cảm giác được sống lại không khí quen thuộc khi còn đứng trên bục giảng của những tháng ngày đã mất.

Sống và làm việc trong các trường học ở Mỹ mới thấy nghề giáo ở VN là cao quý và được tôn trọng hơn nhiều. Tình Thầy trò và quan niệm “tôn sư trọng đạo” của hai nền giáo dục Âu – Á quả thật có khác biệt. Ở đây, thầy cô phải biết “tôn trọng” học trò chứ không có quyền đòi hỏi được học trò tôn trọng và dù chỉ ở bậc Tiểu học các em cũng đã có những quyền tự do của các em mà Thầy Cô cần phải biết để không bị vi phạm. Với nhiệm vụ Liên Lạc Viên Cộng Đồng tôi cũng phụ tá một chương trình khác là “Parenting Class”, mỗi tuần 2 giờ vào buổi tối. Đây là lớp “Giáo dục Gia đình” dành cho các đối tượng là cha mẹ và con cái có mâu thuẫn nặng nề phải đưa đến pháp luật giải quyết, lớp học là giai đoạn cuối cùng để cha mẹ, con cái ngồi lại cùng nhau chia sẻ và hòa giải dưới sự hướng dẫn của bà counselor, giảng viên chính của lớp. Lớp học ngoài dân bản xứ, còn có một số sắc dân khác như Mễ, Tàu, Đại Hàn, Việt Nam… nên có thêm 3 người phụ tá là cô người Mễ, tôi và một ông thầy giáo người Việt để thông dịch những khi cần thiết. Người bạn đồng sự của tôi đã ở vào tuổi 60, từng làm giáo viên ở VN nhiều năm, sang Mỹ đi học lại Sư Phạm và có Credential để làm giáo viên dạy các lớpTiểu học, đã nhiều lần tâm sự: “Làm nghề giáo ở Mỹ… chua lắm cô ơi! Năm ngoái, tôi dạy lớp 5 ở trường bên học khu Hawthrone, học trò đa số là Mỹ đen nó không sợ thầy cô chút nào, nhất là thấy mình là dân Á Đông nữa, con trai thì chạy nhảy, đánh nhau trên bàn trong lớp học, coi như không có mặt mình ở đó, có lúc nó… tè ra trên bàn trước giờ học cho mình dọn rửa nữa chứ. Trách mắng hay gửi lên văn phòng cũng không ăn nhằm gì, còn con gái thì thầy giáo lại phải cẩn thận hơn, rầy la thì nó về mét mẹ nó vô trường complain, thầy giáo không bao giờ nên ở trong lớp 1 mình với đứa học trò gái nghen, giờ chơi mà nó muốn ở lại hỏi bài thì phải mở cửa ra đàng hoàng nếu không, con bé có thể la làng là bị thầy “harassment” (sách nhiễu tình dục) là tiêu đời luôn. Có mấy người đồng nghiệp đã warning tôi trước rồi. Bởi vậy, dạy lớp được ba, bốn tháng, tôi đã phải “quit” xin chuyển qua làm bên chương trình này cho đỡ đau đầu đó cô ơi!”

Nghe kể tôi cũng dè dặt hơn, nhưng may thay, các lớp tôi làm phụ giáo học sinh đều khá ngoan và nhất là các em học sinh VN lớp sau giờ học của tôi vẫn còn giữ nề nếp, truyền thống giáo dục đã có từ quê nhà nên suốt hai năm đồng hành với các em dù chỉ với 1 giờ học ngắn ngủi mỗi ngày, tôi đã có đầy đủ những tình cảm thầy trò thân thiết, gắn bó dù ở trong một môi trường hoàn toàn mới.

 

amderson-1-large


Có người cho rằng “Đời sống là sự tập hợp của những tình cờ”, điều này lại rơi đúng trong trường hợp tôi, trong cuộc gặp gỡ rất tình cờ với anh hôm qua khi tôi nhận lời Nicole, cô bạn trẻ làm việc chung trường và cũng là người điều hợp chương trình Bilingual (English-Vietnamese) cùng đi dự buổi họp mặt các Thầy Cô giáo dạy song ngữ toàn miền dưới vùng Orange County.

Anh ngồi trong đám đông như thế mà vẫn nhận ra tôi khi nghe Nicole giới thiệu tên tôi với những người cùng bàn. Bằng giọng reo vui anh đã hỏi: “Có phải là ND ngày xưa dạy học ở LT không?”. Thảng thốt, nhìn khá lâu vào mắt anh, tôi chợt thấy lại những ngày thật xa, cũ… những ngày cùng anh và đám học trò tập múa, hát cho các tiết mục văn nghệ của trường trong các dịp lễ … Rồi dòng thời gian từ đó cứ như nước lũ ngược dòng trôi về tìm lại những thác nguồn xưa…

Tưởng Dung

(Cuối tháng 5, 2012)

17 Tháng Giêng 2010(Xem: 74060)
Hương bưởi ơi, tôi muốn dỗ dành Đồng Nai nước đục lại trong xanh Hương có bay đi xin trở lại Để mãi là hương của chúng mình.
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 74911)
Vạn dặm đường xa, vạn dặm xa Khói chiều vương vấn bóng quê nhà Lòng nặng lòng nghe hoàng hôn xuống Một khối tình em, một mẹ già
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71343)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75942)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74056)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75135)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32502)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76829)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74380)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74219)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 77178)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83379)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84462)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82675)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 86348)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 92233)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88555)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82547)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82578)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38879)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81062)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82357)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83598)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84685)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100165)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93856)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79765)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91393)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97190)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81954)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91470)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94608)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210245)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100330)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100810)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95833)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87469)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161962)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
10 Tháng Năm 2009(Xem: 68684)
THIỆP MỜI: Họp mặt truyền thống kỳ 8: July 5, 2009 Tại:      Seafood Kingdom Restaurant 9802 Katella Ave. Anaheim , CA - Tel: (714) 636-0398 Ngày:   Chủ nhật  05 tháng 7 năm 2009 từ 11:00 am  đến 2:30 pm
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 65742)
  Thiệp Chúc Tết Kỷ Sửu 2009 & Thư Mời họp mặt Tân Niên