Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan kim Phẩm & Nguyễn thị Tường Lynh - Kỷ niệm họp mặt Tứ Hai khóa 1964-65 Ngô Quyền

23 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 30542)
Phan kim Phẩm & Nguyễn thị Tường Lynh - Kỷ niệm họp mặt Tứ Hai khóa 1964-65 Ngô Quyền

Kỷ niệm họp mặt Tứ Hai khóa 1964-65 Ngô Quyền

Phan kim Phẩm & Nguyễn thị Tường Lynh

dung_lynh_thuan_sao_hiep_chi_muoi_chi_be-large

Dung, Lynh, Thuận, Sao, Hiệp, chị Mười, chị Bé


hop_tu_2

 

 

Lần họp mặt trùng phùng lần thứ hai và kỷ niệm 55 năm thành lập trường trung học Ngô Quyền đã đem đến tôi nhiều kỷ niệm nhớ đời. Những “nhớ đời” có thể kể ra như gặp lại thầy Phiên sau hơn 40 năm, gặp lại anh Đinh Cẩn Cấp, gặp lại hai em Lam và Thư, tiệm Lam Thư, và là hàng xóm của tôi, sự vui mừng khi gặp lại cô Nguyễn thị Thu kể từ lần 2006 và “sung sướng” vô cùng khi nghe cô bảo là “Phẩm, lâu không gặp thấy em vẫn còn đẹp trai” mà lúc ấy, do phản ứng tự nhiên, tôi đã trả lời cô là “còn Cô thì vẫn còn đẹp gái!” và cả Thầy trò rũ rượi cười thoải mái. Nhiều kỷ niệm đáng nhớ khác như gặp lại chị Mộng Quyên, chị Khương thị Nhung sau hơn 40 năm, etc… Tuy nhiên, lần họp mắt này có một dấu ấn quan trọng cho cá nhân tôi chính là gặp lại các bạn tứ Hai đến từ Việt Nam, Canada cùng các tiểu bang khác và tứ Hai mini reunion được tổ chức sau đó.


Như các bạn đã rõ, tứ 2 khóa 1964-65, ban Anh văn, có cái đặc biệt là trai gái học chung từ lớp đệ Thất đến đệ Tứ. Không hiểu vì trai gái học chung nên âm dương hòa hợp, tình cảm gắn bó nhiều hay vì những lý do khác nhau mà chúng tôi rất thân với nhau ngay cả từ trong lớp mà còn tiếp tục mãi đến 40 năm sau. Nếu có dịp là nhóm tứ Hai này lại tìm cách gặp nhau, ít thì gặp ở San Jose, hay Little Saigon còn đông thì gặp lại nhau ở Biên Hòa. Gặp nhau để kể những chuyện tuy rất cũ và tuy đã nghe rất nhiều lần nhung cứ gặp lại thì chắc chắn là sẽ kể lại và lại cười lại bàn cãi như chưa bao giờ được nghe đến!


Thành viên của tứ Hai gồm có ai? Tiện đây, tôi xin kể lại tên của một số bạn bè tứ Hai hiện đang còn ở Việt Nam hay hải ngoại, theo trí nhớ còn lại của tôi, nếu có quên đi thì xin các bạn tha lỗi cho và bổ túc dùm. Con gái thì có Nguyễn thị Dung, Lương thị Sao, Nguyễn thị Tường Lynh, Phạm thị Hạnh, Lê thị Thuận, Lê thị Kim Huệ, Phan kim Dung, Trần thị Hiệp, Trần thị Bé, Phan thị Đầm, Vũ thị Hiền, Trần kim Huê, Bạch thị Hồng, Nguyễn thị Lượm, Lăng thị Muối, Ngô thị Hoa, Lương thị Tuyết, Phạm thị Tường Thậm, Đặng thị Bạch Tuyết, Chu diệu Thi, Khương thị Nhung, Nguyễn thị Lượm, Huỳnh thị Thu, Huỳnh Ngọc Hoa, Nguyễn thị Ngọc Hoa, Nguyễn thị Kim Quang, etc. Con trai thì Huỳnh quan Minh, Phan kim Phẩm, Hoàng văn Việt, Bùi quang Hội, Nguyễn văn Lùng, Lưu văn Tánh, Nguyễn văn Úc, Đoàn văn Út, Ngô văn Bổn, Lương hồng Sơn, Đổ quang Tỏa, Hà duy Tại, Lê khoan Hồng, Phạm lê Tấn etc. Trong số các bạn trên nhiều người thì định cư ở hải ngoại và số còn lại thì vẫn còn ở Việt Nam. Theo như dân số của nhóm tứ Hai tụi này thì nữ thịnh mà nam suy nên bọn con trai chúng tôi lúc nào cũng sợ “các chị”, vẫn bị các chị ăn hiếp, bị sai bảo, vẫn thường kín đáo bày tỏ sự oán trách các chị và mong có ngày được “giải phóng” nhưng nếu mà thiếu “các chị” hay bị bắt buộc phải rời khỏi nhóm tứ Hai thì lại buồn vô cùng.


Tôi còn nhớ là sau đảo chánh 1963 thì trường có giám học mới là thầy Đặng văn Thềm với ý tưởng cổ hũ “nam nữ thọ thọ bất thân” và con trai, con gái phải học riêng, không chung đụng để “nhở có chuyện gì thì nguy lắm”. Quan niệm “nguy hiểm” ấy đã làm bọn con trai chúng tôi bất mãn và cả nhóm đồng loạt đến văn phòng thầy Bảo để xin được ở lại với “các chị”. Sau lưng chúng tôi, “các chị” có lẽ cũng ủng hộ hành động này của chúng tôi dù là ngoài mặt thì “vô tư” “chả thèm bọn con trai chúng mầy!”. Tụi này như thế đấy, dù bị ức hiếp nhưng đi xa thì lại nhớ các chị và vẫn muốn ở lại với các chị để còn “đùm bọc lẫn nhau”. Sau sự “tranh đấu” ấy thì con trai lại được ở lại với “các chị” cho đến hết năm đệ tứ. Thầy Nguyễn Thế Văn, giáo sư hướng dẫn tứ Hai, chính là người có công đem tất cả chúng tôi về cùng một mái nhà. Thầy khuyến khích chúng tôi nên gặp lại thường xuyên ngay cả khi không còn ở trong trường Ngô Quyền nữa. Thầy cũng đã tập cho chúng tôi hát bản nhạc “Ngày về” của Hoàng Giác và muốn chúng tôi xem bài hát nầy như là bài hát tủ của nhóm tứ Hai 1964-65 để nhắc nhở chúng tôi phải tìm về với nhau khi có dịp và có thể. Thậm chí đến bậy giờ, dù tuổi già, sức yếu, thầy Văn không bao giờ bỏ lở dịp để gặp lại các học trò tứ Hai mà thầy đã hướng dẫn vào năm 1964.


“Tha thiết mong tìm về bạn cũ

Như bóng chim mịt mùng bạt gió

Vắng tiếng chim xanh ngày vui hót trong mây

Mờ khuất xa xôi nghìn phương…”


Có lẽ vì những tình cảm “bất thường” ấy mà chúng tôi rất gần gủi nhau và tìm mọi dịp để tứ Hai tìm về với nhau. Hội ngộ Trùng Phùng Ngô Quyền lần thứ Hai lại là một cơ hội để bạn bè tứ Hai đến với nhau nhất là khi có sự tham dự của Trần thị Hiệp, chị Trần thị Bé đến từ Việt Nam. Ý định của các bạn ấy cho chuyến Mỹ du đã hình thành từ hơn một năm và đã phối họp liên lạc với bạn bè ở đây để cuộc gặp mặt được thành công. Từ hơn một năm, bạn bè ở hải ngoại thông tin với nhau về chuyến đi của chị Bé và Hiệp và cùng thảo luận về chương trình gặp nhau tại Cali còn ở VN thì các bạn ấy bận rộn với những thủ tục nào là chụp hình visa, phỏng vấn đi Mỹ cũng như mua sắm các thức cần thiết cho cuộc hành trình Mỹ du ba tháng. Cuối cùng chúng tôi quyết định là sẽ tổ chức một mini họp mặt tứ Hai tại nam Cali nhưng câu hỏi nan giải là sẽ tổ chức ở đâu và vào lúc nào? Trước hay sau ngày Trùng Phùng? Ớ nhà hàng hay tư gia?


Nếu tổ chức trước ngày Trùng Phùng thì sẽ trùng với tiệc tiền hội ngộ tại nhà anh chị Kiệt Chung mà chúng tôi rất muốn được tham dự. Đối với tôi và Lynh, anh chị Kiệt Chung được sự kính trọng của tụi này không những vì tuổi tác của anh chị nhưng vì tính “hy sinh cho bạn bè”, “xả thân cho Ngô Quyền”, làm tất cả để Thầy Cô bạn bè được vui, được có nơi rộng rải để ăn uống, chuyện trò và nói dóc. Có lần hop mặt nào mà không có bàn tay nấu nướng của chef Chung và cụng ly beer “vô, vô” với anh Kiệt đâu? Có một lần tôi nói với anh Kiệt là “có lẽ hưu trí tụi này dọn về gần anh chị để ăn nhậu với nhau!” thì anh vội vã cho tôi một tour về tình hình địa ốc ở Gardern Grove cũng như những nơi thích họp để cư ngụ khi tuổi già. Anh cố gắng thuyết phục bạn bè dọn xuống miền Nam Cali nắng ấm để trước là chống lại “tê thấp vì lạnh” và kế đến là để có nhiều bạn bè làm hàng xóm.


Vào ngày ấy, thứ bảy 7/2, thì anh em chúng tôi từ Bắc Cali lái xe xuống miền Nam và sau đó là phải tới ngay nhà chị Mỹ để tập hát nên không tiện cho tiệc tứ Hai. Mặc dù dân số anh em Ngô Quyền ở miền Bắc Cali ít hơn miền Nam nhưng có lẽ vì ở gần anh Minh có nhiều máu văn nghệ nên bọn này đã bị lây bệnh “ham hát, ham văn nghệ”. Vì lý do ấy mà chúng tôi đã chuyên cần tập hát bản nhạc “Trung Học Ngô Quyền Bài Ca Hội Ngộ” do anh Minh sáng tác, vào mỗi chủ nhật tại phòng mạch của anh ấy. Trong ban nhạc thì đã có tới ba người là tứ Hai (Minh, Lynh, Phẩm) và vài anh khác “thân hữu Tứ Hai” cũng trong ban hợp ca (Tuấn, Tới, Xương) đến tập hát ờ nhà Mỹ nên không thể nào tham dự tiệc họp mặt tứ Hai nếu tổ chức cùng ngày. Vì lý do ấy, chúng tôi đồng ý là tiệc sẽ tổ chức sau khi tiệc Trùng Phùng bế mạc. Nhưng mà tổ chức ở đâu? Bạn bè thì không thích ăn tiệc ở nhà hàng vì ồn ào, trò chuyện không thoải mái mà lại không ở chơi lâu được. Nhưng nếu tiệc ở nhà thì ở nhà ai? Đó là một ưu tư của chúng tôi nhưng chưa biết phải tính sao thì một cú phone bất ngờ của chị Thi đã giúp giải đáp cho bài toán khó khăn này.


Chị Thi ngày xưa rất to con mà bọn con trai chúng tôi thường đùa giỡn bảo nhau là chị Thi to con như vậy có lẽ là được bú “sửa voi”! Dù hay đùa với chuyện to con của chị Thi nhưng bọn này rất sợ chị ấy vì chị rất nghiêm khắc không thích đùa giỡn với bọn con trai “lắm chuyện” nầy. Sau khi ra trường và mãi đến năm 2006 thì chúng tôi mới gặp lại chị Thi cùng cháu gái. Chị Thi gọi Lynh để hỏi ý kiến về tiệc họp mặt tứ Hai và đề nghị là tổ chức ở nhà chị ấy. Lời đề nghị này mang đến bất ngờ cho chúng tôi vì làm sao mà một mẹ, một con bận rộn với sinh kế rồi con và cháu thì làm sao tổ chức được tiệc này, một tiệc mà tất cả anh chị em tứ Hai đều mong là sẽ hoàn hảo và đáng “nhớ đời!” Chị Thi hùng dũng bảo rằng “Thi sẽ lo được. Ăn là chuyện nhỏ, vui mới là chuyện lớn”. Thế là tiệc họp mặt tứ Hai đã được quyết đinh là chiều ngày chủ nhật July 3 và tại nhà chi Thi.


Lần này ngoài những khuôn mặt “kỳ cựu tứ Hai” như Minh, Sao, Dung (Chicago), Huệ (Arizona), Huê (Georgia), Phẩm và Lynh còn có sự có mặt của chị Trần thị Bé và Trần thị Hiệp đến từ Việt Nam, chị Lăng thị Muối từ Canada, Lê thị Thuận, chị Khương thị Nhung. Ngoài ra còn có sự tham dự của Trương kiến Xương, Lê văn Tới, Nguyễn anh Tuấn từ Bắc Cali và anh chị Nguyễn huy Sinh từ Việt Nam. Xương, Tới và Tuấn là những thành viên nồng cốt của Ngô Quyền Bắc Cali và là những “cảm tình viên” của nhóm tứ Hai chúng tôi. Từ lâu Tới vẫn nhận mình là thành viên của nhóm tứ Hai và đã học chung với bọn trai gái tụi này nhưng “sổ sách” từ đầu óc còn ghi lại của chúng tôi cho biết là không có tên Tới trong nhóm tứ Hai. Tuy nhiên, năm này qua năm khác, Tới vẫn sinh hoạt chung với tứ Hai mặc dầu “lý lịch” thì có vẽ hơi bị nghi ngờ. Cuối cùng thì Hoàng văn Việt và Trần thị Hiệp khẳng định là Tới học lớp tứ Bốn và không là tứ Hai. Tuy nhiên, tứ Hai chúng tôi đã “cưu mang” Tới từ bao lâu rồi mà bổng dưng mất Tới thì cũng rất buồn. Tuấn thì học cùng thời với tôi nhưng trong nhóm Pháp văn và có cảm tình với nhóm tứ Hai từ lâu nhưng tôi thì không hiểu rõ lý do vì sao Tuấn lại “ưu ái” tứ Hai như thế? Đến lúc họp mặt ở nhà chị Chung Kiệt thì thắc mắc ấy đã có giải đáp. Vào chiều hôm ấy, Tuấn nhỏ nhẹ hỏi tôi “mầy, Sao là ai vậy? Mầy giới thiệu tao cho Sao đi”. Tôi hảnh diện đưa Tuấn đến giới thiệu với Sao và thắc mắc của tôi về lý do cảm tình của Tuấn dành cho tứ Hai đã có được đáp số từ cuộc gặp gỡ nầy! Xương thì hình như có lòng nhân ái, thích giúp người, nhất là các nữ sinh khi cần đến, nên được sự ưu ái của bạn bè. Ngày xưa, Xương nổi tiếng là hy sinh “khiêng gạo” giúp cho một bạn nữ ở cù Lao học khác lớp và cũng thường xuyên thăm viếng một bạn tứ Hai ở bến Gỗ. Cảm tình đặc biệt của Xương đến bạn bè tứ Hai nhất là bạn gái tiếp tục duy trì trong bao nhiêu năm nay và tốt đẹp hơn. Qua những lý do chính đáng trên, tứ Hai chính thức chấp nhận Tới vào với gia đình tứ Hai còn Xương và Tuấn thì được chấp nhận vào nhóm theo diện “đi theo”!


Tôi được chỉ định mở lời trước khi tiệc bắt đầu. Tôi thì “không có tài nói mà chỉ có tài ăn” và lại không thể nói nhiều nếu không có rượu vào mà rượu chỉ vào được khi tiệc bắt đầu mà tiệc chỉ có thể bắt đầu sau khi tôi nói! Đúng là một vòng luẩn quẩn. Cuối cùng thì tôi cũng khai mạc tiệc bằng lời cám ơn chị Thi và gia đình đã cho mượn nhà và nấu thức ăn cho buổi tiệc. Đồng thời, tôi mở lời chào đón bạn bè tham dự cũng như “mở rộng vòng tay” đón nhận những thành viện mới là Tới, Xương và Tuấn. Sau đó thì tôi đón nhận lời “xin lổi” của Huê và Huệ vì “các chị” đã hà hiếp khi tôi học chung với các chị. Lúc ấy, tôi rất ngây thơ lại “bụ bẩm” nên các chị Huê, Huệ, Thuận cứ tha hồ mà ăn hiếp, phá phách đến nỗi đã ảnh hưởng đến sự khôn lớn của tôi! Thậm chí, tóc tôi bạc trước tuổi cũng có thể là do ảnh hưởng gián tiếp “bị đì” từ thời học tứ Hai với các chị. Có lẽ nhận thấy hành động ngày xưa của mình hơi quá đáng và đã làm “hỏng đời hoa” của tôi nên chị Huê muốn dùng cơ hội này để trước là các chị có dịp xin lỗi đã hà hiếp tôi và sau đó để lương tâm chị không bị cắn rứt. Làm sao mà tôi quên được lỗi của các chị khi mái tóc bạc trắng vẫn còn trên đầu nhưng tôi biết làm sao bây giờ khi các chị ấy đã có thiện chí. Thế là sau những ly rượu chúc mừng thì tất cả giận hờn đã tiêu theo men rượu! Sau tiệc thì đến phần ca nhạc do nhạc sĩ Minh điều khiển. Vì không có mang theo bản nhạc mà đa số lại có trí nhớ không tốt lắm nên chúng tôi chỉ hát được vài câu thì lại sang một bài hát khác. Sao đặc biệt là có trí nhớ rất tốt mà hầu như bài hát nào cũng thuộc nằm lòng nên Sao đã giúp rất nhiều trong phần văn nghệ bỏ túi này. Những bản nhạc của thời 60 như Giọt mưa trên lá, Việt Nam Việt Nam, Hạ Trắng, Diễm Xưa đã được trinh bày trong tối hôm ấy. Cuối cùng thì tiệc bế mạc khoảng 12:00 khuya trong sự bùi ngùi chia tay với các bạn và những lời hẹn hò gặp lại năm sau hay gặp nhau tại San Jose hai tuần nữa! Sao thì còn nhìn xa hơn nữa khi bảo là “hẹn gặp các bạn tại San Jose vào tháng 9 nầy!” Đúng là tứ Hai này có sự quấn quýt không thể dứt được! Hết họp mặt ở Nam Cali lại hẹn gặp nhau ở Bắc Cali!


Trong thời gian chị Bé và Hiệp đến San Jose, chúng tôi tổ chức tiệc đón mừng hai bạn cùng các bạn khác tại nhà Minh & Khanh và chúng tôi, Phẩm & Lynh.


Tiệc ở nhà Minh được tổ chức vào tối thứ sáu July 15 ngoài chị Bé và Hiệp còn có sự tham dự của anh chị Xương, anh chị An & Thúy Hà, Tuấn & Vân, Phẩm & Lynh, Trần hoài Ngọc. Như Minh tuyên bố trong thư mời “ăn là phụ, ca hát là chính” nên chúng tôi vội vã ăn để rồi hát. Dù “ăn là phụ” nhưng thức ăn quá nhiều nên các ca sĩ than phiền là “no bụng quá rồi làm sao hát được?”. Lần này bản nhạc đã được in ra trước và đem theo cùng một rừng những quyển nhạc do Minh sưu tầm nên tất cả tha hồ lựa chọn để “hát cho nhau nghe”. Trước khi bắt đầu phần văn nghệ thì anh Minh đề nghị là bản nhạc “Trung Học Ngô Quyền Bài Ca Hội Ngộ” sẽ là bản nhạc “bắt buộc” phải trình bày khi chúng tôi hop mặt và khi có sự hiện diện của anh Minh! Làm sao chúng tôi lại có thể làm phật ý anh Minh sau khi ăn uống no say ở nhà anh ấy? Thế là cả bọn cùng nhau hát bài hát này một cách hăng say và hùng dũng mặc dù thâm tâm thì rất muốn trinh bày bản nhạc tủ của mình! Anh An có lẽ quá xúc động đã quỳ gối kế bên vợ, chị Thúy Hà, để cùng hát bài ca tủ của hai người. Còn Xương thì hát nhạc tình qua bản nhạc “Linh Hồn Tượng Đá” mà đoạn chót có lẽ quá xúc động anh đã gào thét lên, đưa hai bàn tay hướng về vợ yêu là chị Nhung để giao trọn phần cuối của bài hát này đến cho chị.

 

Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây?
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
!!!!!!!!

 

Tôi và Lynh thì song ca bản nhạc “Như Một Lời Chia Tay” như là lời chia tay gửi đến Hiệp, chị Bé cũng như các bạn ở xa đến tham dự họp mặt Ngô Quyền. Những lời trong bản nhạc vẫn còn vấn vương trong đầu tôi


“Tình như nắng vội tắt chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần
Tình như đá hoài nỗi chờ mong
Tình vu vơ cho ta muộn phiền

 

Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Tưởng chỉ là cơn say
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay”

 

Nhân dịp này, tôi đã trình bày bản nhạc “Một Cõi Đi Về” qua tiếng đàn của anh Minh. Tôi thích bản nhạc này vì nó đem đến tôi nhiều kỷ niệm nhất là kỷ niệm của lần đầu tiên trở lại Việt Nam vào năm 2001 và lần đầu tiên đến Hà Nội.


“Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”


Đến thứ bảy, một ngày sau tiệc ở nhà Minh, thì Lynh Phẩm làm tiệc đón mừng chị Bé và Hiệp. Tiệc này còn có sự tham dự đặc biệt của thầy cô Nguyễn thất Hiệp và đó là một hảnh diện cho chúng tôi cùng bạn bè tứ Hai ngày hôm ấy. Hiệp tham gia chương trình AFS America Field Service (66-67) và Lynh, AFS 67-68 nên chúng tôi muốn dùng cơ hội này để vừa họp mặt cho tứ Hai đồng thời cho nhóm AFS San Jose. Bạn bè tham dự có vợ chồng Xương & Nhung, vợ chồng Tuấn & Vân, vợ chồng An & Thúy Hà, Hòa Phạm (em anh An và cựu học sinh Ngô Quyền), vợ chồng Trần hoài Ngọc (Ngô Quyền & AFS 67-68) cùng vài anh chị AFS từ các trường khác. Tiệc này thiếu sự tham dự của nhạc sĩ Minh và Khanh nên phần ca nhạc đã không có được nhưng không phải vì thế mà thiếu phần hào hứng. Nhạc đã được thay vào với phần nói chuyện tiếu lâm do Xương trình bày. Lời nói dí dỏm “thanh mà tục’ của Xương đã đem đến những tiếng cười không dứt của thầy cô cùng bạn bè. Cuối cùng thì tiệc cũng tàn và bạn bè chia tay nhau ra về. Tuấn, có lẽ là “party animal” nên đã quay lại nói khẽ với tôi “hẹn gặp lại ở nhà tao tháng 8 nầy”. Đúng là người có tinh thần party!


Sau gần một tháng từ lúc họp mặt Trùng Phùng và những lần gặp gở của anh em chúng tôi từ nhà chị Thi đến tiệc chia tay thầy Quýnh đến nhà Minh rồi nhà Lynh & Phẩm nay thì đến lúc chia tay và hẹn nhau là sẽ gặp lại khi có dịp và “hãy gặp nhau vì sợ là không còn có dịp gặp nhau nữa”. Chị Bé và Hiệp lại tiếp tục hành trình tham quan nước Mỹ và Canada còn bọn tôi thì trở lại với cuộc sống đời thường và tiếp tục “kéo cày trả nợ nhà băng”.


Dù chia tay nhưng chúng tôi hứa với nhau là sẽ lại gặp lại nhau để còn vui với nhau, hát cho nhau nghe, kể lại những chuyện xưa cả chục năm mà chúng tôi thường bảo là “xưa như trái đất” nhưng vẫn hấp dẩn người nghe. Chia tay rồi nhưng xin hãy cầu mong cho tất cả còn có sức khoẻ để rồi lại gặp nhau, gần thì gặp nhau hằng năm, còn xa thì hãy đến với nhau năm năm nữa, năm 2016, là 60 năm kỷ niệm thành lập trường Ngô Quyền.


Tôi xin chia xẻ với Thầy Cô cùng các bạn về họp mặt tứ Hai, July 2011 qua link kèm dưới đây.



Họp mặt nhà chị Thi:

https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/NgoQuyenTuHaiJuly2011?authkey=Gv1sRgCMuP1tbow-OaiQE#


Họp mặt nhà Minh:

https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/HopMatNhaMinhJuly2011?authkey=Gv1sRgCMnq-d7nr-e6zQE#


Họp mặt nhà Phẩm & Lynh:

https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/HopMatNhaPhamLynhJuly2011?authkey=Gv1sRgCOuzx_eih9LOvwE#


Tiệc chia tay thầy Quýnh tại nhà vợ chồng Liên thất Hùng:

 https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/HopMatThayQuynhJuly122011?authkey=Gv1sRgCLDdj6atlvT7UA#



28 Tháng Tư 2011(Xem: 105387)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67364)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 169056)
"Khép một vầng trăng" hẹn kiếp sau Người về tan tác cuộc bể dâu Ngọc lan hương vẫn nồng trong gió Hiên vắng, tìm em biết chốn nào?
25 Tháng Tư 2011(Xem: 31646)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Minh Trí
23 Tháng Tư 2011(Xem: 117272)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
20 Tháng Tư 2011(Xem: 131018)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 33052)
* Tiêu đề: Nhớ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:33 minutes (5.09 MB)
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142794)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
14 Tháng Tư 2011(Xem: 107050)
Áo trắng trường xưa giờ nơi đâu? Lật trang lưu bút đã phai màu Ngô Quyền chung lớp còn mãi nhớ
10 Tháng Tư 2011(Xem: 108784)
Tháng tư nào em lang thang xứ lạ Mưa đổ hoài những giọt nhớ năm xưa Em quay đầu ngó lung về hướng biển...
09 Tháng Tư 2011(Xem: 102795)
anh mệt mỏi với một điều lập lại rất chán chường là: nỗi nhớ nhau ngày mở cửa nhớ râm ran trong nắng
07 Tháng Tư 2011(Xem: 37947)
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146799)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
02 Tháng Tư 2011(Xem: 35292)
Dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011.
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68143)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 133352)
Dẫu lưu lạc nơi xứ mình hay xứ người, tất cả các cựu HĐS Biên Hòa sẽ không quên một thời ...
01 Tháng Tư 2011(Xem: 34802)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155714)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 31272)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thanh Hoa
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70496)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 72921)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162559)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.
27 Tháng Hai 2011(Xem: 24979)
(Xin bấm vào giữa bất cứ hình nào để xem cho rõ)
18 Tháng Hai 2011(Xem: 142927)
Sông ngưng trôi mà đêm chẳng ngừng trôi Đêm qua hết, sông vẫn dòng sông cũ Nước vẫn nước xưa, gió vẫn qua lối nhỏ Chỉ có ngày thơ đi mất theo dòng đời!
16 Tháng Hai 2011(Xem: 32064)
# Tiêu đề: Anh trao em # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 4:36 minutes (4.22 MB)
11 Tháng Hai 2011(Xem: 57818)
Xin lòng chỉ bâng khuâng Tim chớ nên thổn thức Xưa ta dại, ta khờ Nay ta mãi còn ta!?
05 Tháng Hai 2011(Xem: 133120)
Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi!
02 Tháng Hai 2011(Xem: 30654)
# Tiêu đề: Khúc Hát Mùa Xuân # Artist: Ngô Càn Chiếu & bạn hữu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Cao Ngọc Dung # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 130635)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
29 Tháng Giêng 2011(Xem: 29554)
ĐÔNG TÀN - Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Thành Nguyên. Em về mau nhé! Cơn mưa đã tàn Mùa mưa lũ nguôi ngoai từ em Về đi em!
25 Tháng Giêng 2011(Xem: 48545)
... ông ước ao đám mây trắng ngang trời kia sau khi bay vòng quanh... quả đất tròn sẽ lại bay về đây!
20 Tháng Giêng 2011(Xem: 138274)
Bây giờ muôn nẻo hoàng hôn Ánh trăng vàng võ ngõ hồn xanh xao Trả anh âu yếm ngày nào Bước chân lầm lỡ lạc vào lối yêu.
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127014)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138541)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 212329)
biển về trãi cát em nằm giao thừa sóng hát thì thầm ca dao ru em giấc mộng xuân đầu một nhành hoa biển lộc vào tay em
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 156135)
Xuân áo bay trên triền sông bát ngát Rợp hoa vàng nắng đổ hát say mê Chiếc đò ngang rẽ nước sông xanh mát Chở yêu thương, chở trọn vẹn câu thề.
12 Tháng Giêng 2011(Xem: 169302)
Tựa Đề: Đôi Tay Mùa Đông. Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Quang Sáng
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128521)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128772)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 59239)
Anh lại đi trời đông mưa lay lắt Giot nhớ thương giăng mờ mịt sông chiều Ba nhịp cầu đìu hiu hoàng hôn vắng Một mình em trở lại đếm sầu rơi.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26521)
Trăng mơ hồ, nước mơ hồ Thuyền ai thấp thoáng ven bờ sông khuya Sương bàng bạc đêm ảo huyền Miên man theo gió tiếng đàn xa xưa
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 31995)
# Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 5:09 minutes (4.72 MB)
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120708)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 172200)
Cảm ơn người đã vui gieo hạt Trên đất phì nhiêu tuổi thơ nầy Thương từng đôi mắt tròn trong vắt Giữ được hồn quê trong tuyết bay.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 58140)
Mây nhớ mùa đông bay lang thang Buồn ủ ê theo lá úa vàng Giăng hờ hững chờ đông phong lạnh Thả sương chiều rơi xuống mênh mang.
21 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 30420)
# Tiêu đề: Đêm lung linh # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136819)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49735)
có phải em vừa say rượu thánh? vì anh, đôi mắt tỏ nghìn câu có phải tiên thiên đang chớp cánh? tháng chạp huy hoàng rợp ánh sao
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 71680)
Cùng cất tiếng hát với tôi người ơi, cho mưa thôi rơi trên đường đời, về nơi có quê hương nắng ấm tươi đẹp mãi
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 173298)
Xin em giữ giùm một tiếng chuông ngân Rúc vào chăn êm còn vang chuông đổ Cất cho anh chút chuông lùa qua khe cửa Chuông của Nhà Thờ, chuông của tim anh!
11 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49709)
Những bông hoa cuối mùa, dường như vẫn giữ lại trong lòng Ngọc biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ dễ thương nhất của cuộc đời, mà những kỷ niệm ấy như những tiếng chuông mùa Giáng Sinh, vẫn ngân nga trong lòng nàng mỗi mùa Giáng Sinh trở lại.
10 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 30810)
BÊN BỜ NHÂN GIAN - Thơ Hà Thu Thủy - Phạm Chinh Đông phổ nhạc– Ca sĩ Thanh Duyên trình bày. Em tóc ngắn lay buồn như lá cỏ, mắt nâu hiền cho nắng ấm đời anh.
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55536)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54712)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62777)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47619)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124473)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 24334)
Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng ánh mắt rạng rỡ của các em mồ côi ở cô nhi viện năm xưa vẫn soi sáng cả một ký ức của cả nhóm bạn mà sau này lưu lạc từ Đông sang Tây của nước Mỹ,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31291)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 30176)
TẠ ƠN NGƯỜI - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải - Ca sĩ Thanh Hoa
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 30355)
* Tiêu đề: Tạ ơn đời * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
15 Tháng Mười Một 2010(Xem: 34948)
# Tiêu đề: Mênh Mông Chiều Thu # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 26271)
Thơ: Trần Kiêu Bạc Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64262)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135015)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48734)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116959)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95679)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281306)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57788)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58055)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
17 Tháng Mười 2010(Xem: 33236)
Anh muốn nói với em Hôm nay trời thật xanh Có chiếc lá thu mong manh Bay bay trong gió xa cành
17 Tháng Mười 2010(Xem: 51989)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216485)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68138)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
29 Tháng Chín 2010(Xem: 124127)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53817)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115451)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119851)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125650)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
25 Tháng Chín 2010(Xem: 100352)
Tinh mơ chạy lên đồi Cỏ cây vừa thức giấc Trời cao xanh vời vợi Sương ngàn giọt giăng giăng.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42774)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44031)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.