Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - TRĂNG SÁNG BÊN ĐỜI phần 2 (Hay Bài Thơ Năm Cũ)

10 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 123892)
Huỳnh Văn Huê - TRĂNG SÁNG BÊN ĐỜI phần 2 (Hay Bài Thơ Năm Cũ)


TRĂNG SÁNG BÊN ĐỜI phần 2


(Hay Bài Thơ Năm Cũ )

 

la_thu_cu-large-content


 Cái cảm giác được làm đến chức … “ông” nghĩ thật cũng thú vị. So với một số bạn bè đồng thời với ông, có người còn chưa hưởng được cái cảm giác thiêng liêng khó tả này. Hôm nay ông Hưng về dự đám thôi nôi của đứa cháu nội đầu tiên… . Chiếc xe lăn bánh êm ru khá nhanh mặc dù con đường gọi là quốc lộ này bây giờ xe cộ đủ loại, lớn nhỏ qua lại hầu như bất kể ngày đêm. Đến một ngả rẽ, lòng ông chợt thóang bồi hồi, đây là đường vào nông trường Phước An, nơi ông từng đến công tác làm… thầy giáo… .Mới đây mà đã mấy mươi năm và cũng mới đây mà đứa con trai lớn cưới vợ đã được mấy năm rồi, hiện ông chỉ còn cậu con trai út còn đang đi học thôi. Vì đến sớm, nên sau khi thăm hỏi những người thân quen, gặp gỡ con cháu… , lát sau ông tự dành cho mình một phần thời gian, bước ra đường đi dạo một vòng, thăm lại cái thị xã vốn trước đây cũng là một tỉnh của miền đông Nam bộ. Thời chiến tranh xưa kia, người ta nói nơi nầy bị tàn phá rất nặng nề, hầu như chỉ còn là đống gạch vụn. Những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến oái oăm, thật đau đớn khi người dân thường lẫn những người có cầm vũ khí đã thiệt mạng nhiều! Nhưng hôm nay quang cảnh khác xa, không còn chiến tranh, vùng đất đỏ bao la mầu mỡ này cùng với những cư dân cần cù đã góp phần tạo nên một cuộc đổi thay thấy rõ… .

 Ông đang đứng tần ngần, ngắm nhìn và suy nghĩ mông lung, bất chợt bên kia đường có một người phụ nữ dáng vẻ có “của ăn của để” băng qua, cất tiếng vồn vã, mừng rỡ:

- Dạ, xin lỗi có ph..ả..i là… “thầy” Hưng không ? – Ông Hưng ngờ ngợ nhìn người đàn bà hình như mình đã gặp ở đâu đó, có nét hơi… quen quen rồi gật nhẹ đầu. Thấy trí nhớ mình đã có kết quả và được... công nhận, người đàn bà vội vàng nói tiếp:

- Nhà “em” ở bên kia đường, mời “thầy” ghé nhà … uống nước! “Em” là Thúy, học khóa… ở nông trường Phước An nè! – Đến đây có lẽ ông Hưng đã nhớ được khá đầy đủ:

- Phải Thúy… “đuôi gà”, sau đó về công tác ở phòng nông nghiệp huyện… ? – Bằng một nụ cười thật tươi vì “thầy” đã nhớ ra mình, người đàn bà tiếp lời ngay:

- Dạ phải rồi! Mời “thầy” qua nhà… !

Thấy mình cũng còn thời gian, hơn nữa trước tấm lòng của người “học trò” cũ, Ông Hưng chỉ mất vài giây do dự rồi bước qua đường.

 Nhà của Thúy là một cửa hàng đại lý, chuyên bán thức ăn chăn nuôi và cả phân bón hóa học, trông rất bề thế, hàng hóa đầy ắp, phải có đến ba nhân viên – có thể là em, cháu – phụ giúp công việc buôn bán. Sau khi dặn dò công việc nhanh gọn, xong xuôi, Thúy - phải gọi là… bà Thúy thì đúng hơn - mời ông Hưng vào ngồi uống nước trên bộ salon to - rộng bằng gỗ quý trong phòng khách, bà Thúy – thật ra chỉ nhỏ hơn ông Hưng chưa đến mười tuổi - sau khi thăm hỏi “thầy” theo lẽ thường tình, bà bắt đầu nói về mình:

- Thầy biết không, khi học khóa của thầy xong, em học tiếp khóa trung cấp. – Sau khi ngừng một chút và mĩm cười, bà Thúy nói tiếp: “ -Rồi em quen với ông xã của em bây giờ đây, ảnh còn công tác, chỉ có em nghỉ ở nhà buôn bán, lo cho hai đứa nhỏ đi học ở Sài Gòn.”

Chuyện trò qua lại một hồi… , rồi việc gì đến cũng phải đến, ánh mắt bà Thúy sáng lên, gương mặt thoáng ửng hồng, giọng nói hình như… thấp xuống:

- Thầy có nhớ khóa học ở Phước An ai là người ngồi… kế em không? – Đã nhớ ra Thúy “ đuôi gà” thì làm sao không nhớ đến “người” đó, ông Hưng nói ngay và trong lòng có chút hồi hộp:

- Nhớ chớ!... , đó là… “ma-sơ”… Hạnh! – Với một nụ cười hoàn toàn trọn nghĩa, bà Thúy chân thật tiếp:

- Đúng ra phải gọi đầy đủ là... ma-sơ Theresa Hạnh.- Rồi bằng cái giọng như đang kể chuyện, một câu chuyện tuy không phải là... cổ tích, nhưng cũng đã mấy mươi năm rồi, bà bắt đầu nói, nói một hơi... dài:

- Chắc thầy cũng biết rồi, thầy hết môn chừng mấy ngày thì Hạnh cũng trở về tu viện... . Em và Hạnh học trung học trên miền này nên quen thân nhau từ trước, Hạnh học rất giỏi. Rồi nhìn thấy ông Hưng đang ngồi im chăm chú lắng nghe, bà Thúy nhắc: “Mời thầy uống nước đi thầy!” . Xong lại... tiếp tục câu chuyện của mình đang kể:

- Thầy biết không (cái câu mở đầu hầu như đã… quen miệng!), ngày làm lễ mãn khóa, Hạnh có về dự, hôm đó Hạnh đã “phá lệ” không mặc đồ tu nữa! Đến phần văn nghệ, thầy biết không (!), Hạnh có lên hát bài “Bay Đi Cánh Chim Biển” hay lắm! – Đưa mắt nhìn trân trân ông Hưng, Thúy không kể nữa mà... hỏi:

- Nhưng sao lần đó thầy không về dự? – Ra dáng lấy làm tiếc (mà là tiếc thật!) ông Hưng trả lời:

- Lần đó tôi phải đi công tác miền Tây, phải hơn tuần lễ mới về! – Rồi không biết thắc mắc thật hay… chiếu lệ, ông Hưng hơi cười và đăt câu hỏi với “học trò” của mình: “ Sao lúc đó dám hát mấy bài này ?!!”. Như một cô “học trò” năm nào, Thúy liếng thoắng trả lời:

- Trong nhiều bài hát mình… chen vô một bài, đâu ai biết hết… , với lại nội dung bài hát đâu “có gì”, chỉ nói về chuyện… tình cảm thôi.- Tiếp theo bằng cách ra vẻ như có chuyện gì rất... đặc biệt, Thúy nói tiếp:

- Thầy có biết tại sao lần đó Hạnh về “trường” với hình thức như vậy không? – Tất nhiên ông Hưng không thể có câu trả lời, rồi chính Thúy lại tự trả lời câu hỏi của mình:

- Chỉ hơn tháng sau Hạnh có tìm gặp em, nói rằng sắp phải đi xa! Hạnh có gởi thầy lá thư, nói rằng nếu có dịp cứ đưa tận tay thì thầy sẽ biết thôi... .- Rồi như một người có lỗi, Thúy tiếp:

- Thầy biết không, lá thư để ngỏ, Hạnh nói không có gì... riêng tư, em có xem cứ xem. – Thúy bắt đầu có vẻ... dông dài, tay chỉ ra ngoài đường!:

- Hồi đó con đường này còn là đường trải đá pha lẫn đất đỏ, cái nền nhà này cũng là nền đất luôn! Năm đó em hỏi thăm người ta, được biết thầy không còn ở sở nữa!... Em để lá thư kẹp trong quyển sách, cất cùng với mấy quyển nữa vào trong cái rương cây để dưới gầm giường. Mấy tháng sau, nhìn bên ngoài không thấy gì, nhưng bên trong đám mối đã gậm từ dưới lên trên, tan nát hết mấy quyển sách! Lá thư thì chữ nghĩa chỗ còn, chỗ mất!... . Thúy còn nói nhiều nữa, toàn những chuyện xoay quanh lá thư ngỏ năm xưa. - Vừa lúc đó điện thoại của ông Hưng có cuộc gọi, đứa con trai của ông đã gọi, nhắc ông trở về nhà để thắp nhang trên bàn thờ ông bà. Gương mặt thoáng phảng phất nét đăm chiêu ,ông đứng lên định tạm biệt ra về, nhưng bà Thúy đã mau miệng:

- Thầy ở lại dùng cơm với gia đình, “ông xã” em cũng đang trên đường về... . - Nhưng ông Hưng đã có lý do quá chính đáng để từ chối:

- Thôi, tôi xin cám ơn gia đình, nhưng vì có việc, để dịp khác còn lên đây tôi sẽ đến... – Qua cuộc trò chuyện từ đầu đến giờ, bà Thúy biết quả thật ông Hưng có việc riêng nên cũng không dám nài ép... , chỉ nói thêm:

- Vậy dịp khác thầy lên đây chơi lâu hơn nhé! Bây giờ để em đi lấy lá thư của Hạnh đưa thầy!

 Thúy bước ra sau một lát trở vào, cái bao thư cũ toàn bộ đã được cho vào một bao thư khác mới hơn.Người nữ chủ nhà tiễn khách về với vẻ mặt thư thái, như ... trút được một gánh nặng trong lòng. Rồi chợt cái chất “học trò” hình như còn sót lại nơi người đàn bà đã trung niên, bà Thúy cười và cất tiếng hỏi... vớt vát thêm:

- Nếu đêm mãn khóa thầy có mặt và chúng ... em yêu cầu thì thầy sẽ ... hát bài gì vậy thầy? - Ông Hưng cũng đâu có vừa (!) khi bước ra khỏi cửa ông vừa cười mĩm vừa trả lời:

- Tôi sẽ hát bài... “Riêng Một Góc Trời”... .- Người ta chỉ thấy bà Thúy giương đôi mắt sáng tròn xoe! 

Ông Hưng bước hơi nhanh, giờ đây trong ngực áo ông như trĩu nặng lá thư của mấy mươi năm về trước... .Chuyện mối mọt gậm nhấm sách- báo ông cũng đã từng là... nạn nhân. Không có ai lạ gì đâu!Cái đám sâu mọt này ghê lắm,ăn rỗng ruột từ bên trong, còn bên ngoài vẫn thấy như không có gì! Ngày trước, cũng trong căn gác trọ bằng gỗ ven kênh Thị Nghè – lúc ông còn tạm được “lưu dụng” tại một cơ quan thuộc Bộ Nông Nghiệp miền Nam – ông cũng đã từng gặp chuyện giống như vậy. Trong đợt đi “lao động tập thể” khoảng một tháng ở Cà-tum, thuộc tỉnh Tây Ninh, khi trở về cái rương gỗ rẻ tiền của ông mà sinh viên ngày xưa hay dùng cũng đã bị đám mối tấn công. Thế là sách, vở, mấy cuốn báo trường, và... mấy lá thư “đặc biệt” với vài tấm hình đen trắng (chụp ông ở tháp Bà và hàng thùy dương ven biển Nha Trang trong một chuyến công tác vào cuối năm 74) coi như chỉ còn là... vết tích! Đúng là “thời nào họa đó”, ngày trước là giấy thì gặp mối mọt, bây giờ ngay cả khi lưu vào USB hay ổ cứng máy vi tính, nếu sơ sẩy một chút vẫn có thể bị... virus “ăn” sạch như thường!! Thôi, ông mau mau bước để còn trở về nhà đứa con trai lo cho xong cái đám cúng thôi nôi... . 

 

 Mãi đến chiều tối đám cúng thôi nôi mới xong, vì buổi trưa dành cho khách người lớn, họ hàng, chòm xóm, buổi chiều khách là bạn bè cơ quan của đứa con. Tất nhiên ông Hưng cũng có uống, vừa rượu lại vừa bia – hai thứ này mà pha lại trong bụng thì “mệt” lắm! – cũng may vì là người lớn nên ông được quyền ngưng sớm, chỉ còn đám trẻ mới vui vẻ đến tối. (Riêng hồi trưa này ông đã tranh thủ đi ra sau lấy lá thư ra xem qua rồi, thật tức cho cái đám mối, mọt...!) . Đứa con trai đưa ông lên một cái phòng nhỏ trên lầu, nói là để ông nghỉ cho khỏe. Nhưng ông đâu có... “mệt” gì cho lắm! Ông ngồi vào bàn, lấy lá thư trong túi áo ra. Ngày đó giấy viết đã không được trắng, bây giờ qua thời gian nó lại càng vàng ố thêm. Ông Hưng nhớ lúc trưa Thúy có nói rằng : “Đã lấy lá thư ra đọc (vì Hạnh có ... cho phép) sau đó sơ ý để lại không cùng một chỗ trong quyển sách, kết cuộc bài thơ bị hư hại nặng, riêng lá thư còn khá nguyên vẹn...”

 Lá thư có ngày tháng đúng vào ngày làm lễ mãn khóa, vậy là có thể Hạnh nghĩ rằng ngày đó ông Hưng cũng sẽ có mặt chăng (?).Nghĩ đến đây bất giác ông không sao nén được tiếng thở dài… .

  Thưa thầy, Hạnh sắp có việc phải đi xa... .Hôm nay viết thư để xin lỗi vì đã nói dối thầy. Vào đêm Trung Thu có tổ chức đốt lửa trại, thật ra về bài thơ định dán lên hàng cây bên khu trường Luật, Hạnh vẫn còn giữ nên có gởi kèm theo đây để thầy xem và... toàn quyền quyết định, nếu có dở thì xin thầy đừng cười. Hạnh cũng đã qua rồi cái thời tuổi trẻ mộng mơ! Hạnh cũng tiếc rằng hôm đám giỗ thầy đã không đến nhà dự được. Giờ này Hạnh chỉ có một con đường để đi và đến mà thôi. Xin chúc thầy và các bạn một đời hạnh phúc. 

 Ngân Hạnh.

 Đọc xong thư ông Hưng thấy có hai điều đáng suy ngẫm: thứ nhất ông "toàn quyền quyết định”, vậy có nghĩa là ông được quyền đưa cho người bạn tên Thành đọc? Thứ hai "chúc thầy và các bạn”, bạn ở đây là bạn của ông hay các bạn của Hạnh? Sẽ khó mà có được lời giải đáp cho thỏa đáng, người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .

 Đến bài thơ lại càng... bi đát hơn. Giống mối là vậy, gậm nhấm đến đâu là đem theo đất đến đó để giấu kín, để che đậy. Màu đất đỏ loang lỗ trên mặt giấy vàng ố, cả bài thơ sáu câu lục bát giờ chỉ còn khoảng hơn hai mươi chữ! Chỉ riêng cái tựa là may mắn hơn nên còn nguyên vẹn. Ông Hưng lấy giấy và viết ra bắt đầu dò tìm từng con chữ, giống như thời đi học, làm bài tập ngữ vựng vậy, tìm những chữ thích hợp, điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa! Mày mò mãi ông cũng “làm” xong sáu câu thơ, trong lòng thầm nghĩ: “Không biết tác giả thực sự của bài thơ có đồng ý với chữ nghĩa của mình không?” Ông định bụng sẽ gởi cho anh bạn tên Thành xem – vì được “toàn quyền quyết định”! - và rồi nhờ anh ấy gửi lên báo điện tử hoặc trang web nào đó – người bạn này hay viết bài gởi báo lắm! – với hy vọng mong manh như “sương sớm đang chờ nắng mai”, vì biết đâu nơi phương trời nào đó có “người” đọc được và... lên tiếng!? Thế là ông cặm cụi chép lại bài thơ, chữ nào mới tìm ra và thêm vào được ông viết nghiêng... .

 

 Chỉ là mây trắng.

 Chỉ là mây trắng ngang trời.

 Chỉ là trăng sáng bên đời đêm mơ...

 Chỉ là một thuở tình thơ.

 Chỉ là sương sớm đang chờ nắng mai...

 Chỉ là tan hợp bèo mây.

 Chỉ là chiếc lá hao gầy cuối thu...

 

 Xong công việc, giấy, viết, cả hai cái bao thư mới và cũ ông để lại trên bàn. Riêng bài thơ nguyên bản và lá thư được ông xếp nhẹ nhàng, vuốt phẳng phiu (vì được viết trên giấy pơ-luya mỏng lại còn chi chít những lỗ do mối-mọt) rồi ông cho vào túi áo sơ-mi, treo lên mắc áo cẩn thận... .

 Ông Hưng lên giường ngủ một giấc thật ngon, trong giấc ngủ ông mơ thấy mình đi đến một nhà thờ thật lớn và tráng lệ vô cùng! Nơi đó ông gặp một... nữ tu đứng tuổi, dáng quen quen, đang từ xa nhìn ông, cánh tay như ra dấu gì đó nhưng không nói năng chi cả.Tuy không nhìn rõ mặt người này , nhưng như bị thôi miên ông lần bước tiến về phía đó... .Chợt một hồi chuông giáo đường ngân vang... . 

Ông Hưng thức giấc bởi hồi chuông sớm của nhà thờ chánh tòa thuộc giáo phận XL, không xa lắm với nhà con trai ông. Hai vợ chồng đứa con cũng đã thức dậy từ lúc nào rồi. Nghe câu chuyện qua lại của cả hai, ông như... ngạt thở khi biết bài thơ gốc và lá thư đã biến thành một ... cục giấy trong túi áo! Trong lúc ông ngủ, đứa con trai biết lúc chiều áo ông bị vài vết dơ nho nhỏ do rượu vang đỏ, sau khi tiếp bạn bè đã... “mệt” rồi lại còn cho áo ông vào... máy giặt! Sáng ra, con dâu ủi áo để cho ông mặc mới biết cớ sự! Ông vốn hiểu “tâm lý” của một số đàn ông mà, sau khi uống “mệt” rồi hay làm ra vẻ mình chưa có sao cả (!), hay làm việc này việc nọ để lấy lòng... “quý bà” ! Ông bèn nói lớn cho dưới nhà nghe:

- Thôi không sao đâu, chỉ có mấy câu thơ ba đã chép lại trên tờ giấy khác rồi!

Tuy nói vậy, nhưng trong lòng ông Hưng vẫn có chút... buồn buồn. Ông tự an ủi, miền đất này là nơi viết ra và rồi cũng là nơi... trở về của “bài thơ năm cũ”!

 

 Huỳnh Văn Huê.

 

 

28 Tháng Tư 2011(Xem: 105252)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67294)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 168821)
"Khép một vầng trăng" hẹn kiếp sau Người về tan tác cuộc bể dâu Ngọc lan hương vẫn nồng trong gió Hiên vắng, tìm em biết chốn nào?
25 Tháng Tư 2011(Xem: 31640)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Minh Trí
23 Tháng Tư 2011(Xem: 117144)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
20 Tháng Tư 2011(Xem: 130846)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 33049)
* Tiêu đề: Nhớ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:33 minutes (5.09 MB)
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142681)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
14 Tháng Tư 2011(Xem: 106975)
Áo trắng trường xưa giờ nơi đâu? Lật trang lưu bút đã phai màu Ngô Quyền chung lớp còn mãi nhớ
10 Tháng Tư 2011(Xem: 108696)
Tháng tư nào em lang thang xứ lạ Mưa đổ hoài những giọt nhớ năm xưa Em quay đầu ngó lung về hướng biển...
09 Tháng Tư 2011(Xem: 102722)
anh mệt mỏi với một điều lập lại rất chán chường là: nỗi nhớ nhau ngày mở cửa nhớ râm ran trong nắng
07 Tháng Tư 2011(Xem: 37943)
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146698)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
02 Tháng Tư 2011(Xem: 35282)
Dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011.
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68092)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 133237)
Dẫu lưu lạc nơi xứ mình hay xứ người, tất cả các cựu HĐS Biên Hòa sẽ không quên một thời ...
01 Tháng Tư 2011(Xem: 34795)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155580)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 31271)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thanh Hoa
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70427)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 72851)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162430)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.
27 Tháng Hai 2011(Xem: 24971)
(Xin bấm vào giữa bất cứ hình nào để xem cho rõ)
18 Tháng Hai 2011(Xem: 142751)
Sông ngưng trôi mà đêm chẳng ngừng trôi Đêm qua hết, sông vẫn dòng sông cũ Nước vẫn nước xưa, gió vẫn qua lối nhỏ Chỉ có ngày thơ đi mất theo dòng đời!
16 Tháng Hai 2011(Xem: 32051)
# Tiêu đề: Anh trao em # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 4:36 minutes (4.22 MB)
11 Tháng Hai 2011(Xem: 57671)
Xin lòng chỉ bâng khuâng Tim chớ nên thổn thức Xưa ta dại, ta khờ Nay ta mãi còn ta!?
05 Tháng Hai 2011(Xem: 132960)
Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi!
02 Tháng Hai 2011(Xem: 30652)
# Tiêu đề: Khúc Hát Mùa Xuân # Artist: Ngô Càn Chiếu & bạn hữu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Cao Ngọc Dung # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 130487)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
29 Tháng Giêng 2011(Xem: 29549)
ĐÔNG TÀN - Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Thành Nguyên. Em về mau nhé! Cơn mưa đã tàn Mùa mưa lũ nguôi ngoai từ em Về đi em!
25 Tháng Giêng 2011(Xem: 48497)
... ông ước ao đám mây trắng ngang trời kia sau khi bay vòng quanh... quả đất tròn sẽ lại bay về đây!
20 Tháng Giêng 2011(Xem: 138171)
Bây giờ muôn nẻo hoàng hôn Ánh trăng vàng võ ngõ hồn xanh xao Trả anh âu yếm ngày nào Bước chân lầm lỡ lạc vào lối yêu.
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126943)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138457)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 212208)
biển về trãi cát em nằm giao thừa sóng hát thì thầm ca dao ru em giấc mộng xuân đầu một nhành hoa biển lộc vào tay em
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 156007)
Xuân áo bay trên triền sông bát ngát Rợp hoa vàng nắng đổ hát say mê Chiếc đò ngang rẽ nước sông xanh mát Chở yêu thương, chở trọn vẹn câu thề.
12 Tháng Giêng 2011(Xem: 169186)
Tựa Đề: Đôi Tay Mùa Đông. Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Quang Sáng
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128445)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128687)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 59195)
Anh lại đi trời đông mưa lay lắt Giot nhớ thương giăng mờ mịt sông chiều Ba nhịp cầu đìu hiu hoàng hôn vắng Một mình em trở lại đếm sầu rơi.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26516)
Trăng mơ hồ, nước mơ hồ Thuyền ai thấp thoáng ven bờ sông khuya Sương bàng bạc đêm ảo huyền Miên man theo gió tiếng đàn xa xưa
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 31991)
# Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 5:09 minutes (4.72 MB)
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120665)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 172078)
Cảm ơn người đã vui gieo hạt Trên đất phì nhiêu tuổi thơ nầy Thương từng đôi mắt tròn trong vắt Giữ được hồn quê trong tuyết bay.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 58077)
Mây nhớ mùa đông bay lang thang Buồn ủ ê theo lá úa vàng Giăng hờ hững chờ đông phong lạnh Thả sương chiều rơi xuống mênh mang.
21 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 30407)
# Tiêu đề: Đêm lung linh # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136714)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49673)
có phải em vừa say rượu thánh? vì anh, đôi mắt tỏ nghìn câu có phải tiên thiên đang chớp cánh? tháng chạp huy hoàng rợp ánh sao
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 71608)
Cùng cất tiếng hát với tôi người ơi, cho mưa thôi rơi trên đường đời, về nơi có quê hương nắng ấm tươi đẹp mãi
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 173192)
Xin em giữ giùm một tiếng chuông ngân Rúc vào chăn êm còn vang chuông đổ Cất cho anh chút chuông lùa qua khe cửa Chuông của Nhà Thờ, chuông của tim anh!
11 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49677)
Những bông hoa cuối mùa, dường như vẫn giữ lại trong lòng Ngọc biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ dễ thương nhất của cuộc đời, mà những kỷ niệm ấy như những tiếng chuông mùa Giáng Sinh, vẫn ngân nga trong lòng nàng mỗi mùa Giáng Sinh trở lại.
10 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 30807)
BÊN BỜ NHÂN GIAN - Thơ Hà Thu Thủy - Phạm Chinh Đông phổ nhạc– Ca sĩ Thanh Duyên trình bày. Em tóc ngắn lay buồn như lá cỏ, mắt nâu hiền cho nắng ấm đời anh.
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55491)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54670)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62735)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47585)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124354)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 24329)
Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng ánh mắt rạng rỡ của các em mồ côi ở cô nhi viện năm xưa vẫn soi sáng cả một ký ức của cả nhóm bạn mà sau này lưu lạc từ Đông sang Tây của nước Mỹ,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31280)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 30167)
TẠ ƠN NGƯỜI - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải - Ca sĩ Thanh Hoa
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 30352)
* Tiêu đề: Tạ ơn đời * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
15 Tháng Mười Một 2010(Xem: 34941)
# Tiêu đề: Mênh Mông Chiều Thu # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 26255)
Thơ: Trần Kiêu Bạc Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64200)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134865)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48674)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116851)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95607)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281126)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57740)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58003)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
17 Tháng Mười 2010(Xem: 33232)
Anh muốn nói với em Hôm nay trời thật xanh Có chiếc lá thu mong manh Bay bay trong gió xa cành
17 Tháng Mười 2010(Xem: 51949)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216346)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68076)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
29 Tháng Chín 2010(Xem: 124000)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53758)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115353)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119774)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125505)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
25 Tháng Chín 2010(Xem: 100255)
Tinh mơ chạy lên đồi Cỏ cây vừa thức giấc Trời cao xanh vời vợi Sương ngàn giọt giăng giăng.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42735)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43986)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.