Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Thu Lê - TÔI ĐI DẠY TRƯỜNG MỸ

03 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 164343)
GS Thu Lê - TÔI ĐI DẠY TRƯỜNG MỸ

Tôi Đi Dạy Trường Mỹ



 

co_thu_le-content

GS. Thu Lê


Khi tôi sang đất Mỹ theo làn sóng tỵ nạn năm 1975, tôi không hề nghĩ là mình sẽ tiếp tục nghề dạy học, nhất là lại dạy học sinh Mỹ. Sáu tháng đầu, khi các trường học ở Hoa kỳ, nhất là California, đang lúng túng không biết phải làm gì với các học sinh Việt Nam bất thình lình kéo nhau vào ngưỡng cửa trường, tìm được những người như tôi chắc họ phải mừng lắm. Tôi có việc ngay, cùng với một cô giáo Mỹ, lo phụ trách lớp dậy Anh ngữ cho khoảng 20 con em Việt Nam đủ cỡ tuổi ở vùng Ventura. Sau 6 tháng khi khóa học chấm dứt, các em được gửi về trường để nhập vào dòng chính (main stream), tôi được nhận vào dậy toàn thời gian ở trường trung học tráng niên Ventura (Ventura Adult High School) giúp đỡ các học sinh Mỹ tuổi từ 16 trở lên. Các học trò của tôi đa số ở tuổi 18, 20 là những học trò không theo được những qui tắc gò bó của các trường trung học thường (học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều), muốn tà tà đi làm thêm, thích vui chơi, không có mộng đi học tiếp đại học, hoặc thiếu một hai lớp và có thể là không có đủ số lớp để tốt nghiệp cùng với các bạn. Tôi có đủ các thành phần học sinh và nhận thấy dậy ở trường này “gay go” hơn ở các trường trung học thường vì các học sinh đa số thuộc loại “chì”, không được ngoan như học sinh các trường kia. Ngoài ra cũng có những học sinh lớn tuổi, cỡ 30, 40 hay già hơn. Có vài ông bà nội ngoại tuổi 50, 60 muốn trở lại trường thực hiện giấc mơ lúc còn trẻ chưa đạt được (học hết trung học) để cảm thấy hãnh diện với con cháu. Một bà quyết định đi học lại để làm gương cho 2 đứa cháu ngoại mà bà đang nuôi sau khi bố mẹ chúng ly dị nhau và mỗi người một ngả. Có bà lấy chồng lúc chưa học hết trung học, ở nhà giúp chồng nuôi con khôn lớn. Lúc đứng tuổi thì chồng bỏ đi theo người trẻ hơn. Bà bị ném ra ngoài đời không có một nghề gì, phải đi học lại để hy vọng đi làm.

 

Trong thời gian 25 năm dạy trường tráng niên Ventura, tôi đã học được rất nhiều, biết nhiều về đời sống và cơ cấu gia đình Mỹ, biết nhiều về thanh thiếu niên cùng cỡ tuổi của các con mình. Hàng ngày tiếp xúc với bọn trẻ Mỹ, tôi để ý, cảm nhận nhiều hơn những sự khác biệt về văn hóa, nhận biết về chính mình và văn hóa mình, ý thức được sự khác biệt của cá nhân tôi trong môi trường văn hóa Mỹ. Những buồn phiền bực bội lúc đầu, cùng những cố gắng hội nhập hay vùng vẫy để vượt qua những khó khăn do cái “khác” của mình trong hoàn cảnh mới cũng để lại nhiều kỷ niệm vui buồn. 

 

Tôi nghĩ là ai ở vào thời điểm đó (1975) bỗng nhiên phải rờì bỏ quê hương sang một nơi xa lạ đều gặp khó khăn trong vấn đề hội nhập. Khi tôi có việc ngay, tôi tự cho là may mắn đã được tiếp tục theo đuổi nghề dạy học mà tôi vẫn cho là một nghề cao đẹp và lý tưởng. Nhưng nếu chỉ kiếm được một việc gì làm văn phòng hoặc “phía trong hậu trường sân khấu”, không phải tiếp xúc với đám đông thì chắc là thoải mái về tinh thần hơn, hoặc là không thấy rõ việc hội nhập trở thành một vấn đề. Hoặc nếu chỉ ở nhà trong sự bao bọc của gia đình nhỏ thì cũng cảm thấy an toàn và đỡ bị khắc khoải, dằn vặt cùng cảm tưởng cô đơn thấy mình không giống ai. Đấy có thể cũng chỉ là tâm sự của riêng tôi.

 

Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam. Tôi còn nhớ một buổi họp mặt cuối năm ở Ventura mà tôi tham dự lần đầu tiên do học trò của 3 lớp tổ chức chung. Mỗi người, thầy cũng như trò, đều mang một món ăn để góp vào. Tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy học trò xếp đồ ăn ra bàn, vắn tắt tuyên bố nhập cuộc, rồi tự động xếp hàng lấy đồ ăn, rồi kéo nhau ra ngồi từng nhóm, từng cặp. Chẳng ai phải mời ai, trò không thắc mắc gì đến các thầy cô, không nhường thầy cô lấy đồ ăn trước nói gì đến việc lấy đồ ăn cho thầy cô. Chả có lời “phi lộ”. Cũng chẳng thấy ai yêu cầu ai hát hay làm cái gì cho vui. Ông phụ tá hiệu trưởng và cũng là giáo sư cố vấn bước vào trễ, chả thấy ai đứng lên mời mọc gì. Ông nhìn quanh, thấy một học sinh chắc là ông đang kiếm đang ngồi ăn một mình. Ông lại gần, quỳ khuỵu một chân xuống để được nói chuyện với con nhỏ và nhìn thấy mặt nó trong khi con nhỏ vừa tiếp tục ăn vừa trả lời. Nói xong ông đứng lên, cầm đĩa giấy để lấy đồ ăn và đi tìm đồng nghiệp đang ngôì ở cuối phòng. Tôi đứng đó, cứ nghĩ hoài về những ngày còn ở trường Lê văn Duyệt hay Ngô Quyền, Biên Hòa (là những trường tôi đã dạy ở VN) với những bữa tiệc tất niên vui nhộn, sửa soạn tưng bừng, và thầy trò thân thương, thấy mình lạc lõng và buồn ghê gớm. Những gì trước mắt tôi không phải là dở, là sai, là tệ. Nó chỉ nhắc nhở tôi là tôi “khác”. Mấy đứa ngồi ăn với nhau, rồi bỏ ra ngoài hút thuốc. Thế mà cũng gọi là party! Hôm đó tôi chẳng ăn gì mấy vì... chả có ai mời, và cũng không cảm thấy tự nhiên ăn uống đi lại. Tôi biết văn hóa tôi đã cho tôi quá nhiều “self-consiousness”, quá nhiều thắc mắc sợ thiên hạ nghĩ về mình như thế nào, và cũng cho nhiều sự rụt rè nhút nhát (inhibitions), nhưng biết làm sao đây? Làm sao mình có thể thay đổi một sớm một chiều được?

 

Những tuần lễ đầu tiên dạy trường Mỹ tôi thật lúng túng vì không làm sao nhớ nổi tên và mặt mũi mấy đứa học trò. Mình không có thói quen nhìn thẳng vào mặt người đối thoại lúc nói chuyện, chỉ thoáng thấy đứa nào cũng da trắng giống nhau, và đứa nào cũng cao lớn hơn tôi. Tôi than thở với đồng nghiệp, “Tôi không thể nhớ nổi mấy đứa này. Chúng nó đều giống nhau”. Các bạn Mỹ của tôi phá lên cười bảo, “We think you Asians look alike, too!”. Sau này, lâu dần mới phân biệt được mầu mắt, mầu tóc và tên họ. Chẳng hạn như tên Lopez thì biết là gốc Tây Ban Nha, La Belle là gốc Pháp, Bruno là gốc Ý, vân vân... 

 

Tuy gọi là trường trung học tráng niên nhưng đa số là học trò dưới 18 tuổi. Các học sinh đến học vào giờ khác nhau tùy theo sự thuận tiện của họ, nhưng phải đến theo đúng giờ đã định. Một hôm, cô học trò tóc vàng rất trẻ của tôi đến trễ, tới bàn giấy của tôi và nói, “Bà Lê ạ, tôi đi trễ vì tôi kiếm mãi mới được người trông con cho tôi”. Tôi vui vẻ chấp nhận, “Không sao em. Mà em còn trẻ thế mà đã có gia đình rồi à?”. (It's ok, dear. Oh, you're married? You're so young!) Cô bé tròn mắt nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên, “No, I'm not. Why did you say that?”. Lúc đó tôi mới nhận ra là mình đã nói một câu “lãng nhách” vì cứ đem cái đầu óc cổ hủ Việt Nam của tôi ra mà phán đoán. Ở Việt Nam thì ai nói về con mình một cách hồ hởi như thế`thì phải là có chồng con cưới hỏi đàng hoàng, còn không thì dấu nhẹm đi chứ.

 

 Lại nhớ đến vốn liếng Anh ngữ của mình lúc còn đi học, những lỗi lầm về văn phạm hay văn hóa mà ngay cả bây giờ, những lúc xuất kỳ bất ý tôi vẫn mắc phải hoặc còn thấy ở bạn bè người Việt dù ở Mỹ đã lâu năm. Hồi tôi sang Mỹ học trước năm 75, tôi còn nhớ người bạn Việt của tôi viết 1 mảnh giấy nhỏ cho tên bạn cùng lớp, bắt đầu rất trịnh trọng, “Dear Mr. John,” không biết rằng khi đã thân mật gọi tên John thì không cần Mr. gì cả và nếu muốn dùng Mr. hay Mrs. thì phải dùng với tên họ như Mr. Jones, Mrs. Phạm, Mr. Trần, v.v… Chắc anh bạn cũng chỉ chú mục vào chuyện dịch như mình vẫn thường gọi ông Ba, bà Tám chứ không biết “dịch là phản dịch”!

 

Cũng vấn đề “mắc dịch” đó, mình hỏi người ta, “Cô có chồng chưa?” bằng câu, “Are you married yet?” hoặc khi bị hỏi câu đó thì các cô gái Việt hay trả lời “No, not yet” thay vì “Are you married?” và câu trả lời đơn giản, “No, I'm not.” hay “Yes, I am.”. Câu trả lời “No, not yet” bao hàm một sự hứa hẹn rất là... văn hoá Việt rằng: “Tôi chưa có chồng và con gái lớn ai không phải lấy chồng!”

 

Rôì lại có vấn đề lủng củng trong việc trả lời “có” hay “không”. Tiếng Việt mình, nhất là ở miền Nam, cái gì cũng trả lời “Dạ” cả thì biết đâu mà đoán. Chẳng hạn mình hỏi, “You don't like it, do you?” (Chị không thích cái đó phải không?) thì thế nào các bà giáo Mỹ cũng được nghe câu trả lời từ học trò Việt, “Yes, I don't like it.” làm bà giáo Mỹ lại ngẩn mặt ra, không biết rằng cô học trò Việt muốn nói, “Dạ, tôi đồng ý với điều bà nói, tôi không thích nó.” trong khi đáng lẽ phải trả lời, “No, I don't like it.” hay “Yes, I do.” Đến chữ “can” và ”can't” thì còn vào… mê hồn trận hơn nữa. Bà giáo Mỹ luôn luôn phải hỏi lại “You can or you cannot?”. Cũng có rất nhiều lần, không chú mục vào việc làm, tôi xếp hồ sơ học trò theo tên gọi (first name) như trong tiếng Việt, và báo hại khi cần đến tìm hoài không ra.

 

Nhiều khi mình cũng có quan niệm người Mỹ rất là tự nhiên, rất là “casual” nên có khuynh hướng lạm dụng sự thân mật đó. Tôi còn nhớ có lớp Anh ngữ dạy buổi tối, một học viên cứ gọi cô giáo nheo nhéo, “Linda, Linda, I want to say…”. Thực sự, ở trường học, các trò luôn luôn phải gọi thầy cô bằng Mr. hay Mrs. chứ không được gọi tên trống không. Họ của tôi là Lê nên các học trò gọi tôi là Mrs. Lê (đọc là “Lay” chứ không phải là Lee). Một hôm đến trường, nhìn vào bảng tên tôi vẫn để trên bàn, thấy có trò nào nghịch đã viết thêm chữ Z (đọc là zee) vào sau tên của tôi!

 

Những ngày dậy ở VN tôi không hề hoặc không phải nghĩ về pháp lý như ở đây. Lúc nào cũng ngại làm không đúng luật, sợ bị kiện. Nhưng dù có lưu tâm đến đâu, mình được tôi luyện trong “lò” cũ, vẫn không tiên đoán hay nghĩ ra được những chuyện sẽ xẩy ra. Chỉ học dần bằng những kinh nghiệm sống! Tôi còn nhớ lần trả lời điện thoại một phụ huynh hỏi con trai bà có đi học không. Tôi xem sổ lớp và trả lời “không”. Ngày hôm sau vào lớp, tên học trò vắng mặt hôm trước gặp tôi bèn mắng vốn, “Bà không có quyền bảo mẹ tôi là tôi không có mặt ở trường? Tôi đã trên 18 tuổi, tôi đi đâu ở đâu là chuyện của tôi chứ?” Lúc đó tôi mới khựng lại, nhận ra rằng đây là trường học tráng niên, người ta làm gì là chuyện riêng của người ta, không ai có quyền “xía vô” kể cả cha mẹ. Lần sau, tôi khôn hơn một chút, có ai gọi vào hỏi về học sinh trên 18 tuôỉ, tôi trả lời, “Bà cứ để lại lời nhắn, nếu anh ta có ở đây thì tôi sẽ chuyển”. Như vậy, mình không khẳng định là có ở đây hay không mà vẫn phụng sự người gọi như yêu cầu.

 

Có những lần, tôi biết chắc tên học trò đó đang dùng thuốc ghiền vì cứ nhìn hắn ngôì cả giờ mà không giở một trang sách, mắt thì đỏ ngầu như người thiếu ngủ, lại gần thì ngửi thấy mùi hăng hắc. Nhưng tôi phải rất thận trọng không buộc tội khi không có quả tang có thuốc trong người, mà chỉ có thể viết vào hồ sơ là “I observe his eyes are glassy..,”chứ không viết là “He is on drugs.”, mình có thể bị kiện lại đến… tam toà!

 

Tôi thấm thía được cái quyền tự do và trọng cá nhân người ở xứ Mỹ. Tôi còn nhớ trước khi dạy đám trẻ em VN năm 75, cô giáo dạy cùng với tôi đưa tôi đi gặp tất cả các em nhỏ sẽ vào học, kể từ 6 tuổỉ trở lên, hỏi ý kiến các em, bảo cho biết về chương trình, hỏi có muốn học không, nghĩ thế nào. Tôi lẽo đẽo theo cô Eileen, nghĩ thầm trong bụng, “Con nít biết gì mà cũng bầy đặt hỏi ý kiến.” Ở nhà mình con trẻ hỏi gì là bị mắng tới tấp, không được nói leo, nói gì đến việc hỏi ý kiến. Bây giờ thì đã quen rồi, tuy vẫn nghĩ con trẻ ở đây được nhiều “quyền” quá, được trọng quá và tất nhiên là được bảo vệ tối đa chỉ vì chúng nhỏ hơn mình, không tự lo được. Đây có phải là niềm kiêu hãnh của một văn minh dân chủ, một văn hoá mà con người rất kiêu hãnh vì được “born free” với tự do cá nhân bất khả xâm phạm. Tôi không khỏi nghĩ tới các thầy cô VN (trong đó có cả tôi) đã có những lúc trừng phạt cả lớp vì một vài em nói chuyện và tiếc là mình chẳng còn được áp dụng lối phạt “hội đồng” đó với học trò Mỹ! Tôi phải tập không giận dữ hay to tiếng với học sinh nào trước mặt cả lớp vì không vì lý do gì những đứa kia không làm lỗi mà phải nghe hay nhìn thấy sự đụng độ. Nếu cần chỉnh một học sinh nào, tôi (phải học) rất nhẹ nhàng, từ tốn, ngoắc hắn ra ngoài hành lang nói nhỏ, rồi hoặc là cảnh cáo rồi bỏ qua, hoặc là viết referral cho hắn cầm lên văn phòng gặp giáo sư cố vấn. Và nếu hắn được gửi trả về lớp, mình lại coi như không xảy ra chuyện gì, phải cho hắn một “second chance” chứ không được trù ẻo hắn cả khoá học. Tôi phải nhận rằng người Á đông mình nói chung rất nóng nảy, và vì vậy những sự đụng độ nhiều khi trông không được đẹp lắm. Người xứ văn minh có những lối cư xử trầm hơn và tất nhiên là có điểm bất lợi là vì không “xả” ra ngoài nhiều nên dễ bị đau bao tử hơn vì tích tụ ấm ức trong lòng! Cũng phải nhận là có trầm tĩnh, tôi giải quyết được nhiều điều dễ dàng hơn, có kết quả hơn là trong lúc nóng nẩy hay căng thẳng thần kinh. Và cũng vì coi trọng con trẻ - cũng là những cá nhân biết suy nghĩ như mình - tôi thông cảm với các con tôi hơn, nhất là khi thấy chúng đang bị giằng co giữa 2 nền văn hoá, hấp thụ ở trường và ở nhà. Tôi nhận ra rằng các con tôi ở trường tới 7, 8 tiếng đồng hồ và gặp tôi nhiều lắm là 3 giờ một ngày, và khi ở trường thì chúng đang được học thế nào là tự do, dân chủ, quyền cá nhân, v.v… Tôi nhìn các học trò Mỹ của tôi, nghĩ đến các con tôi, thấy cách gì con tôi cũng “ngoan” hơn các học trò Mỹ, nên tôi trở nên dễ dãi, thông cảm với các con hơn, có lẽ khá hơn hình ảnh bà giáo già khó tính đeo kính trễ xuống sống mũi mà mọi người thường tưởng tượng!

 

Những năm dạy trường Mỹ đã luyện cho tôi quên được cái tôi to tướng (big ego) của người làm thầy ở VN. Hồi đó tôi luôn luôn mang ý tưởng thầy là phải biết tất cả và cảm thấy bối rối hổ thẹn khi học trò hỏi cái gì mà tôi không trả lời được. Quan niệm ” thầy” ở xứ này không khác hơn một người làm công xưởng. Thầy chỉ là một người đi tìm tài liệu (resource person) nên mình có thể thơ thới hân hoan mà tuyên bố, “Tôi không biết. Để tôi tìm xem và sẽ cho em biết sau.” Nói như vậy, chứ thực tế thì mình cũng không đủ tự tin nếu cái gì mình cũng không biết. Vậy nên trong những năm đầu tiên, tôi phải đem tất cả sách vở các môn về nhà ôn lại hoặc đọc trước (tôi phải giúp học sinh về bất cứ môn nào họ cần). Những môn toán thì không có gì khó vì người Việt vốn giỏi toán, nhưng nói đến lịch sử văn chương thì tôi chỉ biết sơ sơ, nếu không muốn nói là mù mờ.

 

Có lẽ không xứ nào lại áp dụng luật pháp kỹ càng như nước Mỹ, mà mình thì không quen nghĩ đến luật pháp, cứ làm bừa đi theo phản ứng tự nhiên, hoặc không hề nghĩ đến khía cạnh luật pháp khi hành xử. Có những lúc học trò tôi trốn học. Giá chúng nó lẳng lặng mà đi thì dễ cho tôi hơn. Mình cứ việc báo cáo cho cha mẹ (nếu nó dưới 18 tuổi). Chúng nó tự làm là trách nhiệm ở chúng nó nếu có chuyện gì xẩy ra trong lúc trốn học. Đàng này nó lại ra xin phép, “Mrs. Le, can I leave early today to go to the beach? It's beautiful outside.” thì tôi phải làm sao? Trả lời: “Of course not.” hay bằng lòng cho nó đi? Cách nào thì mình cũng lãnh phần trách nhiệm vì nó đã cho mình biết. Mình không cho nó đi nhưng phải canh chừng đừng để nó trốn đi, lỡ có chuyện gì giữa đường là mình lãnh đủ!

 

Người Mỹ rất sợ làm cho ai bực mình hay giận dữ và khả năng chịu đựng rất thấp. Bao nhiêu chuyện bắn giết ở các nơi đều là kết quả của những nóng giận âm ỉ tích lũy từ bao giờ. Thành thử ai cũng ngại bị than phiền. Một phụ huynh gọi tôi nói là con bà phải làm nhiều bài quá, hoặc được điểm thấp quá làm cho nó “feel bad” thì tôi phải làm sao? Một nữ sinh khác vào lấy bài về nhà làm vì đau không đi học được. Mình thông cảm, cho nó mang sách vở về nhà, và thực lòng muốn an ủi vỗ về nó. Chẳng may nó lại cao lớn hơn bà giáo. Bà giáo chỉ định vỗ vai hay lưng nó mà lại thành vỗ phía lưng dưới của nó, và nó về nhà than phiền là bà giáo “touched me inappropriately”! Bà giáo nghĩ sao đây? Tôi vừa buồn vừa giận, lại nhớ tới câu chuyện anh bạn kể hồi mới sang đi làm phụ giáo. Chắc là đầu óc còn vương vấn đến quê hương, đi mà đầu óc để đâu đâu, và cũng còn đầy cung cách VN, đi vào phòng vệ sinh dành cho học trò (phòng nào chẳng thế, cần gì phải vào phòng giáo sư) rồi bị học sinh than phiền là cố tình “exposed himself”!

 

Tất cả những hiểu lầm tai hại trên đều là do những khác biệt cá nhân, những khía cạnh văn hoá mà chỉ không may một chút là chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Tôi đi dạy ở Ventura đúng 25 năm, bây giờ về hưu rồi, ngoảnh nhìn lại thấy giật mình và mừng là mình đã không gặp chuyện gì quá đáng và oan uổng chỉ vì sự khác biệt của mình.

 

Ngày tháng trôi qua, tôi cũng quen dần và hội nhập với nền văn hoá mới; đồng thời vì tiếp xúc nhiều với tuổi trẻ Mỹ, tôi hiểu họ hơn, tôi hiểu tôi hơn, trân quí gìn giữ di sản văn hóa của tôi và thông cảm với những cái của họ. Đầu óc tôi phóng khoáng hơn khi đối đầu với các khác biệt. Ngoài những khó khăn phải vượt qua để tồn tại trong môi trường Mỹ, tôi cũng có nhiều kỷ niệm với học trò tôi. Nhưng thành thực mà nói, tình cảm đó không sâu đậm như tình thầy trò VN. Nó chỉ lướt đi vì mọi người đều bận chạy theo cuộc sống, theo dòng đời. Một văn hóa coi tự do cá nhân, sự riêng tư là trọng, lại đầy đủ về phương diện vật chất, ít ai phụ thuộc vào ai về phương diện kinh tế thì con người khó mà đến gần nhau. Ngay cả trong cộng đồng người Việt chúng ta, có lẽ những hình ảnh các bà nội ngoại lễ mễ đem quà khi đến thăm các cháu và hình ảnh các cháu chờ bà, tranh nhau cái bánh kẹp bây giờ chỉ còn là kỷ niệm...

 

Nhưng tôi không quên được những năm đi dậy trường Mỹ, món quà đầu tiên tôi nhận được vào một dịp lễ Giáng sinh là từ một người học trò gốc Á châu.

 

THU LÊ
9/03

22 Tháng Hai 2013(Xem: 57088)
Lâu lắm rồi mà em cứ ngỡ Trăng còn vằng vặc phía bờ sông Ba nhịp cầu muôn đời nặng nợ Ôm nhớ thương cùng sóng sông Đồng
21 Tháng Hai 2013(Xem: 67881)
Pleiku đêm lạnh trở lại đêm Đêm nghe tiếng nấc dội về tim Thăm lại phố xưa trong giấc mộng Phố còn in đậm dấu chân quen!
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103708)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 89800)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
19 Tháng Hai 2013(Xem: 59847)
Ngô Quyền tuy vẫn là tên Nhưng trên thực tế đã quên mất rồi Đừng tìm trường cũ nữa thôi Ngô Quyền dot org (*) đền bồi trường xưa
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101184)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 82604)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 62441)
Trường yêu một thủa biết tìm đâu? Trăm nhớ ngàn thương bạc mại đầu Gọi dấu yêu xưa năm tháng cũ Dưng dưng phượng đỏ dục lòng đau!
14 Tháng Hai 2013(Xem: 60886)
người có về trên cỏ tháng hai? hương xuân còn thoảng gió đâu đây đất trời ngây ngất mùa tăng trưởng mai đào ưng ửng nắng hây hây
13 Tháng Hai 2013(Xem: 63407)
tôi như bụi cát hồng trần mai về cát bụi chẳng cần có tên tôi như một giấc ngủ quên bừng con mắt dậy, chợt thênh thang buồn
09 Tháng Hai 2013(Xem: 61837)
Ngày đầu một năm xin qua thật chậm như khi anh nắm tay em vào Xuân!
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93267)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 62180)
Con bên nầy nhớ Mẹ bên kia Như xa lộ thẳng đường không sao khác Chiều nay nhớ nhà xe chở đầy hương Tết Con chở theo mình mùi Mẹ đầu năm!
05 Tháng Hai 2013(Xem: 62181)
sớm mai thức giấc một mình chợt nghe trời đất tự tình thiết tha. vườn xuân nắng ấm chan hòa tiếng chim ríu rít khúc ca vào mùa
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104214)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93465)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78718)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 66408)
Bên anh bây giờ đã vào Xuân Có giữ cho nhau giấc mộng lành? Có biết rằng em nơi gió tuyết VẪN NHỚ BIÊN HÒA ...VẪN NHỚ ANH...
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 54582)
Nhớ Tết quê nhà, nay viễn phương Nổi trôi vạn nẻo, nhớ quê hương Thương yêu thân tộc, buồn xa xứ! Kỷ niệm trong hồn, mãi nhớ luôn.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 55831)
Cành đào đã chớm nụ lộc non Cô em gái nhỏ dạ sắt son Mai cúc nở vàng như chào đón Tình Xuân chung thủy mãi không mòn
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 62826)
Mùa xuân trôi trên sông Theo lục bình hoa tím Mẹ chèo con thuyền nhỏ Chở hàng Tết xuôi dòng
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139811)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
26 Tháng Giêng 2013(Xem: 54214)
-Riêng tặng Hát Bình Phương, để trả lời một câu hỏi- Dẫu biết rằng Xuân đâu bất tận. Đón Xuân buồn khi nắng chiều thưa. Thắp nén hương thầm câu nguyện khấn. Cho con tìm Tết của ngày xưa.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154221)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96796)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65845)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 96079)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 59566)
Đêm trừ tịch trời tối đen thinh lặng Hoán đổi đông-xuân gió hát rì rào Lộng lẫy vàng giữa tinh khôi nguyên đán Đón xuân về cây lá vẫy lao xao.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 65985)
Em sẽ mời anh chút ngậm ngùi, Cho anh nếm vị đắng đầu môi. Đi trên những bước chân hụt hẩng. Biết đau khi đã mất em rồi.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 62683)
bản nhạc tình năm cũ vừa gần, vừa xa xôi tách cà phê nhỏ giọt giọt sầu nào cho tôi?
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91834)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 75009)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 84102)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 83176)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 71991)
Các bạn ơi!... có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen.
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 88473)
Em về để gió hôn mây Để anh ôm mộng, men say cuộc tình Em về kể chuyện chúng mình Ngày còn đi học, em xinh xinh nhiều
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 88399)
Nhưng tôi vẫn cố viết mấy giòng này, goị là kỷ niệm một chuyến đi, đi thăm thân hữu đồng môn Gặp mấy học trò cũ, cũng như cho biết cảnh trời Tây:
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 60587)
Áo ấm Mẹ đan cũng chẳng còn Đông về xứ lạ xót lòng con Mang tình viễn xứ buồn cô quạnh Nhớ mẹ hiền yêu, nhớ nước non…
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 76736)
Rất mong qua những hình ảnh xưa đính kèm, anh chị em nào tự nhận ra chân dung chính mình … mấy mươi năm trước, hoặc chân dung anh chị em từng sinh hoạt cùng thời với mình,
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 87354)
Em ơi, hạt sương long lanh anh nâng niu trong ngăn tim anh nóng cháy đậm đà, ngày mai còn đó, tình ta còn đó, còn mãi trong ta mối tình đầu ngây thơ của Ngô Quyền và em
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 64326)
Chiều nay về không chút mưa rơi Mà lạnh lắm lòng con nhớ Mẹ Đèn xanh không lên không ngại trễ Sợ chờ hoài không thấy Mẹ đâu!
01 Tháng Giêng 2013(Xem: 60421)
Gửi tặng em vần thơ kỷ niệm lúc bên đời bước xuống mùa Đông sớm mai mù sương phủ sông Đồng tìm đâu bóng người xưa áo trắng?
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120893)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 62844)
Mai vàng hé nhụy đón chào. Bướm Xuân lơi lã hương cau dạt dào. Nhắp môi, chút rượu hồng đào. Lỡ say, vẫn nhớ đường vào với Xuân.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 85799)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 67308)
Năm mười hai năm tràn đầy dấu ấn Bạn Ngô Quyền trường cũ của tôi đây Đột nhiên bao bạn hữu lại xum vầy Cả thầy cô bên này và bên ấy
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 110329)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 68355)
Cali mùa nầy trời còn lạnh đêm đêm, Phố vẫn xa, đêm đen còn đặc quánh Tâm hồn vắng hoe, mắt còn trông ngóng Một phía xa xôi, nơi có chút Sài Gòn!
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 124240)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 128168)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127819)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 123009)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 85738)
Thôi thì cứ mặc mưa rơi Nhạt nhòa trên má, trên đôi môi hồng Có chút buồn, chút nhớ nhung Chút vương vấn nhẹ... như lòng em mơ
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 72582)
Sao em không về đây em ơi Chờ đã trăm năm, đợi hết đời Có lẽ từ đây rồi mãi mãi Chẳng còn có dịp gặp nhau thôi.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 117567)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 74934)
Bao năm biền biệt phương xa, Người đây kẻ đấy mưa sa nát lòng. Mơ ngày lễ lớn Mùa Đông Quỳ xin với Chúa: tơ chùng lại căng.
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 89322)
(Chia sẻ nỗi buồn mất Mẹ của Thy Lệ Trang) Người đã ra đi một ngày buồn Thương nhớ Mẹ hiền giọt lệ tuôn. Từ đây đôi ngã chia cách biệt Nỗi nhớ niềm thương cả tâm hồn.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 81845)
Bây giờ nhìn lại dấu sắc không Bước nhanh bước vội cũng thong dong Biết đâu mai mốt không còn bước Nhìn dấu chân xưa cũng lạnh lòng.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 79184)
Xót xa, tiếc nuối vô vàn... Nửa đêm thức giấc... ngỡ ngàng... mẹ đâu? Tiếng chân ai bước lên lầu Phải chăng một thoáng xôn xao mẹ về ...?
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 77292)
Mẹ tôi đó áo quần trăm miếng vá, Ôm trái tim cao cả “Mẹ Viêt Nam” Dẫu hàn vi cơ cực chẳng than van Mẹ tằn tiện từng đồng cho kẻ khó.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 131181)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 98066)
(Bài này tặng tất cả những học trò có cùng... hoàn cảnh, và riêng tặng một người Thầy mà đọc rồi mới hiểu- Nhờ Hoàng Mai chuyển dùm đến Thầy)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 101063)
Ai sẽ nâng niu cánh hoa tàn Ai sẽ vuốt ve cành hoa rũ Ai ru hoa ngủ lúc về đêm Ai nhặt xác hoa rụng bên thềm
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 144371)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153271)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127182)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 99461)
Một ngày mới, thêm niềm tin yêu mới. Cảm ơn đời, cho tôi trọn niềm vui. Cảm ơn người, bè bạn của tôi ơi! Hãy xiết chặt vòng tay thân ái.
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152215)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 107379)
dẫu cánh chim trời chưa biết mỏi người đi cũng sẽ trở về tìm giữa phố Sài Gòn, đêm hội ngộ mai tôi về, mai về! MAI, nhé em?!
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 117450)
Từng ấy thứ xếp đầy trong ký ức Bao nhiêu năm vẫn như thế êm đềm Ơn cô thầy muôn đời luôn ghi nhớ Nghĩa thầy trò ấm áp mãi trong tim.
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 118114)
Ở bên kia cầu vồng có lẽ, Quá khứ không còn là những niềm nuối tiếc Tương lai chẳng còn là những nỗi lo âu
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153193)
Với chủ đề “Trường Xưa, Thầy Xưa” nhóm CHS.NQBH ở Sài Gòn sẽ tổ chức “Đêm tri ân” thầy cô giáo cũ, cũng là buổi tri ngộ của những “cụ” học sinh thiệt lâu năm của trường Ngô Quyền.
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 131832)
Cảm ơn trang web Ngô Quyền bốn phương tám hướng se duyên trùng phùng từ trong ký ức mịt mùng Thầy xưa, bạn cũ bỗng dưng trở về
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 119550)
Hôm nay ngày giỗ Mẹ Chúng con đốt trầm hương Kính dâng về Từ Mẫu Với trăm vạn niềm thương
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146481)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133697)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155251)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 135699)
Thơ Kiều Oanh Trịnh - phổ nhạc LMST – Hòa âm Cao Ngọc Dũng - Ca sĩ Tâm Thư trình bày
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 109046)
Tạm biệt ông ơi. Đi ngủ đi, Cháu về bài vở ngập mùa thi, Ngày mai ông tới cháu đi học, Rạng rỡ bình minh soi bước đi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 108784)
Dòng đời sông nước vẫn trôi Vẫn ra biển cả, vẫn xuôi về nguồn Vẫn mang dòng nước mưa tuôn Vẫn ngâm những khúc tình buồn vương tơ
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149101)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
28 Tháng Mười 2012(Xem: 120788)
thu tình ta, nay chắc úa màu (chẳng câu dâu bể, cũng phù du) đêm nay gió lộng, mùa quay gót người về-mai, mốt-có thương thu?
26 Tháng Mười 2012(Xem: 112114)
(Tặng Hoàng Mai Đạt, Anh Hạnh, Hòa, Phước) Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 117514)
Thu xưa anh hát ru em Bài ca dao cũ, êm đềm ngủ say Ru em giấc ngủ ban ngày Lá rơi xào xạc, chân nai bước về
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160828)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
16 Tháng Mười 2012(Xem: 119193)
Cung đàn như đứt sợi dây tơ, Chẳng phải vì em muốn hững hờ, Chỉ muốn cho tôi đừng thương nhớ, Chẳng muốn suốt đời tôi mộng mơ.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 119642)
Rằng thương cá bóng kho tiêu. Canh rau ngót nấu tép riu thơm bùi. Rằng yêu thương mãi một đời. Đất quê hương gửi lời mời đón đưa.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146471)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 120631)
Mùa Thu hoa cúc nở Bên này trời mù sương Khói lam mờ bếp ấm Nhớ về Thu quê hương…
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166529)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127370)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 128832)
Cuộc tình không bày tỏ Sẽ có mãi trong tôi Sẽ đẹp suốt cuộc đời Và cho tôi mãi mãi Yêu nàng như chưa yêu
10 Tháng Mười 2012(Xem: 114768)
Thu đến HỒN chìm trong vạn lá Đông về HỒN đọng giữa ngàn sương Mộng mơ HỒN đến miền xa lạ Bàng bạc HỒN trăng khắp nẻo đường
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164214)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 152054)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.
05 Tháng Mười 2012(Xem: 126117)
Mời em một chuyến rong chơi Thăm miền biển vắng thăm người cô đơn Quạnh hiu những lá hoa cồn Bình minh sương phủ, hoàng hôn sóng gào
05 Tháng Mười 2012(Xem: 167368)
Ước chi Thu đừng đi qua, Thu ở lại dài lâu trong đời sống để mỗi người trong chúng ta quên đi những bộn bề phức tạp mà đắm mình trong sắc Thu muôn đời...
05 Tháng Mười 2012(Xem: 117770)
Thu gợi bao hoài niệm Của yêu dấu một thời Giữ đầy bốn ngăn tim Dù thời gian vời vợi.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 161562)
Giờ này anh đang làm gì bên kia nhỉ? có nhắm mắt thấy những giấc mơ của tụi mình không? Sao cả hai nơi cách nhau nửa vòng trái đất đều mưa như thế?
29 Tháng Chín 2012(Xem: 168710)
... có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!