Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quang Trần - THÁNG TƯ NĂM ẤY

03 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 158009)
Quang Trần - THÁNG TƯ NĂM ẤY

THÁNG TƯ NĂM ẤY

 (Viết tặng những người bạn lớp 11 B6 - Niên khóa 1969-1975)


thang_4_nen-large-content


 Hàng năm, ở cái tuổi học trò còn cắp sách đến trường, thì cứ vào khoảng tháng tư là khoái nhất. Không khí bắt đầu nắng nóng ngột ngạt chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè, những cây phượng cũng bắt đầu nhu nhú những nụ để cho hoa đỏ thắm vào hè. Lúc này đã thi xong kỳ thi bán nguyệt cuối cùng của một niên khóa. Lứa học trò cảm thấy nhẹ nhỏm hẳn sau gần một năm đèn sách và bắt đầu có thể thong thả, bỡi bài vở cũng nhẹ nhàng và không còn nhiều. Thầy cô cũng bắt đầu nương tay không còn để ý chặt chẻ và nghiêm khắc với học trò nữa, cũng không biết có phải quí thầy cô suy nghĩ rằng năm sau không còn dạy lại các em học trò này nữa hay không? Mà bắt đầu thấy quí thầy cô hay tâm sự với học trò hơn, kể chuyện ngoài lề nhiều hơn, gương mặt cũng bớt đi cái nghiêm khắc và khoảng cách thầy trò được nối lại gần không như những buổi đầu niên học. Còn đám học trò thì lúc đó lại hay mong sao cho thầy cô bị bịnh nhiều hơn (đúng là nhất quỉ, nhì ma va thứ ba là…), để được nghỉ mấy tiết học, nhất là mấy tiết học cuối mà được nghỉ thì sướng lắm, vì được về sớm, thoát khỏi sự quản lý của nhà trường lại không bị gia đình để ý… và tha hồ rong chơi theo cách của mình.

 Nếu được nghỉ mấy tiết cuối thì thế nào cả lớp cũng phân ra nhiều nhóm bàn bạc nhau ầm ỷ, ồn ào… nhóm thích đi đá banh thì rủ rê nhau đi qua tận sân banh Hóa An để dợt, rồi bắt cặp để chở nhau bằng xe đạp (ngày đó có xe đạp là uy tín lắm, nhiều khi về nhà mượn xe để đi chứ cũng không có sở hữu riêng một chiếc), thằng nào xấu số không có chiến hữu là phải đi bộ ra chợ Biên Hòa và đón ghe qua bến đò Lò Lu rồi cuốc bộ đến sân. Khi chia ra hai phe dợt, em nào lớ ngớ bị dư ra thì có trách nhiệm ngồi giữ đồ cho bạn bè nhìn cái mặt thì ỉu xìu đến tội nghiệp (mà mình thì hay bị nhất, vì đá dở nên không nhóm nào muốn bắt cặp).

 Có nhóm thì rủ nhau qua nhà mấy bạn ở Cù lao hay Gò me để tắm sông và hái trái cây ở nhà bạn ấy…, bạn nào nhà có vườn cây ăn trái, có ổi, có mận, có sơ ri thì… đông bạn thân hơn nữa. Mình còn nhớ lại vì không biết bơi nên xuýt chết chìm ở nhà bạn Xích Tòng (bây giờ là thầy giáo trường Nguyễn Du) đang phải ngụp lặn để ngoi lên còn bị bạn bè tưởng là giỡn, may là uống nước no rồi mới có bạn Minh Phước xuống vớt lên, chứ không thôi bây giờ có mà ngồi gõ lọc cọc được) thật là vui khi nhớ đến những kỷ niệm này.

 Mấy tên mặt già già trong lớp, hơi quậy quậy thì rủ nhau đi dánh billard cá độ, mà có đâu xa xôi… chỉ cần vọt băng qua cổng trường là có đủ nào bóng bàn, đá banh bàn, billard… cho các môn đệ tung hoành tỷ thí.

 Nhắc lại là ngày xưa, trường Ngô Quyền các lớp đệ nhất cấp thường nhà trường xếp học sinh nam hay nữ học riêng từng lớp không có trộn lẫn, lớp mình thì là một trong hai lớp Pháp văn của trường và đặc biệt bị “đì” hay sao đó nên từ lớp 6 đến năm lớp 11 thì vẫn không bị trộn lẫn, chỉ duy nhất là học sinh nam. Sau năm 1975, vì không đủ sỉ số mới nhập 2 lớp làm một, mới biết nữ sinh là cái chi chi. Nên cái lớp 11 B6 từ ngày đầu còn để chỏm mới thi đậu vào Ngô Quyền cho đến lúc tan đàn xẻ nghé vẫn những gương mặt cũ mèm mà thôi.

 Rồi đến cái tháng Tư của niên khóa 1974-1975, khác hẵn những năm học trước đó, tuy cũng còn non nớt nhưng cũng đủ cảm nhận nhiều điều đang xảy ra chung quanh mình, trong từng gia đình bạn hữu đã có những cách khác nhau để chuẩn bị cho một sự thay đổi theo thời cuộc, một cuộc chia ly từ từ hiện ra mà trong từng đứa lúc ấy chưa cảm nhận hết được như bây giờ. Hàng ngày sỉ số vắng mặt một tăng lên mà trong từng thằng cũng không hiểu hết được vì lý do gì? Ngày qua ngày cho đến cuối niên học không còn chờ được buổi liên hoan chia tay vào hè để hẹn nhau ngày khai trường như năm nào, mà đột ngột phải gián đoạn. Chỉ đến khi tựu trường niên học mới thì mới thấy thiếu vắng nhiều quá, cũng không biết được nguyên nhân hay lý do gì về sự thiếu vắng những gương mặt quen thuộc của sáu năm ngồi chung một lớp, và đến tận sau này khi cuộc sống dần dần ổn định, thì mới hiểu được ngày ấy tại sao không còn bên nhau cắp sách đến trường và ngồi chung một lớp.

 Chỉ một tháng Tư thôi mà biết bao nhiêu là thay đổi, mình còn cố lết được hết cái năm cuối cùng của thời trung học, để đếm qua đếm lại chỉ còn hơn một nửa sỉ số so với những năm trước là còn ngồi lại với nhau. Thời cuộc đẩy đưa bạn thì theo gia đình về quê tạm lánh những bất ổn trong cái tháng Tư nghiệt ngả ấy, rồi sau này ở lại mãi với ruộng đồng, có bạn theo gia đình bay xa nửa vòng trái đất tìm chốn bình yên nơi đất khách quê người (sau này mới biết rõ tin tức), có bạn vì hoàn cảnh lúc bấy giờ của gia đình, vì kinh tế, vì cái rào cản lý lịch, vì gia đình vướng này vướng kia không còn đủ sự an tâm để tiếp nối con đường học vấn… cả trăm cái lý do để phải rời xa mái trường.

 Chỉ một tháng Tư đó thôi đã làm thay đổi nhiều quá, còn trong cái tuổi học trò ăn chưa no, lo chưa tới mà có bạn bắt đầu dần biết cái cuốc, con rựa, biết phát nương làm rẩy, biết cầm bó mạ cấy xuống ruộng đồng. Có bạn theo gia đình chuyển hẵn lên vùng rừng sâu-nước độc lúc ấy tận Trị An, Cây Gáo, Bầu Lâm, Xuyên Mộc… làm bạn với nương rẫy và chim thú, để rồi mấy chục năm sau gặp lại đã thành lão nông tri điền với dáng vẻ khắc khổ không còn là anh học sinh ngày nào hoạt bát với cây đàn guitar hát những bài du ca đầy lãng tử.

 Có bạn đơn độc làm một cuộc hành trình gian nan không biết sự sống và cái chết để ra đi… có đứa thoát và cũng có đứa phải vào trại, rồi những hơn hai mươi năm sau mới có dịp gặp lại đứa này, đứa khác như: Ngô Công Phúc, Phan Văn Lã, Võ Thành Nghiệp…, mà ngay mình cũng không ngờ có trường hợp mãi 35 năm sau mới được gặp lại nhau, khi cả hai từ hai phương trời xa đứa thì bên Úc, đứa ở Canada cùng về thăm gia đình và liên lạc qua bạn Bảy già thì hội ngộ, mà cũng chỉ có một đêm duy nhất hàn huyên tâm sự rồi lại chia xa như bạn Nguyễn Đức Giang. Rồi cũng có những bạn mãi đến bây giờ vẫn chưa biết tin tức ra sao như Trần Hữu Lộc, Huỳnh Đăng Long, Phạm Kim Phi Hùng.

 Rồi cũng có bạn cố gắng vươn lên theo cuộc sống, bỏ học để bước đi theo những ngỏ rẽ khác nhau, vì nhiều lý do nhưng tựu trung cũng muốn tương lai mình khác đi để làm thay đổi cuộc đời, vì gia đình vướng nhiều quá lại bị ràng buộc và trói chặt, nên phải tự tìm lối thoát mong sao được may mắn hơn. Nhưng nào có biết hết cạm bẩy bên ngoài, những va chạm lợi ích dẫn đến xung đột cá nhân để trở thành con cờ thí trong ván cờ tàn, và bị đánh mất tất cả tự do, mà mấy năm sau đến khi trở ra phải tốn khá nhiều thời gian mới ổn định lại tinh thần và có bạn tưởng chừng bị hoang tưởng suốt đời vì uất hận…

 Cũng có bạn chấp nhận cái thực tế phũ phàng, không còn được đi học tiếp, vì có điều kiện đi học chăng nữa, thì cái hoàn cảnh gia đình vướng quá nhiều phức tạp theo cách nhìn lúc ấy thì cũng học chỉ hết cái trung học thôi, đố mà vào nổi trường đại học nào, thôi thì đành phải cố thích nghi thời cuộc, học lấy một nghề lao động chân tay. Trước là nuôi sống lấy mình sau là phụ giúp gia đình trong thời kỳ ngặt nghèo ấy. Để rồi vài chục năm sau gặp lại thì cũng vẫn phải như ngày nào, ngày ngày bỏ sức kiếm lấy đồng tiền chứ nào có dùng được cái kiến thức có được ở nhà trường ngày xưa.

 Ngay chính bản thân mình, sau niên khóa 1975-1976, ra trường cũng biết cầm rựa phát rẫy, chặt củi từ Trảng Bom tha về Biên Hòa để dung, còn dư thì bán mà mua gạo, cũng biết theo anh ruột đi đăng ký đi kéo dây đường điện cao thế Đa Nhim để một tháng có được hơn 20kg gạo cho một người mang về gia đình để bớt ăn độn (lúc đó vào năm 1976, gạo là quí lắm) biết đi lao động bắt buộc sau khi bị phân loại, vào rừng tại Ngải Giao để làm rẫy tăng gia sản xuất, rồi lên núi Gia qui ở Long Phước để đập đá mà chỉ tiêu mỗi ngày phải đủ nửa m3, trước khi lên đường tham gia vào cuộc chiến tận Kampuchia hết 3 năm trời. Phải trải qua bao buồn vui, đắng cay, gian khổ của cuộc đời, cũng nếm trải những cái éo le mà bạn bè mình gặp phải để chiêm nghiệm và ngẫm nghỉ trong suốt một thời gian dài từ cái tháng Tư năm ấy.

 Nhiều và còn nhiều hoàn cảnh của từng bạn phải đổi thay, không giống như những nguyện ước của cha mẹ khi cho mình đi học, không thể nào ngờ sự cố gắng học hành của chính mình cho tương lai lại bị thay đổi nhanh quá và bất ngờ quá, chỉ trong vòng cái tháng Tư ấy. Để rồi sau một quãng thời gian dài của một đời người, khi mà chúng mình đã bắt đầu già ngồi ngẫm lại mới thấy có cái gì đó hụt hẩng và đánh mất nhiều quá, có lẽ ngay tự bây giờ cho đến mãi về sau trong mỗi chúng ta còn mãi mãi tiếc nuối vì đã mất quá nhiều nhưng chẵng được gì to tát ngay từ trong chính mình.

 Cũng tháng Tư này ngồi quay ngược lại thời gian, để rồi mình tự nhủ thầm nếu không có cái tháng Tư năm ấy, thì bạn bè mình chắc không vì những cái lý do như đã cùng nhau tâm sự mà phải thở dài mệt mỏi cho đến mãi về sau.

 Thôi thì hít thật sâu vào để tịnh tâm cho tâm hồn an lạc, xóa bỏ những ký ức buồn và quên nhanh những mặc cảm với cuộc đời, để tìm lấy cho chính mình sự bình an trong cuộc sống và bình an trong tâm hồn.

 Nguyện cầu cho hương hồn của những bạn hữu chung lớp đã từ giã cõi trần trong thời gian qua và mong rằng các bạn ấy sẽ phù hộ cho chúng ta vững đôi chân trên bước đường còn lại trong đời sống con người.

(Nếu có gì không phải và có chạm vào đời tư của bạn bè, thì xin được sự thông cảm và bỏ qua vì những điều đã nêu ra, chỉ muốn cho thấy cái lý do mà anh em mình gặp nhau phải như vậy mà thôi, chứ không có ý niệm xấu về các bạn và cũng không thể viết hết được những gì mình đã biết do sự hạn chế trong bài viết này và hẹn gặp nhau trong lần tâm sự sau).

Quang Trần (Canada) 

ChsNQ khóa 14 

 April, 27-2012.

 

17 Tháng Giêng 2010(Xem: 73722)
Hương bưởi ơi, tôi muốn dỗ dành Đồng Nai nước đục lại trong xanh Hương có bay đi xin trở lại Để mãi là hương của chúng mình.
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 74675)
Vạn dặm đường xa, vạn dặm xa Khói chiều vương vấn bóng quê nhà Lòng nặng lòng nghe hoàng hôn xuống Một khối tình em, một mẹ già
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71165)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75709)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73795)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74921)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32394)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76583)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74116)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73952)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76758)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83080)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84066)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82308)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 85969)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91861)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88200)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82333)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82297)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38863)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 80749)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82071)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83322)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84382)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100051)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93750)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79449)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91088)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97089)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81468)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 90979)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94136)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210060)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99988)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100657)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95691)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87282)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161852)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
10 Tháng Năm 2009(Xem: 68651)
THIỆP MỜI: Họp mặt truyền thống kỳ 8: July 5, 2009 Tại:      Seafood Kingdom Restaurant 9802 Katella Ave. Anaheim , CA - Tel: (714) 636-0398 Ngày:   Chủ nhật  05 tháng 7 năm 2009 từ 11:00 am  đến 2:30 pm
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 65722)
  Thiệp Chúc Tết Kỷ Sửu 2009 & Thư Mời họp mặt Tân Niên