Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - NGƯỜI KHÔ NƯỚC MẮT

25 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113492)
Huỳnh Văn Huê - NGƯỜI KHÔ NƯỚC MẮT

NGƯỜI KHÔ NƯỚC MẮT

co_don1-content

 

Nơi xóm nhỏ của một tỉnh hơi xa, cái nơi còn có người vẫn chưa biết đến Sài Gòn, huống hồ chi nơi thủ đô xa xôi. Dân chúng phần lớn sinh sống nhờ vào núi, xin nói rõ hơn là khai thác (thủ công) đá của núi. Họ làm đủ thứ, từ đơn giản như đập đá cho nhỏ ra để dùng làm vật liệu xây dựng, cho đến công việc đòi hỏi phải có kỹ năng, khéo tay và óc thẩm mỹ: đó là nghề tạo tác đá mỹ thuật. Và nơi đây đã cho ra những sản phẩm hay cũng không ngoa nếu gọi là tác phẩm, những sản phẩm có tiếng tăm này còn được xuất khẩu ra nước ngoài như đèn đá, các bức tượng tôn giáo, tượng tứ linh (long,lân,qui,phụng)... Có lúc người ta còn thấy có những món hàng được đặt bởi nơi đâu không biết cả một cái bồn tắm (?) có thể chứa hai người cùng vào, hoàn toàn bằng đá nguyên khối được khoét rỗng!

 Thật ra cũng không có gì đáng phải vui mừng đâu! Đá nặng như vậy, xa xôi như vậy, rồi cước vận chuyển vượt đại dương, thuế xuất và nhập khẩu, cộng thêm các thứ chi phí “hữu hình” lẫn “vô hình”. Vậy mà vẫn có người đủ tiền mua về để xử dụng. Một ông lão có tuổi, có lẽ là dân lâu năm trong nghề, thân hình tuy rắn chắc nhưng gầy gò và đen nhẻm, ông ngưng tay đục đá và mở miệng cười chua chát nói với vài người cũng đang làm công việc như mình:

 - Không biết sao có người giàu quá!? Còn mình quần quật quanh năm chỉ kiếm đủ cơm!

Có người đàn ông cũng là thợ đá, độ ngoài bốn mươi tuổi lên tiếng với ông lão:

- Ông Ba có cháu nội là Việt kiều về, có tiền đô xài sướng quá còn than thở và đi đẽo đá làm chi? Hơn nữa ông còn có bằng Tú Tài trường Tây! 

Ông lão cười hiền hậu và đầy cảm thông:

- Chú Sáu đâu biết, thằng cháu tôi nhờ học giỏi được học bổng của nước ngoài đi du học, giờ trở về thăm quê, chớ nó vẫn còn quốc tịch Việt Nam mà. Còn cái chuyện bằng Tú Tài Tây thì dài lắm chú nó ơi… . Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, thoáng buồn ông nói tiếp:

- Người ta chỉ cho tiền học phí là quan trọng và “nặng” nhất, còn thằng nhỏ phải làm thêm để sống được và học được nơi xứ người, cũng không dễ dàng gì đâu. Sáng nay nó có việc đi thành phố, tôi ra đây ráng làm một chút cho xong con lân này để lãnh tiền, chiều tôi phải nghỉ rồi, làm việc lương thiện kiếm cơm chớ đâu có ăn cắp, ăn trộm gì mà giấu thằng cháu làm chi! Nhưng nó ở nước ngoài về thấy mình già rồi mà còn làm lụng cực nhọc sợ nó buồn… .

* * *

 Cái xóm đập đá này nằm trên vùng đất cao dưới chân núi, lại có một mô đất cao, trên mô đất này lại có một gốc sung già từ lâu lắm rồi không ai để ý. Hình như gốc sung đã có vào quãng cuối năm 75, lúc người dân đến đây cuốc mảnh đất khô cằn này để trồng khoai mì hầu tăng gia sản xuất lương thực. Vậy mà đã mấy mươi năm rồi, dòng đời và vận nước đã có quá nhiều buồn vui, thay đổi… . Mới mấy năm trước tự nhiên từ đâu đến có nhiều người tới hỏi mua đất, dân trong xóm bán hầu như gần hết vì cái thứ đất vườn không ra vườn ruộng cũng không ra ruộng này để làm chi? Bên dưới sâu có đá đấy, nhưng đó là tài nguyên khoáng sản, nhà nước quản lý, muốn khai thác phải có vốn lớn, nhất là phải xin phép đâu tận ngoài Hà Nội. Dân đen thế là thua. Đùng một cái không biết từ đâu (!) có cái “quy hoạch” làm một con đường nhựa ngon lành chạy ngang qua. Dân ở đây hiểu ra thì đất của họ còn không đáng là bao, hoặc tệ hơn có người bán hết đất nên không còn gì, phải đi ở nơi khác! Thế rồi những ngôi nhà xinh đẹp, cao tầng xuất hiện. Thậm chí là những ngôi biệt thự như ở nước ngoài với tường cao bao bọc, hoa viên cây xanh, hồ bơi v…v…, lần lượt… mọc lên như có phép thần! Một nhóm “nhà giàu mới” tới đây sinh sống. Họ đi làm, đi chơi, đi siêu thị, thậm chí đi đền đi chùa cũng bằng xe hơi đủ thứ đủ kiểu, biển số trắng lẫn biển số xanh… .Cũng nghe đâu người nhà của những gia đình giàu có này nhà nào cũng có người làm trong nghành khai thác tài nguyên quốc gia: hoặc dầu khí, hoặc than đá, khoáng sản, hoặc thủy điện… .

 Chỗ gốc sung không biết từ khi nào lần lần biến thành nơi đổ rác của những gia đình giàu có này. Rồi việc gì đến phải đến, vào mùa khô năm rồi đống rác bị cháy, hôm đó ngày nghỉ học, nhờ đây là bãi đất trống – nơi chơi đùa của bọn trẻ trong xóm – nên có bọn nhỏ hô hào cùng với mấy người lớn trong xóm xúm nhau dập tắt đám cháy. Vậy mà cây sung cũng bị cháy xém một mảng vỏ lớn bên thân. Tội nghiệp đám trẻ xóm nghèo, thấy tụi nhỏ chia nhau từng trái sung chấm với muối ớt mà thấy thương! Tụi nó tự nguyện đưa ra định mức, không đứa nào được ăn quá… bốn trái sung. Phải đồng lòng giữ cho cây sung còn trái, để đứa nào cũng có trái sung mà nhấm nháp và điều quan trọng là có những chùm sung tươi tốt chưng trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết. Thời buổi bây giờ chỉ mấy đứa nhỏ nhà nghèo mới ăn thứ trái chát ngắt này thôi, nhưng một phần có lẽ cũng nhờ là sản vật “cây nhà lá vườn” nên làm tụi nhỏ vui miệng chăng?

 Nhưng đến mấy ngày cuối tháng Chạp thì có chuyện đáng nói xảy ra. Không biết do đâu mà trong xóm “nhà giàu mới” phát hiện ra cây sung đang lúc ra trái, những chùm trái không thể sum suê như năm trước vì mới “hồi sinh” sau trận cháy! Thôi thì hết người này đến người kia cùng nhau xông ra “vặt” sạch những trái sung. Có người đi siêu thị hay đi chợ gì đó, khi về còn chạy xe con vào tận gốc sung để hái trái. Thậm chí còn gọi điện thoại di động í ới chỉ đường cho người quen nơi khác (!) đến tham dự vào việc “tận diệt” cây sung. Nghe họ vô tư nói chuyện với nhau mà phát tức! Nào là cây sung này mọc trên mô đất cao, thuộc một khu đồi cao nên đón ánh mặt trời trước tiên (?), vì vậy những trái sung hấp thụ khí âm dương nhiều nên hái để chưng trên mâm ngũ quả trong ngày đầu năm sẽ rất may mắn và đem đến nhiều tài lộc. Nhất là những người này đã quên đi công lao giữ gìn của mấy đứa nhỏ bấy lâu nay, trân tráo nói rằng cây sung mọc tự nhiên trên đất công cộng nên họ có quyền hái, hái bao nhiêu tùy thích!

 Chiều hôm đó lũ trẻ như thường lệ, kéo nhau ra khu đất trống – cạnh gốc sung – chơi. Nhìn gốc sung trơ trụi, cành lá xác xơ tụi nhỏ như muốn khóc. Tại sao những người người lớn giàu sang, có trình độ (trong các gia đình này nhà nào cũng có người đi “làm việc” cả) lại hành động như… như vậy?! Quá tức tối, thằng nhỏ lớn nhất trong đám – học đâu độ lớp 7, lớp 8 gì đó – lượm một miếng thùng giấy và cục than (còn lại từ trận cháy trước) viết mấy chữ và treo lên gốc cây sung. Có lẽ một phần gì quá uất ức lại trẻ người non dạ, một phần có thể vì ảnh hưởng cách hô khẩu hiệu(?), nó đã viết mấy chữ có vẻ “dao to búa lớn”: “Tài nguyên của chung”. Treo miếng thùng giấy lên cây sung xong,sau đó bọn trẻ nhà quê thật thà chất phác tưởng rằng thế là có thể bảo vệ được cây sung, nên có phần hả hê quay trở về nhà… .

 * * *

 Đêm nay thằng cháu ông Ba sẽ lên máy bay trở ra nước ngoài tiếp tục học chương trình sau Đại Học. Buổi chiều, sau bữa cơm hơi đặc biệt và đậm đà hương vị quê nhà, hai ông cháu từng bước hướng lên vùng đất cao, và dừng lại bên gốc sung già. Ông trìu mến, âu yếm nhìn đứa cháu giỏi giang của mình rồi cất tiếng:

- Ông còn nợ cháu một câu góp ý về việc sau khi học xong cháu sẽ nên đi làm nơi đâu?

Đứa cháu im lặng chờ đợi câu nói mà mấy ngày nay biết ông mình đã suy tư nhiều. Ông già chợt nhíu mày nhìn gốc sung, tấm bìa giấy ghi “Tài nguyên của chung “ đã được ai đó láo lếu gạch bỏ chữ chung và viết lên trên một chữ “tao” rất to!. Như vậy tài nguyên của chung đã trở thành “Tài nguyên của tao”. Thật trơ trẻn và nực cười! Ông nghiêng người nhìn khoảng vỏ đã biến thành mảng thẹo thật to trên thân cây sung (hậu quả của trận cháy bãi rác vừa rồi) và chậm rãi như nói từng lời:

- Ông sẽ rất giận nếu cháu quên quê hương, đất nước…. 

Ông đưa tay chỉ gốc sung và kể cho cháu nghe đầy đủ “câu chuyện” về gốc sung, xong ông mới nói tiếp:

- Cháu học Kinh Tế phải không? Nếu cháu và thêm nhiều bạn bè nữa, đem mấy cái bằng Tiến Sĩ về đây, gặp chuyện như chuyện gốc sung này thì có làm được gì không?

Ngừng vài giây, nhìn đứa cháu rồi ông tiếp:

- Hiểu rộng ra, ông không nói chuyện nào khác, chỉ nói mỗi chuyện nhỏ này thôi: Nếu khi mà “Tài nguyên của chung” bị thao túng bởi “Nhóm lợi ích riêng” thì bao nhiêu cái bằng Tiến Sĩ liệu có giúp gì cho dân nghèo hay không? Đó là chưa kể cháu cũng thừa biết hiện giờ trong nước từ Bắc, Trung cho đến Nam đâu phải không có người tài giỏi,đức độ? Đâu phải không có người nặng lòng với dân tộc với đất nước?

Rồi không biết có phải muốn thử lòng đứa cháu mình hay không, ông nói tiếp:

- Các tài nguyên dễ nhìn thấy như dầu khí, đất đai…, thì người ta tranh nhau còn có thứ tài nguyên rất quý giá khác thì lại coi nhẹ, cháu có biết là gì không?

Quả thật không hổ danh “con nhà tông“, đứa cháu cười nhẹ bằng một nụ cười buồn, nói:

- Theo cháu hiểu, đó có phải là trí tuệ, là “chất xám” của con người? 

Và rồi đứa cháu lên tiếng, không biết có phải để hiểu thêm những suy tư trong lòng của ông mình không:

- Cháu thấy đất nước mình giờ cũng phát triển nhiều chớ. Đường sá, công viên, trường học, bệnh viện… mở mang nhiều… , người dân giàu có hơn, sáng sáng, nhất là vào cuối tuần người ta còn đi uống cà-phê bằng xe hơi du lịch, xe đậu đầy trước quán… .

Ông Ba làm sao không hiểu lòng dạ cháu mình, nhưng ông vẫn nói:

- Nhưng mà cháu ơi! Nếu tài nguyên, lợi tức quốc gia không bị thất thoát, được phân phối công bằng thì đất nước còn phát triển hơn nữa, người còn nghèo sẽ đỡ nghèo hơn!

 Trong bóng chiều, ánh mắt người cháu nhìn ông mình đầy thán phục, còn ánh mắt người ông thì ngời sáng lên môt niềm hạnh phúc.

 * * *

 Đêm hôm đó cả nhà ông Ba đưa đứa cháu ra sân bay. Lần này ông lại vẫn “lẩm cẩm”nhắc đi nhắc lại với đứa cháu: ”Dù gì ông cũng không còn sống được bao lâu, nhưng ông sẽ rất giận nếu cháu quên quê hương đất nước của mình, và hãy nhớ những gì ông nói nhé!”

 Mấy năm sau, nghe đâu cháu ông Ba có liên lạc về nhà, có ý muốn làm thủ tục bảo lãnh gia đình, người thân ra nước ngoài đoàn tụ, đương nhiên trong đó có ông Ba. Nhưng ông đã từ chối không làm hồ sơ, dù sau đó có mấy người thân đã ra nước ngoài, riêng ông chọn ở lại. Ông nói với mọi người rằng nếu có cơ hội ông cũng sẽ ra nước ngoài để thăm con cháu. Riêng phần mình ,ông thấy bản thân đã lớn tuổi rồi, nên ở lại với mảnh đất này thôi. Có hôm buồn buồn, một mình ông Ba đi đến xưởng đá lúc trước mình đã từng làm, (bây giờ thì ông đã nghỉ công việc đục đá rồi) ông gặp những người quen cũ để nói chuyện, nhìn ngắm những khối đá, những tuyệt phẩm bằng đá đã có thời gắn bó với ông. Một người trong nhóm thợ sau khi mời ông ngồi xuống uống nước đã thân tình cất tiếng hỏi:

 - Ông Ba ơi! Con, cháu ông ra nước ngoài hết ông sống một mình có buồn không? Có khi nào ông… khóc k..h..ông? 

Biết rằng người ta nói đùa với mình cho vui, nên ông vẫn cười vui và trả lời:

 - Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi! Hồi má tôi mất, tôi buồn lắm, nhưng cũng đâu có khóc. Đến năm 88, đứa con út đi theo bạn bè ra biển, đến bây giờ vẫn bặt vô âm tín! Nhưng mà tôi nghe thấy chú than thở nảy giờ nhiều rồi đó – tay ông chỉ vào con rồng đá mà nhóm thợ đang làm dang dở – rồi cười nhè nhẹ nói:

 - Nếu mình tạc nguyên con rồng đá không được thì cố gắng làm công việc gì đó nhỏ nhỏ, dễ dễ thôi, thí dụ như tạc cái móng rồng. Nếu ngồi đó mà than vắn thở dài, kể lể nọ kia, như vậy là chú cũng… “khóc” đó! 

Rồi không biết nghĩ sao, ông nhìn về phía một người thợ khác và nói tiếp:

 - Như chú Bảy đây mới được, tuy than khó nhưng vẫn bền chí làm từng chút một… .

 Câu nói bông đùa của một ông già làm mấy cậu thợ trẻ phá lên cười vui vẻ, vô tư. Nhưng vài người lớn tuổi không hiểu sao lại chỉ nhìn nhau im lặng… . Riêng ông Ba sau câu nói vui lại không có lấy một cái hé môi cười, cũng im lặng mắt nhìn về phía xa xa… .

  H.V.H

 (Truyện còn có tựa là: “Bên Gốc Sung Già” – Huỳnh Văn Huê, chs NQ)


21 Tháng Tư 2012(Xem: 147696)
Hướng Đạo một ngày là Hướng Đạo trọn đời. Thành ngữ nầy tôi đã được đọc trong tủ sách Hướng Đạo từ những ngày mới chập chững bước chân vào Phong Trào.
16 Tháng Tư 2012(Xem: 103867)
Cho tôi những buổi sớm mai. Để nghe máu nóng chảy dài trong tim. Xin đời giây phút bình yên. Cạn khô nước mắt đi tìm dấu xưa.
16 Tháng Tư 2012(Xem: 144326)
con số 13 là con số đáng sợ! Nhưng với chúng tôi, nó lại là con số thật đáng yêu! Vì lần họp mặt lớp 11B4 lần thứ 13 này là ý nghĩa nhất
16 Tháng Tư 2012(Xem: 98546)
Có phải em là một giòng sông lạ, Thì thầm trong ta tiếng sóng ngập ngừng. Em có biết đâu đời ta lá cũ, Rơi xuống bên bờ đất đá nhỏ nhen.
13 Tháng Tư 2012(Xem: 153908)
(Không biết có phải nhờ vào uy linh của… Đức Ông hay không, vài tháng sau có một cây cầu được khởi công! Đến nay đã hoàn thành vào đầu năm 2012)
13 Tháng Tư 2012(Xem: 166247)
Sau nầy, khi đã thành nhân, dù không thành danh gì nhưng tôi vẫn mãn nguyện vì mình đã có một ký ức tuổi thơ thật tuyệt vời…
12 Tháng Tư 2012(Xem: 144131)
Từ rất nhiều năm nay cứ hễ trời mưa là tôi nhớ. Nhớ quay quắt, nhớ khôn cùng ngôi trường nơi vùng rừng núi ấy.
12 Tháng Tư 2012(Xem: 100065)
Ngày đi con chưa nên hình vóc. Ngày về con tập bước rong chơi. Ngày tháng tư buồn, trăn trở thức. Niềm đau năm tháng vẫn không nguôi .
09 Tháng Tư 2012(Xem: 43207)
Lâu lắm rồi mới được sống trong không khí thân tình Hướng Đạo thế này, cho nên tôi không thể ngăn dòng nước mắt trong đêm lửa trại bế mạc.
07 Tháng Tư 2012(Xem: 111506)
anh có bao giờ ngồi nhớ lại tháng Tư nào, cuộc sống lưu vong? -- ba mươi bảy năm rồi, anh ạ tóc xanh xưa, giờ trắng như bông!
07 Tháng Tư 2012(Xem: 125075)
Thầy kính yêu của con, thầy trò ta đã không gặp lại nhau hơn bốn mươi năm qua. Nhưng qua trang web NQ, con đã gặp lại hình ảnh của Thầy.
06 Tháng Tư 2012(Xem: 152859)
Video này được thực hiện dưới dạng Playlist, gồm 10 bài hát : * Buồn * Buồn chi nữa em * Chủ nhật buồn * Có những nỗi buồn * Em loài hoa buồn ...
06 Tháng Tư 2012(Xem: 108169)
Tôi về một mình bên trang giấy buồn hiu Bỗng thấy lại trời thơ xanh bát ngát Tôi vẽ hình thơ đầy thềm giếng xưa trong mát Có cổ chị trắng ngần, có cổ áo trái tim.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 140338)
Với tôi, âm nhạc là tri kỷ, là ngôn ngữ của hồn, là liều thuốc của con tim, là nguồn sống và là... tất cả. Xin cám ơn đời, cám ơn người đã cho tôi có được niềm đam mê tuyệt vời ấy.
30 Tháng Ba 2012(Xem: 110467)
Nhớ người cây cỏ tỏa hương Gió thơm mùi tóc, hoa vương vấn lòng Nhớ người nước rẽ đôi dòng Biển Đông, Biển Bắc còn mong mỏi gì
30 Tháng Ba 2012(Xem: 104884)
tôi nhớ dòng sông rủ bóng dừa nhớ người chị gái bến đò xưa những ngày đi học thời thơ ấu chị với tôi cùng chuyến đò đưa
30 Tháng Ba 2012(Xem: 158376)
THÁNG TƯ NẮNG - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ : Thúy An
29 Tháng Ba 2012(Xem: 116702)
Đi tìm mùa Hè xưa Tiếng ve sầu đầu Hạ Lưu bút trao vội vã Mắt buồn,thoáng mây qua
29 Tháng Ba 2012(Xem: 107863)
Hai mươi năm có còn nhớ nhau? Đời chẳng chung đôi đến bạc đầu Ngước mặt nhìn mây...về cố xứ... Có biết hồn em vẫn nhói đau?
23 Tháng Ba 2012(Xem: 149817)
Trong lúc sống nay đây mai đó ở Sài Gòn, tôi đã từng "được" Công An hỏi thăm và đưa về ngủ ở trong bót để làm quen với muỗi vài lần.
23 Tháng Ba 2012(Xem: 164074)
# Tiêu đề: Giấc sầu # Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Ba 2012(Xem: 29768)
Xin mời thưởng lãm "Những bông hoa muộn" trong vườn Thủy Tiên của cô Nguyễn thị Thu"
23 Tháng Ba 2012(Xem: 156388)
Hình thành từ tình thân ái nên buổi tiệc đã trở thành cuộc họp cảm động của bạn bè nhiều khóa nhắc lại kỷ niệm một thời áo trắng Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2012(Xem: 130446)
Hằng năm, cứ vào cuối mùa đông, khi thời tiết bắt đầu ấm dần thì hoa anh đào nở rộ báo hiệu mùa xuân chớm sang. Cũng vào thời gian nầy, lễ hội hoa anh đào được tưng bừng tổ chức ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
17 Tháng Ba 2012(Xem: 138385)
Cô cười! Vẫn nụ cười ngày xưa, nhưng không còn héo hắt nữa! Đã ánh lên sắc hồng của tình thương, của tình Cô trò và của những kỷ niệm ấm áp ngày xưa!
16 Tháng Ba 2012(Xem: 91563)
Mùa hè thật đã qua Nhưng tình em chưa cạn Vẫn nồng nàn, sôi nổi Trong con tim bồi hồi
15 Tháng Ba 2012(Xem: 102794)
Biết đến bao giờ tay nắm tay Cùng chung đối ẩm chén men cay Chờ vầng mây ấm che mày nguyệt Hai đứa trao nhau nụ hôn dài.
15 Tháng Ba 2012(Xem: 104369)
Có tình yêu nào không hờn vu vơ Cho mắt em xôn ...xao nỗi đợi chờ... Cho bờ môi anh vụng về ...bối rối... Cho nụ hôn càng nồng nàn hơn xưa ...
14 Tháng Ba 2012(Xem: 107654)
Ta muốn hóa thân làm bướm Đậu trên tóc nhỏ, trường tan Bạn bè ồ lên, đẹp quá Nhỏ ơi, bắt lấy bướm vàng!
14 Tháng Ba 2012(Xem: 167658)
NỖI ĐAU MUỘN MÀNG - Nhạc Ngô Thụy Miên - Phạm Tấn Phước trình bày
12 Tháng Ba 2012(Xem: 256937)
Thơ Tưởng Dung - Nhạc Phạm Chinh Đông- Hòa Âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ: Thùy An
09 Tháng Ba 2012(Xem: 107620)
Và ngôi Hoàng Hậu vẫn tôn vinh Vương Miện cho em mãi sẵn dành Anh chép bài thơ này kỷ niệm Chuyện mình thuở bé: Trẫm thương Khanh.
09 Tháng Ba 2012(Xem: 112297)
Tám thuyền nến hân hoan Chào tháng ba rộn ràng Có một ngày như thế Gió hát mừng vang vang.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 107272)
Nắng đổ chiều buông một thoáng buồn Áo bay mờ nhạt buổi hoàng hôn Tóc huyền lơi lả vờn hoa tím Cỏ úa, thềm rêu lệ chực tuôn.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 101872)
Bây giờ bên đàn con cháu ngoan Mông ước ngày xưa đã toại lòng Em nép vào lòng anh thỏ thẻ -" ĐỒNG VỢ ,ĐỒNG CHỒNG TÁT BIỂN ĐÔNG "
02 Tháng Ba 2012(Xem: 151947)
Có rất nhiều điều anh chị em tôi đã chia sẻ với nhau trong lần gặp gỡ này. Chia sẻ để cảm thấy gần gũi nhau hơn, thương mến nhau hơn ...
02 Tháng Ba 2012(Xem: 132372)
Đầu tuần vừa qua, tôi có nhận được tin nhắn do Nghiêm Thái Bình chuyển đến, với nội dung thông báo mời dự họp mặt cựu Hướng đạo sinh Biên Hòa, tổ chức vào sáng Chủ nhật 26/02/2012
01 Tháng Ba 2012(Xem: 122541)
Hơn 40 năm trước, Hắn rời trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa rất sớm. Vừa học xong lớp Đệ Lục, chưa qua tuổi 15 Hắn đã nuôi mộng giang hồ,
01 Tháng Ba 2012(Xem: 137735)
Tôi chỉ kịp nghĩ mình như chim non se sẻ, vừa chớm đủ lông đã phải chập chững vỗ cánh, rời tổ ấm và bay về cuối phương trời xa.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 91266)
Quên bao kỷ niệm sao đành Những chiều tan học đêm thanh hẹn hò Yêu nhau ngày ấy mộng mơ Ép vào trang sách bài thơ mộng vàng
25 Tháng Hai 2012(Xem: 106153)
Ngang trường, áo trắng chiêm bao Biên Hòa, còn nợ nần nhau cuộc tình Từ ta nhận áo đăng trình Và em biết khóc, ngày xanh môi cười!
24 Tháng Hai 2012(Xem: 165465)
# Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu
24 Tháng Hai 2012(Xem: 137104)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 151899)
Nét ngây thơ non trẻ của những học sinh Trung học Ngô Quyền Biên Hòa dạo nào được thay thế bằng nét chững chạc, từng trải theo năm tháng.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 103932)
Thơ đẫm ướt dòng trăng Nồng nàn hương nguyệt quế Đêm lành lạnh sương giăng Thơ chung thủy hẹn thề.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 100123)
Khung trời Hoa Mộng rộn ràng, Thu qua, Đông tới vội vàng cũng đi. Đón Mùa Xuân với tình si, Những ngày thơ mộng ra đi lại về.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 101626)
Anh.. đang chờ cuộc phân ly Và tôi ... rồi sẽ đến kỳ mà thôi... Cảm ơn anh đã yêu tôi Mối tình chân thật ngàn đời không quên
15 Tháng Hai 2012(Xem: 142650)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Châu Thùy Dương
14 Tháng Hai 2012(Xem: 122211)
Nhờ sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, nhờ trang Web ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền, bạn bè chúng tôi lại tìm về với nhau.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 78375)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm những tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 132193)
Ngày nào cũng sang sông, cũng đưa đẩy mái chèo mà tôi không thấy chán. Vẫn thương da diết bến sông và con đò cũ kỹ.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 147541)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
10 Tháng Hai 2012(Xem: 111256)
Về tìm đâu dáng ngọc chiều xưa Về đây nghiêng bóng tòa tháp cổ Về đây xao xuyến cội dương già Về tìm đâu “hoa tím ngày xưa”?!
04 Tháng Hai 2012(Xem: 129586)
Chuyện nội bộ chúng tôi cũng chỉ như giòng chảy của một nhánh sông nếu Đại gia đình Ngô Quyền như là biển lớn.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 99867)
Dẫu gần hay cách phương trời Chúng em lòng vẫn suốt đời không quên Nguyện lòng : Xin khắc mãi tên Thầy ơi ! Bạn hỡi ! Trường yêu ! NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 137893)
Có những người ra đi thoáng chốc đã đi vào quên lãng, nhưng cũng có người đi để lại tiếc thương và kính mến cho bao người.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 152848)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm : Đỗ Hải - Ca Sĩ : Thanh Hoa
02 Tháng Hai 2012(Xem: 147765)
Phạm Phúc Hải ơi, đến bây giờ bạn mới thực sự hết khổ hết buồn. Những dòng này thay nén nhang tôi vĩnh biệt bạn!....
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 100712)
sống trọn cho nhau từng phút tình yêu không chỗ bắt đầu tình yêu không hồi kết thúc vườn xuân miên viễn nhiệm mầu
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 97972)
Trời bên ngoài còn chút gió heo may Con biết tìm đâu Mùa Xuân đã mất Lòng thương quê thương Mẹ già hiu hắt Tết ở quê người, đâu Tết trong con?
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 157164)
... khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 98629)
em là mây, là thiên hà vũ trụ là mặt trời ngày, tinh tú ban đêm là mưa xa, là hạt nắng bên thềm là nước của sông, cội nguồn của biển
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 135469)
Tết năm nay, khi đi dự hội Xuân, Em sẽ đội lên bộ tóc của anh, trang điểm thật đẹp… để thấy mình được trở lại thời thanh xuân, tràn đầy sức sống…
20 Tháng Giêng 2012(Xem: 128613)
“Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”. Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…
19 Tháng Giêng 2012(Xem: 135483)
Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 127896)
Hôm nay, qua khung cửa sổ sau nhà, những cánh đồng khô vàng úa bỗng trở thành một cánh đồng đầy hoa mai vàng rực rỡ. Thì ra những ngày xuân năm nào của tôi đang bắt đầu trở lại.
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 117390)
Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc. Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 126099)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 143884)
Tự nghĩ, Hương Xuân không còn đầy! Cảm nhận không còn ngất ngây! Do tuổi tác hay do tâm hồn mình "chai" đi mất!?
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 99702)
Mùa Xuân cũng là lúc để "Ôn Cô Tri tân". Xin mời xem hoa của năm trước và những chậu sẽ nở vào tết năm nay.
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 102133)
Con cháu Tiên Rồng mây gặp hội Hùm thiêng Âu Lạc nước dâng thời Ung dung phất phới cùng mây gió Chấp cánh cờ bay khắp biển trời.
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 124258)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 106627)
Mỗi lần mùa xuân sang Tuổi đời tăng thêm một Bến thời gian, năm tháng Hư ảo, cuộc đời trôi…
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 144662)
Thơ Tưởng Dung – Nguyên Phan phổ nhạc – Hòa âm: Cao Ngọc Dung - Ca sĩ : Thùy An
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 98068)
chập chùng mấy dặm sơn khê tàu muôn năm cũ đi về mai sau tay nghiêng gối một bên đầu lắng nghe thác đổ tuôn vào rừng sâu
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 98704)
Rồi ta sẽ gặp nhau Dù tóc đã bạc màu Theo thời gian chồng chất Yêu thương vẫn dạt dào.
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 97210)
Bóng hình xưa tưởng nhạt mờ Giờ đây rực sáng là nhờ NGỌC XUÂN Niềm vui mắt lệ trào dâng Mùa Xuân lại đến bâng khuâng cuộc đời
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 36100)
... Vậy mà hơn nửa cuộc đời vẫn vất vả loay hoay, đôi khi bó tay, trước những cộng trừ nhân chia đơn giản của cuộc đời.
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 99676)
Công viên ghế đá chiều vàng, Dòng sông tuổi nhỏ rộn ràng bên nhau . Thời gian thơ mộng qua mau, Nhớ hè Phượng đỏ như màu môi Em.
31 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 101300)
Xuân sang, Hạ đến, Thu tàn. Mùa Đông lạnh giá ngút ngàn trong tôi. Đưa tay, tờ lịch cuối rơi. Một năm mới đến bên đời lao xao.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 121194)
Cà phê còn đắng sao đêm cạn Thức mãi chờ rơi giọt cuối cùng Nhớ những dấu chân qua ngày tháng Đếm hoài mà nhớ cứ rưng rưng
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 105192)
Xin đời đôi phút bình yên Tham - sân - si bỏ lại miền phù hoa Gối tay dưới cội thông già Để nghe hương cỏ vô ưu ngập hồn...
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 32687)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 139204)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 104768)
Lá vàng rơi là chuyện thường em nhỉ Cũng giống như trăng lúc tận lúc rằm Hãy nhặt lên và ép vào trang vở Thật nồng nàn hương lá ngủ âm thầm.
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 119685)
Đêm Đông tiếng hát xa dần Như còn đọng lại cõi trần âm thương Và còn lưu luyến ngôi trường Biên Hòa hương bưởi ngát thơm một thời
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 97093)
Dường như trong sương khói Suối tóc nào buông lơi Bước giang hồ đã mỏi ... Một mình anh chơi vơi Anh vẫn thèm sống lại... Đêm Giáng sinh bên người...
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 130129)
Không hề có trong dự tính của tôi lần đầu đến Úc, nhưng cái duyên hội ngộ người xưa cho tôi cơ hội gặp lại khá đông anh chị em cựu học sinh trường Ngô năm cũ.
11 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 101793)
Orange những ngày Đông Sương che mờ phố bể từng đợt sóng nhớ mong vỗ bờ hồn quạnh quẽ
11 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13844)
Ngập ngừng khép nhẹ cánh tiên Bướm vàng bước đến bên hiên tháng mười Chiều Thu thong thả rong chơi... Có hoa... có bướm.. .một trời dịu êm
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135090)
Không biết từ bao giờ ngày Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ hội chung cho toàn thể mọi người, không hề có chuyện phân biệt tôn giáo nào… .
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 89466)
Em về với tháng mười hai Đôi tà hương lượn tóc cài Giáng Sinh Hồn tôi thắp nến lung linh Trái tim xưng những tội tình yêu em
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 100750)
chờ nhau trên sân ga nhạt nắng, ánh chiều tà đường về xa diệu vợi tìm đâu bóng quê nhà
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 99169)
Mưa hay nước mắt tuôn dài... Cho em hứng đầy hai tay Muốn trao về anh một nửa Nhưng làm sao... làm sao đây?
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 21169)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ: Đỗ Hải & Thúy Hà
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127690)
Thầy Trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt đầy ắp tình cảm ấm nồng trong một ngày vào Đông, với bao niềm vui và những nụ cười không dứt…
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127488)
Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122080)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127830)
Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.